Cách chế biến củ nhân sâm thành nhiều món cực ngon

Có nhiều cách để chúng ta chế biến và sử dụng nhân sâm, sau đây là một vài món ăn được chế biến với sâm giúp ta vừa ngon miệng vừa có một sức khoẻ tốt.






CÁCH CHẾ BIẾN CỦ NHÂN SÂM













Cách ngâm rượu bổ nhân sâm




























1. Rượu nhân sâm - linh chi: + Thành phần gồm có: 20gr nhân sâm, 30gr linh chi, và một lít rượu trắng (loại ngon).
Cach ngam ruou bo nhan sam

+ Thành phần gồm có: 20gr nhân sâm, 30gr linh chi, và một lít rượu trắng (loại ngon)

+ Cách ngâm: cho nhân sâm và linh chi vào cùng ngâm trong rượu, ngâm với thời gian hơn hai tuần là có thể dùng được. Mỗi lần dùng một cốc nhỏ, ngày dùng hai lần. Món rượu này có tác dụng chữa: mất ngủ, tình trạng ăn uống kém, người suy nhược sau cơn bệnh...

2. Rượu nhân sâm - câu kỷ tử

+ Thành phần gồm: 30gr nhân sâm, nửa kg câu kỷ tử, 200gr thục địa, 2 kg đường phèn, và 5 lít rượu trắng loại ngon.

+ Cách làm: cho tất cả những nguyên liệu trên vào một cái khạp, rồi đổ rượu vào để ngâm, đậy kín lại. Một tháng sau thì gạn lọc, lấy nước dùng. Bài rượu này có tác dụng bổ ích khí huyết, hiệu nghiệm thấy rõ đối với các chứng như: suy nhược lâu ngày ăn kém, mất sức, ra mồ hôi trộm, mất ngủ, choáng váng, đau lưng...

3. Rượu nhân sâm - hoàng kỳ

+ Nguyên liệu gồm: nhân sâm (50gr), hoàng kỳ (50gr), cùng một lượng rượu ngon vừa đủ. Đem nhân sâm, hoàng kỳ ngâm vào rượu khoảng vài tuần là có thể dùng được. Loại rượu ngâm này có tác dụng bổ trung ích khí, cường tráng thân thể, tăng tuổi thọ và chống lão hóa.

Ngoài ra, để bồi bổ cơ thể, bổ tinh, tăng tủy, còn có thể chế biến món Gà niêu nấu nhân sâm - với nguyên liệu gồm: một con gà giò, 50gr nhân sâm (tươi), 20gr nấm hương, cùng gừng, hành, các gia vị. Cách làm: gà làm sạch, chặt khúc, nhân sâm, hành, gừng, nấm hương cùng cho vào niêu, và một lượng nước vừa đủ (nước phải ngập qua mặt nguyên liệu). Cho niêu vào trong lò hấp, hấp trong 1 giờ, món ăn thơm ngon, khoái khẩu, có công hiệu ôn trung ích khí (điều chỉnh chức năng tiêu hóa, tạo sức), bổ tinh tăng tủy.


Canh Nhân Sâm Hạt Sen


Nguyên liệu: 3g nhân sâm, 30 hạt sen, đường phèn vừa đủ.

Cách làm: đem nhân sâm bỏ vào bát nhỏ, đặt vào nồi hấp mềm rồi thái miếng mỏng. Lấy 10 hạt sen, bỏ vào bát đựng miếng nhân sâm, đổ nước vào ngâm, rồi cho nước đường phèn vào đậy nắp hấp cách thủy 1 giờ, ăn hạt sen, uống nước canh. Ngày hôm sau cho 10 hạt sen vào bát đựng miếng nhân sâm còn hôm trước, đổ thêm nước đường phèn vào đậy kín, hấp cách thủy 1 giờ, lấy ra ăn hạt sen uống nước canh. Ngày thứ ba cũng làm như vậy với 10 hạt sen còn lại.


Nhân sâm có thể điều tiết chức năng của hệ thống thần kinh, chủ yếu là tăng cường quá trình hưng phấn ở vỏ ngoài đại não đối với hệ thống trung khu thần kinh, đồng thời cũng có thể tăng cường quá trình ức chế, từ đó cải thiện hoạt động linh hoạt của hệ thống thần kinh.

Hạt sen và nhân sâm đều là đồ ăn ngon, đem hấp cùng đường phèn, tác dụng của nó càng rõ rệt hơn, có thể nâng cao hiệu suất công tác của những người lao động trí óc. Do hạt sen, nhân sâm có rất nhiều chất bổ, nên những người bị bệnh thấp nhiệt, nóng trong hoặc có ứ trệ bên trong cơ thể không nên ăn, người bị cảm chưa khỏe hẳn cũng không nên ăn.

