Cách chế biến rau câu khô thành nhiều món ngon hấp dẫn

Rau câu là món ăn ngon, lành và bổ dưỡng. Rau câu có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Dưới đây là các cách để bạn tha hồ đổi món cho cả nhà.

Rau câu này mát lắm đó .
Chế biến thế này :
-Ngâm nước ấm , nhặt & rửa lại cho sạch sạn cát .
-Cho vào nồi, đổ nước đun sôi , vặn nhỏ lửa đến khi thấy rau câu nhừ . cho đường vào .
Múc ra chén , rau câu sẽ đông lại . Khi ăn sợi vẫn sực sực ngon lắm

Theo kinh nghiệm bà nội mình truyền lại muốn làm rau câu ngon bạn làm theo các bước sau (rau câu dừa hoặc thường tùy sở thích của bạn nha)
- Nguyên liệu: 1 gói rau câu lớn hoặc nhỏ (70g hoặc 100g), 1kg đường trắng, sữa tươi hoặc nước cốt dừa, lá dứa (đối với rau câu dừa bạn cần 2lit nước dừa tươi và một ít nước cốt dừa)
- Bước chế biến:
01 - Bạn pha rau câu vào nước theo dung lượng ghi trên gói rau câu, quậy tan rau câu vào nước (có thể dùng thay nước bằng nước dừa)
02 - Bắc lên bếp để lửa nhỏ trong khi nấu phải quậy thường xuyên để không bị đóng cục khi rau câu sôi lên bạn cho lá dứa vào cho thơm. Nếu muốn ăn rau câu mềm thì bạn cho đường vào, cho sữa vào nước cốt dừa tùy sở thích
03 - Dùng các màu sắc tự nhiên pha trộn rau câu rồi đổ khuôn để nguội ướp lạnh là có thể dùng.
Nếu bạn muốn ăn giòn giòn và dai như ở tiệm bạn hãy làm như bước 01 rồi để y nguyên trong nồi cho rau câu nguội đem để tủ lạnh 14 tiếng. Sau đó lấy ra lúc này rau câu đã đông cứng bạn cho thêm 0.5 lít nước dừa tươi vào nồi bắc lên bếp để cho rau câu sôi lên để lửa nhỏ cho tan đều hết rau câu bạn hãy làm theo các bước còn lại. Mình bảo đảm rau câu của bạn làm theo cách của mình sẽ rất ấn tượng mong bạn thử và hồi âm nha.

Thạch dừa dẻo thỉnh thoảng ăn lẫn miếng cùi dừa ăn giòn giòn rất ngon mà không lo đau bụng vì chế biến thiếu vệ sinh như các gói chế biến sẵn được bày bán tràn lan hiện nay.

Nguyên liệu:

- 2 thìa nhỏ bột rau câu dẻo
- 500ml nước dừa tươi nguyên chất
- 30g đường cát trắng
- Cùi dừa bào sợi, bào vụn hoặc thái nhỏ.

Cách làm:

- Dừa tươi mua về đập quả lấy nước, đong lấy 500ml nước dừa tươi nguyên chất, vì nước dừa đã có vị ngọt sẵn nên không cần thêm nhiều đường.

- Cùi dừa già thái nhỏ, hoặc có thể thái sợi.

- Đổ nước dừa tươi, đường, bột rau câu vào nồi, dùng muôi khuấy đều để hỗn hợp rau câu tan, để khoảng 15 phút.

- Bắc nồi lên bếp, đun sôi, vừa đun vừa khuấy đến khi bột rau câu và đường tan hoàn toàn.

- Xếp cùi dừa vào khuôn, đổ hỗn hợp rau câu lên bề mặt.

- Đợi nguội cho vào ngăn mát ở tủ lạnh, để khoảng một tiếng là có thể lấy ra thưởng thức.

Dừa bổ lấy nước và nạo lấy cùi.

Đổ nước dừa tươi, đường, bột rau câu vào nồi.

Cho dừa sợi vào trong khuôn.

Sau đó đổ hỗn hợp thạch vào, để nguội, lấy ra.


Cách làm rau câu dừa

- 2 trái dừa tươi (loại nhỏ thôi)

- Rau câu bột (sẽ tùy thuộc vào lượng nước dừa có trong trái dừa mà cân rau câu, nên cứ mua một gói rau câu 100g)

- Nếu nước dừa ngọt thì không có đường, nếu nếm thấy nước dừa nhạt quá thì chuẩn bị 100g đường trắng.

