Cách chơi với trẻ 2 tuổi giúp trẻ thông minh

Quanh tuổi lên 2, bé có thể nhảy lên với cả hai chân không chạm đất. Bé cũng có thể leo lên cầu thang mỗi chân bước một bậc thang, trong khi tay vịn vào lan can.






CÁCH CHƠI VỚI BÉ 2 TUỔI

Trò chơi với bé 1 - 2 tuổi

Trong não bộ con người chứa khoảng 100 tỉ tế bào thần kinh nhưng sự thông minh nhạy bén lại phụ thuộc vào những tế bào đó liên kết với nhau như thế nào. Ngay từ khi còn nhỏ bố mẹ cũng nên giúp bé phát triển trí tuệ bằng các trò chơi hàng ngày.

Trò chơi với bé 1 - 2 tuổi

  • Bé một tuổi
Trò tìm mẹ
Bé một tuổi bắt đầu nhận thức được vị trí đồ vật hoặc người thân trong một khoảng cách nhất định. Trò chơi tìm mẹ sẽ bồi dưỡng đức tính tự tin và mạnh mẽ cho bé. Bởi vì, bé sẽ không khóc và an tâm hơn nếu phải ngồi chơi một mình mà không có cha mẹ bên cạnh. Bé sẽ tự suy nghĩ rằng: “Mẹ chỉ ở ngay đây thôi, không có gì phải sợ cả”.

Thực hiện: Chọn lúc bé đang mải chơi trong phòng, bạn bất ngời núp sau cánh cửa và nói “Đố biết mẹ ở đâu?”. Ngoài ra, bạn cũng có thể giả vờ tách khỏi bé khi đang ở đám đông hoặc nép sau lưng người lạ và gọi bé. Bé sẽ vui thích vì tìm được mẹ đồng thời hoạt động này còn giúp bé nhận biết giọng nói của bạn.

Xây tháp gỗ:
Hoạt động này hữu ích cho sự phối hợp giữa tay và mắt bé. Nó cũng cho phép bé tự tin điều khiển trò chơi theo cách riêng.

Thực hiện: Bạn xây cho bé một tòa tháp bằng cách chồng các viên gỗ đồ chơi lên nhau. Sau đó, cho bé dùng tay “phá hủy” tòa tháp. Nếu bé sợ không dám phá, có thể vì bé quá nhút nhát, bạn nên gợi ý để bé rút từng viên gỗ từ trên cao xuống thấp. Sau đó, bạn khuyến khích bé tự xây tháp. Bé một tuổi có khả năng xếp gỗ để tạo ra những tòa tháp 3-4 tầng.
  • Bé một tuổi rưỡi
Trang trại vui vẻ:
 “Loại trò chơi kiểu này giúp bé định hình khả năng lãnh đạo” – Claire Kopp (Tác giả cuốn sách Từng bước phát triển của bé) cho biết. Những kỹ năng hướng dẫn bé phát triển cảm xúc xã hội, thể chất khi vui chơi cũng có tác dụng cung cấp kiến thức trong giao tiếp với thế giới cho bé về sau.

Thực hiện: Dùng đồ chơi tạo thành một trang trại có nhà cửa, gara ôtô, các con vật nuôi… và hướng dẫn bé làm nhân vật chính trong mô hình này; chẳng hạn, bé sẽ đi bán trứng, bán sữa cho những người nông dân khác như thế nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể dạy bé cách chăm sóc gà vịt, chó mèo trong trang trại; ví dụ, con mèo thường ngủ ở chỗ nào, thức ăn của chúng là gì, mèo chung sống được với những loài vật nào khác…

Tìm hiểu đồ vật
Trò chơi này giúp bé nhận diện chính xác tên đồ vật và màu sắc. Ngoài ra, nó còn thử thách lòng can đảm của bé khi bạn yêu cầu bé thò tay vào một chiếc hộp được dán kín.

Thực hiện: Bạn trọn một chiếc hộp rỗng được dán kín, chỉ để lại một lỗ nhỏ hình tròn cho bé đủ không gian để thò tay vào đó. Bạn để vào trong hộp những món đồ chơi có màu sắc tương đồng như chiếc cốc, quả bóng, quyển sách … màu xanh. Sau đó, bạn gợi ý để bé thò tay vào hộp lấy ra một đồ vật rồi gọi tên.

