Cách chọn màu kem lót phù hợp với da bạn
Cách chăm sóc người bị tụt huyết áp đúng đắn và phù hợp
Nên chọn áo cưới màu gì vừa phù hợp lại thật đẹp?
Cách chọn thẻ nhớ phù hợp nhất. Thay vì sử dụng các loại đĩa, băng ghi, người tiêu dùng đã có công cụ mới gọn nhẹ và có khả năng lưu trữ nhiều hơn. Nhưng sản phẩm này hiện quá đa dạng khiến người mua không khỏi lúng túng. Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn chọn được sản phẩm như ý.
CÁCH CHỌN THẺ NHỚ PHÙ HỌP NHẤT
Tìm hiểu và cách lựa chọn thẻ nhớ phù hợp
I. Khái niệm cơ bản về các chuẩn tốc độ
1. Speed X
Speed X là cách đo tốc độ cho các chuẩn thẻ SD/ MicroSD. Tốc độ speed X là hiển thì tốc độ đọc cao nhất có thể trong điều kiện tốt nhất. 1x speed = 150KB/s
VD: Trên thẻ nhớ ghi tốc độ 45x, chúng ta có thể hiểu rằng tốc độ đọc cao nhất của thẻ nhớ là 45 x 150 = 6.75MB/s
Với cách đánh giá này, người dùng sẽ khó hình dung được chính xác tốc độ thẻ của mình đạt ở mức nào vì thông thường tốc độ đọc của thẻ nhớ cao hơn rất nhiều so với tốc độ ghi. Ngoài ra tốc độ x speed lại là tốc độ cao nhất có thể đạt trong điều kiện hoàn hảo, nghĩa là gần như không bao giờ có chuyện chúng ta nhìn được tới tốc độ này. Chắc nó chỉ nằm trong phòng thí nghiệm
2. Speed Class
Speed Class là cấp độ của tốc độ thẻ nhớ, cách tính tốc độ của chuẩn này ngược với Speed X ở chỗ nó đo tốc độ ghi tối thiểu. Nghĩa là tốc độ ghi thấp nhất phải đạt
VD: Trên thẻ ghi Class 2 đồng nghĩa với tốc độ ghi tối thiểu là 2MB/s
Hiện nay với công nghệ tiên tiến, tốc độ thẻ nhớ đã được cải thiện khá nhiều. Dù ở Class 2 nhưng hầu hết các thẻ nhớ mới sản xuất hiện nay đều đạt tốc độ ghi trung bình từ 4 ~ 6MB/s tùy dung lượng.
Bảng giới thiệu về Speed Class
Class 2
Class 4
Class 6
Class 10
3. UHS Speed Class
Đây là chuẩn tốc độ cho công nghệ thẻ SD3.0 với tốc độ và mức độ hỗ trợ cực cao cho những bức ảnh lớn (RAW) hoặc phim có độ phân giải cực cao.
Tốc độ giao tiếp dữ liệu của chuẩn UHS có thể đạt tới:
UHS-I
UHS-II~ 312MB/s
II. Cách gọi tên thẻ SD
Cách gọi tên thẻ được hiệp hội thẻ nhớ SD kiểm soát và đặt tên như sau
SD~ Secure Digital (SD1.0) có dung lượng từ 128MB ~ 2GB
SDHC~ Secure Digital High-Capacity (SD2.0) có dung lượng từ 4GB ~ 32GB
SDXC~ Secure Digital eXtended-Capacity (SD3.0) có dung lượng từ 64GB ~ 2TB
Chuẩn Secure Digital có 3 kích thước khác nhau với tên gọi là SD, MiniSD, MicroSD(SD sẽ tương ứng với cách gọi tùy dung lượng)
VD: thẻ 4G Micro sẽ được gọi là MicroSDHC 4GB, thẻ 64GB Micro gọi là MicroSDXC 64GB
III. Thẻ nhớ tương thích với thiết bị
Đây là phần rất quan trọng cho người sử dụng khi đi mua thẻ nhớ. Nếu xác định đúng sẽ mua cho mình đúng thẻ tương thích với thiết bị
1. Tương thích chuẩn thẻ:
- Thẻ nhớ SDXC chỉ tương thích với thiết bị hỗ trợ chuẩn SDXC(trên khe cắm thẻ sẽ có biểu tượng SDXC)
- Thiết bị hỗ trợ SDXC sẽ nhận được thẻ SD, SDHC, SDXC
- Thẻ nhớ SDHC có thể tương thích với thiết bị hỗ trợ thẻ SDXC và SDHC
- Thiết bị hỗ trợ SDHC sẽ nhận được thẻ SDHC và SD nhưng không nhận được SDXC
- Thẻ nhớ SD có thể tương thích với thiết bị hỗ trợ SD, SDHC, SDXC
- Thiết bị hỗ trợ SD chỉ nhận được thẻ SD, không nhận được thẻ SDHC và SDXC
2. Tương thích thiết bị
- Với những máy ảnh thông thường, các bạn chỉ cần mua thẻ SD hoặc SDHC Class 2 ~ 6.