- 200ml nước cốt dừa thật đặc.

Cách làm:

- Chặt trên trái dừa một miếng (như là chặt để uống nhưng đừng lớn quá - giữ lại nắp). Trút hết nước dừa ra và nếm xem có ngọt không.

- Đong xem được bao nhiêu nước dừa. Sau khi đong nước dừa sẽ bắt đầu cân rau câu.

- Và sẽ cân rau câu với lượng nước dừa theo tỉ lệ sau: 1 lít nước dừa + 5 g bột rau câu (nếu nước dừa quá nhạt và muốn có vị ngọt nhẹ thì thêm 20g đường).

-Hòa tan rau câu trong nước dừa, đặt lên bếp quấy nhỏ lửa cho đến khi rau câu thật tan hết, kiểm tra bằng cách múc rau câu vào vá rồi trút hết rau câu vào nồi sau đó nếu thấy trong vá không còn hạt rau câu bám vào vá là được. Nếu nhạt thì cho một chút đường (rất ít đường).

-Khi đường tan, cho rau câu vào lòng trái dừa, khoảng 2/3 trái, để rau câu hơi đông, nghiêng trái dừa thấy rau câu không tràn lên thành trái dừa nhưng mặt trên rau câu đã bắt đầu đặc.

- Phần rau câu còn lại trong nồi nấu sôi, cho thêm khoảng 1 thìa cà phê rau câu bột (đã hòa tan với 1 thìa cà phê nước lạnh), khi rau câu đã tan hết, cho nước cốt dừa quấy đều. Khi lớp rau câu bên dưới đã se mặt, trút hỗn hợp rau câu nước cốt dừa này lên trên và để nguội cho vào tủ lạnh.

- Nếu hai lớp rau câu không dính nhau là do cả hai lớp đều nguội. Nếu lớp dưới thật nguội thì lớp trên phải thật nóng, độ nóng sẽ làm kết dính 2 lớp với nhau.

-Nếu làm khéo khi ăn rau câu sẽ dính hai lớp và chỉ hơi ngọt nhẹ của nước dừa, rất mềm, dùng thìa múc. Bên Malaysia còn có thể dùng ống hút lớn để hút khi dùng món rau câu trái dừa này.


Cả nhà mình ai cũng thích món thạch rau câu, đặc biệt là loại có nhiều tầng màu sắc hấp dẫn. Xin chỉ giúp cách làm rau câu để vừa đẹp lại không bị mềm.

Rau câu có nhiều màu sắc hòa trộn, khi cắt ra, miếng rau câu như áng mây quyện áng núi, ẩn hiện trên làn nước trong xanh, vì thế nên mới gọi là rau câu sơn thủy.

Nguyên liệu:

• 25 g rau câu bột

• 1.5 lít nước

• 500g đường trắng

• ½ hộp sữa đặc

• 100ml nước cốt dừa

• Nước cốt lá dứa

• 2 thìa nước cà phê thật đậm

• 2 ống vani

• Khuôn đổ rau câu ( tùy ý chọn )

Thực hiện:

Muốn làm được khuôn rau câu sơn thủy phải có từ 4 màu trở lên. Trong công thức này, chúng ta chọn 4 màu: trắng (nước cốt dừa), xanh (lá dứa), nâu (cà phê) và trắng trong (rau câu nguyên chất).

Cách làm :

- Cho rau câu vào nồi, đổ nước vào, khuấy tan, để khoảng 10 phút cho bột rau câu nở hết. Đặt lên bếp, khuấy trên lửa nhỏ đến khi sôi, cho đường vào, nấu sôi trở lại.

- Chia rau câu làm 4 phần  đều nhau, phần trong giữ lại trong nồi, 3 phần kia chia vào 3 cái nồi nhỏ, đặt lên bếp để lửa thật nhỏ, không cần sôi, mục đích chỉ giữ cho rau câu nóng, không đặc lại.

Pha mầu :

• Cho màu xanh lá dứa vào nồi thứ nhất 

• Cho cà phê đậm vào nồi thứ nhì

•  Cho sữa + nước cốt dừa vào nồi thứ ba

•  Nồi còn lại giữ nguyên màu trong của rau câu

•  Khi đã hòa tan các màu ở trong nồi, nhấc xuống để hơi ấm (khoảng 50 độ C là được)

Đổ rau câu :

• Múc một muỗng rau câu trong cho vào khuôn. Khi thấy lớp rau câu phía trên hơi se mặt (nhưng không đặc) thì bắt đầu đổ lớp vân thủy.

