Cách chọn chó khôn cực chuẩn bằng kinh nghiệm dân gian

Cách chọn chó khôn cực chuẩn bằng kinh nghiệm dân gian. Chó - một động vật gần gũi với con người, cũng là bạn trung thành nhất. Chó khôn ngoan, lanh lẹ, nhẹ nhàng đôi lúc hung hăng khi gặp kẻ lạ, hiền lành quấn quít bên chân chủ.




CÁCH CHỌN CHÓ KHÔN BẰNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN

Một vài điều về loài chó

Ngay từ thời tiền sử, khi còn phải sống bằng phương thức săn bắn, hái lượm, sống trong hang động, lúc mới tìm ra lửa con người đã biết chế biến thức ăn đầu tiên bằng phương pháp nướng thịt thú rừng và sản phẩm thừa là xương động vật, đó là món khoái khẩu của chó rừng - một loài động vật có khứu giác rất phát triển, đó cũng chính là nguyên nhân khiến loài người và loài chó"tiếp cận" với nhau và cùng chung sống. Chó nhờ vào bản năng trời sinh rất thính tai, mũi ngửi có thể theo đó mà tìm ra được dấu vết đã ngữi, cũng như mắt nhìn vào ban đêm thấy rõ hơn con người và rất tỉnh ngủ, có trí thông minh và dễ huấn luyện nên con người đã sớm biết lợi dụng chó để bảo vệ và giúp đỡ cho mình. Chó lại là một giống vật có tình nghĩa nhất nếu so sánh với các con vật khác đã sống gần gũi với con người như trâu, bò, ngựa, heo v.v… đã có rất nhiều câu chuyện kể về các chú chó đã cứu chủ trong những cơn hiểm nghèo. Trong những trường hợp nguy hiểm, dù biết phải hy sinh tính mạng, chó không bao giờ bỏ chủ để thoát thân một mình, nó nhất định bảo vệ và phản công kẻ địch dù biết đó là loài dữ dằn hơn nó như beo, gấu, cọp v.v…

Và cho dù chủ có nghèo hèn, chó bị bửa đói bửa no vẫn không bao giờ tìm cao sang mà bỏ chủ. Chó thật xứng đáng với câu nói của người Tây phương “ Man’s best friend  - Bạn tốt nhất của con người “. Loài người thuần hóa và nuôi chó đầu tiên chỉ với mục đích săn bắn, bảo vệ… nhờ vào khả năng tinh ranh, nhanh nhẹn, hiếu động và trung thành của loài chó. Tiếp theo, là sự thuần hóa mèo và các loài gia cầm và chim khác, chúng không chỉ được dùng với mục đích cung cấp thực phẩm, mà cao hơn, đã trở thành những người bạn, là "thú cưng" của con người.

Khi xã hội phát triển, cùng với những tiến bộ vượt bậc về khoa học công nghệ, nhất là khoa học về di truyền và chọn, tạo giống, từ những loài thú, chim ban đầu, người ta đã tạo nên rất nhiều giống mới. Ngày nay, tập đoàn chim, thú cảnh vô cùng phong phú và đa dạng và việc nuôi chim thú cảnh trong nhà đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Bên cạnh tác dụng giải trí, người ta còn phát hiện ra việc nuôi chim thú cảnh còn nhiều tác dụng khác. Các nhà khoa học ở Anh cho biết, dạng ung thư máu có tên gọi non-Hodgkin's lymphoma - căn bệnh đã giết khoảng 9.000 người Anh mỗi năm, đang ngày càng gia tăng và được dự đoán sẽ phổ biến như ung thư vú hoặc ung thư phổi vào năm 2025. Khi nuôi một con vật cảnh sẽ làm giảm khả năng mắc ung thư máu đến 1/3 so với người bình thường. Những người thực hiện đề tài nghiên cứu tin rằng, vật cảnh giúp bảo vệ chủ nhân chống lại bệnh ung thư là do chúng thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động.

Những nghiên cứu trước khác cũng cho thấy, những trẻ em được chơi với chó mèo cũng ít phải nghỉ học vì ốm hơn bởi chúng kháng cự tốt hơn với các bệnh truyền nhiễm. Một vài công trình còn thậm chí phỏng đoán rằng các em bé đang chập chững biết đi lớn lên với chó và mèo xung quanh thì ít bị dị ứng hoặc hen suyễn những em khác.

Trong công trình mới nhất, nhóm nghiên cứu từ Đại học San Francisco và Đại học Standford ở California, Hoa Kỳ, đã nghiên cứu trên hơn 4.000 bệnh nhân để xem việc sở hữu một con vật ảnh có làm giảm nguy cơ bị ung thư  máu thể non-Hodgkin's lymphoma.

Kết quả cho thấy người nào nuôi chó hoặc mèo thì có ít hơn 30% nguy cơ mắc bệnh so với người không bao giờ nuôi động vật. Càng gắn bó với con vật lâu, người trong gia đình càng ít mắc bệnh hơn.

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng việc nuôi một chú mèo trong nhà sẽ giúp người chủ giảm được nguy cơ bị đau tim cũng như các bệnh tim mạch khác.

 Các chuyên gia trường đại học Minnesota, nghiên cứu trên 4.435 người ở độ tuổi 30 đến 75 cho thấy,  nguy cơ bị đau tim ở những người có nuôi mèo giảm được 40% so với những người không hoặc chưa bao giờ nuôi mèo, và nguy cơ tử vong từ các bệnh tim mạch khác giảm được 30%, do những chú mèo có thể giảm được nguy cơ stress, buồn chán của người chủ, do đó giảm được nguy cơ mắc bệnh tim. Việc trò chuyện với thú cưng giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn, đó là một phương pháp giúp chữa khỏi được stress, nhưng rất ít tốn kém.

Hiện nay, người ta đã nhân bản vô tính thành công nhiều chú chó thông minh trên thế giới.

Ở các nước công nghiệp phát triển, hình ảnh các nguyên thủ quốc gia, các ngôi sao điện ảnh, các nhà doanh nghiệp gắn bó với thứ cưng rất phổ biến,

 Thủ tướng Nga Putin nổi tiếng là người yêu động vật, đặc biệt là cô cún cưng Koni. Ông thường dẫn nó theo khắp nơi, thậm chí trong cả những buổi tiếp chính khách nước ngoài. Mới đây, Koni được gắn chiếc vòng cổ có thiết bị định vị toàn cầu giúp theo dõi mọi chuyển động của nó qua vệ tinh.
 Ông chủ tịch CLB chó cảnh Hoa kỳ  (AKC) nói: “Hầu hết các tổng thống của chúng ta đều nuôi chó trong Nhà Trắng. Trong những thời điểm khó khăn - như suy thoái
kinh tế hay khi bị áp lực cao - những con chó cưng sẽ trở thành bầu bạn, mang niềm vui đến cho các gia đình đệ nhất ”.

Tổng thống George Washington không chỉ là cha đẻ của nước Mỹ mà còn là cha đẻ của giống chó săn cáo của Mỹ. Ông đã lai giống chó săn Pháp với giống chó săn Anh, tạo thành giống chó săn của Mỹ (American Foxhound).

Con chó Fido tai rủ, lông xù đã sống với ông Lincoln tại Springfield, Illinois suốt 5 năm trước khi ông trở thành tổng thống Mỹ.

Tổng thống thứ 29 của nước Mỹ, Warren G. Harding ,không chỉ cho con chó sục yêu quý của ông một chỗ ngồi quan trọng trong các cuộc họp cấp cao mà còn tổ chức cho nó một sinh nhật linh đình tại Nhà Trắng và mời chó của hàng xóm tới thưởng thức bánh sinh nhật.

Tổng thống Coolidge và bà vợ Grace nuôi rất nhiều động vật trong Nhà Trắng. Ngoài 2 con chó giống coli màu trắng, Rob Roy và Prudence Prim, họ còn nuôi nhiều con chó khác, cùng với những con gấu trúc, một con lừa, một con linh miêu, những con chim hoàng yến, một con ngỗng và một con chim nhại.

Ngoài con chó Vua Tut béc-giê Đức, tổng thống thứ 31 của nước Mỹ Herbert Hoovercòn sở hữu 2 con chó sục cáo tên là Big Ben và Sonnie, một con tên là Weejie, một con chó săn sói Ai-len tên Patrick.

