Cách chọn điều hòa theo diện tích phòng tốt nhất

Cách chọn diều hòa theo diện tích phòng tốt nhất. Máy điều hòa không khí là một trong những thiết bị tiêu thụ điện nhiều nhất trong gia đình, đặc biệt là vào những tháng cao điểm như mùa nóng hiện nay.


 



CÁCH CHỌN ĐIỀU HÒA THEO DIỆN TÍCH PHÒNG

Chọn mua điều hòa phù hợp với diện tích phòng

Để có thể mua và sử dụng điều hòa hiệu quả, theo các chuyên gia nên chọn loại điều hòa có công suất phù hợp với diện tích phòng.

Hiện trên thị trường có điều hòa của nhiều hãng như: LG, Funiki, Nagakawa, Toshiba, Mitsubishi, Fujitsu, Panasonic, Daikin... Theo quảng cáo rất nhiều dòng điều hòa có thêm chức năng inverter giúp tiết kiệm điện đến 50%, công nghệ diệt khuẩn, diệt virus H5N1,...

Trong đó, dòng điều hòa được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất vẫn là Panasonic, Daikin, hay Toshiba, Mitsubishi, Sharp. Mỗi loại thường có một ưu điểm, vì thế tùy theo nhu cầu cụ thể để chọn loại cho thích hợp.Khách hàng nên mua điều hòa có công suất phù hợp với diện tích phòng giúp tiết kiệm điện và kéo dài tuổi thọ cho máy.
Chọn công suất máy điều hòa phù hợp

Anh Đăng Tân - nhân viên của một cửa hàng chuyên bán các mặt hàng điện tử, điện lạnh ở đường Hai Bà Trưng (Hà Nội), cho biết: với diện tích phòng từ 15m2 trở xuống nên lắp máy có công suất 9.000 BTU, còn từ 15–20m2, nên lắp máy công suất 12.000 BTU. Đối với phòng có diện tích từ 20m2, nên lắp máy có công suất 18.000BTU.

Công thức tính đơn giản nhất để chọn máy điều hòa cho phòng sử dụng tại gia đình, chẳng hạn với độ cao từ 3,3m trở xuống: công suất máy = diện tích phòng (chiều dài x chiều rộng) x 600. Ví dụ: phòng 15m2, công suất máy cần mua là: 15 x 600 = 9.000 BTU.

Theo anh Tân, người mua nên chọn các hãng sản xuất điều hòa có tên tuổi như Panasonic, Mitsubishi, Daikin... và sử dụng các sản phẩm có xuất xứ như Malaysia hoặc Thái Lan sẽ bớt được nỗi lo tâm lý về chất lượng hàng Trung Quốc. Nếu mua các loại điều hòa cũ, chất lượng kém sẽ dễ tổn thất điện năng nhiều hơn, phải bảo hành, bảo trì nhiều.

Tương tự, giám đốc một siêu thị điện máy trên địa bàn Hà Nội khuyến cáo người mua không nên chọn điều hòa thiếu công suất so với diện tích căn phòng, nên chọn công suất của máy lớn hơn diện tích căn phòng để kéo dài tuổi thọ cho máy và tiết kiệm điện.

Hầu hết máy điều hoà hiện nay đều có rơle tự ngắt khi căn phòng đạt đủ độ lạnh. Bởi vậy, máy có công suất lớn hơn diện tích phòng sẽ khiến căn phòng nhanh đạt độ lạnh hơn và khi đó sẽ tự ngắt. Việc này ngoài tác dụng giúp máy có nhiều thời gian nghỉ còn tốn ít điện hơn vì không phải làm việc cũng đồng nghĩa với không tiêu thụ điện năng.

