Cách chọn ấm Tử Sa thông minh nhất

Cách chọn ấm Tử Sa thông minh nhất. Loại Thực Dụng: Là hàng sản xuất đại trà có nhiều người làm. Công nghệ sản xuất không cao, sản xuất với số lượng lớn, chủng loại đơn điệu. loại Ấm này tiện dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày và không dùng để sưu tầm và thưởng ngoạn.






CÁCH CHỌN ẤM TỬ SA


CÁCH 1:

5 Tiêu Chuẩn Chọn Ấm Tử Sa










1.Chất Đất: Đất tốt cho sản phẩm tốt. Ngửi mùi trong lòng ấm, không chọn nếu có mùi khét, mùi dầu sơn,…Màu của đất đem lại sự vui thích về màu sắc.

2. Tạo Hình:

Ấm phải có bề ngoài đẹp, màu sắc tươi sáng đáp ứng thẩm mỹ cho người dùng.

3. Kỹ Thuật Chế Tác:

Phương pháp tạo hình Ấm rất nghiêm ngặt,cẩn thận. Yêu cầu đặt biệt của công nghệ tạo hình Ấm Tử Sa thì nhất thiết vòi và quai Ấm phải nằm trên cùng mặt phẳng, phải có tỷ lệ cân đối. miệng và nắp Ấm phải khít chặt.

4. Khoản:

Con dấu trên Ấm Tử Sa mang 2 ý nghĩa. Một là phân biệt tác giả của Ấm hay người đề chữ, khắc ấm là ai?  Hai là  để thưởng thức nội dung lời đề  hay bức họa. Tất cả các nét đẹp trên Ấm tập hợp thành một thể  “ Thi – Thư – Họa - Ấn “.

5. Công Năng :

Dung tích vừa đủ, cao thấp vừa độ. Miệng và nắp khít chặt, nước rót thông suốt, liền mạch. Ấm cao miệng hẹp dùng pha hồng trà. Ấm thấp miệng rộng dùng để pha trà xanh.

Phân Loại Ấm Tử Sa
 

Loại Hàng Tốt: Ấm Tử Sa tốt được thợ giỏi làm, Ấm được chế tạo kỹ càng nhưng do trình độ văn hóa, tố chất kỹ thuật của người thợ nên các sản phẩm của họ phần lớn là mô phỏng lại hình dáng kiểu xưa. Một phần ít sáng tác các tác phẩm mới.

Loại Hàng Do Thợ Danh Tiếng Làm: Loại hàng này được gọi là sản phẩm đặt biệt do những người thợ suất sắc trong nghề làm ra. Số lượng sản phẩm cũng rất hạn chế. Nó luôn là đối tượng tìm kiếm để sưu tầm và thưởng ngoạn.

Loại Có Tính Nghệ Thuật Cao:  Là đỉnh cao để thưởng ngoạn và sưu tầm. Các sản phầm này thể hiện tố chất văn hóa của người chế tạo ra nó và sức sống nghệ thuật mà nghệ nhân đặt vào trong sản phẩm. Sản phẩm này chế tạo tinh vi, công phu có công dụng độc đáo  và dùng chất liệu đất quý.

CÁCH 2: Cách chọn ấm tử sa



1.NHÌN BẰNG MẮT: Hình dáng thanh thoát, ưa nhìn.Các bộ phận như :thân ấm, nắp, miệng, vòi, quai, đáy phải cân đối, liền lạc. Màu sắc đồng đều trong ngoài. Dấu triện của nghệ nhân hay nhà sản xuất nét chữ sắc sảo, đặt cân đối ở trung tâm đáy ấm, theo trục thẳng từ quai sang vòi ấm. Những chiếc ấm đắt tiền thường có thêm dấu triện phụ dưới nắp và quai cầm thật rõ nét. Vòi ấm có thể dài ngắn khác nhau, nhưng quan trọng là khi rót, nước chảy thông, đều và thẳng dòng, không rơi vãi hay đọng giọt nhểu ra ngoài.

2.NGHE BẰNG TAI: Đặt ấm lên lòng bàn tay, tay kia cầm nắp ấm khẽ gõ vào quai, tiếng kêu đanh; chắc như kim loại chạm vào nhau.

3.CẢM NHẬN BẰNG TAY: Trơn láng, mịn màng, không tì vết. Nắp và miệng ấm khít khao, vì ấm Tử sa được nung trong lò liên tục 23 tiếng đồng hồ ở nhiệt độ từ 1.190 – 1.270 độ C (trung bình 1.200 độ C), đòi hỏi tay nghề nghệ nhân phải cao, chất đất phải thật tốt và mịn mới không bị co giãn khi nung. Do tính bào mòn trong quá trình sử dụng, một chiếc ấm dùng càng lâu càng lên nước, không đổi màu, đó mới chính là đặc trưng ưu việt của ấm Tử sa, chứ màu sắc đất không liên quan gì đến chất lượng và công dụng.

Ngoài ra, bạn đừng bao giờ nghe lời quảng cáo những chiếc ấm Tử sa mới phát ra mùi thơm. Vì ấm làm bằng đất đào trong núi, lọc lắng thành bùn, lại phải qua quá trình nung trong lò, làm sao có mùi thơm được? Hoặc có người tin rằng, ấm Tử sa càng lâu năm càng có giá trị. Điều đó chỉ đúng một phần về giá trị lịch sử (như chơi đồ cổ), thực tế không phải chiếc ấm Tử sa lâu năm nào cũng đạt chuẩn về tính nghệ thuật, kỹ thuật tay nghề, chất liệu…Trong giới chơi ấm hiện nay, có những chiếc ấm mới làm ra nhưng giá trị cao gấp nhiều lần những chiếc ấm lâu năm.

Ấm có vòi khi rót nước chảy xoắn vòng

GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG

Ngày nay, đi du lịch bất cứ nơi nào trên thế giới bạn cũng có thể mua được ấm Tử sa. Tuy nhiên, nhiều nhất vẫn là TQ, kế đến Đài Loan, rồi mới tới Hong Kong, Singapore, Nhật, Thái Lan, Mỹ…Về giá cả, câu “tiền nào của đó” hầu như không ép phê với mặt hàng ấm Tử sa, bạn có thể rinh nhầm một chiếc giá thật đắt không đúng giá trị thật của nó, nhưng đôi khi cũng mua được giá hời tùy vào cái duyên của bạn. Về khoản này, xin mách bạn một số kinh nghiệm: đối với hàng do thương lái gốm sứ đem vào VN, những chiếc ấm trung bình, dùng được, bạn chỉ cần trả 1/3, hoặc tối đa ½ giá họ đưa ra là mua được (thí dụ họ ra giá 600.000 đồng, nếu kiên nhẫn trả giá bạn có thể chỉ chi ra từ 200-250.000, thậm chí có món kêu 800 ngàn, chỉ bán 200 ngàn đồng), riêng những chiếc ấm được xem là cao cấp, trong bụng bạn rất thích, cũng không nên trả giá quá 50%.

Ấm rao bán trên mạng: 3.200 Nhân dân tệ (khoảng 6,4 triệu VNĐ)

Đi du lịch TQ theo đoàn, không nên mua ấm tại các cơ sở sản xuất hay cửa hàng do hướng dẫn viên địa phương đưa tới. Giá cả ở những nơi này thường không phản ánh đúng giá trị sản phẩm, thậm chí nếu bạn thử trả chừng phân nữa giá niêm trên sản phẩm thì đã phải móc ví, để nhận hàng. Tại các điểm đón khách du lịch, có nhiều cửa hàng bày bán ấm Tử sa như…bán kẹo, chỉ cần trả ¼ hoặc 1/3 giá niêm là mua được.

Chiếc ấm mua 50 đồng ở Hàn San tự

Ấm của nữ nghệ nhân Ngô Lợi Quần – Nghi Hưng, mua ở TP.HCM 500.000 đồng

Ở Tô Châu, tôi mua được một chiếc ấm trong tình cảnh hết sức tức cười: giá chỉ 50 tệ (100.000 VNĐ), mua ở cửa hàng xéo cổng Hàn San tự. Do người bán ra giá quá cao: 420 tệ, tôi vì không muốn mua nên trả bừa 50 tệ để rút lui, không dè bị bà chủ níu áo lại, nói: “Dạo này ế ẩm quá, mấy ngày chưa bán được hàng. Bán cho ông 1 cái để lấy hên!” Thêm một trường hợp khác ở TP.HCM: Tại gian hàng gốm sứ ở công viên Phú Lâm, tôi bắt gặp chiếc ấm của nữ nghệ nhân Ngô Lợi Quần mà mình đã nhìn thấy ở Vô Tích, chủ hàng ra giá 1,6 triệu đồng, do biết rõ chất lượng ấm và người làm ra nó, tôi trả đến 800.000 đồng mà vẫn không mua được. Tuần sau, tình cờ có việc đi ngang, tôi ghé vào thấy chiếc ấm vẫn còn, nhưng lần này người đứng bán là một cô gái khác. Tôi thử trả giá và không ngờ mua được chỉ với 500.000 đồng.

SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG ẤM TỬ SA

Sở dĩ gọi bảo dưỡng (thay vì bảo quản) là do ấm Tử sa có đời sống riêng của nó. Những chiếc ấm trải qua thời gian dài sử dụng và bảo dưỡng sẽ trở nên sáng ngời, tròn trịa, dày nặng, rắn chắc và tinh khiết…Nói chung, giá trị của nó chỉ có tăng chứ không giảm. Ấm mới mua về, có người dùng giấy nhám loại nhuyễn thấm nước kỳ cọ mặt trong cho sạch lớp bùn (thời xưa, dùng ngói lợp nhà làm bằng đất đen ở vùng Giang Nam tán thành bột nhuyễn, dùng mấy lớp vải sô bọc lại để chà xát, cọ rửa), sau đó cho ấm vào một nồi nước đun sôi suốt mấy tiếng đồng hồ. Có người dứt khoát đun sôi ấm như thế trong một nồi trà lớn, để ấm có thể hấp thu chất trà vào các lỗ thông khí kép (khí khổng), loại bỏ mùi của đất. Ngày nay, trên thị trường đã có bán loại máy chuyên dùng bảo dưỡng ấm, bằng cách phun nước trà liên tục suốt một ngày đêm, để tôi những chiếc ấm mới.

Ấm Tử sa Nghi Hưng

Ấm Tử sa Đài Loan

Uống trà bằng ấm Tử sa, tốt nhất mỗi loại trà nên dùng một ấm riêng, để giữ hương vị đặc trưng. Ngay cả khi dùng trà để tôi ấm, nấu ấm mới, cũng nên dùng đúng loại trà ấy. Mỗi buổi sáng, khi rửa bộ đồ trà, bằng cách dùng xác trà cũ trong ấm chà xát lên toàn thân ấm, có thể làm sạch các vết dơ mà không gây trầy xước. Đối với những chiếc ấm cũ bề mặt bị hư tổn, nứt rạn nhẹ, dùng phương pháp “nước trà dưỡng ấm” có thể khôi phục, những vết nứt rạn sẽ dần dần khít lại, đúng là “tôn cổ xuất tân”. Chọn trà cho ấm, chọn ấm cho trà. Dùng ấm để cất giữ hương vị trà, dùng trà để bảo dưỡng ấm, đã trở thành chân lý của một thú chơi thi vị.




Phương pháp đánh giá Ấm tử sa


1. Chất đất

- Dùng ống nắp ấm trượt nhẹ miệng ấm 3-4 vòng nghe âm thanh 2 vật ma sat’, âm thanh đanh như sắt, giòn giã như ngọc như đá, như vậy, chất đất được xem là tốt

- Bên trong ấm có những chấm sáng như kim tuyến, nhưng đó là thạch anh mà khoáng tử sa vốn có

- Danh từ “Tử sa” la danh từ chung cho tất cả các loại đất khoáng, có rất nhiền loại, nhưng loại thường thấy là đất tử sa: Hồng sa, Lục sa, Hắc sa, Đoàn sa, hiếm hơn cả là Lam sa …

- Ấm tử sa có độ bóng sáng mập mờ, ko diễm lệ, bề ngoài lồi lõm như có cát mịn, nhìn kĩ có thể thấy được, không  trơn bóng nhưng tay sờ vào thì láng mịn

Dùng nắp ấm trượt nhẹ quanh vòng miệng ấm và nghe âm thanh phát ra để phân biệt chất đất tử sa

Bề ngoài ấm tử sa nhìn thì như không bằng phẳng, không trơn bóng, như có những hạt cát mịn lồi lõm

2. Nắp ấm

- Cầm ấm trên tay, quay nhẹ nắp ấm, quá trình quay trơn trượt, ko vân, ko gềnh là đạt

- Vành trong miệng ấm ko thô ráp

- Ống nắp ấm phải khít với miệng ấm

- Hãy để ý khi rót nước, miệng ấm có rò nước hay không: Không rò là tốt, rò 1-2 giọt là bình thường, rò quá nhiều là không đạt

Nước rò ra từ náp ấm quá nhiều khi rót là không đạt

3. Vòi

- Dòng chảy: Khi rót nước, nước ra phải suôn thành dòng và tròn, do hinh dạng ấm có thể khác nhau nên dòng chảy cũng có thể  khác nhau, có ấm ra dòng nước tròn, có ấm ra dòng nước xoắn vỏ đỗ. Tuy vậy, độ suôn của dòng chảy không do đó mà thay đổi

- Độ ngắt nước: Ngắt nước phải dứt khoát, đọng 1-2 giọt co thế chấp nhận, nhưng tốt nhất là ko đọng giọt nào

- Ấm mới ra lò chỉ có mùi đất nung, hỏa khí, ngoài ra không còn mùi gì khác. Nếu ấm đã từng pha trà thì có hương trà nhẹ

Dòng nước trơn, đều

4. Thông khí

- Dùng miệng thổi vào vòi ấm, đồng thời dùng ngón tay bỏ cách khí khổng trên nắp 1cm, nếu như có gió bay ra từ khí khổng mà nắp ấm không rung rinh như vậy là độ thông khí đạt

*** Độ thông khí, độ suông của dòng chảy, độ ngắt nước. 3 điểm co sự tương thông với nhau nên dùng hành động trên co thể phân biệt tốt – xấu.

Dùng miệng thổi vào vòi ấm, nắp không bị thổi bồng lên

Nắp ấm bị thổi bồng lên (không đạt)

5. Công và Khoản (triện)

- Công năng là khá quan trọng: miệng ấm ko quá nhỏ, khó bơi xác trà, quai ấm cầm phải thuận tay, không quá nhỏ hẹp, dễ bị bỏng. Ấm lớn, ấm nhỏ tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi người.

- 3 điểm: vòi, miệng, quai ấm phải thẳng, còn bằng hay không thì tùy theo hình dạng của ấm. Nếu là ấm hoa văn  có thể ko bằng, nhưng nhất định phải thẳng

- Ống nắp ấm càng dài thì càng tốt

- Ấm tròn: yêu cầu phải “tròn-vững-ngay-đều”

- Ấm vuông: cạnh, góc, viền (nếu có) phải ngay và đều. Nếu là cạnh cong thì phải cong đều các mặt

- Ấm hoa văn: phải biểu hiện được vẻ đẹp hình thể chủ đề và tự nhiên, nhưng ko ảnh hưởng đến công năng của ấm

+ Hoa văn trườu tượng phải thể hiện được cái hồn của chủ đề

+ Hoa văn sự vật, động vật phải nét, sinh động

+ Điêu khắc chữ phải đồng thể (có sự tương đồng kiểu chữ). Khắc họa nét sâu nét cạn phải tinh tế, sinh động, có hồn

- Ấm gân vân: các múi phải đều nhau, nắp ấm phải khớp với tất cả các múi

- Khoản: khoản chính dưới đáy ấm, thường khoản “họ” của tác giả nằm ở dưới quai ấm, trong nắp ấm thường là “tên” và “họ”… đôi khi có khoản ở trong bụng đáy ấm hay là hông bên trong của ấm (nhằm mục đích chống giả mạo)

Ba điểm 1-2-3 phải thẳng hàng

Khoảng cách từ vòi tới miệng ấm phải bằng khoảng cách từ miệng tới quai ấm

Thực sự, muốn tìm được 1 chiếc ấm đạt được tất cả những điếu kịên ở trên thì thật là khó, nếu như được 70% – 80% những điều kiện đấy cũng có thể coi như là ấm tốt vậy.




Cách làm tinh dầu sả tuyệt đối an toàn
Làm gì sau khi cãi nhau với chồng để xả stress
Cách tẩy lông chân tự nhiên vừa tiết kiệm vừa đảm
Khi chồng đi làm xa nhà
Thu nhỏ lỗ chân lông bằng phương pháp tự nhiên
Cách chọn vải áo dài
Cách làm gà xào sả ớt món ngon hấp dẫn cả nhà
Cách tính tuổi kim lâu theo phong thủy
Cách kẻ chân mày tự nhiên
Tự chế kem ủ tóc siêu tốc bảo vệ tóc của bạn





(ST)