Cách chế biến rau chùm ngây

Rau chùm ngây là loại thực phẩm quý đối với sức khỏe chúng ta. Loại siêu thực phẩm moringa (từ cây moringa) có chứa vài ngàn lần loại dưỡng chất zeatin chống lão hóa mạnh mẽ so với bất kỳ loại cây nào khác. Có nhiều cách chế biến từ loại rau này. Bạn có thể ăn sống hoặc chế biến đều rất tốt.


Sự phong phú các tổ hợp dưỡng chất, amino axit, các chất chống oxi hóa, cũng như các đặc tính chống viêm và kháng sinh có trong lá cây moringa có thể ghi đầy cả một quyển sách. Nhưng có lẽ khám phá đáng giá nhất về lá cây moringa là ở chỗ chúng rất giàu zeatin.
 Zeatin là một loại trong số họ các hóc-môn thực vật gọi là cytokinin. Các cytokinin thúc đẩy sự phân chia và tăng trưởng tế bào, và trì hoãn sự lão hóa của tế bào. Một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Rejuvenation Research cho thấy tác dụng duy trì tuổi thanh xuân không thể chối cãi của zeatin trên sự lão hóa của da người. Zeatin gần đây trở nên được chú ý ngày càng tăng bởi các đặc tính chống lão hóa mạnh mẽ của nó. Nó bảo vệ tế bào chống lại sự tàn phá của các gốc tự do, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi tác động của áp lực (stress), giúp cho cơ thể thay thế các tế bào chết nhanh chóng hơn, và củng cố các tế bào sống... do đó làm chậm lại quá trình lão hóa. Không loại thực vật nào có nhiều zeatin như có ở cây moringa. Thực tế, moringa có nhiều hơn vài ngàn lần lượng zeatin có trong bất kỳ loại thực vật được biết đến nào khác.
Cơ thể con người có xấp xỉ 19 triệu tế bào da vào một thời điểm. Tuy nhiên, mỗi phút có khoảng 30000 tới 40000 tế bào da chết đi. Các tế bào da mới sẽ trồi lên các lớp da bên ngoài khi các tế bào da cũ bong ra và chết đi.
Với lượng zeatin chứa trong moringa, các tế bào da mới tăng trưởng nhanh hơn tốc độ chết đi của các tế bào da cũ. Điều này dẫn tới sự giảm thiểu đáng kể các vết nhăn trên mặt và trên các phần khác trên cơ thể, và cho một vẻ ngoài của da trông trẻ trung hơn


Đó là loại rau gì cho cuộc sống hằng ngày cho gia đình chúng ta:
Là rau Cây Chùm ngây có những chất dinh dưỡng nhiiều vậy nhỉ?

Theo nghiên cứu của Lương y Nguyễn Công Đức và Lương Y Vũ Quốc Trung:

Lá Chùm ngây gấp 7 lần Vitamin C nhiều hơn trái Cam
Lá Chùm ngây gấp 4 lần Vitamin A nhiều hơn Cà-rốt
Lá Chùm Ngây gấp 4 lần Calcium nhiều hơn sữa
Lá Chùm Ngây gấp 0.75 lần chất sắt so với cải bó xôi ,
Lá Chùm Ngây gấp 2 lần chất đạm (protein) nhiều hơn Ya-ua
Lá Chùm Ngây gấp 3 lần Potassium nhiều hơn trái chuối

Như chúng ta đã biết cuộc sống tại các đô thị nước ta ngày nay đã ô nhiễm ảnh hưởng một phần không nhỏ trực tiếp đến sức khỏe và tuổi thọ của mỗi người chúng ta. Khoa học, công nghệ thời đại đã đem nhiều lợi ích cho nhà nông nhưng cũng tạo ra không thiếu cơ hội để những nhà sản xuất, nhà phân phối vì lợi nhuận trước mắt mà sử dụng bừa bãi các chế phẩm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Còn chưa muộn để chúng ta người tiêu dùng phải lựa chọn những thực phẩm thường dùng hằng ngày “rau sạch bổ dưỡng “ cho cuộc sống hàng ngày để tránh đưa vào cơ thể những hoá chất độc hại, những mầm bệnh.
Hiện nay nhu cầu cần thiết bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ em, bà mẹ sau khi sinh, người lớn tuổi và nhất là những người ăn chay trường là điều rất cần cần thiết nhất cho gia đình quý khách.




Với những công dụng đa dạng và hương vị độc đáo, cây chùm ngây là loại rau sạch tuyệt vời cho bữa ăn, nhất là nấu canh với tôm.

Chùm ngây (moringa) có tên khoa học là Moringa oleifera, được biết đến và sử dụng hàng ngàn năm nay ở Hi Lạp, Ấn Độ, Ý… Hiện nay có khoảng 80 quốc gia trồng chùm ngây làm rau ăn.