Cháo Nhân Sâm

Nguyên liệu :Bột nhân sâm 3g, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ.

Cách chế biến :
Một loại thức ăn rất bổ dưỡng, thích hợp với người già yếu, có các chứng suy yếu khí huyết và tân dịch như ngũ tạng suy nhược, mỏi mệt hư tổn, ăn uống không ngon miệng, tâm hoảng, thở dốc, mất ngủ, hay quên, hoạt động sinh dục suy yếu.

1. Vo sạch gạo, trộn với bột nhân sâm, cho vào nồi đất hoặc nồi nhôm, cho thêm đủ nước.

2. Đun to lửa cho sôi, chuyển sang nhỏ lửa sắc cho tới lúc cháo chín.

3. Cho đường phèn và nước vào một nồi khác, nấu thành nước đường đặc, rồi đổ từ từ vào cháo đã chín, khuấy đều thành cháo đường.

4. Trong khi nấu cháo phải tránh dùng các dụng cụ bằng sắt.

Cách dùng: Nên ăn lúc đói, hai bữa sáng tối trong mùa đông.

Chú ý: Những người thể chất âm hư hỏa vượng hoặc người trung niên, người cao tuổi khỏe mạnh cường tráng không nên dùng, cũng không nên dùng trong mùa hè nóng nực. Khi ăn cháo nhân sâm, không được ăn củ cải và uống nước trà.


Nhân Sâm Nấu Tôm



Hương vị đậm đà, thơm mềm bổ dưỡng.
Nguyên liệu:

- 1 củ nhân sâm nước (nặng khoảng 1kg), 25g tương, 25g đường cát trắng, 5 g bột ngọt, 25g dầu hành, 25g bột bắp hòa nước, 10g rượu vang, 25g hành tím xắt lát, 150g nước thịt kho tàu.

Cách làm:
- Nhúng củ nhân sâm vào chảo đang sôi, vớt ra để ráo dầu. Chiết dầu dư trong chảo ra, chừa lại một ít, cho hành tím vào xào qua cho thơm, cho tiếp nước thịt kho tàu, rượu vang, đường cát trắng, tương, tôm và củ nhân sâm vào nấu trong 5 phút, rồi cho bột ngọt vào, nước bột bắp vào nấu cho đến khi sệt lại thì cho dầu hành vào, bắc chảo xuống bày món ăn ra dĩa.

Yến sào nhân sâm gà ác táo đỏ (món ăn bổ khí - huyết, tốt nhất dành cho phụ nữ sau khi sanh)

Một trong những món ăn tuyệt vời là yến sào nhân sâm, được chế biến như sau:

Thành phần:
• Yến sào: 10g

• Gà ác nhỏ: 1 con

• Táo đỏ: 10 trái

• Nhân sâm: 20g

• Trần bì: miếng nhỏ

• Muối ăn: một ít

Cách nấu:
- Gà ác làm sạch lông. Rửa và ngâm táo tàu cho nở, bỏ hột. Trần bì rửa sạch, nhân sâm cắt lát mỏng.

- Đổ vào nồi hai chén nước và cho tất cả vào chung chưng cách thuỷ khoảng hai giờ. Sau đó mới cho yến sào (đã được ngâm nước ngay từ khi làm bếp) vào tiếp tục chưng cách thuỷ thêm hai giờ nữa. Cuối cùng nêm ít muối vào cho vừa ăn.


Cách nấu món Gà Tần Sâm Hàn Quốc( Samg-ye-tang )



 












Gà Tần Sâm Hàn Quốc được chế biến từ gà và củ nhân sâm. Trên thực tế thì món ăn này mới chỉ được biết đến từ những năm 1920, nhưng món gà tần thì đã là món ăn yêu thích người Hàn Quốc từ xa xưa đặc biệt vào những ngày có tiết trời nóng bức. Trong điển cố triều đại Joseon có ghi “gà tần hoàng kỳ đã được dâng lên hoàng phi của vua Nhân Tổ (Injo) khi sức khỏe của bà không tốt”. Gà Tần Sâm là món ăn bồi bổ sinh lực của người Hàn Quốc trong mùa hạ. Nếu ở Hàn Quốc vào những ngày này, các bạn có thể tận mắt chứng kiến cảnh mọi người xếp hàng dài dằng dặc trước những nhà hàng Gà Tần Sâm.