Fala, con chó sục Scotland của tổng thống Franklin Roosevelt, là một trong những chú chó nổi tiếng nhất nước Mỹ, từng xuất hiện trong một bộ phim và có hẳn một… thư ký báo chí riêng để trả lời thư người hâm mộ!

Tổng thống thứ 33 của nước Mỹ Harry S. Trumantừng nổi tiếng với một câu nói: “Bạn muốn một người bạn ở Washington? Hãy nuôi một con chó”. Nhưng ông lại không quan tâm lắm tới “những người bạn”, khi ông tặng lại con chó Feller - vốn là một món quà Giáng sinh năm 1947 - cho một bác sĩ của Nhà Trắng.

Các thành viên của gia đình Kennedy đều rất yêu quý chó, vì thế mà họ đã xây một khu vui chơi đặc biệt gần toà nhà Phía Tây cho bầy vật nuôi của gia đình. John F. Kennedy cũng là tổng thống đầu tiên cho đàn chó của ông chạy ra đón trực thăng tổng thống khi ông về Nhà Trắng.

Millie là con chó rất nổi tiếng thời Bush “cha” làm tổng thống. Cuốn tự truyện viết về con chó Millie của gia đình Bush “cha”, Millie's Book, do đệ nhất phu nhân Barbara Bush viết, thậm chí còn bán chạy hơn cuốn tự truyện của ông Bush “cha”.

Gia đình Clinton chỉ nhận nuôi chó 5 năm sau khi đắc cử - một con chó màu sô-cô-la - mà nhà Clinton đã đặt tên cho là Buddy. Không may, con chó bị tai nạn chết năm 2002.

Các siêu sao ở Hollywood, về khía cạnh nào đó cũng có những nhu cầu giống như những người bình thường khác: trồng cây cảnh, nuôi thú cưng... Đặc biệt, chuyện nuôi chó trở nên khá phổ biến, do điều kiện khá giả, việc nuôi chó của các siêu sao cũng khá khác lạ. Ngoài việc nuôi chó là mốt, thì cũng có sao gắn bó với thú cưng bởi tính nhân đạo. Chẳng hạn, diễn viên Penelope Cruz nuôi ba con chó đều là những con vô chủ, lang thang ngoài phố được cô mang về nhà cưu mang.

Đôi khi thú cưng còn nổi tiếng hơn cả thân chủ của mình. Chẳng hạn, con chó tên là Tinkerbell của Paris Hilton còn có website riêng. Thậm chí, sau khi có người truy cập vào trang web này, Tinkerbell còn được mời chụp ảnh riêng. Con chó của ca sĩ Mariah Carey, do tính đỏng đảnh của nó mà Carey phải tiêu tốn cả triệu USD (con chó này còn có cả vệ sĩ riêng!).

Ngoài việc được nuôi như những thú cưng, nhiều con chó còn được dùng vào  những công việc rất quan trọng khác, chẳng hạn, ở thành phố Basra miền Nam Iraq, có một khách sạn tên là “Franklin”, các phòng đều gắn máy điều hoà, mỗi ngày dọn phòng hai lần. Khách vào ở đây, ngoài việc có người phục vụ ra, còn được sử dụng các bãi chạy, bể bơi suốt ngày đêm. Có điều, khách hàng không phải là các du khách hay thương nhân, mà là những chú chó của quân đội Anh đang phục vụ trên chiến trường Iraq cùng những người lính chỉ huy chúng.
Tên gọi chính thức của khách sạn này là “Đội quân khuyển chi viện chiến trường”, được đặt trong khuôn viên sân bay Basra.

Hiện tại đây có 22 con, bao gồm các loại: chó tấn công làm nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ mục tiêu, chó trinh sát phát hiện mìn và cạm bẫy bằng cách đánh hơi... đội quân này, mỗi năm đã cứu sống hàng trăm người khỏi cái chết.
Điều đáng nói là, phần lớn chúng  là những con chó bị chủ nuôi ruồng rẫy ở Anh: có con bị chủ buộc dây vào cổ rồi mang thả, có con bị chủ cố tình bỏ lại trạm xăng khi dừng xe tiếp nhiên liệu, có con được phát hiện khi đã gần chết vì đói… do chủ không có khả năng nuôi dưỡng hoặc không muốn nuôi nữa.

Chỉ cần trả 5 bảng là quân đội Anh có thể nhận được 1 “tân binh” từ trại thu dung chó vô thừa nhận. Nhưng để biến nó trở thành một chiến binh thiện chiến là cả một quá trình huấn luyện kỳ công và khoa học, mất khoảng 20 ngàn bảng.
Đối với những chú quân khuyển này thì việc tuần tra, bảo vệ khu căn cứ quân Anh ở Basra là nhiệm vụ rất quan trọng. Tất cả quân khuyển đều được chọn lựa và huấn luyện từ khi 1 đến 3 tuổi và phải loại ngũ khi 8 - 9 tuổi. Nhưng điều bất hạnh là dù có lập công lao lớn đến đâu thì sau khi nghỉ hưu, những chú chó tấn công này cũng không được yên hưởng tuổi già.
Thường chúng bị giết chết bằng thuốc độc sau khi rời khỏi quân ngũ, do có thể gây nguy hiểm cho dân chúng. Trái lại, những chú chó trinh sát thì có thể sống hết đời với người HLV hoặc trong các trại chó.

Chiến sĩ Buster (springer spaniel) được tuyên dương công trạng vì đã phát hiện rất nhiều chất nổ có thể gây sát thương. Buster là con chó đánh hơi phát hiện được nhiều chất nổ chôn dấu nhất ở Iraq và đã được nhận huy chương Dickin Medal của quân đội Anh.

Ngày nay, ngoài các hình thức khủng bố theo kiểu cũ, các tổ chức khủng bố quốc tế còn có khả năng sử dụng những phương tiện hiện đại hơn như vũ khí sinh học, hóa học và cả bom bẩn. Để đối phó với những thủ đoạn tinh vi của bọn chúng, tại Mỹ người ta đã thành lập hẳn một trung tâm huấn luyện những chú chó giống đặc biệt để tham gia chống khủng bố.