Hướng dẫn bé vừa đếm vừa cho lại những đồ chơi này vào hộp. Lần này, bạn cho thêm vào hộp nhiều món đồ chơi với nhiều màu sắc khác nhau và tiếp tục chơi với bé.
  • Bé 2 tuổi
Phối hợp hình ảnh: 
Với bé lên 2, thị giác đã tương đối hoàn thiện. Cộng với tư duy logic, bé sẽ tự mình chơi trò ghép tranh.

Thực hiện: Dùng kéo cắt nhiều hình minh họa trong một tờ tạp chí. Bạn nên chia nhóm hình thành các lĩnh vực như con vật, các loại hoa, các loại quả ăn được và không ăn được… Sau đó, bạn đưa ra một chủ đề và gợi ý để bé tìm hình liên quan; ví dụ, bạn đưa ra hình biển và hướng dẫn bé tìm hình thuyền…

Ảo thuật tài ba: 
Hầu hết các bé đều có khả năng phân vai, đóng kịch và cũng rất thích thú với trò chơi này.

Thực hiện: Đội lên đầu bé một chiếc mũ người lớn đồng thời bạn đưa cho bé một giỏ đồ chơi cùng một chiếc khăn nhỏ. “Hãy biến bông hoa thành bánh ngọt nào”, vừa nói, bạn vừa nhanh tay thay thế một chiếc bánh vào bông hoa đang phủ lên chiếc khăn nhỏ. Khi đã lôi cuốn được bé, bạn có thể gợi ý lại để bé dùng khăn biến hóa đồ vật


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Hiểu để dạy bé tuổi lên 2


Bé có thể nguệch ra một đường thẳng bằng cách cầm bút chì bên tay phải hoặc tay trái. Bé cũng có thể tự xúc thức ăn khá tốt, với ít thức ăn rơi ra ngoài nhưng không có nghĩa là lúc nào bé cũng xúc được thức ăn một cách thuần thục. Bé xếp được một tháp cao, khoảng 8-10 khối hình.

Cha mẹ nên khuyến khích phát triển thể chất cho bé bằng cách chơi cùng con. Chơi bóng cùng bé bên ngoài sân, nô đùa chạy nhảy với bé và khuyến khích bé đạt được những hoạt động thể chất mới. Đưa bé ra ngoài công viên là cách tuyệt vời để bé quan sát các bé khác vui chơi, cũng như hòa nhập xã hội.
 

Hành vi

Cha mẹ bắt đầu than phiền về tính ương bướng khủng khiếp của bé tuổi lên 2. Nếu con bạn thuộc nhóm những bé "cứng đầu" thì bạn không phải người duy nhất. Khó bảo là một phần bình thường trong quá trình phát triển của bé, bắt nguồn từ việc bé muốn thể hiện sự độc lập và "xé rào" những nguyên tắc của mẹ.

Bé có thể giận dữ vì bé chưa biết kiểm soát cảm xúc của mình, cũng như các kỹ năng ngôn ngữ chưa đầy đủ khiến bé lúng túng khi bày tỏ nỗi thất vọng, sợ hãi và những cảm xúc khác. Một cách để đối phó với cơn nóng nảy của bé là làm bé bị phân tán sự chú ý. Đó không phải trừng phạt mà đơn giản là giúp bé loại khỏi nguyên ngân gây tức giận.

Bé 2 tuổi có tính sở hữu tốt hơn với những đồ đạc thuộc về bé. Đó là nguyên nhân khiến bé do dự mà không muốn chia sẻ với những bé khác. Bạn có thể giúp bé hào phóng hơn bằng cách làm gương tốt cho con về tính sẻ chia, như để bé thấy mẹ chia sẻ bánh kẹo, các tờ báo, điều khiển tivi... với các thành viên khác trong nhà và với bé. Tất nhiên, bé chưa đủ nhận thức để hiểu hết ý nghĩa của chia sẻ cho tới tuổi lên 5.

Tình cảm của bé 2 tuổi cũng "nở rộ". Bé biết thể hiện tình yêu thương với những cái ôm và nụ hôn.

Ngôn ngữ


2 tuổi là mốc quan trọng để phát hiện những chậm trễ trong ngôn ngữ của bé. Đến 2 tuổi, bé cần có vốn từ vựng khoảng 50 từ, chẳng hạn "bà", "nước", "không", "nữa"... Trong giai đoạn này, bé cũng có thể nói được cụm hai từ có nghĩa, như "quả bóng", "đi xe"...

Đừng lo lắng về phát âm của bé trong tuổi này vì chỉ có khoảng 50% những gì bé nói là nghe được và dễ hiểu. Trừ khi bé không phát âm được từ nào có nghĩa mà chỉ như những âm thanh bập bẹ.