Nguyên liệu chính : (dành cho 1 suất)
1 con gà con cỡ khoảng 450g~500g, 50g gạo nếp ngâm nở, 1 quả hạt dẻ to, 2 hạt bạch quả, 1 củ nhân sâm, 2 quả táo tàu.

Gia vị :
Nguyên liệu chế nước dùng2 lít nước, 10g gừng củ, 100g củ cải, 5g cam thảo, 5g hoàng kỳ, 10 nhánh tỏi, 10g hành hoa, một chút muối và bột tiêu.


Sơ chế gà thật sạch, mổ moi cắt bỏ phần mỡ quanh cổ, mỡ bụng và phao câu, để ráo nước.

Gạo nếp vo sạch, ngâm khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau đó sẽ nhồi gạo vào phần bụng của gà khoảng từ 40g~50g.

Cho táo tàu, hạt dẻ và hạt bạch quả vào gà.

Nhồi chặt tay để gạo, hạt dẻ, táo tàu và hạt bạch quả không bị trôi ra ngoài trong lúc đun.

Cho 2 lít nước, 5g gừng củ cạo sạch vỏ, 100g củ cải, 2 lát cam thảo, 5g hoàng kỳ, 10 nhánh tỏi đã bóc sạch vỏ vào nồi đun khoảng 30 phút rồi vớt bỏ hết cái trừ tỏi.

Thả gà vào nồi nhẹ tay, kẻo bắn nước dùng đang sôi vào người sẽ gây bỏng. Hầm trong khoảng 40 phút ở mức lửa to, sau cùng đun nhỏ lửa 10 phút cho gà nhừ.

Khi Gà Tần Sâm Samgyetang đã chín nhừ, ta hớt bỏ mỡ, dùng cái vợt múc gà ra một âu to, đặt phần bụng gà ngửa lên trên. Rồi múc nước dùng rưới đều lên. Rắc hành vào âu thức ăn. Ăn kèm với muối và hạt tiêu.

Lưu ý: 

☑ Chúng ta ngâm gạo nếp khoảng 1 tiếng, và phải ngâm bằng nước lạnh. Phải ngâm cho gạo nếp nở, thì khi cho gạo vào bụng gà để hầm, gạo mới nhanh chín và khó bị thiu khi trời nóng.
☑ Ở nước ngoài củ nhân sâm tươi rất khó mua, thế nên ta có thể dùng nhân sâm khô để nấu cũng được. Hàn Quốc xuất khẩu sâm khô ra nước ngoài khá nhiều. 
☑ Cho cam thảo vào hầm với gà tần sâm, thì mùi oi đặc trưng của gà sẽ biến mất và món ăn sẽ có vị ngọt mát của cam thảo. Hoàng kỳ cũng có tác dụng khử mùi khá cao. Nếu không có cam thảo và hoàng kỳ, món ăn cũng không có ảnh hưởng gì lớn.
☑ Bí quyết nấu Gà Tần Sâm Samgyetang ngon là hầm trong khoảng 40 phút ở mức lửa to, sau cùng đun nhỏ lửa 10 phút cho gà nhừ. 
☑ Ăn gà tần sâm Samgyetang cùng với hành tươi thì hương vị của món ăn sẽ ngon hơn và hành tươi cũng có tác dụng khử mùi oi của nguyên liệu thực phẩm.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Cách sử dụng nhân sâm hiệu qủa

Theo Đông y, nhân sâm có tác dụngđại bổ nguyên khí và cũng là vị thuốc quý hiếm, đứng đầu bộ thuốc quý  “Sâm -Nhung - Quế - Phụ”.

Khoa học ngày nay cũng đã chứngthực những tác dụng kỳ diệu, đồng thời còn phát hiện thêm nhiều tác dụng mới củanhân sâm, mà trước đây người xưa chưa biết.

Tuy nhiên, suy cho cùng: nhân sâmvẫn là một vị thuốc. Mà đã là thuốc, nhất thiết phải sử dụng đúng phương pháp,mới có thể phát huy được tác dụng tốt và tránh được hậu quả đáng tiếc.

Vậy, trong điều kiện gia đình, cóthể sử dụng nhân sâm trong những trường hợp nào, cách sử dụng cụ thể ra sao? Vàcần chú ý, kiêng kỵ những vấn đề gì?


1. Dùng để bồi bổ cơ thể

Pha trà uống: Nhân sâm thái thànhlát mỏng, mỗi lần dùng 1-2g, cho vào ấm, đổ nước sôi vào như là pha  trà. Sau 5phút có thể rót ra uống dần như trà. Có thể hãm vài lần như vậy, sau khi thấymùi vị đã nhạt thì lấy bã ra nhai và nuốt dần.