• Lớp vân thủy : Múc một muỗng rau câu màu xanh đổ lên lớp trong, tiếp theo là múc một muỗng màu trắng đục đổ lên, rồi đến một lớp nâu cà phê . Các lớp rau câu này sẽ hơi loang vào nhau.

• Lại đổ một lớp trong lên lớp vân thủy… Đổ tuần tự như thế cho đến hết.

• Nếu rau câu đặc nhanh thì phải làm ấm trở lại, vì khi nguội, rau câu sẽ không quyện vào nhau mà tách thành từng mảng màu khác biệt.

• Nếu đổ khéo, khi cắt ra, miếng rau câu trông rất đẹp.

• Để vào tủ lạnh, có thể dùng được 1 tuần.

Chú ý:

Các màu để dùng đều có thể tự làm.

• Màu đỏ: củ dền, trái gấc

• Màu cam: cà rốt

• Màu vàng : trái thơm

• Màu xanh lá cây : lá dứa 





Rau câu dừa là món ăn khoái khẩu của nhiều người, hấp dẫn cả trẻ con và người lớn. Vào những ngày hè nóng nực mà được thưởng thức rau câu dừa thì ngọt mát không gì bằng. Rau câu dừa mèm, thơm và tan ngay trong miệng. Vị ngọt thanh của nước dừa tươi, thêm chút béo ngậy của lớp nước cốt dừa trên mặt sẽ làm bạn ăn một lần rồi nhớ mãi.

Đặc biệt rau câu dừa được nấu từ Bột rau câu dẻo Konnyaku Jelly Powder - Singapore do Công ty Thu Hiên nhập khẩu càng ngon hơn vì độ dẻo cao hơn, 1 gói 10gr có thể nấu được 6 lít nước dừa tươi.


Dưới đây là một số cách thức để nấu món rau câu trái dừa.

1/ Nấu rau câu dẻo:

1. Trộn đều 1 gói Jelly với 250gr đường.

2. Đun sôi 950ml nước, sau đó đổ từ từ hỗn hợp đường và bột vào nướic đang sôi đang sôi và khuấy đều cho hỗn hợp tan hoàn toàn ( khoảng 8 phút). Cho màu hoặc hương liệu tuỳ thích vào.

3. Cho một ít trái cây tươi đã cắt vào trong khuôn rồi đổ hỗn hợp đã nấu vào khuôn.

4. Để khuôn vào tủ lạnh 1 giờ đồng hồ và ăn lạnh.

2/ Nấu Rau câu trái dừa:

1. Trộn đều 1 gói Jelly với 400gr đường.

2. Đun sôi 4,5 đến 6 lít nước dừa tươi. Cho từ từ hỗn hợp bột và đường vào nước dừa đang sôi, vặn nhỏ lửa, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp tan hoàn toàn.

3. Đổ ngược vào trái dừa. Sẽ ngon hơn nếu bạn đổ thêm 1 lớp nước cốt dừa pha với 1 ít bột Jelly lên bề mặt.

4. Để trái dừa vào tủ 1 giờ đồng hồ và ăn lạnh.




Bạn có thể sử dụng Jelly để chế biến các món ăn khác nhau tuỳ theo nguyên liệu bạn chọn kèm theo, ví dụ bạn có thể làm các loại bánh khác nhau với hương vị bột Milo, cacao... Thậm chí bạn có thể sử dụng bột Jelly làm gỏi sứa (Jelly thay cho sứa).

Vị thanh ngọt của dừa hòa quyện với sự tươi mát của rau câu xen cùng 1 ít béo béo của cốt dừa sẽ tạo nên một món ăn vô cùng đơn giản nhưng ko kém phần hấp dẫn
Nguyên liệu:

Dừa  5quả
Dừa nạo 200gr
Đường 4muỗng canh
Muối 1/2muỗng cafe
Rau câu dẻo Thảo Vân  1 gói  25gr
Vani 2 ống/gói
Sữa tươi (có thể ko có) 100ml

Chế biến:

   1. Chặt dừa lấy nước cho vào nồi nấu sôi cho thêm tí muối và 4 muỗng canh đường.
      Dùng muỗng múc cơm dừa ra để ra đĩa
      Hòa rau câu vào 250ml nước lã cho tan
      Dừa nạo vắt lấy nước cốt
   2. Khi nước dừa sôi chế rau câu đã pha nước vào khuấy đều, nấu với lửa vừa khoảng 15-20 phút cho rau câu nở cho vani vào
      Múc 1/3 lượng rau câu đang sôi sang 1 nồi nhỏ khác pha nước cốt dừa vào nấu sôi lên khoảng 5 phút chế sữa tươi vào chờ sôi trở lại giữ lửa thật nhỏ để rau câu ko đặc
   3. Đổ 1 lớp rau câu trong ra khuôn (có thể đổ ngược trở vào trái dừa thay cho khuôn nhìn vừa đẹp lại vừa ngon) khoảng 2/3 khuôn (trái dừa) và cho vài lát cơm dừa vào chờ cho rau câu hơi đặc mặt thì đổ 1 lớp rau câu có nước cốt dừa lên đến đầy mặt (đổ nhẹ tay để ko bị lộn 2 lớp rau câu)
      Chờ rau câu đặc ngụi hẳn thì cho vào tủ lạnh hoặc sắp ra đĩa đập đá vào và dùng ngay
      Mách nhỏ: Nên chọn mua loại dừa hơi dẻo cơm thì nước dừa vừa ngọt, ko có vị chua và cơm dừa vừa ăn hơn.
      Rau câu ngon phải mềm dịu chứ ko cứng giòn như các loại rau câu thông thường, các miếng cơm dừa nằm đều trong rau câu thành các vân vân nhìn rất bắt mắt

Tình cờ bác của vịt con nhờ vịt con nấu rau câu với bịch rau câu dẻo nên vịt con mới lên mạng tìm và tìm được cách hướng dẫn thế này, anh chị xem cách nấu và nếu thích thì làm theo nhé



Tìm bịch rau câu dẻo giống như trên ^^

Loại rau câu này ăn rất ngon lại cho màu sắc trong suốt rất đẹp. Có nhiều loại, nhưng mình chỉ mới nấu hiệu Thảo Vân thôi, được sản xuất tại VN. Giá cũng không đắt hơn loại thường là mấy, chỉ 7g/gói dùng nấu cho 1 lít nước. Còn loại của Nhật thì đắt hơn, 10k/gói. Bao bì rau câu dẻo có chữ Jelly như bạn thấy ở trên.

Nấu loại này bạn nên cho từ từ vào nồi nước khuấy cho tan đều. Sau khi cho đường vào nấu tan, đến giai đoạn đổ vào khuôn cũng đừng bắc xuống khỏi bếp. Nên để lửa gaz nhỏ nhất nếu không bạn chưa kịp đổ xong nó đã đông rồi đấy.

Pha màu bằng xiro sẽ cho màu sắc đẹp & mùi hương đặc trưng của từng loại. Nên ăn ngay sẽ ngon hơn.

Ngoài ra, loại rau câu dẻo này dùng nấu Rau câu trái dừa rất ngon. Cách nấu rau câu trái dừa rất đơn giản.



Nguyên liệu:

- 10 trái dừa xiêm
- 1 gói rau câu dẻo
- Đường

Cách nấu:

- Vạc miệng trái dừa cho tất cả nước vào nồi ( nhớ giữ lại cái nắp để sau này còn đậy nha ^^ )

- Dùng ray lọc lại nước dừa cho sạch.

- Cho 1/3 gói rau câu (hoặc 1/2 gói nếu bạn thích ăn cứng hơn một chút) + 4 vá nhỏ đường (khoảng gần 1 chén) vào khuấy tan.

- Bắc lên bếp đun sôi. Nếm thử xem đã vừa miệng hay chưa (bạn có thể gia giảm lượng đường theo ý thích). Khi hỗn hợp đã sôi vặn bớt lửa cho sôi tiếp một lát nữa để nước dừa sắc lại một chút sẽ ngon hơn.

- Nhấc nồi xuống để nguội một lát hãy rót vào trái dừa.

- Đậy nắp lại. Đợi hỗn hợp đông lại rồi cho vào tủ lạnh. Cuối cùng thì mời cả nhà mum mum thành quả của cô con gái đảm đang đi nào

* Nói ngoài lề một tí nha. Lượng nước dừa khi nấu với rau câu sẽ nhiều hơn lúc đầu nên không sợ khi rót trở lại vào trái dừa sẽ thiếu đâu. Hơn nữa các bạn chú ý, không cho quá nhiều đường sẽ làm mất đi vị ngọt tự nhiên của nước dừa.