- Với những máy ảnh hỗ trợ tính năng quay full HD với độ phân giải cao, các bạn cần chọn mua thẻ nhớ SDHC class 6, 10 hoặc chuẩn UHS
- Nếu các bạn mua thẻ chuẩn Class 4 sử dụng quay Full HD, thiết bị sẽ cho bạn ghi hình được vài giây và sau đó tự động ngắt ghi hình.(trước đây nhiều bạn tưởng thẻ lỗi nhưng thực tế là do thẻ không tương thích với thiết bị)
Các bạn lưu ý, thẻ nhớ chuẩn Class 10 đơn thuần chỉ là hỗ trợ tính năng quay Full HD tốt nhất chứ không phải thẻ có tốc độ cao(theo nhiều bạn nghĩ class 4 ~ 4MB, class 10 ~ 10MB nghĩa là class 10 nhanh hơn rất nhiều class 4). Dưới đây mình sẽ có 2 bức ảnh minh họa về test tốc độ ghi đọc thực của thẻ SDHC 8GB (4) Transcend và SDHC 8GB (10) Transcend để các bạn có cái nhìn rõ hơn
Bảng đo tốc độ thực thẻ nhớ SDHC 8GB (10) Transcend
Bảng đo tốc độ thực thẻ nhớ SDHC 8GB (4) Transcend
Như vậy, nếu các bạn sử dụng thiết bị di động không cần hoặc không có tính năng quay Full HD thì không cần thiết phải mua thẻ nhớ chuẩn Class 10 cho tốn kém. Có mua cũng sẽ không khai thác hết tính năng của nó
IV. Phân loại thẻ nhớ
Tới thời điểm này, thị trường phân loại chính các dòng thẻ nhớ sau:
- SD, SDHC, SDXC sử dụng trên các dòng máy ảnh du lịch, máy bán chuyên, máy chuyên và máy quay kỹ thuật số
- CF sử dụng trên các dòng máy ảnh chuyên nghiệp
- MicroSD, MicroSDHC, MicroSDXC sử dụng phần lớn cho các thiết bị di động (điện thoại thông thường, smartphone, tablet)
- Các dòng thẻ nhớ khác như MS PRO Duo, M2, MMC Mobile, MMC Plus, xD… không còn được các thiết bị mới hỗ trợ nữa. Chỉ còn các dòng máy đời cũ mới hỗ trợ những dòng thẻ này
V. Đầu đọc thẻ nhớ
Nhân tiện đây cũng xin phép giới thiệu luôn đầu đọc thẻ nhớ để anh em hiểu hơn về sản phẩm này
Đầu đọc phân ra làm 2 loại chính là Multi-Card Reader và Compact-Card Reader
Multi-Card Reader là loại đầu đọc có thể đọc được nhiều loại thẻ nhớ. Đầu đọc này phù hợp với người sử dụng nhiều chuẩn thẻ khác nhau
Compact-Card Reader là loại đọc đơn chuẩn thẻ nhớ. VD đọc chuẩn SD hoặc MicroSD… loại đầu đọc này phù hợp với người sử dụng thường xuyên 1 chuẩn thẻ. Với những loại đầu đọc này thường rất nhỏ gọn
Hiện nay rất nhiều bạn ít quan tâm tới đầu đọc và thường chọn mua sản phẩm rẻ nhất có thể vì không nghĩ nó lại tác động rất lớn tới dữ liệu của mình.