Biểu hiện khác mà cha mẹ cần quan tâm là bé hiểu được những gì mẹ nói. Nếu bé liên tục bỏ qua yêu cầu của mẹ hoặc mẹ yêu cầu một việc đơn giản nhưng phải lặp đi lặp lại vài lần thì nên lưu ý tới bé.

Vấn đề y tế

Nếu phát hiện ra bất thường nào của bé như về sức khỏe, tâm lý thì bạn cần đưa bé đi khám. Đây cũng là giai đoạn bệnh tự kỷ có thể được chẩn đoán. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn và bé một bảng câu hỏi được gọi là M-chat, sử dụng để kiểm tra bé 16-30 tháng tuổi, giúp đánh giá nguy cơ bị tự kỷ.

Bạn cũng có thể cho bé đi cân và đo. Bác sĩ sẽ:

- Hỏi bạn về thói quen ăn, ngủ của bé.

- Tìm hiểu các hoạt động thể chất của bé (đi, chạy, nhảy...), cũng như kỹ năng tương tác với những bé khác.

- Hỏi xem bé nói được bao nhiêu từ.

- Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ chì cho bé, đặc biệt nếu bạn sống trong khu vực có nguy cơ nhiễm độc chì. Bé cũng có thể được yêu cầu kiểm tra nước tiểu.

- Kiểm tra thị lực và thính lực cho bé.

Dinh dưỡng


Bé 2 tuổi có thể ăn khẩu phần bằng ¼ hoặc 1/3 người lớn. Bạn có thể nhận thấy bây giờ bé kén ăn hơn trước và đó là tâm lý bình thường của bé ở lứa tuổi này. Một số bé tỏ ra sợ hãi và từ chối món mới mà bé chưa từng nếm. Cha mẹ đừng quát nạt hay ép buộc bé phải ăn. Thay vào đó, bạn nên đặt một vài món ngon trước mặt bé rồi cuối cùng bé cũng sẽ chịu ăn, dù ít hay nhiều.

Ngủ

Bé ngủ khoảng 11 tiếng ban đêm và 2 tiếng ban ngày. Tuy nhiên, để dỗ bé ngủ có khi là "trận chiến" thực sự với cha mẹ. Với bé đã quen ngủ cũi, chưa được chuyển sang giường thì bé có thể trèo ra khỏi cũi khi không muốn ngủ.

Để an toàn cho bé ngủ cũi giai đoạn này, bạn cần:

- Chọn đệm cũi mỏng hơn.

- Rải chăn, gối hay đệm quanh cũi, phòng khi bé trèo ra khỏi cũi mà bị ngã.

- Loại bỏ đồ chơi, thú bông trong cũi vì bé có thể giẫm lên chúng để bước ra khỏi cũi.

- Khi bạn thấy bé cố gắng trèo ra khỏi cũi, hãy nghiêm khắc nhắc bé không được làm vậy.

- Luôn giám sát bé khi bé ngủ. Vào ban đêm, nên đặt cũi của bé gần giường ngủ của cha mẹ.

- Cho bé ngủ trong túi ngủ vì như thế, bé khó có thể giơ cao chân khi muốn leo khỏi cũi.

Nếu bạn muốn chuyển bé ngủ cũi sang giường riêng thì có 2 gợi ý như sau:

- "Phương pháp lạnh": Đơn giản chỉ cần loại bỏ cũi và thay vào vị trí đó một chiếc giường mới. Chọn giường dành cho bé với hai rào chắn bằng sắt ở hai bên thành giường, hạn chế bé không bị ngã khỏi giường.

- "Phương pháp tiếp cận dần dần": Đặt chiếc giường mới cạnh vị trí chiếc cũi. Bạn có thể bắt đầu đọc sách cho bé trên giường hoặc cho bé ngủ trưa trên chiếc giường mới. Sau đó, chuyển cho bé sang ngủ giường vào ban đêm. Khi bé đã quen với giường thì rời chiếc cũi ra khỏi phòng.

Lưu ý: Dù chọn phương pháp nào thì bạn cũng cần nhắc nhở bé, tuyệt đối không được tự ý ra khỏi giường mà không có mẹ.