Trong năm 2007, đã có đến 350 chú chó giống malinois của Bỉ và bécgiê (berger) của Đức, tham gia một chương trình huấn luyện kéo dài 6 tháng tại Trung tâm Huấn luyện chó chống khủng bố, đặt tại Căn cứ không quân Lackland ở thành phố San Antonio, bang Texas, Mỹ. Đây cũng là cơ sở duy nhất trên đất Mỹ huấn luyện chó nghiệp vụ cho các quân chủng hải, lục, không quân và thủy quân lục chiến Mỹ.
Những chú chó học viên ở đây được huấn luyện tuần tra, phát hiện chất nổ và các chất sinh hóa, sẵn sàng tấn công khi có lệnh, phòng thủ cho bản thân chúng hay bảo vệ người trông coi. Sau khóa huấn luyện, phần lớn chúng đều được chuyển đến nhiều căn cứ Mỹ trên khắp thế giới để thi hành nhiệm vụ.
Trong cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan hiện nay, Mỹ đã sử dụng chó được huấn luyện nghiệp vụ chống khủng bố tại Trung tâm Lackland để phát hiện bom, mìn, chất nổ.
Theo Thiếu tá Frank Schaddelee, người chỉ huy Đội huấn luyện 341, chuyên cung cấp và huấn luyện chó chống khủng bố tại Trung tâm Lackland, loại chó dùng phát hiện chất nổ và các chất khác không tham gia trực tiếp vào các trận đánh, chúng được dành để thi hành nhiệm vụ tại các hội nghị có sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia, kiểm tra các chuyến bay hay các địa điểm nghi vấn trở thành mục tiêu phá hoại  bởi bọn khủng bố.
Thông thường, độ chính xác trong khả năng phát hiện chất nổ và các chất phá hoại khác của chúng đạt đến 98%. Tùy vào nhiệm vụ và điều kiện khí hậu, môi trường, chúng có thể làm việc từ 12 đến 18 giờ mỗi ngày.
Phần lớn những con chó giống malinois và bécgiê được mua từ châu Âu. Bốn lần mỗi năm, các nhân viên ở Trung tâm Lackland vượt đại dương, tiếp cận hàng trăm con chó từ 12 đến 36 tháng tuổi và chọn mua khoảng 1/3 trong số đó.
Theo Thiếu tá Schaddelee, mỗi con chó trị giá  khoảng 3.100 USD, tuy nhiên sau khi huấn luyện xong, theo các nhà sinh vật học, loài chó sử dụng đến khứu giác nhiều như con người sử dụng thị giác. Điều này dễ hiểu vì trong lúc mũi người chỉ có từ 5 đến 15 triệu tế bào thụ cảm với mùi vị thì mũi loài chó, số tế bào thụ cảm loại này lên đến 125-250 triệu, tức là gấp 25 lần.
Theo Donald Perrine, bác sĩ thú y làm việc tại Trung tâm Lackland, ngoài ưu thế về số lượng tế bào thụ cảm kể trên, trung khu khứu giác trong não bộ của loài chó cũng lớn gấp 4 lần khu vực khứu giác ở não người. Nhờ vào những đặc tính hiếm có này mà loài chó có cái mũi nhạy đến nỗi có thể phát hiện ra những mùi nhẹ nhất mà mũi người không ghi nhận được.
Tại Trung tâm Lackland, chó còn được huấn luyện phát hiện mìn nhằm nâng cao và mở rộng kỹ năng phát hiện các loại vũ khí khủng bố.
Kể từ năm 1939, những "chiến binh" 4 chân này đã là cộng tác viên tích cực và trung thành của con người. Trong những cuộc chiến tranh có quân đội Mỹ tham dự gần đây, chúng tham gia vào việc cứu mạng sống của hơn 10.000 binh lính Mỹ.
Hiện nay, khi khả năng phát hiện vũ khí  sinh hóa của chúng đã trở nên thuần thục, sự góp phần hạn chế thiệt hại cho con người trước nạn khủng bố ngày càng tinh vi sẽ càng có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, về mặt nhân đạo, xem ra con người đối xử với chúng không tương xứng với những gì mà chúng đã  đóng góp. Từ nhiều thập niên qua, những chú chó tham gia đội quân "điều tra" già nua (từ 10 tuổi trở lên) đều bị áp dụng kỹ thuật “cái chết không đau”, sau khi chúng không còn làm lợi cho con người.
Mãi đến năm 2002, mới có những ứng xử “văn minh” hơn được dành cho chúng, đó là việc ban hành đạo luật cho phép những "chú" già nua được các cơ quan bảo vệ pháp luật, những người trông coi hay bất cứ ai có khả năng chăm sóc, được phép đưa chúng về nuôi để chúng có được những ngày cuối đời yên ấm.

  Cách chọn mua chó khôn

Khi mua chó, để chọn được giống chó tốt, quan trọng là phải biết rõ nguồn gốc của chúng: chó bố, chó mẹ. Tốt nhất là mua chó của các trung tâm chó lớn, có hồ sơ, lý lịch rõ ràng. Ngoài ra, có thể dùng kinh nghiệm trong dân gian để chọn chó (chủ yếu qua ngoại hình của nó), xin nêu một số king nghiệm cụ thể như sau:

- "Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt": có nghĩa là chó mà có đốm ở trên đầu thì tốt nên để nuôi, còn chó mà có đốm ở đuôi thì không tốt.
- "Bỏ đuôi bên trái thì nuôi, bỏ đuôi bên phải thì thịt": khi chó đang ở trong trạng thái tự nhiên, đuôi sẽ nghiêng về bên trái là tốt.
-"Nhất một, nhì chín":  chó mẹ chỉ đẻ có một con thì con chó con đó rất quý, bởi lẽ chó mỗi lần sinh ra năm bảy con là chuyện bình thường.

-"Bạch cẩu hoàng đầu thân bối nguyệt", là loại chó toàn thân màu trắng, đầu vàng, trên lưng có dấu ấn như hình mặt trăng tròn, thường có mắt và mũi màu hồng, đỏ hoặc nâu, ấn tròn phải nằm ở chính giữa lưng, gốc đuôi phải có thêm một cái ấn nữa. Chó này còn có tên là "vương cẩu" hoặc "thần cẩu", theo kinh nghiệm dân gian, nuôi chó này thì chủ nhân sẽ thăng quan tiến chức rất nhanh, tiền tài tấn phát.
-" Bối kiếm cẩu", trên lưng của chó, lông mọc xuôi từ đầu cho đến đuôi, tạo ra hình tượng một cây kiếm nằm dọc theo lưng chó, thường thì cán kiếm nằm ở phía cổ và lưỡi kiếm nằm phía đuôi, cũng có khi cây kiếm nằm trong tư thế ngược lại. Loại chó này tạo cho chủ nhà có uy quyền sinh sát. Đây là loại "đệ nhị cẩu tướng".
- Bạch cẩu là chó toàn thân trắng như tuyết (chứ không phải là màu trắng thường) nên rất đẹp. Loại này rất hiếm, nên được xếp hạng "đệ tam cẩu tướng". Lý do được xếp hàng thứ ba vì người nuôi con chó này ắt hẳn trong gia đình phải có người rất xinh đẹp, nếu không thì cũng sắp sửa có con, cháu rất xinh xắn sắp chào đời, nếu là phái nữ thì giống như "tiên giáng trần".
-"Hoàng cẩu" là chó toàn thân đều màu vàng, không có những vết hoặc đốm màu khác pha trộn, tương đối dễ gặp hơn các giống khác. Tuy nó phò giúp cho chủ kém hơn, nhưng vẫn được xếp vào loại chó có tướng tốt.
-"Tứ quý cẩu": là ở mỗi chân, mọc thêm một ngón đặc biệt, được gọi là "huyền đề" (có nơi gọi là đeo, là một loại như ngón chân thừa), cả bốn chân đều phải có như vậy mới được xem là "tứ quý". Con này được xếp hạng đệ ngũ cẩu tướng.
-"Lưỡng câu cẩu", chỉ có hai đeo, thông thường thì ở hai chân sau hoặc hai chân trước.
- "Lục hợp cẩu", có hai đeo ở mỗi chân sau và một đeo ở mỗi chân trước, tổng cộng là sáu đeo.
- "Bát long cẩu" là mỗi chân có hai đeo, tổng cộng được tám cái. Con này được xếp hạng "đệ tứ cẩu tướng".
Trong tất cả các loại đeo nói trên thì tốt nhất là Bát long, kế đến là Tứ quý, sau nữa là Lục hợp và cuối cùng là Lưỡng câu. Theo dân gian, nếu nuôi các chó này, gia chủ nhất định sẽ phát phú quý rất nhanh.
Ngoài ra chó cũng còn có các tướng khác như sau:
-"Tử mị cẩu": khi ngủ chó nằm ngửa ra trong tư thế như bị chết, bốn chân và thân mình xoải dài ra, ngực như ngừng thở.
-"Lân hành cẩu" khi bước đi cả thân mình con chó đều lắc qua, lắc lại như con kỳ lân và từng bước chân cũng uốn éo khi đặt xuống đất, loại này lông phải dài nên khi đi mới có điệu bộ giống con kỳ lân. Đây là chó được xếp hạng "đệ lục" trong tướng pháp của chó.
-"Hổ bộ cẩu" bốn chân khi đi rất khoan thai, nhưng chắc chắn, mỗi bước chân đặt xuống đất thì các xương cốt trên phần thân thể đều lộ ra.
-"Hắc cẩu" còn gọi là chó mực, toàn thân đều đen tuyền, dân gian cho rằng loại chó này mắt thấy được ma, và ma quái rất kỵ loại chó này.

-"Hắc Bạch tứ mục cẩu" là loại chó toàn thân lông trắng hoặc toàn thân lông đen, trên hai mắt lại có lông xoáy lại trông giống như hai con mắt nữa, vì cái xoáy cùng màu lông nên khó nhận ra, phải nhìn kỹ mới thấy được.