Các đầu đọc thẻ nhớ kém chất lượng thường gặp những trường hợp sau:
Kén loại thẻ sử dụng
Tự động định dạng lại thẻ nhớ(tự động định dạng xuống thấp hơn dung lượng thực tế)
Đòi Format khi gắn thẻ vào đầu đọc
Với những lỗi trên, dữ liệu trong thẻ nhớ thường bị mất sạch khiến người dùng rất khó chịu. Dữ liệu thẻ nhớ nhiều khi có giá trị về kỷ niệm vô giá
Mua máy ảnh số rồi, chị nên mua thêm bộ đọc thẻ cho tiện. Tốt nhất là lấy loại đọc cả 6 thẻ. Giá chỉ có 300.000 đồng thôi - chủ tiệm ảnh Thế Nam ở đường Nguyễn Huệ nói. Suy nghĩ một lúc, người khách hàng cũng quyết định lấy thêm đầu đọc thẻ của Trung Quốc, sau khi mua máy ảnh số hiệu Fuji 3 Megapixel.
Ða dạng các loại thẻ nhớ
Chỉ vài ngày sau khi mua, chị đã thấy sự tiện dụng của nó. Do nhu cầu công việc, chị thường xuyên nạp hình từ các loại máy ảnh khác nhau vào máy. Mà thẻ nhớ của các máy thì đủ chủng loại, chỉ nhắc đến tên thôi cũng thấy phức tạp rồi. Riêng thẻ nhớ của Sony đã có tới mấy loại, nào là Memory Stick, rồi Memory Stick Duo, Olympus có xD, còn Panasonic dùng thẻ Secure Digital (SD). Tính chung ra, có tới 8 loại thẻ nhớ hiện nay.
Ngoài máy ảnh kỹ thuật số, các thiết bị khác như máy nghe nhạc nén và thiết bị điện tử cầm tay đều sử dụng thẻ nhớ flash để lưu trữ dữ liệu. Dung lượng của thẻ nhớ từ 8MB đến 1GB. Mới đây, hãng Lexar vừa công bố thẻ nhớ compactflash có dung lượng 4 GB.
Thị trường thẻ nhớ bắt đầu bùng phát từ khi máy ảnh kỹ thuật số ra đời vào giữa thập niên 1990. Lúc đó, chiếc máy Mavica của Sony dùng đĩa mềm để lưu trữ. Khi độ phân giải của máy ảnh kỹ thuật số vượt quá 1 Megapixel, thì nhu cầu cần có thẻ nhớ dung lượng lớn, kích thước nhỏ trở nên cấp thiết. Do không có chuẩn thống nhất, nên các hãng đua nhau đưa ra các định dạng cho thẻ nhớ. Ðiều này khiến người tiêu dùng gặp khó khăn khi sử dụng nhiều thiết bị do các hãng sản xuất.
Thẻ tiếp thẻ...
Thẻ nhớ đầu tiên ra đời là thẻ Smart Media (SM). Tuy nhiên, loại thẻ này có nhược điểm là kích thước lớn (2,7 inch vuông), dễ bị hư hỏng và cần có đầu đọc thẻ nên không được thị trường ưa chuộng. Dung lượng tối đa của SmartMedia là 128MB. Do vậy, dù từng ủng hộ thẻ SM, hai hãng Fuji và Olympus nay quay sang sử dụng thẻ xD.
Kế đến, Multi Media Card (MMC) ra đời, với ưu điểm hơn SM bởi có lớp nhựa bảo vệ bản mạch. MMC có cùng kích cỡ với thẻ SD, loại thẻ phát triển sau của MMC, nhưng MMC mỏng hơn thẻ SD. Các đầu đọc nhạc nén SD không thể phát nhạc từ MMC vì SD dùng chuẩn nhạc nén. Phần lớn các công ty ngày nay đều không dùng MMC. Một số công ty trung thành với thẻ này, đang ủng hộ một chuẩn mới có tên là RS MMC.
