Cách ăn Kiwi khôn ngoan tận dụng hết chất dinh dưỡng
Cách nấu cháo bí ngô giàu dinh dưỡng cho cả nhà
Khẩu phần ăn của trẻ 6 tháng tuổi cho trẻ dinh dưỡng toàn diện
Atisô không chỉ được biết là thực phẩm giàu dinh dưỡng với các chất chống ôxy hóa, vitamin C, là nguồn cung cấp kali, hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh ung thư, atisô còn được yêu thích nhờ làm nên hương vị thơm ngon cho nhiều món ăn như nấu canh, hầm thịt, hấp…
Dưới đây là một vài bước để bạn sơ chế và nấu ăn với atisô.
Chọn bông atisô tươi
- Bông vừa phải, tròn trịa có lá khép kín và màu xanh. Không nên chọn những bông có các lá bọc chung quanh atisô mở bung.
- Atisô vào mùa xuân là tươi ngon nhất.
Sơ chế atisô
- Để sơ chế, trước tiên bạn cần chuẩn bị một thau nước lạnh lớn, cho vào đó vài lát chanh mỏng.
- Rửa atisô dưới vòi nước mạnh để loại sạch bụi bẩn, cát.
- Cắt bớt phần gốc của atisô (không cắt toàn bộ vì phần trên có thể ăn được). Bóc bỏ phần lá nhỏ quanh đài hoa atisô.
- Cắt bỏ phần đỉnh nhọn của atisô, cho vào thau nước đã chuẩn bị để ngăn atisô đổi màu .
Nấu ăn với atisô
Atiso được làm nguyên liệu cho khá nhiều món ăn, trong đó những món quen thuộc là luộc, hấp; hầm chân giò và nướng.
- Luộc: Cho atisô vào nồi nước sôi có chút muối. Nên cho atisô vào khi nước bắt đầu sôi , luộc atisô từ 30 – 45 phút cho mềm, vớt ra dùng nóng.
- Hấp: Nếu không luộc, bạn có thể cho atisô vào nồi hấp 15-20 phút. Với cách làm này, atiso giữ gần như nguyên vẹn chất dinh dưỡng. Sau khi hấp, bạn có thể dọn nước chấm muối chanh ăn kèm.
- Nướng: Trước khi nướng, cắt atisô làm đôi, loại bỏ nhị ở giữa – phần không ăn được của atisô, rửa bông dưới vòi nước mạnh, thấm khô, dùng cọ quết dầu ô-liu quanh bông atisô, cho atisô lên lò nướng và nướng vàng mặt.
Mách nhỏ: Atisô luộc chín có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tuần hoặc 1 tháng trong tủ đông. Không cho atisô tươi vào ngăn đông vì bông sẽ đổi màu nâu và có vị đắng.