- Hắc cẩu tứ mục: là giống chó màu đen nhưng không đen tuyền, bốn chân và bụng là màu vàng, có hai đốm vàng trên mắt, trông như bốn mắt. Đây là giống chó rất dữ dằn, người ta thường nuôi để giữ gìn những doanh trại, công ty, loại chó này nếu nuôi một lúc vài ba con thì khi tấn công địch thủ, chúng đều hợp lực tấn công cùng một lúc từ các phía khác nhau vì có tính đồng đội cao.
-"Hắc cẩu tứ bạch": cũng là giống chó đen, nhưng dưới bụng và bốn chân đều trắng, như mang tất ở chân, loại chó này cũng mang đến sự giàu sang cho gia chủ.
-"Tam nhãn cẩu" là một loại chó có nhiều màu khác nhau, có khi là trắng, đen, vàng hoặc nhiều màu. Đăc biệt, trên đầu, giữa hai mắt có một đốm nhỏ, gọi là con mắt thứ ba. Đây là giống chó có biệt tài, tự nó biết trước có chuyện gì sẽ xảy ra trong đêm, vì vậy khi nuôi loại này, ban đêm nếu thấy nó có cái vẽ lo lắng, bồn chồn hoặc rên rỉ, ắt là có chuyện trộm cướp, hay tai họa sắp đến với gia chủ. Có những con rất khôn, vì biết trước chủ gặp tai nạn nên nó tìm cách ngăn cản như cắn ống quần lôi chân lại không cho đi, hoặc sủa lên, hoặc tìm những cách khác, cố làm cho chủ để ý đến. Vì vậy người nuôi cần phải lưu ý và đoán ý định của nó muốn nói gì với mình.
Ngoài ra chó cũng là một loài vật mà tự nó rất giỏi về thuật phong thủy, nghiều người cho rằng, nên phải tặng cho chó cái biệt hiệu là phong thủy sư (Master of feng-shui): chỗ chó thường nằm bao giời cũng là những vị trí đắc địa nhất trong khu nhà. Nếu quan sát chó, trước khi nằm xuống trên mặt đất, chó luôn luôn cúi xuống khoảnh đất và đảo ít nhất là một vòng, chỗ lạ thì nhiều vòng hơn, nếu gặp chỗ xấu thì tuyệt đối chó không bao giờ nằm xuống.


Qua sự tiếp cận với loài chó, chúng ta thường nghe nói những câu truyền khẩu: “Lanh như chó, khôn như chó, hung như chó, ăn hỗn như chó ..v..v…

Đa số chúng ta rất thích nuôi chó để giữ nhà trông coi gia súc. Do vậy, chó thường được nuôi nhiều nhất ở nông thôn, thành thị nuôi ít hơn. Chồn hoặc mèo hoang rình rập bắt gia cầm ban đêm, hoặc kẻ gian lẻn vào nhà cửa ban ngày khi vắng chủ, ban đêm chủ nhà say nồng trong giấc ngủ, bị chó đánh hơi phát hiện kẻ gian, sủa lên "gâu gâu" để báo động. Tiếng sủa mỗi lúc mỗi hăng say và dồn dập cố ý cho chủ thức giấc tằng hắng hoặc lên tiếng để kẻ gian lẫn tránh vì biết có người thức giấc. Một phần chủ "xịt" cho chó hăng lên tiến vào kẻ gian, để kẻ gian chùn chân lẫn trốn. Khi kẻ gian đi khuất, chó thu mình nằm im thiêm thiếp ngủ, nhưng lúc nào cũng canh giữ cẩn mật. Chó đánh hơi rất tài tình, tai rất thính mỗi khi lắng nghe động tỉnh nơi nào đó phát ra, hai mắt nhìn chăm chú rồi chó vội vàng đứng dậy và tiến tới.

Ở quê nhà chúng ta, khi cần nuôi chó chỉ cần xin những nhà trong xóm có chó con, thường thì xin trước khi chó chưa đẻ, biết trước chó *** khôn ngoan lanh lợi càng tốt. Đặc biệt lựa chó nuôi rất phức tạp, quen thân chủ mới cho lựa chó tốt để mà nuôi.

Theo kinh nghiệm của những người lớn tuổi để lựa chó như sau:

Mắt: to, phía trên hai chân mày, điểm đậm màu hơn lông "gọi là chó bốn mắt", ở quê nhà Ninh Hòa của chúng ta thường kêu.
Tai: vểnh "thẳng" rất tốt khi lắng nghe
Lưỡi: phải có bớt đen
Chân: bốn chân trước sau đều có “móng đeo”. Nếu móng đeo 2 cái cùng lúc một trong 4 chân càng tốt. Đó là chó rất khôn.
Đuôi: chóp đuôi cong về phía phải
Mổng chó: không có bớt "chỉ có một màu" là chó không ăn hỗn.

Ngày đầu tiên chúng ta đem chó về nuôi, vì xa *** nhớ vú phần vì thiếu hơi ấm của chó ***, chó con không tài nào ngủ được Khi đêm xuống, kêu la "gâu gâu, ẳng ẳng" cả đêm, làm cho cả nhà cũng mất ngủ. Khoảng vài ba đêm chó con quen dần với cảnh sống mới, thích gần gũi với người mới hết kêu la. Chừng 1 năm tuổi trở lại, chó con nghịch phá ưa cắn xé quần áo, giầy dép tha đi chỗ này, rồi bỏ chỗ kia.

Chúng ta huấn luyện dạy dỗ chó khi còn nhỏ, chó rất khôn hiểu ý chủ và các thành viên sống trong nhà kể cả những con vật khác cùng nuôi chung, đôi lúc cũng hăng lên rượt gà vịt chạy tứ tung. Chó rất thích đùa giỡn, tung nhảy lên cao hoặc chạy nhảy cùng chủ nó, khi ta cần thảy một vật ra xa, chó phóng theo thật nhanh ngậm chặt vật đó vào mồm mang về cho chủ.

Chó rất ghét những con mèo hoang, hể thấy mèo hoặc nghe tiếng mèo kêu bằng mọi cách chó phải rượt bắt mèo cho được. Khi dí mèo vào đường cùng, chó cắn thật chặt rảy qua rảy lại. Những con mèo xấu số khi bị chó bắt thì chỉ có chết mà thôi. Còn nói về chó rình bắt chuột, thật là vui, năm khi mười họa chó mới chụp trúng một con cũng giống như chuyện chó táp nhầm ruồi. Khi bị chó tha, chuột được bỏ xuống chó đùa giỡn nhảy cà tưng, cà tưng theo xung quanh con chuột. Chuột nhỏ và lanh hơn giả nằm lừ đừ, bất thình lình chuột phóng vào đống củi hoặc đóng than chất quanh bếp trốn mất. Khi chó không thể bắt lại miếng mồi được, tức tối kêu la rít lên từng tiếng, chân bước tới bước lui lăng xăng nhảy vào đống củi, kê mũi hít khịt khịt lia lịa. Không tài nào bắt chuột lại được, chó đành bỏ đi.

Chó cũng phân chia lãnh địa theo từng vùng trong xóm, bất khả xâm phạm. Chó đầu đàng phải to, khỏe mạnh, cắn và đánh bại những con chó trong xóm, nên chiếm vị trí hàng đầu. Cứ mỗi lần gặp chó khác xóm, hoặc chó lạ xâm phạm lãnh địa, con chó nào trong xóm thấy trước thì sủa "gâu gâu". Tiếng sủa báo động những chó khác trong xóm chạy ra tập trung để hùa cắn chó lạ. Chó đầu đàng lanh lẹ và tấn công trước, chó lạ sợ bị bao vây thủ thế sát hàng rào, nằm trên hai cẳng sau, hai chân trước đứng thủ thế, nhe răng gầm gừ tìm cách phản công nhưng trong sự cố gắng tìm cách thoát thân không khỏi bị thương, có khi bị cắn trúng chân nên què, cụp đuôi chạy cà nhắc bằng 3 chân. Sau trận chiến, chó lạ không bao giờ dám bén mảng đến nữa.

