Cách chế biến rắn Ráo: thịt rắn nướng lá lốt

Hướng dẫn cách nấu ăn ngon: Thịt rắn nướng lá lốt thơm ngon đặc biệt ăn là chỉ nghiền giống như bò nướng lá lốt vậy đó nhưng hương vị của loài bò sát lại khác từ cách chế biến cho tới khi ăn là cả một quá trình nhưng để ngon hơn chúng ta nên tự làm ở nhà, rắn là một loài bò sát không chăn và cũng có một số loài sắn chúng ta không thể làm thịt ăn được vì loài này rất độc và cũng có thể gây chết người đối với ai ăn hay bị nó cắn.

Hướng dẫn cách nấu ăn ngon: Thịt rắn nướng lá lốt là những loài rắn lành không độc thì chúng ta mới có thể làm thịt ăn được và phải biết phân biệt rắn nào ăn được rắn nào không ăn được hay là loài rắn nào có độc và loài rắn nào không có độc.

Để có món thịt rắn cuốn lá lốt, hay máu rắn pha rượu, rượu rắn thơm ngon thì chúng ta cần phải biết cách làm và ai chưa biết làm hay sợ rắn thì chúng tôi sẻ đưa ra một số cách làm thịt rắn như sau:

Với các loại rắn khác nhau sẽ  được chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu. trong đó phải kể đến món bò lá lốp nướng rắn khó có thể quên.

Món ăn từ rắn trị phong thấp hiệu quả

Sau đây xin giới thiệu món ăn thuốc “rắn nướng lá lốt” có thể giúp giảm đau nhức do bệnh này gây ra.

Rắn chặt đầu, bỏ đuôi, lột da, bỏ hết tạng phủ. Róc lấy thịt, băm vụn với rau mùi tàu (ngò gai) và xương xông, vo viên bọc lá lốt, nướng. Rắn ăn làm thuốc, thường là rắn độc như rắn hổ mang, cạp nong, cạp nia.

Thịt rắn có vị ngọt, hơi mặn, tính ấm, hơi độc, đi vào can kinh. Nó có công năng khử thấp, làm mạch gân cốt trị phong thấp, nhức mỏi tê liệt, chữa các cơn co giật, kinh phong, nhọt độc.

Hướng dẫn cách nấu ăn ngon: Thịt rắn nướng lá lốt

Rắn có 2 bộ phận sinh dục riêng biệt. Hai dương vật luân phiên hoạt động nên thời gian giao cấu lâu, tạo khả năng thụ thai tối đa ở rắn cái. Do đó thịt rắn có tính bổ thận làm mạnh và tăng thời gian giao hợp. Các vận động viên bóng đá nước ngoài (Hàn Quốc) thường bồi dưỡng bằng cháo rắn để mạnh gân cốt tăng sức dẻo dai.

Lá lốt trị phong thấp rất hiệu quả

Lá lốt có vị cay mùi thơm gắt, tính ấm, đi vào các kinh phế, tỳ và vị. Nó có công năng làm kiện vị, giáng khí, thông khiếu, trị phong thấp.

Xương xông có vị đắng cay, mùi thơm đặc biệt, tính ấm, có công năng tiêu đờm, tiêu thực, khử mùi tanh, chống dị ứng.

Rau ngò gai (mùi tàu) vị cay, ấm, hơi đắng, khí thơm, có công năng sơ phong, thanh nhiệt, hành khí, làm tiêu hóa tốt, tiêu sưng ngừng đau.

Thịt rắn có mùi tanh. Dùng xương xông, ngò gai, lá lốt để khử tanh. Riêng thịt rắn và lá lốt đều có tính trị phong thấp rất tốt. Các rau ngò, xương xông, lá lốt có tính tiêu thực giúp cho thịt rắn được tiêu hóa tốt. Thịt rắn là loại protid lạ dễ gây dị ứng nên có xương xông để chống dị ứng.

Người ta còn tận dụng mật rắn ngâm rượu để trị đau lưng và các chứng phong sưng, đỏ.

Xác rắn sắc uống hay đốt cháy bôi ngoài da để trị kinh phong trẻ em, đau bụng, thối tai và các bệnh ngoài da.

Máu rắn pha với rượu

Nắm đuôi rắn quay tròn cho máu dồn lên đầu rồi chặt đầu, cho máu nhỏ giọt vào ly rượu rồi uống ngay, có tác dụng hoạt huyết trị nhức mỏi, thấp khớp.

Rượu ngâm với răn

Tốt nhất là phải đủ bộ 3: rắn ráo, rắn hổ mang, rắn cạp nong.

Cho rắn còn sống vào bình, đổ rượu cho ngập, ngâm 24 giờ rồi bỏ rượu này đi vì có chất độc. Đem rắn ra chặt bỏ đầu, mổ bụng bỏ hết tạng phủ để lại mật. Để nguyên da, ngâm rượu, đậy kín 100 ngày thì uống được. 3 con rắn ngâm được 10 lít rượu. Nên ngâm thêm các dược liệu như hà thủ ô, kê huyết đằng, cẩu tích, thiên niên kiện, trần bì... Cần ngâm với rượu có độ cao, rượu rắn hơi tanh, khó uống. Phụ nữ có thai không được dùng.