Cách chế biến đậu phụ để bổ sung giá trị dinh dưỡng cao nhất
Đậu phụ vị ngọt tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc ích khí khoan trung, kiện tỳ, là thực phẩm rất tốt đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, đau mắt đỏ, kiết lỵ…
Hàm lượng protein thực vật có trong đậu phụ cao hơn trong các loại thịt, dễ được cơ thể hấp thu. Đậu phụ còn là thực phẩm lý tưởng đối với những người gặp các vấn đề về răng miệng hoặc tiêu hóa kém.
Chất béo thực vật có trong đậu phụ không chứa cholesterol, vì thế đậu phụ còn rất tốt đối với các bệnh nhân tim mạch và xơ cứng động mạch. Ngoài ra, hàm lượng carbohydrate có trong đậu phụ rất ít cho nên đậu phụ còn là thực phẩm dinh dưỡng thích hợp đối với người mắc bệnh tiểu đường, người béo phì và là thực phẩm thần dược cho nhan sắc của phụ nữ.
Tuy nhiên, các loại thực phẩm trong quá trình đun nấu thường mất đi một lượng dinh dưỡng đáng kể, làm thế nào để khắc phục tình trạng này ở đậu phụ? Thật đơn giản, hãy kết hợp đậu phụ với 5 loại thực phẩm sau:
1. Đậu phụ và cá:
Hàm lượng chất methionin có trong đậu phụ rất ít nhưng lại có rất nhiều trong các loại cá; chất phenylalanin có trong cá không đáng kể nhưng lại rất phong phú trong đậu phụ.
Vì thế hai loại thực phẩm rất thích hợp để kết hợp với nhau, nâng cao giá trị dinh dưỡng cho món ăn.
Ngoài ra, hàm lượng canxi trong đậu phụ rất phong phú, vitamin D có trong cá lại cực kỳ dồi dào, khi hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau, tác dụng của vitamin D có trong cá sẽ tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể lên rất nhiều.
2. Đậu phụ và thịt, trứng:
Mặc dù đậu phụ rất giàu protein nhưng nó lại khuyết thiếu các axit amin mà cơ thể rất cần – chất methionin.
Nếu như chỉ với đậu phụ không thì khả năng hấp thu protein của cơ thể rất thấp nhưng nếu kết hợp nấu với các loại thịt và trứng có thể nâng cao được giá trị dinh dưỡng cho đậu phụ.
3. Đậu phụ và rong biển:
Đậu phụ và các chế phẩm từ đậu có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, giá thành rẻ, cung cấp đầy đủ lượng protein, linoleic acid, vitamin B1, vitamin E, calcium và sắt mà cơ thể cần.
Ngoài ra trong đậu phụ còn chứa rất nhiều các chất saponin, có thể ngăn ngừa sự oxy hóa của chất béo trong cơ thể, ức chế hấp thu chất béo, thúc đẩy sự phân hủy chất béo.
Nhưng chất saponin lại có thể thúc đẩy sự bài tiết của iốt, dễ dẫn đến cơ thể bị thiếu iốt, hàm lượng iốt trong rong biển lại rất phong phú cho nên đậu phụ và rong biển là sự kết hợp rất hợp lý.
4. Đậu phụ và củ cải:
Khi cơ thể không hấp thu protein thực vật có trong đậu phụ, nếu như ăn quá nhiều sẽ gây ra chứng khó tiêu. Củ cải trắng có khả năng hỗ trợ tiêu hóa rất tuyệt vời, nếu như kết hợp đậu phụ với củ cải sẽ không xảy ra chứng khó tiêu nữa.
5. Đậu phụ và ngô:
Ngô rất giàu chất methionin, nhưng lại thiếu chất lysine và chất serine có trong đậu phụ. Kết hợp đậu phụ và ngô có thể bổ sung được các chất khuyết thiếu, làm tăng giá trị dinh dưỡng cao nhất cho món ăn.