Những vết thương của chó, nằm trong vòng liếm của lưỡi thì mau lành, vậy nên tục ngữ có câu "chó liền da, gà liền xương”. Chó khôn ngoan đánh hơi rất tài tình, quen hơi của tất cả những thành viên trong gia đình. Một thành viên nào đó đi làm ăn xa, dù xa nhà một ngày, tháng hoặc năm, khi trở về còn ở đầu ngõ, chó đã đánh hơi từ xa, tai rất thính, biết được người quen. Động tác đầu tiên của chó là mắt ngó về phía đầu ngõ đuôi ngoắt qua ngoắt lại sát mặt đất khi chó đang ngồi với hai chân trước thẳng đứng. Bỗng bật dậy chạy từ nhà trên xuống nhà dưới, chó báo động cho người nhà biết, rồi phóng ra khỏi ngõ miệng rít lên từng tiếng khi gặp người thân, mừng rỡ vẫy đuôi lia lịa, sau cùng đến gần nhảy bổ lên người chủ chụp lấy kêu từng hồi dài, lè lưỡi liếm chủ của mình, người chủ đáp lại bằng cách ôm vuốt đầu vỗ lưng vài cái, xong chó trút xuống đi quấn quít bên chủ về đến nhà; đó là điều trung thành tuyệt vời của loài chó.

Những ngày giáp Tết, chó rất sợ pháo khi nghe tiếng pháo nổ, chỉ trốn trong nhà không dám chạy rong. Nhất là đêm giao thừa trời tối đen như mực, tiếng pháo nổ xé trời đón Xuân mỗi lúc một nhiều, chó trông thấy ánh sáng và tiếng nổ rất sợ. Chó thường trốn dưới gầm giường, đợi khi im tiếng pháo chó mới chui ra. Tiếng chó tru trong đêm thanh vắng nghe thánh thót và lạnh người, tiếng sủa "gâu gâu" kéo dài vô tận, dứt từng đợt rồi tru tiếp một, hai hay ba lần, tru liên tục. Khi chó tru không tiến tới mà chỉ bước thụt lùi mà thôi, nên ở xóm Rượu tôi thường nghe nói "chó tru là chó gặp ma" hoặc câu:"sủa ma lùi xuống, sủa người tiến lên".

Một đặc điểm của loài chó là khi muốn ói mữa, chó chỉ cắn nuốt vài lá cỏ xước, sau đó ói ra lẫn lộn với thức ăn, rồi khỏe mạnh vui đùa chạy nhảy cùng với chủ.

Cách chọn 1 chú cún – Vài lưu ý khi mang về nhà

Chó một động vật gần gũi với con người, cũng là bạn trung thành nhất. Chó khôn ngoan, lanh lẹ, nhẹ nhàng đôi lúc hung hăng khi gặp người lạ, hiền lành quấn quít bên chân bạn.

Bạn là một người yêu những chú cún con dễ thương và hiền lành, nhưng lại chẳng biết làm cách nào để chọn được 1 pé theo ý và hoàn cảnh gia đình. Theo kinh nghiệm ông cha ta để lại và của những nhà nuôi chó giống hiện nay có một vài lưu ý đặc điểm sau có thể giúp bạn.

Đặc điểm 1 chú chó để đánh giá chó của bạn:

Mắt: To, phía trên hai chân mày, điểm đậm màu hơn lông “gọi là chó bốn mắt”

Tai: vểnh “thẳng” rất tốt khi lắng nghe.

Lưỡi: có đốm đen ( chó Phú Quốc thường lưỡi sẽ có đốm)

Chân: bốn chân trước sau đều có “móng đeo”. Nếu móng đeo 2 cái cùng lúc một trong 4 chân càng tốt. Đó là chó rất khôn.

Đuôi: chóp đuôi cong về phía phải

( Đây là một số đăc điểm tổng hợp từ xa xưa để nhận xét 1 chú chó có tố chất khôn, ngoan)

Để có thêm nguồn thông tin kiến thức về cách chọn 1 chú cho bạn có thể tham khảo thêm bộ đĩa của nhà tâm lý động vật Cesar Millan Mastering Leadership Serie, những phần sau Webkheotay sẽ share cho các bạn bộ đĩa này!

Vài lưu ý từ những người nuôi cho giống khi mới bặt đầu mang cho về nhà:

- Những ngày đầu tiên mang về cún con rất hay kêu la, hay thậm chí là hú đối với chó tầm 4-5 tháng. Vì chó nhớ hơi chó mẹ, và nhớ nguồn cung cấp sữa của chó mẹ, bản năng chó con hay ngậm vú chó mẹ mặc dù chó mẹ đã ngừng cấp sữa. Bạn cần nên lấy một tấm vãi mà chó mẹ hay nằm mang về để giữ mùi cho chó con quen. Đặc điểm của các giống chó là xuất xứ từ chó sói hoang dã từ thời xa xưa, chó hú khi trăng tròn, khi giao tiếp với đồng loại, đây là đặc tính , và khi con người thuần hóa đã được loại bỏ, nhưng một số cá thể vẫn còn lưu giữ, vì vậy nếu như bạn thấy chó của bạn hú, đừng lo sợ và e ngại, đó là bản tính, không phải như lời đồn đại không tốt là điềm sau các bạn nha. Sau khoảng 3 -4 ngày gần người cún sẽ hết kêu. Chó con gần khoảng 1 tuổi sẽ hay cắn xé , vì vậy bạn nên mua những đồ chơi bằng cao su hoặc những khúc xương ống để chó ngặm.

- Khi mang cún về bạn lưu ý rằng phải cho bé biết bạn là chủ của bé, luôn thể bạn là tấm gương cho bé làm theo. Cún con có thể huấn luyện kể từ 2 tháng tuổi từ nhữn bài huấn luyện cơ bản nhất, như gọi tên , kêu lại, đi vệ sinh đúng chỗ, không sủa bậy,… Bởi là chó con nên chúng rất cần vận động , nên ít nhất bạn dành ra từ 1,5-2 giờ để chơi cùng chúng, tạo liên kết giữa bạn và chúng. sử dụng những đồ chơi hay thức ăn huấn luyện để tập cho bé những bài thói quen tốt, và khi bé không ngoan thì bạn cũng sẽ không khen và thưởng cho bé nha.

- Chó và mèo là 2 động vật không phải lúc nào cũng ở gần nhau được, phải nói là túy vào các cá thể, vì vậy khi mang cún về nếu nhà bạn có nuôi mèo, thì tốt nhất hãy để bé cún làm quen dần với bé mèo nha. Một lưu ý cho bạn là ko nên quát mắng các bé cún nha, có những ngôn ngữ cún sẽ không hiểu được bạn đâu, vì vậy nếu yêu thương cún bạn đừng la quát các bé, hãy cho các bé biết những lúc các bé sai bằng cách bắt bé làm một việc mà không được nhận phần thưởng.

- Cún là động vật sống theo bầy đàn, vì vậy bạn phải cho các bé biết bạn là chủ của các bé, để có thể cho các bé vào kỷ luật để không gây phiền đến ông bà cha mẹ, hay hàng xóm, có những hàng xóm khó tính lắm đó nha!

- Khi mua các bé về các bạn cần hỏi chủ nuôi các bé thường cho các bé ăn gì, và đặc biệt lưu ý các bé có được tiêm phòng những bệnh thường gặp hay không? và đã được xổ lãi chưa?

- Thời điểm đầu tiên mang bé vào nhà, bạn nên, bước vào nhà trước các bé, đừng để các bé bước vào nhà trước, bạn sẽ hiểu rõ hơn khi bạn xem qua tài liệu mình cung cấp bên trên.

Có rất nhiều các bé cún khác nhau của nhiều giống khác nhau, mõi dòn có 1 cá tính đặc điểm khác nhau, vì vậy khi ban là người yêu thú cưng bạn nên dành thời gian chơi đùa để hiểu tính cách của các bé, mới đem các bé về trong khoảng tuần đầu các bạn không nên ôm ấp các bé quá nhiều, không được tấm cho các bé, không được cho các bé ăn quá nhiều, mới đem về nhà chỉ nên cho uống nước hoặc nước đường.

Bên trên là những lưu ý và đặc điểm để các bạn lựa chọn và chăm sóc các bé lúc mới mang về, mong các bạn sẽ có được một bé cún dễ thương và hết lòng yêu thương các bé, thú cưng không phải là món đồ chơi các bạn nha, các bé là một sinh vật sống và có tình cãm dành tình yêu thương thật nhiều bạn sẽ nhận lại được sự quan tâm của các bé.


Nói tóm lại, chó là một động vật rất gần gũi với con người, khôn ngoan dễ dạy và rất trung thành.