Ra đời sau SM, nhưng đến nay CompactFlash (CF) vẫn được nhiều hãng sử dụng. Tương lai của loại thẻ này phụ thuộc vào dòng máy ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp, với yêu cầu dung lượng lớn. Hiện nay, thẻ CF có dung lượng lên đến 4GB. Nhiều hãng sản xuất máy ảnh đang có khuynh hướng chuyển sang dùng thẻ SD cho loại máy ảnh không chuyên, nhưng máy ảnh chuyên nghiệp thì vẫn dùng thẻ CF. Thẻ CF chủ yếu là loại II, với kích thước 1.4 x 1.7 x 0.2 inch. Dự kiến đến cuối năm nay, dung lượng thẻ CF có thể đạt 16GB...
Mua thẻ, lưu ý đầu đọc
Cách dễ dàng nhất để truyền dữ liệu từ thiết bị cầm tay đến máy tính là dùng thẻ nhớ. Ðầu đọc USB là sự lựa chọn tối ưu cho việc truyền dữ liệu. Các máy tính xách tay đời mới đều có khe cắm thẻ nhớ mở rộng. Chẳng hạn như các máy tính của Sony có khe cắm thẻ nhớ Memory Stick, còn của Toshiba nhận thẻ SD.
Ðầu đọc có trên thị trường hiện nay khá đa dạng. Loại theo máy chỉ đọc được 1-2 loại thẻ. Loại thông thường đọc 3-5 loại thẻ. Thông dụng nhất là loại đọc được 6 loại thẻ. Ða năng nhất là đầu đọc Carry do Ðài Loan sản xuất có thể đọc được 8 loại thẻ, được bán với giá 35 USD. Loại đầu đọc này rất tiện dụng vì tính tương thích cao.
Ðầu đọc bán ở Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Loại này kết nối với máy tính qua cổng USB. Thường thì tốc độ của cổng USB ở đầu đọc là 1.1, nghĩa là tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 12Mbps. Loại đọc được 8 đĩa có cổng USB 2.0. Tuy nhiên, khi mua, bạn phải biết cổng USB trên máy tính của bạn có tốc độ bao nhiêu để chọn cổng USB ở đầu đọc. Nếu tốc độ chênh nhau, thì tốc độ truyền dữ liệu cũng không cải thiện.
Thường khi mua máy ảnh, thẻ nhớ kèm theo có dung lượng nhỏ, khoảng từ 8-16MB. Do vậy, người sử dụng phải mua thêm thẻ nhớ có dung lượng lớn hơn. Việc chọn dung lượng phụ thuộc vào loại máy ảnh mà bạn sử dụng. Nếu bạn siêng tải ảnh từ máy ảnh vào máy tính hàng ngày thì bạn không nhất thiết phải sử dụng thẻ dung lượng lớn. Ở nước ngoài, giá trung bình một MB là 0,5 USD.
Nếu bạn sử dụng thẻ 64 MB cho máy ảnh 3 Megapixel, bạn có thể chụp được khoảng 90 tấm ảnh mà không cần phải đổi thẻ. Phần lớn người chụp nghiệp dư chỉ nghĩ đến việc mua thẻ 256 MB khi đi xa hoặc để ghi các đoạn video ngắn.
Một vấn đề khác bạn cần chú ý là giá thẻ. Theo chuyên gia phân tích Joseph Unsworth của hãng dự báo thị trường Gartner, thẻ nhớ 128 MB giá rẻ hơn 30% so với mua 2 thẻ 64MB.