Sâm tán bột: Sâm sấy khô, tánmịn, mỗi lần dùng 1-2g, có thể dùng bột sâm pha nước uống hoặc uống trực tiếpbột sâm và chiêu bằng nước đã đun sôi.

Hai cách  kể trên thường áp dụngđối với chứng “khí hư” trong Đông y, với những biểu hiện chính: Người mệt mỏi,hay vã mồ hôi, thở yếu, chuyển hoá cơ bản kém.

Ngậm tan: Sâm thái thành lát thậtmỏng, mỗi lần ngậm một lát, cho đến khi mềm nát thì nuốt dần, ngày nuốt 3-4 lát.

Cách dùng này thường áp dụng đốivới người mắc bệnh lâu ngày, mệt mỏi, kém ăn, cùng chứng  “phế hư”- chức năng hôhấp suy giảm,  phổi yếu, thở gấp, ho suyễn.

Sắc uống: Nhân sâm thái lát, mỗingày dùng 5-10g, sắc kỹ với  nước, pha thêm 20-30g đường vào, chia thành nhiềulần uống và ăn cả cái. Trường hợp dùng để cấp cứu: tăng sâm lên 30-60g, sắc uốnghết ngay trong  một lần.

Cách này thường dùng trong trườnghợp cơ thể suy yếu nặng, sau phẫu thuật bị mất nhiều máu, cấp cứu lúc lâm nguy.

Nấu cháo ăn: Nhân sâm 3g, tháilát, sắc kỹ một lúc với nước, sau đó cho thêm gạo và nước vào nấu thành cháo ăn.

Cách dùng này có tác dụng bổdưỡng, thích hợp với những người mắc các chứng bệnh mạn tính đường tiêu hóa vàngười già cơ thể suy yếu, răng hỏng nhiều.

Sâm hấp trứng gà: Trứng gà 1 quả,khoét 1 lỗ nhỏ ở đỉnh, cho 1-2g bột nhân sâm vào, trộn đều. Lấy một miếng khăngiấy thấm nước cho ướt để dán kín lại rồi đem hấp chín. Mỗi ngày dùng 1 lần.

Cách dùng này thường áp dụng đểbồi bổ cơ thể đối với những người mắc các bệnh mạn tính.

Sâm hầm thịt gà:  Dùng gà mái 1con (gà chân đen càng tốt), làm sạch lông và tạp chất, mổ bụng cho 5-10g sâmthái lát vào rồi khâu kín lại; Hầm chín, ăn thịt, sâm và nước; mỗi tuần 1-2 lần.

Cách dùng này thường áp dụng đểbồi bổ cơ thể phụ nữ sau thời kỳ sinh đẻ.

Lưu ý: Trong những trường hợptrên, nếu không có nhân sâm, có thể thay thế bằng đẳng sâm, hoặc sâm bố chính,chỉ cần tăng liều lượng lên khoảng 2-3 lần.

2. Không nên lạm dụng

Nhân sâm là một vị thuốc quý,song đó không phải là thứ “vạn linh chi dược”. Hơn nữa, nếu sử dụng không hợplí, còn có thể dẫn đến cái họa “sát thân phá gia”,  như người xưa đã cảnh báo.

Từ xưa, trong giới Đông y đã lưutruyền một câu thành ngữ: “Đại hoàng cứu nhân vô công, nhân sâm sát nhân vôquá”. Nghĩa là: Đại hoàng (vị thuốc thông dụng, tương đối rẻ) có cứu được bệnhcũng không được ghi công, trong khi đó nhân sâm giết chết người vẫn không bịbuộc tội.

Trong sách “Y học nguyên lưuluận”, Danh y Từ Linh Thai còn đề cập tới một ngộ nhận rất đáng tiếc, đó là: Khiđã sử dụng đến nhân sâm mà bệnh nhân vẫn chết, người đời thường lầm tưởng rằng,thầy thuốc đã cố gắng tột độ, còn con cháu cũng đã hết mực hiếu nghĩa...  

Chính vì vậy, từ xưa nhân sâm cònlà thứ bị một số thầy thuốc thiếu lương tâm lợi dụng để tâng công, tránh tội.

Kết quả thực nghiệm dược lí hiệnđại cho biết, độc tính của nhân sâm tương đối thấp. Tuy nhiên, nếu không có bệnhmà lạm dụng, hoặc là dùng liều quá cao, thời gian sử dụng quá dài, vẫn có thểxuất hiện các phản ứng trúng độc.