Dùng điều hòa đúng cách trong ngày hè

Làm thế nào sử dụng điều hòa vừa tiết kiện điện lại vừa kéo dài tuổi thọ? Theo tư vấn, khi sử dụng điều hòa không để các nguồn nhiệt trong phòng. Cài đặt nhiệt độ lạnh hợp lý: ban ngày 24-25 độ C, ban đêm (phòng ngủ) 25-27 độ C. Đối với dàn nóng đặt nơi thoáng gió, không bị nắng chiếu trực tiếp. Đặc biệt nên làm vệ sinh định kỳ cho máy (3-6 tháng/lần)....

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật điện lạnh và điều hoà không khí, có rất nhiều cách tiết kiệm điện khi chạy điều hoà được mọi người áp dụng như chọn công suất lớn cho căn phòng lớn, đóng kín cửa phòng, hạn chế ra vào, không sử dụng các thiết bị điện toả hơi nóng trong phòng gắn điều hoà…

Số điện tiêu thụ của một máy điều hoà nếu chỉ tắt bằng điều khiển, không tắt nguồn sẽ tương đương với một bóng đèn 15w. Bởi vậy mỗi khi tắt điều hoà, buộc phải tắt cả nguồn điện. Động tác này còn giúp kéo dài tuổi thọ cho máy khi nguồn điện có sự cố.

Về vấn đề tiết kiệm điện khi sử dụng điều hoà, các nhà tư vấn khuyên người sử dụng nên để điều hoà ở chế độ nhiệt độ cao bởi trong điều kiện nhiệt độ càng cao, càng khiến máy điều hoà ít tiêu thụ điện năng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến giàn nóng của máy điều hoà ở bên ngoài. Nếu bộ phận này được lắp đặt ở chỗ thông thoáng, không bị gió quẩn thì cũng giúp tiết kiệm điện vì thời gian chạy máy sẽ giảm đi. Đồng thời, trong phòng có lắp máy điều hoà nhiệt độ, không nên đặt gần các thiết bị điện khác như: tủ lạnh, tivi, lò vi sóng, máy sấy tóc…

Nhiều người quan niệm, nếu trong phòng sử dụng điều hoà thì các cửa sổ và cửa ra vào đều sử dụng kính vừa cách nhiệt, vừa không bị lọt khí ra ngoài. Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Văn Hà, thợ lắp đặt điều hoà, cho biết: căn hộ nào càng nhiều kính, càng kín, kính càng dày thì khi bật điều hoà càng tốn điện. Bởi nếu ánh nắng mặt trời rọi vào cửa kính thì thuỷ tinh sẽ chỉ tiếp nhận thân nhiệt mà không chịu nhả ra, khiến điều hoà phải làm việc nhiều hơn. Vì vậy, người sử dụng không nên dùng quá nhiều cửa kính trong phòng, đặc biệt tuyệt đối tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào khu vực có cửa kính chắn. Ngoài ra, với những căn hộ đón nhiều ánh sáng mặt trời, chủ nhà cũng nên sơn tường và treo những tấm rèm màu sáng, tránh màu tối làm tăng hấp thụ nhiệt.