Bảng giá tham khảo
Thẻ MMC 64 MB ................ 34USD
Thẻ MMC 128 MB ................ 48USD
Thẻ MMC 256 MB ................ 78USD
Thẻ SD 64 MB ................ 37USD
Thẻ SD 128 MB ................ 55USD
Thẻ SD 256 MB ................ 93USD
Thẻ Memory Stick 64MB ... 41 USD
Thẻ CF 64 MB .............27 - 30 USD
Thẻ CF 128 MB ....... 39 - 42 USD
Thẻ CF 256 MB ....... 63 - 70 USD
Thẻ Smart Media 64 MB .. 38 USD
Ðầu đọc 6 trong 1 - Trung Quốc: 18 USD (USB 1.1)
Ðầu đọc 7 trong 1 - Trung Quốc: 21 USD
Thông số của thẻ nhớ
Kích thước của MMC là 1,2 x 0,9 x 0,05 inch, dung lượng tối đa của MMC là 256 MB, của RS MMC là 512MB.
Thẻ CF chủ yếu là loại II, với kích thước 1,4 x 1,7 x 0,2 inch. Dự kiến đến cuối năm nay, dung lượng thẻ CF có thể đạt 16GB.
Kích thước Memory Stick (original, Select, và Pro): 2,0 x 0,8 x 0,1 inch. Memory Stick Duo dimensions: 1,2 x 0,8 x 0,06 inch. Dung lượng tối đa: original, Duo, 128MB; Select, 256MB; Pro, 1GB.
Thẻ SD: kích thước: 1,2 x 0,9 x 0,07 inch.
Kích thước thẻ xD-Picture: 1,0 x 0,8 x 0,06 inch. Dung lượng tối đa: 512 M.
Cách bắn nhạc vào thẻ nhớ
Để bắn được nhạc cho thẻ nhớ, đầu tiên ta cần phải sắm cho mình 1 cái đầu đọc thẻ nhớ, giá thì trường giờ rất rẻ, chỉ tầm 15-20k thôi.
Bài này cũng áp dụng cho cả thẻ to, thẻ nhớ của máy ảnh, và usb nữa.
Cách bắn video,hình ảnh cũng tương tự như vậy.
Bài này viết trên win7,giao diện sẽ hơi khác một chút nhưng cũng tương tự với xp thôi nhé.
Bước 1: Cắm thẻ nhớ vào khe cắm của đầu đọc thẻ nhớ rồi cắm đầu đọc thẻ nhớ vào máy tính.
Bước 2 :Ngay lập tức trong My Computer sẽ hiện thêm 1 ổ nữa. Tên của ổ này tùy thuộc vào ta đổi như thế nào, mặc định nó là Memory Card(như hình 1) . Ta chỉ chuột phải vào nó,chọn Open hoặc click đúp vào cũng được.
Hình 1-
Bước 3: Sau đó sẽ hiện ra những thư mục có trong thẻ nhớ của mình, chủ yếu các file nhạc sẽ được đặt mặc định ở trong thư mục : My music, 1 số máy điện thoại yêu cầu phải đúng thư mục này thì nó mới cho phát nhạc ở máy nghe nhạc của nó.Xem hình 2 . Ta click đúp vào nó hoặc bấm chuột phải,chọn Open.
Hình 2 –
Bước 4 : Các bạn vào thư mục nhạc trong máy tính để lựa chọn nhạc bắn vào, muốn bắn bài nào thì chỉ chuột phải vào bài đó,chọn Copy ,như hình 3.
Hình 3 – Bước 5 : Quay lại thư mục My Music của thẻ nhớ,bấm chuột phải vào khoảng trắng,chọn Paste để bắn nhạc vào thẻ.,hình 4
Hình 4 –
Tip: -Các bạn cũng có thể mở 2 cửa sổ lên,rồi kéo thả nhạc từ máy tính vào thẻ nhớ.
-Nếu muốn bắn video hoặc hình ảnh cũng tương tự.
Cách chọn máy ảnh chuyên nghiệp
Cách chọn máy ảnh compact khôn ngoan nhất
Cách chọn ống kính máy ảnh Canon chuyên
Cách chọn mua máy ảnh DSLR cũ chất lượng tốt ..
Cách chọn máy ảnh bán chuyên nghiệp tốt nhất
Cách chọn ống kính cho máy ảnh kinh nghiệm
Cách chọn máy ảnh kĩ thuật số Sony sắc nét nhất
(ST)