CÁCH THUẦN HOÁ VÀ NUÔI DƯỠNG CHÓ KIỂNG

Chó được chọn làm kiểng tất nhiên phải là loại chó quí hiếm, do ở bản chất đặc biệt của giống dòng. Có giống chó lớn như con Danois, Doberman, Berger, Boxer... nhưng cũng có giống nhỏ như con Chihuahua, Chó Bắc Kinh, Tee Shu, Pinscher... lại mỗi con, mỗi tính, mỗi nết, nên đòi hỏi mỗi cách săn sóc khác nhau.

Do đó, tuỳ theo sở thích, tuỳ theo hoàn cảnh cho phép mà người chọn nuôi giống chó này, kẻ lại chọn nuôi giống chó khác. Có người nuôi chơi một vài con làm giống, nhưng cũng có người nuôi để sinh sản hầu kinh doanh nên phải nuôi số nhiều.

Nhưng, dù nuôi ít hay nuôi nhiều, nuôi tài tử hay nuôi chuyên nghiệp thì việc THẦN HOÁ và NUÔI DƯỠNG CHÓ KIỂNG LÀ việc ai cũng phải quan tâm. Vì rằng, chắc chắn không ai muốn nuôi một con chó '' phản chủ '' trong nhà, cũng không ai lại muốn nuôi một con chó có những nết xấu xa, những thói tật mà mình không tài nào sửa đổi nổi.

Vì vậy, có những vấn đề tuy nhỏ liên quan đến con chó nuôi trong nhà, ta cũng phải chú ý quan tâm:

CÁCH CHỌN MỘT CON CHÓ TỐT

Một con chó tốt là con chó hợp với ý thích của mình từ giống dòng, từ vóc dáng, từ sắc lông, từ tuổi tác, từ tính nết... Nhưng, giống dòng có thể biết, vóc dáng sắc lông thì đã sờ sờ trước mắt, tuổi tác cũng có cách để kiểm chứng, nhưng tính nết con vật thì đâu có biểu lộ hết ra ngoài? Nên coi đó là một sự chọn lựa hên xui may rủi chăng?

Người xưa, muốn chọn chó mà nuôi, người ta phải xem tướng chó , con nào mặt mày tươi rói, sắc lông mượt mà, lanh chai thì mới được chọn nuôi. Còn con nào lầm lì '' như chó ăn vụng bột '', hoặc đểnh đoảng '' nhu chó sủa ma '' thì có cho các cụ cũng chẳng thèm.

Cách coi tướng chó của người xưa, nay có người tin, những cũng có người không tin, nhưng, dù sao thì chúng ta cũng phải bước những bước sau đây.

A. CHỌN CHÓ NHỎ MÀ NUÔI: nếu đó là con chó mới lẻ bầy, tháng rưỡi tuổi thì không nói làm gì. Nhưng nếu là chó lớn thì ta phải chọn chó còn tơ, như vậy mới bỏ công nuôi dạy. Vì ai cũng biết, đời sống của chó rất ngắn nhủi, trung bình độ mười năm. Sau cái tuổi đó, nếu có '' thọ '' hơn năm ba năm nữa, thì chó cũng đã già rồi, đâu còn giúp ích gì cho ta được. Hơn nữa, chó đã già thì làm kiểng cũng không còn hấp dẫn được ai!

Muốn biết tuổi chó, nhìn tướng có thể lầm, vì con chó mập mạp khoẻ mạnh có thể '' trẻ '' hơn trước tuổi. Vậy, tốt hơn hết là coi răng của chó, cũng như người ta coi răng bò để đoán tuổi bò vậy.

Được biết:

_ Chó một tháng tuổi đã mọc răng sữa. Vì vậy, người ta phải cắt bớt răng để chó khỏi day ** mẹ, khiến chó mẹ bị đau mà trốn tránh không cho con **.
_ Đến sáu tháng tuổi thì lớp răng sữa đó đều rụng hết, và mọc nên răng mới. Đây là loại '' răng thật '', còn gọi là răng vĩnh viễn, vì hiện diện cho đến thời già nua của chó.
_ Chó một năn tuổi, nhìn răng thì thấy ở giữa mặt răng cộm u lên, chứng tỏ chưa bị bào mòn.
_ Chó hai năm tuổi thì mấy cái răng giữa của hàm dưới đã bị bào mòn bằng mặt, chứ không cộm u như trước nữa.
_ Chó ba năm tuổi thì bốn răng cửa hàm dưới cũng mòn bằng mặt.
_ Chó bốn năm tuổi thì bốn răng cửa hàm dưới cũng mòn bằng mặt.
_ Chó bảy năm tuổi trở nên thì lông chung quanh mõm, rồi đến lông mặt bạc trắng ra, y như người già bạc râu vậy.
_ Chó già nhìn qua biết ngay: lù đù, kém lanh lợi, thụ động, thích nằm một chỗ.

Khi chọn một con chó tơ ưng ý rồi, ta còn phải để tâm đến việc chọn dáng vóc của nó nữa.

B: CHỌN CHÓ ĐỰC: Muốn có một con chó đực tốt, ta phải chọn những con khoẻ mạnh, không bệnh tật, cao lớn, ngực nở vai rộng, bộ chân cao ráo, cứng cáp, mặt phải sáng láng tỏ rõ sự thông minh. Ngoài ra, cũng phải quan sát bộ sinh dục của chó xem có bị bệnh tật gì không, tinh hoàn đầy đủ không.

C: CHỌN CHÓ CÁI: Thường thì vóc dáng chó cái nhỏ hơn chó đực ( tất nhiên là so sánh các con cùng dòng giống với nhau ), nhưng với chó cái vóc dáng quá nhỏ ta nên loại ra. Nuôi chó cái dù làm kiểng, nhưng cũng để sinh sản, do đó nên chọn những con chó cái có thân hình to lớn, hông rộng để sau sinh con được dễ dàng. Ngoài ra, ta còn phải quan sát số ** của chó ra sao. ** phải đều, không dị tật, núm lớn và ít nhất phải có tám cái đủ tiêu chuẩn. Loài gì cũng vậy, con cái mà ** lép, hay bị dị tật gì khác, thì dù có khả năng nuôi con giỏi, thì lứa con cũng không được thành công như ý.

Khi đã chọn được cho mình một con chó nhỏ hay chó tơ theo đúng tiêu chuẩn thì đã là một sự đáng hài lòng rồi. Đát chó về nhà, tất nhiên ta phải lo đi những bước mới.

ĐẶT TÊN CHO CHÓ

Với con chó đã có tên sẵn khi mới mua về thì không nói làm gì, nhưng với chó con, hoặc chó mà mình không biết tên, thì mình nên đặt tên mới cho nó.

Tên chó không nên đặt dài dòng, chỉ một hay hai chữ mà thôi. Như vậy, vừa dễ gọi và chó lại dễ nhớ. Người ta bảo '' ngu như chó '' cũng có phần đúng, vì con chó vốn có tính hay quên, khi dạy điều gì ta phải chịu khó lập đi lập lại nhiều lần thì mới nhập tâm được.

Ta vốn biết con chó có tính hư ăn ( Thành ngữ có câu: '' Hư ăn như chó '' mà ) cho nên hễ nơi nào động dao động thớt, động chén động thìa là con chó chạy theo ngay. Vậy, hễ một lần cho ăn là ta gọi to tên nó, tất nhiên nó sẽ chạy đến.

Đây cũng là giai đoạn đầu để mình và con vật làm quen, nên thỉnh thoảng ta lấy tay vỗ nhẹ nhàng nên đầu nó, vừa vỗ vừa gọi tên. Nếu cần thì vuốt ve thân mính nó, nếu là chó kiểng nhỏ thì bồng ẵm nó lên ra vẻ chiều chuộng thương yêu... Tất nhiên, con chó lạ sẽ có cảm tình ngay với người chủ mới.

Biểu lộ tình cảm thương yêu, không chỉ ở sự vuốt ve con vật mà là còn phải cho ăn uống no nê, ngon miệng. Vốn là giống '' tham ăn như chó '' nên từ đó về sau hễ gặp chủ là nó vẫy đuôi, đó là cách ve vãn, nịnh nọt để xin ăn chứ không có gì khác.