Phát triển xã hội


Bé ở tuổi này thích chơi với bé khác nhưng theo kiểu ngồi cạnh rồi chơi. Bé thích các đồ chơi có nhạc hay hoạt động thể chất. Chia sẻ tất nhiên là rất khó khăn với bé ở tuổi lên 2; tuy nhiên, bạn có thể rèn tính chia sẻ cho con bằng cách chờ tới lượt khi chơi. Khi các bé tranh nhau một món đồ chơi, hãy đề nguyên tắc mỗi bé chỉ được chơi một phút để giảm bớt sự tranh giành (đặt biệt là với các anh chị em ruột).

Đây cũng là lứa tuổi lý tưởng để dạy bé dọn dẹp. Bé có thể bắt chước mẹ thu dọn đồ chơi hoặc nhặt rác, bỏ vào thùng rác. Ngoài ra, bé cũng thích bắt chước cha mẹ về ngôn ngữ và hành vi.

Giáo dục


Bên cạnh việc học màu sắc và tăng vốn từ vựng, bé 2 tuổi cũng học được làm thế nào để phân loại đồ vật, như bỏ đồ chơi vào một giỏ, quần áo vào giỏ khác. Bé cũng biết xác định các hình ảnh đơn giản như một quả bóng, con chó, con mèo... Bé có thể chỉ vào mắt, tai, mũi khi được hỏi, sẽ lặp lại các từ và nói được 2-3 từ trong một câu có nghĩa.

Bạn có thể dạy con bằng cách để bé giúp mẹ những việc đơn giản, chẳng hạn dọn đồ chơi, thu quần áo vào chậu. Nên mô tả những gì bé đang làm vì đó là cách giúp bé học từ mới.

Bé 2 tuổi cũng có thể chơi với bút và màu vẽ. Hãy cho bé một vài cây bút màu, tờ giấy trắng hoặc màu nước để bé được sáng tạo.

Thách thức với cha mẹ

Cơn giận dữ: Một người mẹ chia sẻ: "Bé Mia 2 tuổi nhà tôi hay tức giận, đặc biệt khi bé muốn cái gì đó mà không được". Người mẹ cho biết khi đó, bé sẽ lăn trên sàn, ném mọi thứ có trong tay rồi gào khóc inh ỏi. Nhưng nếu cho bé thứ mà bé muốn thì ngay lập tức, bé nín khóc liền. Còn không, thậm chí bé sẽ lao vào đánh mẹ vì không vừa ý.

Giải pháp: Gọi tên cảm xúc của bé rồi bỏ qua nó.

Tính nhất quán của cha mẹ chính là chìa khóa để đối phó với cơn giận của bé. Nếu yêu cầu của bé là không thể đáp ứng thì đơn giản, bạn cần nghiêm khắc bỏ qua bé. Miễn là bé không đặt bé hoặc ai khác vào nguy hiểm. Hãy cứ để bé "ăn vạ" cho tới khi nào qua cơn giận của bé thì thôi.

Hoặc bạn chọn hình phạt cho bé. Đưa bé vào một chỗ trong nhà và nói với bé khi nào bé bình tĩnh hơn thì hai mẹ con sẽ nói chuyện. Sau đó, khi bé đã hết khóc, cần giải thích cho bé lý do bị phạt. Đây là cách giúp bé tự ý thức việc nào đúng - việc nào sai và hạn chế những hành vi tương tự.

6 cách để dạy bé dưới 2 tuổi biết nghe lời

Thật khó để bạn có thể “bắt” một đứa trẻ mới chập chững biết đi vâng lời bạn vì ở độ tuổi này, các bé chưa phân biệt được điều đúng sai, chưa thể hiểu rõ những cái được và không được. Nhưng các mẹ có biết rằng, chỉ bằng các biểu hiện thái độ, giọng nói, ánh mắt... mẹ hoàn toàn có thể truyền tải được thông điệp mình muốn nói và bé sẽ ngoan hơn mà mẹ không cần phải quát mắng.

Tiến sĩ Martin J. Drell (Hàn Lâm Viện Mỹ về Tâm Lý Trẻ Nhỏ và Vị Thành Niên - AACAP) sẽ mách nhỏ các mẹ một vài phương pháp để răn dạy những bé dưới 2 tuổi nghe lời.

1. Hãy nghiêm giọng thay vì la mắng

Tiến sĩ Martin J. Drell cho biết, khi bạn để cho con thấy mình giận dữ, tức là bạn đã thất bại. Vì khi bạn giận dữ, hoặc là trẻ sẽ thấy sợ, hoặc là sẽ trở nên bướng và lì hơn.

Thay vì giận dữ và la mắng, bạn hãy nghiêm giọng lại và nói với con về việc bé vừa làm là không tốt và đừng quên chỉ ra cho con những hậu quả mà bé đã gây ra.