Khi bị ngộ độc nhân sâm, thườngthấy những biểu hiện như mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, thần kinh hưng phấn liêntục, trạng thái khoái cảm, huyết áp tăng cao, thân thể phù thũng, iả chảy lúcsáng sớm, da mẩn đỏ, mũi chảy máu v.v... Người phương Tây gọi đó là “Hội chứnglạm dụng nhân sâm”.

Một thông báo cho biết, có đôithanh niên nam nữ khỏe mạnh, đã dùng 30 gam hồng sâm, sắc lấy 800 ml cùng nhauuống; sau 10 phút cả hai người đều thấy đầu choáng, phiền táo, mắt nhìn không rõvật, ngôn ngữ rối loạn, thần trí mơ hồ v.v... may được cấp cứu kịp thời nên mớithoát nạn.

Một thông báo khác cho biết, mộttrẻ sơ sinh, ngay trong buổi sáng đầu tiên đã “được” cha mẹ cho uống nước sắccủa gần 1 gam sâm Cao Ly. Sau đó liền thấy đứa trẻ kêu khóc liên tục, không ngủ,chân tay co giật, thở gấp cùng với những triệu chứng nhiễm độc cấp tính khác;sau đem đi cấp cứu cũng không cứu nổi.

3. Những trường hợp không nêndùng

Người khỏe mạnh không nên dùngsâm

Người xưa thường bảo, đang khỏemạnh mà dùng sâm, chẳng khác gì ngôi nhà đang vững chắc lại đục tường cấy thêmcột vào để gia cố; như vậy không chỉ vô ích mà còn khiến ngôi nhà chóng hư hỏnghơn.

Quan sát lâm sàng hiện đại chothấy, không có bệnh mà dùng sâm có thể làm huyết áp tăng cao, miệng khô lưỡirát, đại tiện táo, chảy máu mũi và rối loạn chức năng nội tạng.

Cao huyết áp, xơ mỡ động mạch,không nên dùng độc vị nhân sâm

Trong sâm có một số chất có tácdụng chống phân giải chất béo, ví dụ như aspartic acid, arginine... Do đó, khidùng sâm, quá trình tích mỡ ở một số cơ quan và thành mạch máu sẽ có thể giatăng, như vậy có thể gây nguy hiểm đối với người bị cao huyết áp và xơ mỡ độngmạch.

Phụ nữ đang mang thai nói chungkhông nên dùng nhân sâm

Theo quan niệm của Đông y học,phụ nữ khi có thai nói chung không nên sử dụng đến phương pháp “đại bổ”.

Nếu dùng quá nhiều các thứ thuốcbổ như nhân sâm, long nhãn, gà hầm... có thể sinh ra một số chứng bệnh ở tỳ vị,trở nên phiền táo, trong miệng mọc mụn...

Ăn uống cần có đủ chất, nhưngkhông nên tiến hành bổ dưỡng quá nhiều, tạo nên sự dư thừa, gây cản trở cho quátrình chuyển hoá và nuôi dưỡng thai nhi.

Không dùng sâm bừa bãi đối vớitrẻ em

Trong sâm có một số thành phầnnhư panacen, panaquillon, panaxin, panax sapogenol... có thể gây ngộ độc. Trẻem, nhất là trẻ sơ sinh, cơ thể còn non yếu nên rất dễ trúng độc.

Trẻ bị ngộ độc sâm, thường có cáctriệu chứng: hay kêu khóc, quấy nhiễu không yên, mặt nhợt nhạt, xuất hiện cácvết tím bầm, co quắp, thở gấp, tim đập chậm, nôn mửa v.v...

Cho nên, khi sử dụng sâm đối vớitrẻ em, cần có sự hướng dẫn cẩn thận của thầy thuốc. Chớ nên cho trẻ uống sâm để“giải nhiệt”!

4. Giải độc nhân sâm

Đối với các phản ứng nhiễm độcnhân sâm, trường hợp nhẹ chỉ cần ngừng sử dụng là cơ thể sẽ dần dần hồi phục.Trường hợp nặng phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu. Trường hợp ngộ độc nhẹ, cóthể dùng củ cải hoặc hạt củ cải giã nát sắc uống, cũng mang lại hiệu quả nhấtđịnh.



Nhân sâm
Công dụng chữa bệnh của nhân sâm
Canh nhân sâm, linh chi, thịt thỏ
Bà bầu không nên sử dụng nhân sâm
Cách dùng nhân sâm phòng chống tiểu đường
Cách sử dụng sâm khô phát huy hết tác dụng




(ST)