Cách chế biến thịt Kỳ đà lạ miệng cực thơm ngon
Mẹo chế biến thịt quay thơm ngon giòn bì như ngoài hàng
Cách nấu canh bí đỏ ngon và bổ dưỡng
Rau sam là thứ rau dài mọc quanh vườn với vị chua chua mà làm được thuốc chữa bệnh, xào tỏi cũng thơm ngon không thua gì rau muống.
CÁCH CHẾ BIẾN RAU SAM THÀNH MÓN CANH HẤP DẪN
Cách làm món rau sam xào tỏi
1. Nguyên liệu - Rau sam: 500g - Tỏi: 1 củ - Muối, tiêu, bột nêm, bột ngọt 2. Cách làm Rau sam nhặt sạch, chọn phần ngọn non, rửa sạch để ráo nước. Tỏi bóc vỏ bằm nhuyễn. Đặt nồi nước, đun thật sôi, luộc rau sam gần chín rồi vớt ra tráng qua nước lạnh (làm rau bớt đắng, và giữ màu đẹp). Đặt chảo lên bếp, cho dầu vào nóng chảo, cho 1 ít tỏi bằm vào phy thơm, cho rau đã ráo nước vào, đảo thật nhanh, nêm muối, bột nêm vừa ăn, cho tỏi bằm còn lại vào đảo qua cho thơm rồi tắt bếp, rắc chút tiêu. Ăn nóng. Làm món Salad rau sam cà chua Món này vừa cung cấp chất xơ lại bổ sung vitamin C cho bạn đấy! 1. Nguyên liệu: - 2 chén rau sam - 5 quả dưa chuột thái nhỏ, bỏ hạt - 4 chén cà chua nhỏ cắt thành miếng - 1 củ hành tây nhỏ, cắt miếng - 1 muỗng cà phê bạc hà khô - 1/3 chén dầu ô liu - 1/3 chén nước cốt chanh - Muối và hạt tiêu 2. Chế biến: Trong một tô trộn lớn, kết hợp rau sam, dưa chuột, cà chua, hành tây và bạc hà khô với nhau, trộn đều. Thêm nước cốt chanh, dầu ô liu, muối và hạt tiêu, trộn đều với nhau. Điều chỉnh hương vị vừa miệng ăn. Chúc các bạn ngon miệng! MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM: Tác dụng của rau Sam Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam cũng khá phổ biến ở châu Âu, người Hà Lan dùng làm dưa chua, người Pháp rất thích rau sam và chế biến thành nhiều món ăn đặc biệt, hoặc ở Mỹ có món rau sam trộn dầu dấm... Ngoài ra, rau sam còn là một phương thuốc độc đáo ít người biết đến. Rau sam có tên khoa học là Portulacea oleracea, thuộc họ Portulacea. Portulaca có gốc từ tiếng Hy Lạp, Porta là mang và laca là sữa vì cây có chất nhựa trắng đục như sữa.Rau sam thuộc loại thảo, mọc bò với cành phân nhánh nếu cây mọc đơn độc, nhưng nếu mọc tụ từng đám thì thân lại cố vươn lên thẳng đứng. Lá dày hình thuôn, dài khoảng 1-2,5cm, hoa rất nhỏ, màu vàng lưỡng tính, mọc ở ngọn cành. Hạt nhỏ, màu đen, có thể giữ được khả năng nẩy mầm đến 7 năm (khi tồn trữ). Hoa sam thường nở vào mùa xuân hay thu. Cây thích hợp với những vùng đất xốp và nhiệt độ ấm áp, mưa nhiều. Có hai loại rau sam, loại mọc hoang và loại được trồng. Loại mọc hoang thường mọc bò và chỉ cao dưới 50cm, lá xanh, cọng đỏ tím. Loại nuôi trồng lá có kích thước lớn hơn và thường màu vàng xanh. Những loại thường gặp nhất là: - Rau sam xanh (Green Purslane): đây là giống nguyên thủy mọc hoang, có khuynh hướng mọc thẳng đứng hơn bò lan. - Rau sam vàng (Golden Purslane): có lá màu vàng nhạt, khi nấu chín thì mùi vị giống loại trên. - Rau sam vàng lá to (Portulaca Grandiflora): Lá dày và to gần như gấp đôi hai giống trước. Rau sam rất giàu chất dinh dưỡng (tỷ lệ thay đổi tùy theo nơi trồng và mùa thu hái), trong đó nhiều nhất là các vitamin. Rau sam còn chứa: Các acid hữu cơ như acid malic, acid glutamic, acid nicotinic, acid asparagic; Các acid béo, đặc biệt là acid omega-3 với tỷ lệ cao nhất trong các loại thực vật; Các chất Dopamine, l-noradrenalin (nhất là trong lá tươi), flavonoid, coumadin. Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau sam gồm: - Calori: 16 Cal; Chất đạm: 1,3g; Chất béo: 0,1g; Chất xơ: 0,8g; Calcium: 65mg; Sắt: 1,99mg; Magiê: 68mg; Phốt pho: 44mg; Kali: 494mg; Natri: 45mg; Vitamin A: 1320 IU; Vitamin B1: 0,047mg; Riboflavin (B2): 0,112mg; Niacin: 0,480mg; Vitamin C: 21mg. Rau sam được xem có vị toan, tính hàn, tác dụng vào các kinh mạch thuộc tâm và đại trường với những đặc tính: - Hóa giải tình trạng nhiễm độc do “hỏa vượng” và làm mát được huyết dịch, trị kiết lỵ, mụn nhọt, khai thông được sự ứ tắc nơi đường tiểu gây ra tình trạng đau tức. - Để trị kiết lỵ do “tà nhiệt” với phân có máu, nên uống nước sắc rau sam hoặc ép lấy nước cốt tươi và uống với mật ong. - Để trị mụn nhọt ngoài da, có thể đắp nước ép rau sam trực tiếp lên vết thương. - Rau sam được dùng phối hợp với ích mẫu, thổ phục linh để trị các bệnh phụ khoa như xuất huyết tử cung, huyết trắng, xuất huyết sau khi sinh. 1. Rau sam không độc: Nghiên cứu được thực hiện trên chuột tại Viện Nghiên cứu Dược thảo Nonthaburi, Thái Lan. Chuột thí nghiệm được chia thành 5 nhóm: nhóm chứng, 3 nhóm thử nghiệm và nhóm hồi phục. Nhóm chứng được cho uống 5ml nước cất /kg/ngày. Nhóm thử nghiệm được cho uống chất chiết xuất từ Portulaca grandiflora với các liều 10, 100 và 1.000mg/kg/ngày. Nhóm hồi phục được uống 1000mg/kg/ngày trong 6 tháng, sau đó tiếp tục theo dõi thêm 14 ngày không uống thuốc. Kết quả cho thấy không có sự biến đổi đáng kể nào về máu, sinh hóa hay tế bào trong tất cả các nhóm. 2. Tác dụng làm lành vết thương: Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Dược, Đại học Jordan. Các nhà nghiên cứu sử dụng lá tươi của cây Portulaca oleracea đắp vào vết thương. Kết quả cho thấy P. Oleracea đẩy nhanh tiến trình kéo da non vết thương. 3. Tác dụng chống lão hóa: Các nghiên cứu tại Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền - Dinh dưỡng - Sức khỏe Washington (Hoa Kỳ) đã cho thấy: 100g lá tươi P. Oleracea chứa 300-400mg alpha-linolenic acid, 12,2mg alpha-tocopherol, 26,6mg ascorbic acid (vitamin C), 1,9mg beta-caroten và 14,8mg glutathione. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rau sam rất giàu chất dinh dưỡng, các acid béo không no và chất chống oxy-hóa. 4. Tác dụng diệt khuẩn: Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy chiết xuất P. Oleracea có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt). Ngoài ra cũng diệt được một số nấm gây bệnh. 5. Tác dụng của rau sam trên cơ tử cung: Thử nghiệm trên chó và thỏ, chiết xuất P. Oleracea có tác dụng kích thích sự co thắt cơ tử cung. Thử nghiệm ở phụ nữ sau sinh cho uống chiết xuất này thì thấy cường độ co bóp của tử cung gia tăng. 6. Tác dụng diệt giun móc: Thuốc nước hoặc thuốc viên bào chế từ chiết xuất P. Oleracea rất hiệu nghiệm trong việc trừ giun móc. Thử nghiệm trên 192 bệnh nhân, sau 1 tháng trị liệu 80% không còn trứng giun móc trong phân. 7. Rau sam và bệnh đường tiểu: Trong Dược thư cổ của Anh, còn lưu phương thuốc chữa bí tiểu và đau do co thắt đường tiết niệu như sau: đun sôi rau sam (khoảng 25g trong 4 lít nước) trong 30 phút. Gạn lấy nước, uống thay trà trong ngày. 8. Điều trị bệnh Goute: Rau sam có tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu (Acid uric đọng lại ở các khớp ngón chân gây ra bệnh Goute). 9. Phòng ngừa bệnh tim mạch: Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, rất cần cho việc điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định. Sau đây là một số cách sử dụng rau Sam đơn giản có thể thực hiện ở gia đình. |