Cách chọn hoa atiso nấu canh bồi bổ sức khỏe cả nhà

Cách chọn hoa atiso nấu canh bồi bổ sức khỏe cả nhà. Atiso là một loài thực vật mà người ta sử dụng phần đầu, phần thân (sẽ cho ra hoa nếu chúng ta cho phép chúng phát triển đến giai đoạn đó). Nó là một thành viên trong gia đình họ nhà rau diếp.


 



CÁCH CHỌN HOA ATISO

Tìm hiểu về cây hoa atiso

1. Bộ phận sử dụng:

Với loại thực vật này người ta có thể tiêu thụ 3 phần:

- phần lá bao bọc bên ngoài (hay còn gọi là phần lá bắc)

- phần lõi (với những lớp lá nằm sâu bên trong, cho hương vị rất ngon)

- phần đáy (hay còn gọi là đế nạc)

2. Cách thức lựa chọn và chế biến atiso:

- Lựa chọn atiso:

Hoa  atiso phải còn khép và xách nặng tay. Chỉ nên chọn những bông hoa mà lá còn xanh tươi (trừ khi nó chuyển sang màu tím), giữa các cánh hoa khép chặt lại với nhau và giòn, dễ gãy khi chạm vào. Nếu hoa mở ra thì đó là dấu hiệu của atiso đã quá chín và thịt của nó sẽ trở nên rất dai. Không nên chọn loại atiso có những vết thâm đen từ trên xuống dưới.

Đôi khi người ta còn tìm thấy loại atiso nhỏ, thường được gọi là “atiso tí hon”, có thể dùng cho việc ăn sống cùng với cuống lá.

- Sử dụng:

Một khi đã nấu chín thì atiso cần được tiêu thụ trong vòng 24 tiếng đồng hồ để tránh tạo ra các loại nấm mốc độc hại.

Cách đơn giản nhất để sử dụng atiso là làm chín chúng bằng nước (sau khi đã lặt bỏ bớt những chiếc lá quá già). Sự kết hợp thường thấy của atiso là thịt nhồi hay giò heo, và cũng không loại trừ khả năng cho chúng đi kèm với món sa-lat hay khoai tây.

3. Lợi ích về sức khỏe:

Atiso là loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ và inulin cao. Cả 2 thành phần này kết hợp lại với nhau sẽ giúp cho ruột lưu thông một cách dễ dàng.

Bên cạnh đó, atiso còn là một chất chống oxy hóa rất mạnh,và đặc biệt là có tác dụng giải nhiệt hiệu quả vào mùa hè.

cách dùng Hoa Atisô tươi

Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh, nấu chè...
Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).
Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể...
Chế biến:
- Rửa sạch bông, chẻ dọc thành 6-8 miếng, luộc chín, nấu canh, hầm xương heo xương bò, chân giò hoặc xào với nấm.
- Hoặc nấu chè với carot và đậu xanh, ăn rất mát và bổ dưỡng.
Các sản Phẩm của cơ sở:
- Trà túi lọc Atiso.
- Trà Lá Atiso.
- Hoa, rễ Atiso khô
** Các sản phẩm của cơ sởThuận Vĩnhđược làm từ nguyên liệu sạch hoàn toàn, các công đoạn chế biến khép kín, không qua giai đoạn gia công bên ngoài nên rất đảm bảo vệ sinh.
** Do không phatrộn các loại cây hương liệu tạo ngọt, cũng như tẩm các loại mùi nên Trà Atiso nhà mình không có “vị ngọt” và “mùi thơm nồng” như các loại có trên thị trường, nếu quý bạn và quý anh chị bạn muốn thưởng thức sự mùi vị thực sự nguyên chất thì hãy sử dụng thử nha!
** Ngoài ra, Trà rất ít cặn, do quá trình thu hoạch, làm sạch rất kỹ! Nguyên liệutự trồng, sử dụng theo từng năm, không cất trữ nên không bị mốc hỏng ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng!
Atiso là một loại cây dược liệu quý và mang lạiđiều kỳ diệu cho sức khỏe nếu bạn biết cách lựa chọn.