Chọn mua Điều hoà không khí


Một máy lạnh có công suất quá lớn không đem lại cho bạn sự thoải mái hơn mà có thể đồng nghĩa với việc bạn phải mua với giá cao hơn và hoá đơn tiền điện hàng tháng của gia đình cũng sẽ tăng vọt. Ngược lại, máy có công suất nhỏ hơn yêu cầu sẽ không cung cấp đủ độ lạnh cần thiết.Để chọn mua may lanh có công suất phù hợp, khoảng không gian trong phòng lớn hay nhỏ là yếu tố đầu tiên cần tính đến. Tuy nhiên, việc tính toán công suất máy lạnh dựa trên chiều dài, rộng, chiều cao của căn phòng chỉ là sự tính toán bước đầu, công suất của máy lạnh còn phụ thuộc vào những yếu tố khác. Do đó, khi mua máy lạnh, bạn cần biết một số điều cơ bản:- Dòng nhiệt sinh ra từ trang thiết bị, con người: Những máy móc thiết bị và "hơi" người trong phòng sẽ sinh ra dòng nhiệt, nên công suất máy lạnh mà bạn chọn sẽ phải tính đến yếu tố phòng bạn thường có bao nhiêu người, có đặt những trang thiết bị gì?- Ảnh hưởng của mặt trời: Những yếu tố nhiệt bên ngoài sẽ ảnh huởng đến độ lạnh của phòng. Bạn hãy xem phòng bạn có hướng đông hay tây, có bị ảnh hưởng bởi mặt trời không. Loại màn cửa mà bạn đang sử dụng dày hay mỏng, khả năng cản sức nóng nhiều hay ít?- Tường và trần nhà: Vật liệu làm tường và trần nhà của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạnh của máy. Khi tường và trần nhà không được cách nhiệt tốt, hệ số truyền nhiệt tăng lên, kéo theo chi phí cho năng suất lạnh của máy cũng tăng theo.- Hệ thống thông gió: Nếu hệ thống thông gió hoạt động tốt, quá trình lạnh sẽ nhanh hơn. Do đó khi trang bị máy lạnh, bạn nên mua kèm thêm thiết bị thông gió.- Ánh sáng: Các loại đèn khác nhau sẽ sinh ra nhiệt khác nhau. Đèn huỳnh quang phát nhiệt ít hơn các loại đèn khác, điều đó cũng có nghĩa chi phí cho năng suất lạnh của máy sẽ giảm đi.Như vậy, khi mua may lanh , bạn nên yêu cầu người bán đến tận nơi xem xét, tính toán tất cả các yếu tố có thể tác động đến hoạt động của máy để có thể chọn cho mình một máy lạnh có công suất phù hợp nhất
Cách chọn mua máy điều hòa (máy lạnh)




Hiện nay ở nước ta, máy điều hoà nhiệt độ (mà người ta thường gọi là máy lạnh) được sử dụng khá nhiều, cho nên thị trường máy cũng khá đa dạng, phần lớn được sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc, một số ít của Mỹ và Nga (ngày nay ít thấy). Qua bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu loại máy điều hoà nhiệt độ treo tường và cửa sổ (tức là đặt máy tại một lỗ hổng như khung cửa sổ ở vách tường). Người ta sử dụng các loại máy này chủ yếu để làm giảm nhiệt độ trong phòng làm việc phòng máy hoặc nhà ở.

Thực ra máy điều hoà nhiệt độ cũng là một máy lạnh, cũng bao gồm bloc động cơ, máy nén, giàn nóng, giàn lạnh và ống mao dẫn. Máy này khác tủ lạnh ở chỗ giàn lạnh để làm lạnh không khí, và nhờ có quạt ly tâm đối lưu không khí trong phòng qua giàn lạnh được làm lạnh rồi lại đẩy vào phòng.

Bạn muốn mua một máy điều h hoà nhiệt độ nhưng còn do dự chưa biết chọn loại nào cho thích hợp. Sau đây là một số chỉ dẫn cần thiết cần phải nắm rõ trước khi quyết định phải chọn mua loại nào, hoặc cách xem máy như thế nào để có thể mua ưđược loại máy tốt, sử dụng được lâu.

Máy điều hòa nhiệt độ có 2 loại

1. Loại treo tường loại này có hai phần tách rời nhau làm thành hai bộ phận, bộ phận giàn lạnh được lắp đặt trong nhà bằng cách gắn trên tường. Bộ phận quạt và bloc máy được gắn bên ngoài nhà, hai bộ phận này thông nhau bằng một ống nhựa đặt xuyên qua một lỗ hồng nhỏ (vừa với tiết diện ống) trên tường Loại máy này thích hợp cho nhà ở, có hành lang bên ngoài (dùng để đặt bộ phận quạt và bloc máy).