Chùm ngây (moringa) có tên khoa học là Moringa oleifera, được biết đến và sử dụng hàng ngàn năm nay ở Hi Lạp, Ấn Độ, Ý… Hiện nay có khoảng 80 quốc gia trồng chùm ngây làm rau ăn.
Theo các nghiên cứu khoa học, lá và hoa moringa có nhiều vitamin C hơn trái cam bảy lần, hơn sữa bốn lần chất calcium và hai lần protein, hơn cà rốt bốn lần vitamin A, hơn rau dấp cá ba lần chất sắt và hơn chuối ba lần chất kali. Trái và hạt cây moringa cũng ăn được, hạt cây có mùi vị như măng tây. Trong hoa và rễ cây moringa có chất pterygospermin là một trụ sinh (antibiotic) rất mạnh, ăn thường xuyên sẽ giảm được nhiễm trùng do tạp khuẩn của môi trường. Cây chùm ngây cung cấp những hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Lá và hoa đã được dùng để chữa nhiều bệnh như cảm cúm, bao tử, gan, tiểu đường, tim. Trong chùm ngây còn có alpha-sitosterol cấu trúc giống oestrogen nên có thể có tác dụng ngừa thai. Do đó phụ nữ có thai không nên ăn chùm ngây. Trong y học cổ truyền, người ta sử dụng chùm ngây để chữa u xơ tuyến tiền liệt, huyết áp cao, tăng mỡ máu…
Với những công dụng đa dạng và hương vị độc đáo, cây chùm ngây là loại rau sạch tuyệt vời cho bữa ăn. Cây chùm ngây trồng khá dễ nên người ta cũng bắt đầu trồng vài cây chùm ngây trong sân vườn để lấy rau làm thực phẩm. Một số siêu thị cũng cung cấp lá rau chùm ngây nhằm phục vụ khách mua về nấu canh hay trộn gỏi.
Theo bếp trưởng Hà Quốc Hưng, nhà hàng Ớt Xanh, chuyên phục vụ món canh rau chùm ngây, đây là món ăn luôn được thực khách ưa chuộng. Rau chùm ngây thọat trông hơi giống rau bồ ngót, tuy nhiên lá rau chùm ngây mỏng và có màu xanh đậm hơn. Rau được dùng để nấu canh và trộn gỏi. Để nấu canh rau chùm ngây, chỉ cần một ít nước nấu sôi, tôm làm sạch, chẻ lưng rút bỏ chỉ đen. Dùng sóng dao đập mạnh lên từng con tôm, với động tác này khi cho vào nước sôi, thịt tôm sẽ nở bong lên và dai hơn. Sau khi cho tôm vào, đợi nước sôi vài dạo, tiếp tục cho lá chùm ngây vào, nêm nếm cho vừa ăn, nhắc nồi canh ra khỏi bếp, vậy là món canh rau chùm ngây đã hoàn tất. Điểm trong nền xanh thẫm của rau chùm ngây là những mảng tôm đỏ tươi trông thật bắt mắt. Hương thơm của canh cứ thoang thoảng, vị rau thơm và hơi ngậy. Tôm và rau chùm ngây có lẽ có duyên nợ với nhau, khi nấu hai vị tôm và rau bổ sung cho nhau để nước canh ngọt đậm đà nhưng vẫn thanh thoát.


Rau chùm ngây vừa là thực phẩm giàu dinh dưỡng, vừa là nguồn dược liệu khá đặc biệt, có tác dụng kích thích tiêu hóa. Lá chùm ngây có thể ăn tươi hoặc nấu canh. Canh chùm ngây có hương thơm và vị ngậy, ăn rất ngon ngọt. Rau có bán ở các siêu thị. Tuy nhiên, phụ nữ có thai không nên dùng loại rau này.

Rau chùm ngây nấu tôm

Nguyên liệu

- Rau chùm ngây: 100g, lặt rau, rửa sạch.

- Tôm tươi: 200g lột vỏ, chẻ lưng, rút chỉ đen, băm nhỏ.

- Nước dùng:

500 ml.

- 2-3 cọng hành, băm nhuyễn.

- Hạt nêm: 1/2 muỗng canh

Cách làm

Hành phi vàng, cho tôm vào xào cùng cho thơm, sau đó đổ nước dùng vào. Đun lửa lớn cho nước sôi bùng lên, tra hạt nêm vừa ăn, thả rau chùm ngây vào, nấu thêm 1 phút rồi nhấc xuống. Dùng nóng.

Cơm cháy với cá bống trứng kho

Nguyên liệu:

- Cơm trắng: 2 chén.

- Cá bống trứng: 150g

- Một nhúm tôm khô, rửa sạch, ngâm nước cho mềm.

- 1/2 muỗng nhỏ tóp mỡ

- Nước mắm, tiêu, đường, hành lá…

Cách làm

- Tráng mỏng cơm ra chảo nhôm, bắc lên bếp lửa nóng, xoay đều tay cho đến khi cơm vàng đều, giòn rộm là được.

- Cá bống làm sạch, ướp nước mắm, tiêu, đường, sau đó bắc lên bếp kho cho đến khi nước kẹo lại. Cho tôm khô, tép mỡ và hành lá vào.

- Dùng nóng với cơm cháy.

(ST).