 

Cách chọn và sơ chế hoa astiso

Astiso rất ngon, nhưng việc sơ chế có thể gặp chút khó khăn. Chúng tôi có vài mẹo nhỏ giúp bạn.

Atiso là loại thảo dược thanh mát, có nhiều thành phần bổ dưỡng. Ngoài làm thuốc, rất nhiều người thích dùng atiso để nấu canh, hầm thịt... Bạn có thể chọn và chế biến loài hoa này như thế nào?

Ảnh: naturaskinclinic.co.uk

Khi chọn astiso, hãy nhìn cách các lá được sắp xếp; nếu xòe ra có nghĩa nó không được tươi cho lắm. Trên hoa có thể có một vài đốm nâu nhưng không sao cả.

Bạn cần gì? Thớt, dao làm bếp, astiso, kéo làm bếp. Khi chế biến, bạn cần đảm bảo hoa astiso còn nguyên vẹn.

Chế biến

- Cắt bỏ phần đầu: Sử dụng dao có lưỡi kiểu răng cưa, cắt bỏ khoảng 1cm ở trên đầu, tạo thành một mặt phẳng.
 
Lưu ý: Astiso rất dai. Nếu bạn không có một con dao sắc, lưỡi răng cưa thì việc cắt sẽ khá khó khăn.
 
- Cắt các gai còn lại bằng kéo: Giữ bằng thân cây, dùng kéo làm bếp cắt hết các phần gai nhọn còn lại ở các đầu lá.

- Cắt gốc: Thân cây có thể ăn được (và cũng ngon), nhưng nếu bạn không thích thì hãy dùng dao cắt nó đi.

Mẹo nhỏ: Trữ Astiso chưa rửa trong túi nhựa rồi bỏ vảo tủ lạnh. Atiso có thể tươi trong vòng 1 tuần. Nếu lá bắt đầu mọc lại, hãy nấu nó sớm nhất có thể.

cách sử dụng hoa atiso

Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh.Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc(có phần gốc mềm mầu trắng bao chung quanh). Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 - 3,15 g protein, 0,1-0,3g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase, tốt cho người bị tiểu đường) và 82 g nước.

Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật,trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa,

tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể...

Chế biến: Rửa sạch bông, chẻ dọc thành 6-8 miếng, luộc chín, nấu canh, hầm xương heo xương bò, chân giò hoặc xào với nấm. Khi dùng bông atisô chỉ nên dự trữ bằng cách bỏ vào tủ lạnh tối đa bảy ngày, khi nấu không dùng nồi bằng nhôm hay gang vì các kim loại này làm atisô mất màu, gây đắng khó ăn

A-Ti-Sô Hầm Chân Giò

Cho a-ti-sô hầm ra bát, rắc tiêu. Dùng nóng kèm với bún, có thể chấm muối tiêu.

Nguyên liệu:
- 1 hoa a-ti-sô.
- 1/3 chân giò lợn.
- 1/2 quả ớt chuông xanh.
- 1 củ cà rốt.
- 1 thìa súp hạt nêm.
- 1 thìa cà phê đường.
- 1 thìa cà phê tiêu.
Thực hiện:
- Làm sạch chân giò, chặt khúc vừa ăn.
- Rửa hoa a-ti-sô, nhặt cánh non.
- Bỏ hạt ớt chuông, thái vuông lớn.
- Gọt vỏ cà rốt, thái miếng lớn.
- Đun sôi nước, cho chân giò vào hầm mềm.
- Cho cà rốt, ớt chuông, hoa a-ti-sô vào nấu vừa chín, nêm hạt nêm, đường, tiếp tục nấu đến khi hỗn hợp chín mềm.





Tác dụng của hoa atiso -
Nấu ăn với hoa Atiso vừa ngon vừa chữa bệnh
Sườn non hầm atiso thanh mát giải nhiệt cho mùa hè
Tác dụng chữa bệnh của Atiso
Uống nước Atiso có tác dụng gì với sức khỏe
Tác dụng của trà artichoke (atiso) với cơ thể
Các món hầm bỗ dưỡng bồi bổ cơ thể




(ST)