Tự nấu không mất nhiều thời gian lại rẻ và ngon hơn bạn đi mua nhiều. Lúc ấy cả nhà sẽ xuýt xoa khen con gái đảm đang cho mà xem.










Cách làm rau câu dừa

- 2 trái dừa tươi (loại nhỏ thôi)

- Rau câu bột (sẽ tùy thuộc vào lượng nước dừa có trong trái dừa mà cân rau câu, nên cứ mua một gói rau câu 100g)

- Nếu nước dừa ngọt thì không có đường, nếu nếm thấy nước dừa nhạt quá thì chuẩn bị 100g đường trắng.

- 200ml nước cốt dừa thật đặc.

Cách làm:

- Chặt trên trái dừa một miếng (như là chặt để uống nhưng đừng lớn quá - giữ lại nắp). Trút hết nước dừa ra và nếm xem có ngọt không.

- Đong xem được bao nhiêu nước dừa. Sau khi đong nước dừa sẽ bắt đầu cân rau câu.

- Và sẽ cân rau câu với lượng nước dừa theo tỉ lệ sau: 1 lít nước dừa + 5 g bột rau câu (nếu nước dừa quá nhạt và muốn có vị ngọt nhẹ thì thêm 20g đường).

-Hòa tan rau câu trong nước dừa, đặt lên bếp quấy nhỏ lửa cho đến khi rau câu thật tan hết, kiểm tra bằng cách múc rau câu vào vá rồi trút hết rau câu vào nồi sau đó nếu thấy trong vá không còn hạt rau câu bám vào vá là được. Nếu nhạt thì cho một chút đường (rất ít đường).

-Khi đường tan, cho rau câu vào lòng trái dừa, khoảng 2/3 trái, để rau câu hơi đông, nghiêng trái dừa thấy rau câu không tràn lên thành trái dừa nhưng mặt trên rau câu đã bắt đầu đặc.

- Phần rau câu còn lại trong nồi nấu sôi, cho thêm khoảng 1 thìa cà phê rau câu bột (đã hòa tan với 1 thìa cà phê nước lạnh), khi rau câu đã tan hết, cho nước cốt dừa quấy đều. Khi lớp rau câu bên dưới đã se mặt, trút hỗn hợp rau câu nước cốt dừa này lên trên và để nguội cho vào tủ lạnh.

- Nếu hai lớp rau câu không dính nhau là do cả hai lớp đều nguội. Nếu lớp dưới thật nguội thì lớp trên phải thật nóng, độ nóng sẽ làm kết dính 2 lớp với nhau.

-Nếu làm khéo khi ăn rau câu sẽ dính hai lớp và chỉ hơi ngọt nhẹ của nước dừa, rất mềm, dùng thìa múc. Bên Malaysia còn có thể dùng ống hút lớn để hút khi dùng món rau câu trái dừa này.

Bắt đầu một bữa tiệc bằng món gỏi thật thích hợp, và với công thức dưới đây bạn có thể chế biến một món khai vị hấp dẫn cho thực khách.

Nguyên liệu:

- 50 g rau câu khô (loại rong biển khô), ngâm nước lạnh (5 giờ) cho nở. Nên thay nước nhiều lần cho bớt mùi tanh của rau câu, cắt ngắn vừa ăn.

- 2 quả dưa chuột, bỏ ruột, bào mỏng.

- 50 g cà rốt bào sợi.

- 300 g thịt đùi, luộc thái sợi.

- 200 g tôm sú, hấp, bóc vỏ (chừa đuôi).

- Rau thơm, rửa sạch, cắt nhỏ.

- Rau mùi, chanh, đường.

- Ớt băm.

- Nước mắm chua ngọt.

Thực hiện:

Xóc dưa chuột, cà rốt với đường, để 15 phút, bóp ráo nước.

Trộn rau câu, dưa chuột, cà rốt, thịt, tôm, rau thơm với nước mắm chua ngọt, ớt băm.

Chú ý: Món gỏi này không dùng hành phi hay lạc.

Thưởng thức:

Cho ra đĩa. Trang trí vài cọng rau mùi. Dùng với nước mắm tỏi ớt và bánh phồng tô


(ST).


em muốn miêu tả món rau câu trong hội thi "ẩm thực ngày Tết"
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
Gửi hỏi đáp - bình luận