2. Loại cửa sổ. loại này là một khối máy đồng nhất, nghĩa là bộ phận quạt nằm luôn trong máy chứ không tách rời như loại máy (1) ở trên. Loại này thích hợp cho nhà cao tầng. Để gắn máy này chỉ cần tạo một khung cứa sổ trên tường khi gắn máy, để bề mặt (giàn lạnh) quay vào trong phòng.

Nói chung, hai loại máy đều vận hành như nhau và mua máy nào thì tuỳ theo sở thích người tiêu dùng.

Để mua được một máy điều hoà nhiệt độ tốt, phải chú ý đến mấy điểm sau:

- Mỗi máy điều hoà có một khả năng làm lạnh tương ứng, nghĩa là mỗi máy chỉ có khả năng điều hoà nhiệt độ cho một phòng thích hợp.

- Khả năng điều hoà nhiệt độ của máy (khả năng làm lạnh) được xác định bằng năng suất làm lạnh của nó, tức là ưlượnghiệt của máy làm lạnh được trong một đơn vị thời gian.

- Máy có trị số năng suất làm lạnh càng lớn thì có khả năng làm lạnh nhiều hơn.

Công suất điện càng lớn thì khả năng làm lạnh cũng lớn (chú ý công suất điện chỉ mức tiêu thụ điện của máy chứ không phải năng suất làm lạnh). Trên máy thường có ghi rõ công suất điện tiêu thụ. Do đó khi không có trị số chính xác năng suất làm lạnh của máy thì có thể căn cứ vào công suất điện để phỏng đoán. Thông thường các máy điều hoà nhiệt độ cỡ nhỏ năng suất lạnh khoáng 75% công suất điện của máy.

Máy điều hoà không khí duy trì nhiệt đó trong phòng phù hợp với yêu cầu của phòng đó nên mục đích chính của máy là để phục vụ người, có thể duy trì nhiệt độ trong phòng khoảng 20 đến 25oC (vào mùa hè). Tương ứng với nhiệt độ đó, kết hợp với độ ẩm thích hợp thì con người sẽ cảm thấy dễ chịu nhất.

- Máy điều hoà không khí dành cho việc bảo trì máy móc thì nhiệt độ chủ yếu phải đảm bảo chế độ không khí thích hợp cho loại máy móc hoặc thiết bị đó, và nhiệt độ được duy trì cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu này.

- Để duy trì độ lạnh hoặc mát trong phòng, máy điều hoà phải đủ khả năng khử sức nóng ở trong căn phòng. Sức nóng này có hai loại: sức nóng sinh ra ngay trong phòng như do người do bóng đèn, do máy móc v.v... và sức nóng xâm nhập từ ngoài vào, do nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ trong phòng.

a. Sức nóng phát sinh từ trong phòng: Thân thể người ta luôn luôn toả ra sức nóng xung quanh mình. Lượng sức nóng tỏa nhiều hay ít tuỳ thuộc vào ưcường độ lao động của người đó cường độ lao động càng cao thì lượng nhiệt toả ra càng lớn.

Ví dụ: trong phòng có 10 người công nhân cơ khí làm việc, đương nhiên lượng nhiệt toả ra phải nhiều gấp đôi nhiệt của 10 người làm việc văn phòng.

Ngoài lượng nhiệt toả ra từ cơ thể con người, máy móc cũng toả ra một lượng nhiệt đáng kể. Ví dụ: trong phòng làm việc của công nhân cơ khí (thợ hàn, thợ tiện, thợ nguội v.v...) thường bố trí các loại máy móc tương ứng với công việc làm của họ, hoặc trong phòng làm việc văn phòng, các loại động cơ điện như quạt, bóng đèn, các loại máy như máy vi tính, máy in, máy fax cũng đều toả ra một ưlượng nhiệt tương ứng.

