Cách chế biến măng tây: Nhiều món ngon bổ dưỡng

Măng tây chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ, giúp phòng chống ung thư, tốt cho tiêu hóa, giảm cân, đẹp da... mà ăn lại giòn ngon.

Công dụng của măng tây

Măng tây (asparagus) là một loại thực vật dạng bụi, thân thảo, thuộc họ loa kèn, nó thường được xem là một loại “rau hoàng đế” bởi giàu dinh dưỡng. Ngoài các công dụng phổ biến như: phòng chống ung thư, bảo vệ hệ tim mạch, tốt cho xương khớp, giúp giảm cân, đẹp da… thì măng tây còn khá nhiều các công dụng đặc biệt khác:

Có lợi cho bà bầu và thai nhi

Theo bảng số liệu được công bố trên Whfoods, trong 180g măng tây có chứa đến 268,2 microgam folate, chiếm 67% lượng folate cơ thể  thai phụ cần mỗi ngày. Đây là chất có ích cho việc hình thành và phát triển các tế bào máu của thai nhi và là chất cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh thai nhi và làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh khi trẻ ra đời.

Một nghiên cứu được công bố trên KidsHealth cho biết rằng, những phụ nữ tiêu thụ khoảng 400 microgram folate mỗi ngày trước khi mang thai và trong thời kỳ đầu mang thai sẽ làm giảm đến 70% các nguy cơ khuyết tật trầm trọng liên quan đến ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Phòng chống suy giãn tĩnh mạch

Nếu bạn đang bị suy giãn tĩnh mạch thì măng tây sẽ là một loại thực phẩm lý tưởng đáng để bổ sung vào thực đơn hàng ngày, bởi măng tây có  chứa rất nhiều hợp chất flavonoid có tên là rutin nên nó có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, cũng cố các mao mạch và duy trì độ mềm dẻo  của thành mạch. Vì vậy, măng tây  còn được ứng dụng vào điều trị các rối loạn chức năng tĩnh mạch, giãn hay suy yếu tĩnh mạch.

Hỗ trợ đường ruột và tốt cho tiết niệu

Do măng tây chứa một loại carbohydrate là inulin, chất này sau khi đi vào dạ dày sẽ giúp sự hấp thu thức  ăn xảy ra tốt hơn, giảm các nguy cơ dị ứng và giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Inulin rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hệ thống ruột hoàn thành tốt chức năng và nó cũng giúp cho sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi ở đường ruột như: lactobacilli và bifidobacteria. Ngoài ra, trong măng tây chứa khá nhiều chất xơ (180g măng tây có chứa đến 3,6g chất xơ) vì vậy mà nó giúp nhuận tràng, chống táo bón…

Trong nhiều trường hợp, măng tây cũng được sử dụng cho người thận yếu, đau bàng quang và suy mật bởi nó có chứa acid amin asparagin -  một chất gần giống như là thuốc lợi tiểu tự nhiên làm tăng tiểu tiện, giải phóng chất lỏng và đẩy lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều này cũng đặc biệt có lợi cho những người bị phù nề và những người có bệnh cao huyết áp.

Giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Karachi ở Pakistan cũng phát hiện ra rằng, ăn măng tây có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách tăng cường sự tiết chế insulin, một hormone hấp thu đường glucose trong máu. Hơn nữa, măng tây cũng chứa nhiều các carbohydrate có lợi giúp ngăn chặn sự hình thành các cholesterol xấu trong máu là nguy cơ gây béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2.

Cải thiện chuyện chăn gối

Măng tây chứa khá nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau, trong đó có vitamin P, vitamin C, mannan, choline, arginine… là những chất  không những góp phần sản xuất hormone tình dục testosterone mà còn giúp lưu lượng máu lưu thông về các cơ quan sinh dục cũng như các dây thần kinh cảm ứng tăng mạnh. Từ đó, nó có tác dụng điều trị chứng liệt dương, khắc phục trục trặc trong chuyện chăn gối ở đàn ông. Tại  Nhật, măng tây trắng được xem là một loại viagra tự nhiên cho đàn ông, các nhà nghiên cứu cho rằng, ăn măng tây liên tục trong vòng ba ngày có thể cải thiện được sức khỏe tình dục.

Lưu ý trong cách chọn, sử dụng và bảo quản măng tây

- Có ba loại măng tây bao gồm: măng tây xanh, măng tây trắng, măng tây tím. Các loại măng tây này có giá trị dinh dưỡng tương tự nhau, tuy nhiên, măng tây trắng được cho là loại ngon nhất.

- Nên chọn cây măng có độ dài trong khoảng 15-20 cm hoặc thấp hơn, không nên chọn cây măng dài hơn vì như vậy thì măng già và chất lượng không đảm bảo.

- Chọn cây còn mọng nước, mũm mĩm và chỗ vết cắt không bị nhăn và nhiều xơ, thân măng thẳng và các đầu của búp măng khít chặt vào thân cây.

- Giữ măng tây trong một chiếc khăn ẩm hoặc bọc kín bằng nylon thực phẩm rồi bỏ phần gốc măng tây vào chậu nước để bảo quản măng tây tươi lâu.

- Khi chế biến, lưu ý rửa sạch các lông tơ trong các nhánh lá non của cây măng, có thể tước hết lớp vỏ bên ngoài của thân măng nếu chúng quá cứng và già.

- Cẩn thận khi ăn măng tây nếu bạn thường bị dị ứng với các loại rau như: hẹ, hành, tỏi…

Các món ngon dễ làm từ măng tây

* Mời bạn click vào tiêu đề hoặc hình ảnh món ăn để xem cách làm:

1. Măng tây xào tôm

Món ăn có nguyên liệu đơn giản, dễ chế biến, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu:

- 300 g măng tây
- 200 g tôm
- Tỏi, gia vị, hạt tiêu.

2. Súp măng tây

Trong măng tây có chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé, được nấu cùng với thịt cua ngọt, dùng làm bữa ăn nhẹ, đơn giản nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé yêu.

Nguyên liệu:

- 1 -2 con cua hoặc có thể dùng ghẹ hoặc tôm
- 300 g măng tây tươi
- 1 lòng trắng trứng gà
- 1 thìa canh bột năng
- Muối, đường, hạt tiêu, hành khô
- Dầu mè.

3. Măng tây xào thịt bò và cồi sò điệp

Món xào đơn giản với măng tây giòn, thịt bò ngọt mềm và cồi sò điệp thơm ngon.

Nguyên liệu:

- 200 g măng tây
- 200 g thịt bò thái lát mỏng
- 150 g cồi sò điệp
- Tỏi, hành khô, vài nhánh rau mùi, hành lá, muối, hạt nêm, nước mắm
- Gừng, rượu trắng.

4. Miến xào nấm và măng tây

Cuối tuần này hãy làm một đĩa miến xào chay nhanh gọn, đơn giản để nhẹ bụng và có thời gian nghỉ ngơi nhé.

Nguyên liệu:

- 1-2 lọn miến
- 200 g nấm rơm
- 100 g măng tây
- 1 bó hẹ nhỏ, 1/2 quả ớt chuông đỏ
- Gia vị: hạt nêm, xì dầu, dầu ăn, vừng rang (tùy thích).