TÌM HIỂU TÍNH NẾT CỦA CHÓ

Có hiểu được tính nết của chó ra sao thì ta mới dễ dàng dạy dỗ được. Chẳng hạn chó tham ăn thì ta dùng mồi để dụ. Với chó dữ dằn lì lợm thì đành phải '' người roi, voi búa '', dùng hình phạt nặng nó mới chịu nghe.

Cũng như với con chó thông minh ta dạy khác, còn chó... '' ngu như chó '' thì dạy cách khác... Vì vậy, việc tìm hiểu bản tính của chó là việc lên làm.
Muốn được vậy, ta càng phải gây sự thân thiện hơn với chó.

Một khi con chó đã thực sự thân thiện với người chủ mới, và đã quen thuộc với hoàn cảnh mới, nếp sống mới, thì nó tự biểu lộ bản năng thực sự của nó ra:

_ Nếu tính lười biếng thì cả ngày nó cứ chúi đầu vào góc kẹt nào đó trong
nhà mà ngủ.

_ Nếu biết giữ nhà, thì dù ngủ, chó cũng nằm ngay cửa ra vào, chứ không đi đâu xa.

_ Nếu biết săn mồi, săn thú thì gặp chuột ở đâu nó theo vồ đến đó. Hoặc cả ngày cứ vẩn vơ ở bên sóng chén, tủ thức ăn, nơi chứa than củi... vốn là nơi chuột bọ tới lui...

_ Khi gặp khách lạ vào nhà, chó dữ hay hiền ta biết rõ ngay...
Tìm hiểu được bản tính của chó ra sao rồi, thì ta mới dễ dàng dạy dỗ nó được.

Nhưng, phải dạy dỗ bằng cáh nào?

Có người khuyen ta cứ dùng lời lẽ ôn tồn, dùng sự vuốt ve để phủ dụ, dần dần con chó sẽ nghe lời, sẽ ngoan ngoãn vâng theo lời chỉ bảo của ta.
Nhưng, có người lại cho rằng, phải dùng roi vọt để dạy thì mới có kết quả tốt. Chó tuy dữ nhưng lại sợ đòn, chỉ '' nhá '' roi lên là nó đã cụp tai khiếp vía. Đó là phương pháp của những người dạy thú dữ cọp, beo của các đoàn xiếc, với cây roi điện cầm tay.

Có người lại cho rằng, với chó chỉ cần lời nói nghiêm nghị, lệnh truyền phải chính xác, gắt gao thì nó cũng đủ sợ rồi. Cây roi nếu cần chỉ coi là vật hù doạ, chứ không nên đánh đập. Vì lỡ '' chó chạy cùng đường '' thì lại phản tác dụng. Khi quá sợ, thì chó sẽ nổi điên...

Có điều ta nen nhớ rằng với tình thương yêu sẵn có ta sẽ dễ dàng cảm hoá được con vật, dù đó là chó, vốn nổi tiếng ngu si và dữ tợn. Ta cũng thừa biết, đã là chó thì tất nhiên chúng có nhiều nết xấu: sủa bậy, cắn càn, ăn vụng... Nếu không vướng tật này thì nó cũng vướng phải nết kia. Nhưng dù sao cũng phải biết rõ đúng bệnh để trị, biết đúng chứng để uốn nắn thì công việc dạy dỗ mới dễ dàng và chóng có kết quả như ý hơn. Hơn nữa, với chó kiểng, con chó luôn sống gần với mình, nếu khôn ngoan hơn, giỏi giang hơn, tất nhiên chúng trở nên con vật giá trị hơn.

DẠY NGỦ ĐÚNG CHỖ

Khi mua con chó về nhà, việc trước tiên là ta tìm cho nó một chỗ ngủ nhất định. Chỗ ngủ của chó tất nhiên là chỗ khuất nhưng thoáng khí, hợp vệ sinh, như gầm bàn, gầm càu thang... Nơi đây ta để cho chó một cái hộp bằng gỗ, hoặc là một cái thau nhựa, nếu là chó nhỏ; hoặc trải một tấm mền cũ, một cái bao tải nếu là chó lớn con, và bắt buộc chúng nằm ở đó. Đây cũng là bài học đầu tiên ta truyền dạy cho con vật.

_ Ta ấn đầu và mình chó vào chỗ đã định và bảo '' nằm xuống '', với giọng ra lệnh. Có thể con chó sẽ ngoan ngoãn nằm, nhưng rồi... ta vừa rời khỏi thì chúng lại đi. Cũng có thể con chó bướng bỉnh: ta ấn đầu thì nó chỏng mông, mà ta ấn mông thì hai chân trước nó đã trổi dạy. Thật ít khi gặp được con chó thông minh đến độ biết nghe lời ta liền. Tuy nhiên, với cái lệnh tren, ta cứ lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày ( mà lần cuối cùng là trước khi đi ngủ ), và trong nhiều ngày liên biếp. Thế nào, con chó cũng hiểu được ý ta, và cuối cùng nó cũng phải tuân theo mệnh lệnh. Mà dù chó có tuân theo đi nữa, ta cũng vẫn phải để tâm theo dõi, để một ngày nào đó, thấy chó đi '' ngủ lang '' sang một chỗ khác, thì ta lại bắt nó trở về chỗ cũ.

Với con chó bướng bỉnh, không chịu tuân lời, thì chỉ còn cách xích nó lại bên cạnh chỗ nằm mà ta lựa chọn, thế nào thấy chỗ ấm áp chó cũng nằm lên đó mà ngủ. Quen hơi, sẽ tự giác nhận đó là chỗ ngủ của mình.

DẠY TIÊU TIỂU ĐÚNG CHỖ

Chó con thì chưa có trí khôn, chó lớn mới mua về thì lạ chỗ lạ nơi, nên thường tiểu tiện bậy bạ trong nhà, trong sân, đó là điều không vừa lòng người chủ. Thật ra, đây là một vấn đề không kém quan trọng, bắt buộc ta phải nghĩ tới khi đem về nhà một con chó lạ.

Dĩ nhiên, nếu nhà có vườn rộng thì điều này không cần đặt ra. Nhưng phố xá chật chội thì điều này phải nghĩ đến ngay từ đầu.

Giống chó không phải ở dơ, thường thì nó tieu tiểu có nơi có chỗ nhất định.
Theo bản năng sinh tồn còn lưu truyền trong ký ức của chúng, thì khi tieu xong là phải quào đất lấp kín lại ngay, vì sợ kẻ thù ( như cọp, beo ) phát giác ra sự có mặt của nó mà lùng bắt ăn thịt. Bằng chứng là ta thấy sau khi đi tiêu xong, con chó thường bước xa mấy bước rồi lấy hai chân trước quào đất lấp cho có lệ, rồi mới trở vào nhà. Đó là thói quen cổ xưa của tổ tiên chúng mà lúc còn là sói ở rừng, đã thâm nhập vào huyết quản chúng, có điều nay chúng đã quên dần đi... ( cú xem con mèo quào đất lấp phân thì ta sẽ rõ ).

Hiểu được điều đó, sẽ giúp ta biết được thêm rằng loài chó không cẩu thả trong việc tiêu tiểu bừa bãi.

Tất nhiên, đã nuôi chó là phải chịu hốt phân. Vì vậy, dù nhà chật hẹp, ta cũng phải tìm một nơi thích hợp để dạy cho chó tiêu tiểu.

Tuỳ theo chó lớn hay nhỏ con, ta đóng một cái máng bằng gỗ, bên trong đổ một lớp cát tương đối dày. Sau đó, khi bắt gặp chó có triệu chứng muốn tiêu tiểu, ta dẫn chúng đến chỗ cái máng cát - nếu cần nhấc chúng lên, đặt vào đó - để chúng tieu tiểu. Chỉ cần tập một vài lần như vậy, chó sẽ biết được đó là '' phòng vệ sinh '' của mình, lần sau cứ tự động đến...

Sở dĩ chó quen nhanh như vậy, là do trong máng có cát, mà loài chó thì có thói quen tiêu tiểu trên đất cát ( để dễ quào che lấp kẻ thù ). Hơn nữa, trong máng có lưu lại cái mùi nước đái đặc biệt của nó, nên nó cứ tìm đến khi tiêu tiểu nmhữmg lần sau.