b. Sức nóng từ bên ngoài vào: Một phòng có gắn máy điều hoà không khí, đương nhiên nhiệt độ trong phòng bao giờ cũng thấp hơn nhiệt độ bên ngoài. Do đó khi có sự chênh lệch về nhiệt độ như vậy thì có sự truyền nhiệt từ bên ngoài vào trong phòng. Lượng nhiệt truyền vào nhiều hay ít tuỳ thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai môi trường Ví dụ: nhiệt độ bên ngoài là 35oc, bên trong phòng là 15oc thì lượng nhiệt bên ngoài sẽ truyền vào nhiều hơn, ngược lại nếu vách tường phòng càng dày hoặc tường có lớp cách nhiệt tốt thì nhiệt lượng truyền vào càng ít đi. Ví dụ:

* Truyền qua cửa sổ. Nếu cửa quay về hướng mặt trời thì lượng nhiệt truyền qua sẽ lớn hơn là cửa không quay về hướng mặt trời.

* Truyền qua vách tường: Nếu ttường càng dày và có lớp cách nhiệt thì lượng nhiệt truyền qua sẽ càng ít đi. Nhiệt còn có thể truyền qua cửa ra vào hoặc sàn nhà.

Như ậy, khi muốn tính toán lượng nhiệt truyền vào phòng, bạn phải tính được diện tích cửa (ra vào, cửa sổ), diện tích vách tường ngăn, diện tích sàn nhà và nên tính theo hướng, bề dày của vách... và từ đó suy ra số lượng nhiệt có thể truyền vào phòng.

Sau hết tổng cộng tất cả lượng nhiệt toả ra trong phòng lẫn lượng nhiệt từ bên ngoài truyền vào phòng. Đó là cơ sở để bạn chọn một máy điều hòa nhiệt độ thích hợp cho căn phòng của mình.
 

Cách chọn mua điều hoà không khí (máy lạnh)

Câu hỏi trước tiên của những người lần đầu sắm máy lạnh là mua máy lạnh công suất như thế nào cho phù hợp với diện tích nhà, thể tích phòng. Kế đó mới đến việc chọn máy lạnh hiệu gì, có thêm những tính năng nào...

Đối với các hộ gia đình nhỏ, có thể dùng loại hai cục (Spilit type) hoặc một cục tuỳ theo cấu trúc nhà. Phòng có diện tích từ 9 đến 15 m2 có thể gắn máy công suất 9.000 BTU/h (một ngựa), diện tích từ 15 đến 20 m2 gắn máy 12.000 BTU/h (1,5 ngựa), diện tích từ 20 đến 30 m2 gắn máy 18.000 BTU/h (hai ngựa).

Các bạn có thể tham khảo ở bảng dưới:

Công năng sử dụng

Diện tích

Công suất phù hợp

Loại điều hoà

Phòng khách

Phòng ngủ

Phòng ăn

Phòng làm việc

Nhỏ hơn 15 m2

9.000 BTU

Treo tường

Từ 15m2 đến 20m2

12.000 BTU

Treo tường

Từ 20m2 đến 30m2

18.000 BTU

Treo tường

Từ 30m2 đến 40m2

24.000 BTU

Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần

Từ 40m2 đến 45m2

28.000 BTU

Treo tư��ng/ Tủ đứng/ áp trần

Từ 45m2 đến 50m2

30.000 BTU

Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần

Từ 50m2 đến 55m2

36.000 BTU

Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần

Từ 55m2 đến 60m2

42.000 BTU

Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần

Từ 60m2 đến 70m2

48.000 BTU

Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần

Phòng họp

Hội trường

Nhà hàng

Phòng Karaoke

Bệnh viện

Thư viện

Phòng làm việc có nhiều máy móc sinh nhiệt

Nhỏ hơn 15 m2

12.000 BTU

Treo tường

Từ 15m2 đến 20m2

18.000 BTU

Treo tường

Từ 20m2 đến 30m2

24.000 BTU

Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần

Từ 30m2 đến 40m2

28.000 BTU

Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần

Từ 40m2 đến 45m2

30.000 BTU

Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần

Từ 45m2 đến 50m2

36.000 BTU

Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần

Từ 50m2 đến 55m2

42.000 BTU

Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần

Từ 55m2 đến 60m2

48.000 BTU

Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần

Từ 60m2 đến 70m2

60.000 BTU

Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần


Bên cạnh đó, việc lựa chọn công suất còn phụ thuộc vào số người thường xuyên có trong phòng (vì thân nhiệt người sẽ làm giảm độ lạnh), độ che phủ ánh sáng mặt trời, độ cách nhiệt của phòng, vị trí và độ lớn của cửa sổ... Đây là những yếu tố có thể làm giảm độ lạnh.

Lựa chọn công suất trung bình cần thiết cho 1m2 sàn nhà:

Công năng sử dụng

Công suất trung bình cần thiết cho 1m2 sàn nhà

Phòng khách

700 – 900 BTU/m2

Phòng ngủ

550 – 700 BTU/m2

Phòng ăn

700 – 900 BTU/m2

Phòng làm việc

500 - 700 BTU/m2

Phòng họp

900 – 1200 BTU/m2

Hội trường

1000 - 1200 BTU/m2

Nhà hàng

700 - 1000 BTU/m2

Phòng Karaoke

700 – 1200 BTU/m2

Bệnh Viện

600 – 1000 BTU/m2

Thư viện sách

800 - 1000 BTU/m2

Thư viện máy PC

1000 – 1300 BTU/m2

Phòng máy chủ (Server)

1000- 1500 BTU/m2
(Cần phải tham vấn thêm chuyên gia trước khi quyết định)

Thừa thì sao, thiếu thì sao?

Nếu chọn máy lạnh đủ công suất, bạn sẽ đảm bảo rằng khoản tiền đầu tư phù hợp, lượng điện tiêu hao cũng phù hợp.

Theo kỹ sư Nguyễn Thế Dũng, phụ trách trung tâm bảo hành siêu thị điện máy Thiên Hoà TP HCM, đừng bao giờ chọn may lanh thiếu công suất so với thể tích, nhu cầu sử dụng của căn phòng. Nhiệt độ không đủ lạnh sẽ buộc máy phải làm việc liên tục, dẫn tới hao điện, nóng máy và độ bền của máy giảm.

Ông Dũng khuyên, khi mua máy nên chọn công suất dư ra một ít. Số tiền đầu tư ban đầu có thể nhiều hơn chọn máy đúng công suất nhưng được lợi là máy mạnh, thời gian đạt độ lạnh nhanh hơn và khi máy đạt đủ độ lạnh thì sẽ tự ngưng hoạt động. Với loại máy dư công suất so với nhu cầu thì máy sẽ có nhiều thời gian “nghỉ”, giúp cho độ bền của máy được kéo dài.

Cũng có người lo dùng máy thừa công suất sẽ tốn điện nhiều hơn. Ông Dũng cho biết điều này đúng nếu như so sánh giữa hai máy có công suất lớn và nhỏ cùng hoạt động liên tục. Trong trường hợp dùng cho một căn phòng có thể tích bằng nhau thì có khi loại máy công suất lớn lại ít hao điện hơn vì chúng chỉ chạy trong một thời gian ngắn là phòng đạt độ lạnh và tự ngắt. Trong khi đó, máy có công suất vừa đủ hoặc thiếu sẽ buộc phải chạy liên tục và như vậy sẽ phải tiêu thụ điện năng liên tụ.




Cách chọn màu quần áo cho người da đen
Cách chọn màu son môi cực chuẩn cho chị em .
Chọn mua điều hòa thế nào là đúng
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa?
Sau khi sinh có nên nằm máy lạnh -
Nhừng điều kiêng kỵ khi xây nhà




(ST)