"Tất nhiên là bé sẽ không hiểu được vấn đề như bố mẹ mong đợi, nhưng đừng vì thế mà không giải thích và nói chuyện với con về những việc bé vừa làm. Cách bạn nói, ngữ điệu, thái độ nghiêm nghị của bạn sẽ làm bé phần nào nhận ra vấn đề. Bé sẽ ít nhiều cảm thấy áy náy, hối lỗi", Martin J. Drell cho biết.


Thể hiện thái độ giận dữ tức là bạn đã thất bại trước con. (Ảnh minh họa)

2. Sử dụng ánh mắt

Bạn đừng quên sử dụng "vũ khí" cực hiệu quả đó là ánh mắt nghiêm nghị. Khi nói với bé về những lỗi lầm mà trẻ vừa gây ra, hãy nhìn thẳng vào mắt con và bắt đầu câu chuyện. Ánh mắt của bạn sẽ giúp bé tập trung, thấy vấn đề là nghiêm trọng và cần phải lắng nghe.

Tuy nhiên, Martin J. Drell cũng dặn dò cha mẹ một điều, đó là "cũng như giọng điệu, bạn đừng nhìn bé với ánh mắt giận dữ mà hãy thể hiện sự nghiêm khắc đúng mực, vì bé đang “đọc” vấn đề từ ánh mắt của bạn".

3. Nói đi đôi với làm

Đôi khi bạn hãy truyền tải cho bé những thông điệp có "trọng lượng". Thông điệp này đòi hỏi sự mạnh mẽ trong lời nói, ngữ điệu và có hành động kèm theo. Ví dụ khi bạn nói: “Đã đến lúc đi ngủ rồi con yêu” thì hãy kèm theo hành động bế bé hoặc dắt bé đi vào phòng ngủ, đồng thời tắt đèn.

Bé sẽ hiểu rằng, đã đến giờ phải lên giường đi ngủ, không có gì có thể thay đổi được điều đó và sẽ làm theo ý của bạn.

4. Hãy hướng dẫn trẻ thật cụ thể

Khi bạn muốn bé thu dọn đồ chơi của mình sau khi chơi thì hãy hướng dẫn con thật cụ thể. Đừng bao giờ nói với trẻ dưới 2 tuổi một câu mơ hồ như: "Con hãy cất đồ chơi đi", mà phải nói: "Con hãy cất con ốc sên màu xanh vào hộp đi", và kèm theo đó là bạn làm cho bé thấy để ghi nhớ và tự làm lần sau.

"Bé sẽ chẳng hiểu cất cái gì và cất vào đâu vì như đã nói, ở lứa tuổi này ngôn ngữ của bé chưa hoàn chỉnh, bé đang học hỏi rất nhiều, kể cả lời nói. Vì vậy nếu muốn một đứa trẻ dưới 2 tuổi hiểu và biết nghe lời thì cha mẹ phải có hướng dẫn cụ thể", Tiến sĩ Martin J. Drell cho biết thêm.


Việc bé hối lỗi bằng ánh mắt và đôi môi này đã khiến không ít cha mẹ mềm lòng. (Ảnh minh họa)

5. Không yêu cầu quá nhiều

Nếu như bạn đã yêu cầu con làm việc gì đó, nhưng bé vẫn chưa thực hiện thì bạn chỉ nhắc nhở lại 1 lần. Nếu bạn nói đi nói lại, bé dễ lầm tưởng bạn đang cáu giận và sẽ có tâm lý tránh xa bạn đấy.

Và khi bạn càng nói, bé càng không nghe thì khả năng bạn sẽ tức giận là rất cao. Mà khi tức giận thì tức là bạn đã thất bại.

6. Đừng mềm lòng trước ánh mắt của bé

Nhìn vào đôi mắt ngân ngấn nước của con, nhiều bà mẹ đã không thể kiềm chế được lòng mình nên đã vội vã ôm con vào lòng khi vừa mắng bé xong. Hành động đó của bạn đã vô tình xóa bỏ hết “công cuộc” dạy dỗ vừa rồi.




Thực đơn trong tuần cho trẻ 2 tuổi
Món ngon bổ dưỡng cho bé 2 tuổi phát triển toàn diện
Tăng chiều cao cho bé 2 tuổi, 3 tuổi
Cách chăm sóc em bé 2 tháng tuổi phát triển tốt nhất
Thực đơn trong tuần cho trẻ 1-2 tuổi
Cách dạy con 2 tuổi thông minh, nhanh nhẹn



(ST)