DẠY CHÓ GIỮ NHÀ

Dạy chó giữ nhà, hiểu theo đúng nghĩa là biết sủa để không cho người lạ vào nhà, biết cắn nếu người lạ ( hay kẻ gian ) liều lĩnh vào nhà... Nhưng, thông thường thì người mình chỉ cần có một con chó biết sủa đúng lúc khi có người lạ mặt bước vào nhà, như vậy là đã coi là chó biết giữ nhà. Mà việc này thì tập không khó.

Thường thì con chó nào cũng biết giữ nhà theo cách đó cả. Nghĩa là hễ gặp người lạ vào nhà thì chúng chòm tới sủa oang lên để báo động cho chủ biết mà tuỳ nghi đối phó. Ta có câu: '' chó cậy nhà, gà cậy vườn '' là vậy. Nhưng nếu nuôi phải con chó mà khách vào cứ nằm trơ ra, thì một là nó ngu, hai là nó nhát, ba là nó hiền.

Trong trường hợp cần chó giữ nhà mà khách lạ vô nhà chó không sủa , thì ngu hay hiền cũng coi là một, cần phải loại ra.

Còn nếu chó nhát, thì tập cho nó dữ dằn lên một tí, tất nhiên nó không còn nhát nữa.

Ta tập bằng cáh xích chó nằm gần cửa, rồi nhờ một người ăn mặc rách rưới, vai mang bị, đầu đội nón mê vào cửa chọc phá nó để xem nó phản ứng ra sao. Nếu con chó chồm lên mà sủa, tất là con chó cũng biết giữ nhà, thì cứ tập đi tập lại nhiều lần, chó sẽ can đảm lên mà thuần thục công việc. Nhưng, nếu làm như vậy, mà chó cứ vô tình nằm im, thì coi như là vô dụng.

Thành ngữ có câu: '' chó cắn áo rách '', hễ là chó nhìn thấy ai ăn mặc lôi thôi đều nghĩa đó là kẻ gian nên đuổi theo sủa cắn cho bằng được. Nếu chó mà tha kẻ áo rách thì quả thực là con chó quá hiền, hoặc quá ngu rồi!
Tâm lý người mình, nuôi chó để làm kiểng, dù con chó quí hiếm đến cả lượng vàng, cũng đòi hỏi nó biết giữ nhà thì mình mới vui. Nếu nuôi chó chỉ để làm kiểng không thôi, thì chắc sự quí mến cũng có phần giảm sút!

Con chó biết giữ nhà là con chó khôn, lúc nào cũng nằm cạnh cửa ra vào, y như người canh cửa vậy. Do đó, khi tập chó giữ nhà, trong thời gian đầu ta nên xích chó nơi cửa ra vào, ở đó nên đặt một tấm bố, một miếng vải cũ để nó tiện nằm nghỉ ngơi.

DẠY CHÓ KHÔNG CẮN BẬY

Tục ngữ ta có câu: '' Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng ''. Có nghĩa là trong nhà có cô dâu dữ, ăn ở không biết điều thì họ hàng xa gần ai cũng tránh mặt, không dám đến nhà nữa. Còn nhà nuôi con chó dữ, gặp ai cũng cắn càn thì láng giềng dù thân quen cũng đâu dám đến. Nếu vì con chó mà mất láng giềng, tất nhiên không ai muốn. Chính vì vậy, không ai muốn nuôi chó quá dữ. Người ta chỉ muốn có con chó biết giữ nhà, biết sủa gâu gâu khi có người lạ vào nhà, chứ không ai lịa muốn vì con chó dữ mà nhà có người đến... nằm ăn vạ!

Nhất đó lại là con chó kiểng. Chó kiểng là chó phải cần hiền từ, ai cũng có thể vuốt ve mơn trớn. Chó kiểng mà '' dữ như chó '' thì đâu gọi là chó để làm kiểng nữa!

Chó cắn bậy, đương nhiên là chó dữ, nhưng cũng đồng thời đó là con chó.... mất dạy. Vì nếu nó được dạy dỗ đàng hoàng thì đâu có gặp ai cắn đó.

Muốn vậy thì ta phải tập cho chó.

_ Trước hết, ta phải tập cho chó kiểng biết tuân theo lời chủ. Bảo nằm là nằm. Bảo vào là vào nhà. Bảo lại đây là chó phải lại gần. Bảo đi là chó ngoan ngoãn đi chỗ khác...

_ Khi bảo chó nằm, ta vừa ra lệnh, '' nằm xuống '' đồng thời dùng tay ấn mạnh đầu và mình con chó nằm xuống. Cứ bắt nằm như vậy một lúc lâu. Sau đó, cứ động tác đó mà lập đi lập lại nhiều lần.

_ Khi bảo chó vào nhà, thì ta vừa ra lệnh '' vào nhà '' vừa lấy tay chỉ vào phía trong, đồng thời dậm mạnh chân một cái, chó liền ngoan ngoãn vào nhà. Động tác này cứ lập đi lập lại nhiều lần trong ngày, trong nhiều ngày đến khi chó thuần thục mới thôi.

Cái dậm chân đi ngay với tiếng quát, chó tưởng là mình sắp rượt đuổi nên càng lại nghe lời hơn.

_ Khi bảo chó '' lại đây '' thì ta lấy tay như ngoắc nó lại gần, bàn tay phải uyển chuyển để cho chó kiểng hiểu rằng: lại để được chủ vuốt ve chứ không phải bị trừng phạt, nên nó đến ngay...

Xin lưu ý là không nên dồn nhiều bài học lại một lúc, một buổi học, mà phải cho chó học từ từ, động tác này xong mới sang động tác khác. Với người dạy chó chuyên nghiệp, họ cũng đi từng bước một như vậy mà thôi. Từ bài học dễ sang bài học khó, rồi khó hơn, khó hơn nữa...

Nếu ta trì chí tập luyện thì dù '' ngu như chó '' cũng có ngày chó hết ngu thôi.

Với một con chó kiểng đắt tiền mà lại được dạy dỗ khôn ngoan, chắc chắn trị giá của nó sẽ tăng lên gấp bội.

Với một con chó kiểng loại nhỏ con chừng vài ba kí lô, ẳm bồng trên tay được mà '' mất dạy '' hậu quả tai hại không đáng là bao. Nhưng với những con chó có thân hình như con bò ghé mà '' vô giáo dục '' thì hậu quả tai hại sẽ không lường trước được.

Với những con Berger, Boxer, Danois... nếu tự thấy không đủ khả năng dạy dỗ cho thuần thục, thì chủ nuôi dứt khoát phải đưa chúng đến trường để tập luyện.


Có nên nuôi chó trong nhà
Cách ghen thông minh
Phương pháp nuôi chó Phú Quốc
Những vấn đề gặp phải khi mọc răng khôn
Học cách nói chuyện hay thu hút mọi người xung .
Chó ngao Tây tạng -
Cách chọn size áo lót triumph cưc chuẩn
Chọn hướng nhà cho tuổi Nhâm Dần 1962



(ST)

muốn lay cách tron cho khôn cục chuẩnbằng kinh nghiệm dân gian
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
chán,quá dài,rốt cuộc thì k biết lọc những j?dài dòng,dườm già,ngắn đủ ý còn hơn thế này
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Dài dòng và không nêu bật được nội dung chính. Nên làm ngắn gọn và tập trung vào phần miêu tả đặc diểm chó khôn (có hình minh họa càng tốt). Phần trên và phần dưới đối nghịch nhau, phần trên "bỏ đuôi bên trái thì nuôi, bỏ đuôi bên phải thì thịt". Phần dưới chọn chó khôn "chóp đuôi cong về phía phải"???
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Mâu thuẩn ngay trong bài viết, lúc thì :"bỏ đuôi bên trái thì nuôi" lúc thì :" Chóp đuôi cong về phía phải", tào lao
hơn 1 tháng trước - Thích
Mâu thuẩn ngay trong bài viết, lúc thì :"bỏ đuôi bên trái thì nuôi" lúc thì :" Chóp đuôi cong về phía phải", tào lao
hơn 1 tháng trước - Thích
chính xác, quá dài dòng...nhg tất cả ko đơn giản như bạn noi, và nói đuôi, trái, rồi phải, cuối cùng là trái hay phải vậy. chắc chính giữa rồi.
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận