Cách chọn cá biển tươi ngon


Cách chọn cá biển tươi ngon. Không nên mua tôm, cua, ghẹ vào các ngày giữa tháng âm lịch vì lúc đó hải sản sẽ không ngon và những bí quyết khi bạn mua, bảo quản hải sản

 

Hải sản luôn là lựa chọn cho thực phẩm chính trong các bữa ăn gia đình, các bữa tiệc... Tuy nhiên, gần đây việc tẩm ure, hóa chất đã làm nhiều người e ngại và việc chọn đồ biển tươi ngon vốn không phải là điều dễ dàng. Bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm sau để chọn cho mình và người thân nguyên liệu tươi ngon nhất.
 


Cách chọn cá biển

Bạn bên quan sát mắt cá. Cá tươi mắt sẽ lồi và trong suốt, giác mạc đàn hồi. Cá ươn thì thường mắt sẽ lõm vào trong hốc, có màu đục và giác mạc mắt nhăn nheo hoặc rách nát. Cá tươi có mang màu đỏ hồng, dính chặt với hoa khế, không nhớt, không có mùi hôi. Ngược lại mang cá ươn màu xám, không dính chặt với hoa khế, có nhớt, có mùi hôi. Cá tươi có vảy óng ánh, bám chặt với thân, không có niêm dịch, không có mùi hôi. Còn vây cá ươn thì mờ, không sáng óng ánh, dễ tróc khỏi thân cá, có mùi. Hậu môn cá tươi thụt sâu vào bên trong, có màu trắng nhạt và bụng cá lép. Còn cá ươn thì hậu môn màu hồng hay đỏ bầm, lòi ra ngoài, b��ng cá phình to. Ngoài ra, miệng cá tươi ngậm kín, còn cá ươn, ôi thì miệng hé mở. Bạn có thể ấn ngón tay vào thịt cá để thử, nếu thịt cá tươi sẽ rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn.

Cách chọn mực mực tươi

Có rất nhiều loại như mực nang, mực ống, mực sim… Nếu bạn muốn chọn mực tươi thì nên chọn con to, dày mình, trắng trong, thịt chắc không bị nát, lớp màng màu nâu bao quanh đều bên ngoài đối với mực nang, còn mực ống thì chọn con có lớp thịt màu sáng hơi hồng, dầu vẫn dính chặt vào thân, túi mực chưa bị vỡ. Lưu ý, mực kém tươi là mực đã chuyển sang màu hơi xanh ngà, thịt nhão, đầu không dính chặt với thân, mùi rất tanh.

Cách chọn sò

Sò cũng có nhiều loại như: sò huyết, sò lông, sò nhưng cách lựa chọn không khác nhau là mấy. Ví dụ như sò huyết ngon là khi bạn chọn con phải lớn vừa ăn, vì nếu nhỏ thì lúc luộc sò sẽ bị teo lại, còn to quá thì dễ bị dai. Sò còn tươi khi nhìn trên rổ thấy nhiều con đang thò lưỡi ra ngoài. Nếu sò ngậm miệng, bạn lên ngửi nếu có mùi hôi không nên mua.

Cách chọn cua

Có 3 loại cua gồm: cua gạch, cua thịt, cua nước. Cua gạch và cua thịt đều rất ngon và bổ dưỡng. Muốn chọn cua ngon bạn lấy tay ấn vào yếm cua, nếu cứng là cua có nhiều thịt. Ngoài ra, nếu mua quen rồi bạn chỉ cần nhìn que càng của nó, nếu thấy mọng nước là cua xốp, không ngon. Cua ngon nhìn bên ngoài thấy lớp vỏ màu xám đục, yếm to.
 


Cách chọn ghẹ

Khác với cua, ghẹ có gạch màu hơi ngả vàng, các chân của ghẹ khi bóp chắc chứ không mềm. Còn ghẹ thịt thì khi bạn bấm tay vào sát phần yếm phía dưới ức, gần chân mái chèo nếu lõm là ghẹ óp. Nếu bạn ngại sờ vào ghẹ mà chỉ cần nhìn thì nên chọn ghẹ có yếm màu đỏ, chân ghẹ tươi sẽ co chứ không duỗi.

Cách chọn tôm

Tôm ngon thân phải săn chắc, vỏ còn cứng, màu trắng trong chứ không đục hay ngả sang đỏ, vàng. Phần đầu dính chặt vào thân, các càng vẫn còn nguyên, không có mùi tanh, ươn.

Theo VnExpress

Cách bảo quản hải sản tươi sống

Mùa hè là mùa của du lịch biển, khi có dịp đi nghỉ mát ai cũng muốn mua ít hải sản về làm quà, nhưng nhiều người đắn đo không biết bảo quản như thế nào để mang chúng về nhà mà vẫn tươi ngon…

hải sản tươi sống

Có rất nhiều cách để bạn mang về, nhưng mỗi loại lại có kiểu đóng gói và bảo quản khác nhau, ví như: tôm sú, ghẹ, mực tươi, ngao, sò, ốc hương, tu hài, hàu… thì ta đóng vào thùng sốp, cứ rải một lớp đá lạnh say nhỏ rồi lại rải một lớp tôm sú hay mực tươi… sau đó đậy nắp và băng kín cho lên xe, nếu cẩn thận thì bọc thêm một lớp nilon bên ngoài thùng xốp.  Còn ví như cua bể thì ta nẹp cuốn bẹ chuối tươi vòng phủ kín mai và bụng khoảng từ 2 đến 5 con một cho dễ xách, sau đó buộc chặt bẹ chuối và thỉnh thoảng vẩy ít nước vào và tránh để phơi nắng, cách này cua có thể sống cả tuần mà không bị hao thịt. Còn những loài cá biển như cá chim, cá thu, cá nụ v.v khi mua ta sẽ thuê sắt khúc từng khúc một rồi cho lên bếp than hoa nướng dở lên, sau đó đặt từng miếng cuốn vào giấy báo và đóng hộp.

Với những nhà hàng hải sản muốn giữ hải sản tươi sống thì phải có hệ thống bể nuôi có bình sục nước biển, thả vào đó và nuôi để chế biến món ăn khi khách yêu cầu. Nhưng không phải hệ thống bể nuôi là tất cả. Nếu để quá lâu thì hải sản sẽ bị gầy đi, thịt không còn béo, ăn sẽ nhạt thịt. Vì thế, tốt nhất ghẹ không nên để quá 3 ngày, cua và tôm hùm không nên quá một tuần. Tuy nhiên, nếu bạn mua về ăn hoặc làm quà là ghẹ thì cần chế biến ngay. Cua thì có thể giữ ẩm và để được trong vòng 1 tuần. Với tôm hùm thì cần thiết phải có nước biển để nuôi, nếu không tôm sẽ không thể sống lâu được quá 3 ngày khi để trong thùng xốp và đắp rong biển. Những loại như ngao, sò, ốc, hàu, tu hài… thì nên chọn những con vỏ khép chặt, chưa há miệng, vỉ đậy kín. Khi vận chuyển về nếu không có hệ thống bể nuôi ta cần hòa nước muối với độ mặn như nước biển và ngâm chúng vào đó. Khoảng 2 – 3 giờ lại đổ chúng ra và để vào chỗ râm mát. Sau đó lại lập lại quá trình như trên. Hoặc có thể cho chúng vào trữ lạnh có thể dùng được trong vòng 24 tiếng. Trữ đông có thể dùng được trong vòng 2 – 3 tháng. Tuy nhiên, món ăn tuyệt vời nhất khi được chế từ những loại hải sản còn tươi sống.”

Một vài kinh nghiệm trên sẽ rất hữu ích với bạn trong việc bảo quản hải sản trong mùa du lịch này. Chắc chắn những món ăn được chế biến từ hải sản tươi ngon sẽ làm bạn và những người thân yêu hài lòng./.

(St)

Cách kho cá biển không tanh, dậy mùi hấp dẫn
Khử mùi tanh của cá biển và canh cá cực hiệu nghiệm
Tác dụng của việc ăn cá biển
Các loại cá biển tốt cho sức khỏe
Tự làm bể cá nước mặn t���i nhà không hề khó