Hướng dẫn hít thở trong Yoga đúng cách
Cách chăm sóc mèo lông xù đúng cách
Sử dụng tai nghe không đúng cách sẽ dẫn đến những hiểm họa khôn lường
Trong giai đoạn từ 4 đến 6 tháng trẻ đã bắt đầu biết chơi đồ chơi. Bé có thể cầm nắm thậm chí là khởi động một số đồ chơi đơn giản.
CÁCH CHƠI VỚI BÉ 5 THÁNG TUỔI
Vui chơi với bé sơ sinh 4 tháng tuổi
Vui chơi với bé sơ sinh 5 tháng tuổi
Vui chơi với bé sơ sinh 6 tháng tuổi
Đồ chơi thích hợp với trẻ 5 tháng tuổi?
Các đồ chơi thích hợp cho trẻ 5 tháng cần có nhiều màu sắc, ví dụ các quả bóng nhựa, bóng bay, búp bê các con vật nhiều màu sắc, đồ chơi lúc lắc phát ra âm thanh… Tránh các đồ chơi sắc nhọn.
(Ảnh minh họa, nguồn Internet)
Cách tổ chức các trò chơi thích hợp trẻ 5 tháng tuổi là treo trước mặt trẻ những quả bóng xanh đỏ, để khích thích trẻ nhìn, đung đưa các quả bóng…để quan sát các phản ứng thích thú hay không thích thú của trẻ. Có thể lấy khăn phủ lên các đồ chơi nhiều màu sắc để chúng biến khỏi tầm nhìn của bé trong chốc lát nhằm thăm dò phản ứng… Hãy cho bé nghe nhiều bản nhạc nhẹ. Mẹ dành nhiều thời gian nói chuyện với bé để kích hoạt phát triển ngôn ngữ nói trong tương lai.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Bí quyết phát triển ngôn ngữ cho bé dưới 6 tháng tuổi
Ngay từ khi bé mới chào đời, ba mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện, giao tiếp với bé. Tiếng nói quen thuộc, yêu thương của ba mẹ sẽ giúp bé cảm thấy yên tâm, làm quen nhanh với môi trường xung quanh và phát triển trí tuệ tốt hơn. Một vài bí quyết nhỏ dưới đây sẽ giúp ba mẹ và bé có những cuộc trò chuyện vui vẻ, từ đó kích thích khả năng ngôn ngữ cho con:
1. Bế và nhìn thẳng vào mắt bé
Từ lúc bé lọt lòng đến một tháng tuổi, ba mẹ có thể kích thích sự phát triển các giác quan của bé bằng cách hát cho bé nghe hoặc nói chuyện với bé. Để kích thích các giác quan phát triển một cách toàn diện, ba mẹ nên bế bé sao cho mặt mình cách mặt bé khoảng 20-25cm và luôn nhìn thẳng vào mắt bé. Ba mẹ có thể tạo sự chú ý cho bé bằng cách vừa nói chuyện, vừa mỉm cười và vỗ nhẹ vào lưng bé. Điều này không chỉ giúp bé hoàn thiện thính giác mà còn kích thích xúc giác và thị giác của bé.
Bế bé sao cho mặt bạn cách mặt bé khoảng 20-25cm và luôn nhìn thẳng vào mắt bé để giúp bé hoàn thiện thính giác, kích thích xúc giác và thị giác của bé phát triển. |
'Va chạm' với bé càng nhiều càng tốt
Từ 2 tháng tuổi, bé rất thích được nghe mẹ hát ru trong khi bế bé và đu đưa bé trên tay. Đôi lúc, mẹ có thể "đổi vị" cho bé bằng cách đặt bé nằm trong nôi bập bênh hoặc ghế rung để cầm hai tay hoặc hai chân của bé múa theo tiếng hát ru của mẹ. Mẹ nên dùng các ngón tay cù vào bụng, vào lòng bàn tay, bàn chân của bé thật nhẹ nhàng và cùng cười với bé. Đây là một trong những cách hiệu quả giúp bé phát triển vận động tay chân cũng như chức năng của các giác quan.
Ba mẹ có thể tạo sự chú ý cho bé bằng cách vừa nói chuyện, vừa mỉm cười và vỗ nhẹ vào lưng bé. |
Luôn đáp lại các 'thông điệp' của bé
Đến 3 tháng tuổi, ngôn ngữ của bé đã có những bước phát triển vượt bậc, ba mẹ nên nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt, nhất là luôn đáp lại những tiếng ê, a, ọ, ẹ của bé bằng cách lặp lại những âm thanh mà bé phát ra. Bé sẽ nằm và chăm chú nhìn vào miệng của ba mẹ để bắt chước. Sự đón nhận và hưởng ứng của ba mẹ với các "thông điệp" mà bé đưa ra sẽ khích lệ bé rất nhiều, khiến bé có nhu cầu giao tiếp nhiều hơn và phát triển ngôn ngữ nhanh hơn.
Cho bé chơi cùng đồ chơi
Khi 6 tháng tuổi, não của bé đã đạt 50% trọng lượng não bộ của người trưởng thành, vì vậy, bé đã có khả năng học hỏi tốt khi "tương tác" với cha mẹ. Lúc này, bé đã có thể nói những từ đơn giản như "ba", "Mama", biết dang tay đón người khác bế mình và thích thú với đồ chơi.
Đồ chơi phù hợp với bé dưới 6 tháng tuổi là lục lạc, các đồ chơi đung đưa, đặc biệt là các đồ vật, đồ chơi có màu sắc tương phản mạnh (đỏ, đen, trắng). Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những trò chơi giúp phát triển thị lực rất tốt cho bé, vì thị lực chính là thước đo cho sự phát triển trí não trong năm đầu đời. Ba mẹ có thể cho bé nhìn những đồ vật có màu sắc tương phản mạnh ở khoảnh cách 32cm rồi quan sát sự chú ý của bé. Ngoài ra, vận động bàn tay bằng các đồ chơi thích hợp như lục lạc, các khối vuông sẽ giúp trẻ cảm nhận và nhận biết các ngón tay và lòng bàn tay thành thục hơn.
Tập cho bé làm quen với người khác khi bé 5 tháng tuổi - Tuần 4
Chuẩn bị sang tháng tuổi thứ 6, con bắt đầu tự lập hơn, biết tự cầm bình sữa, tự ngồi… nhưng cùng với đó, con cũng bắt đầu sợ người lạ và bám mẹ hơn. Bạn đừng quá lo vì đây thật ra là một bước tiến lớn về mặt cảm xúc của con. Hãy giúp con, những người xung quanh, và cả chính bạn nữa, vượt qua giai đoạn này thật êm đẹp nhé.
Bé tự cầm bình sữa
Con đã có thể tự cầm bình sữa (Ảnh: Inmagine)
Con đã có thể tự cầm bình sữa rồi nhưng bạn đừng bao giờ để bé một mình cầm bình mà không trông chừng nhé, vì bé có thể bú quá nhanh hoặc bị sặc. Ngoài ra, nếu bé vừa bú vừa ngủ, răng luôn tiếp xúc với đường trong sữa sẽ dẫn đến sâu răng. Sữa đọng lại trong miệng cũng có thể nhỏ giọt vào đường ống thông với tai giữa dẫn đến viêm tai.
Bé có thể có vài biểu hiện cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm như phản xạ tự động dùng lưỡi đẩy thức ăn ra khỏi miệng đã giảm bớt và bé tỏ ra quan tâm hơn khi thấy người khác ăn. Tuy nhiên bạn đừng vội vàng cho con ăn dặm ngay nhé, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ vì hệ tiêu hóa của con có thể chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm và bé chưa thể kiểm soát được việc nhai và nuốt. (Đừng lo, chỉ vài tuần nữa thôi bé sẽ làm được.) Cho con ăn dặm sớm quá cho thể làm tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm như dị ứng các loại cam, quýt, lòng trắng trứng, bơ đậu phộng, lúa mì, sò ốc, và sữa bò.
Hãy tận dụng những bữa ăn gia đình để giao tiếp với bé. Bé thích nhìn bạn ăn, và cũng có thể ăn được nhiều hơn nếu được ngồi chung với gia đình. Khoảng một tháng nữa, bé sẽ ngồi vững hơn và có thể cầm nắm các vật nhỏ – là một trong những kỹ năng cần thiết bên bàn ăn.
Tự ngồi một mình
Bé bây giờ đang nằm sấp có thể tự ngồi dậy được bằng cách chống hai tay lên. Nếu con tự ngồi một mình, dù có chặn gối xung quanh, bạn vẫn nên ở gần đó để sẵn sàng đỡ nếu con ngã. Dù đã làm chủ được kỹ năng ngồi nhưng đôi khi vì lơ đễnh, bé cũng có thể bị ngã đấy.
Kiểm tra thị lực
Khi bé đi khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ khám mắt cho bé, kiểm tra cấu trúc, liên kết của mắt, kiểm tra thị lực và xem thử có dấu hiệu bệnh bẩm sinh hoặc vấn đề gì không.
Ai vậy mẹ?
Bé có thể bắt đầu có những biểu hiện cho thấy bước tiến đầu tiên về mặt cảm xúc, đó là sợ người lạ. Bé có thể trở nên bám mẹ hơn và sợ người lạ (đôi khi cả người quen), có thể khóc khi có người lạ đột nhiên lại gần mình. Trong trường hợp một người lạ ẵm bé lên và bé khóc, bạn chớ có bối rối hoặc hốt hoảng, cứ bình tĩnh ẵm bé về lại và nhẹ nhàng dỗ dành. Bạn có thể dặn mọi người hãy làm quen với bé một cách từ từ.
Việc con sợ người lạ không có nghĩa là phải tránh cho bé gặp gỡ người lạ. Tiếp xúc với nhiều người rất có lợi cho bé. Chỉ cần bạn kiên nhẫn và thông cảm, bé sẽ vượt qua được giai đoạn quan trọng này.
Từ từ tập cho con quen hơn với anh chị hay những người khác (Ảnh: Inmagine)
Cuộc sống của bạn: Tập cho bé làm quen với người khác
Khi đang mang thai, bạn có thể lo không biết sau này con có quấn quýt mình hay không. Còn bây giờ bạn cảm thấy con quá bám mình, ai đến gần bé cũng cảnh giác ngay, kể cả ba của bé. Nếu ai con cũng không chịu như vậy thì không tốt cho bé chút nào, mọi người không vui và bạn thì càng thêm việc phải làm. Đó là lý do tại sao làm quen với người khác là một phần rất quan trọng trong quá trình thích nghi với xã hội của con.
Nếu tiếp xúc với con mỗi ngày, giữa bạn và bé sẽ có một mối gắn kết chặt chẽ, vì vậy hãy khuyến khích chồng bạn cùng tham gia vào việc chăm sóc con, để anh ấy ẵm bé đi vòng vòng và chơi với bé. Lúc đầu bạn nên đứng loanh quanh gần đó để bé vẫn còn nghe thấy giọng hoặc ngửi thấy mùi bạn. Bạn có thể phân chia công việc chăm sóc con sao cho chồng bạn có thể đảm nhận việc tắm bé hoặc dỗ bé đi ngủ mỗi tối.
Ngoài ra cũng nên cho bé gặp bạn bè, họ hàng của bạn. Cố gắng vẫn ẵm bé khi những người khác nói chuyện và giỡn với bé, sau đó đưa bé cho họ ẵm nhưng bạn vẫn đứng sát đó. Cuối cùng bạn có thể đi đâu đó một lát rồi quay lại. Lặp đi lặp lại nhiều lần quy trình này và càng ngày bạn càng đi lâu hơn.
Bé 5 tháng tuổi biết làm gì
Trẻ 5 tháng tuổi ăn uống thế nào
Khẩu phần ăn của trẻ 5 tháng tuổi
Dinh dưỡng cho bé 5 tháng tuổi