Cách ngâm hồng giòn ngon không bị chát
Hồng giòn Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam đánh lừa người tiêu dùng
Trên thị trường, các giống hồng xuất hiện sớm thường có màu vỏ từ xanh vàng đến vàng xanh và thường được chào “hồng giòn”, một lẽ vì hồng giòn thường có giá cao. Làm thế nào mua được hồng giòn ngon?
Chọn mua hồng giòn đầu mùa
Thị trường trái hồng thường có hai giai đoạn, đầu mùa là hồng ăn xanh và từ giữa mùa về sau là hồng ăn chín. Các giống hồng ăn xanh ngon thường cho thực khách cảm giác giòn, ngọt mát và không có vị chát. Ở một vài địa phương, người ta có thể ăn trực tiếp những trái hồng nhóm ăn chín khi mới “xồn xồn”, dù còn vị chát, thậm chí nhựa từ trong thịt trái ứa ra, vương ở lát cắt. Và đó có thể là lý do thị trường trái hồng ăn xanh bị lẫn lộn hồng ăn chín còn xanh, chưa qua xử lý hay giú.
Ngay từ đầu mùa, trên thị trường, hồng ăn xanh có rất nhiều giống, mỗi giống có những biểu hiện khác nhau, nếu chịu khó quan sát sẽ thấy và có thể ghi nhớ để lần sau mua không lầm. Về khối lượng, các giống hồng ăn xanh gồm hàng chục giống khác nhau. Giống nhỏ nhất có khối lượng 25 - 35 g/trái (bằng trái sung, trái vả - hồng giòn Nghệ An); giống có khối lượng to nhất đạt 0,6 - 0,8 kg/trái, cá biệt 1 kg/trái (một tay cầm được có 1 - 2 trái - hồng xanh Thạch Thất, Hà Nội (hiện đang bị thất truyền)).
Về hình dạng trái cũng có nhiều vẻ, một số giống có chung dạng hình trái tim, hình dạng trái thị - khối tròn dẹt trơn, không có rãnh. Có vài giống dạng trái tựa 2/3 khối lập phương (giant fuyu persimmon hay fuyu persimmon), hoặc khối lập phương tứ cạnh đều, thậm chí hơi cao (hồng xanh Thạch Thất) tròn cạnh và có 4 rãnh nông. Tất cả các giống hồng đều có đài hoa dính cứng vào vỏ và thịt đầu trái và tất cả các dạng trái kể trên không có sự khác biệt nào đáng để phân biệt so với các giống hồng ăn chín.
Một trong những đặc điểm phân biệt rõ ràng nhất của hồng ăn xanh (trong đó có hồng giòn) là khi quá “đát” màu vỏ của giống “chuyên dùng” ăn xanh chuyển sang màu vàng xanh hay vàng là thịt trái không còn giòn, thịt ướp nước, vị lạt, đúng hơn là vị ngọt của các giống hồng ăn xanh không tăng theo độ chín như nhóm hồng ăn chín.
Vì vậy khi chọn mua hồng giòn cần chú ý đúng giống dùng cho ăn xanh - giống có sự chuyển hóa chất chát (tanin) kết thúc quá trình chuyển hóa trong trái khi vừa vào độ ương (hườm). Chọn mua trái đúng độ già khi hái để có chất lượng thịt trái cao nhất với màu vỏ xanh vàng khi tai trái còn mang màu xanh, vết cắt cuống tươi. Lấy 2 ngón trỏ và cái “nắn” thử tại vị trí gồ nhất của trái hồng không thấy dấu hiệu mềm bên trong - thịt trái cứng.
Hiện trên thị trường chưa có nhãn hiệu cho mặt hàng hồng giòn. Nên mua hồng giòn ở các quầy cố định và có giao kèo - “bao” về phẩm chất của trái hồng giòn; không nên mua hồng giòn ở các “chợ chạy” không rõ người bán. Mua trái hồng giòn về thường ăn liền trong ngày, khi mua thật sự giòn ngon, vô tình để dành 2 - 3 ngày sau có thể đã hết ngon cho dù đúng giống và mẫu mã có vẻ đẹp hơn. Sau khi rửa sạch bụi và phấn tự sinh bám bên ngoài vỏ, rửa kỹ khu vực tai (đài) trái, dùng dao inox bén gọt vỏ, bổ dọc trái như bổ cau hoặc cắt hạt lựu vuông miếng to sắp lên dĩa, dùng nĩa inox xăm từng miếng, ăn chậm rãi.
Cách chọn quả hồng
Khi chín, cầm mềm tay thì quả hồng mới hết vị chát, nhiều nước hơn và vị mát. Khi mua hồng về bạn phải cẩn thận để không làm dập và xước phần vỏ, khi hồng đã chín thì nên cho vào tủ lạnh, để lạnh cũng là một cách để loại bỏ chất chát trong quả. Ăn 1 – 2 quả hồng mỗi ngày rất tốt cho cơ thể, nhất là khi bạn đang trong chế độ ăn kiêng.
Loại hồng to màu đỏ hoặc cam đậm là ngọt nhất, quả hồng khô còn là thứ ăn vặt thay cho kẹo lúc uống trà. Khi được sấy khô hồng vẫn giữ được độ ngọt và chất đường tự nhiên trong nó trở thành một lớp xốp nhẹ bên ngoài vỏ.
Nên mua hồng vừa chín tới. Khi mua hồng về bạn phải cẩn thận để không làm dập và xước phần vỏ. Ăn 1 – 2 quả hồng mỗi ngày rất tốt cho cơ thể, nhất là khi bạn đang trong chế độ ăn kiêng.
Chọn những quả có màu sắc tươi và cầm thấy chắc tay.
Nên chọn những quả hồng da bóng, trơn, nhẵn và thấy "trong" là hồng đã chín tới. Tránh chọn những quả có vết dơ, thâm, bị nứt và dập nhũn, hoặc bị rụng mất núm.
9 cách để hồng không bị chát
Cách 1: Đặt hồng vào trong thùng nhựa, lấy cồn hoặc rượu phun lên bề mặt quả, đậy kín 3-5 ngày, hồng sẽ hết chát.
Cách 2: Xếp chung hồng với lê, đậy kín nắp trong vòng 3-5 ngày vị chát của hồng sẽ mất đi.
Cách 3: Bạn hãy ngâm hồng vào nước ấm 35 độ C, hai ngày sau, hồng sẽ không còn chát nữa.
Cách 4: Cho hồng vào túi nilông, xếp lẫn với 1 hoặc 2 quả táo (loại táo tàu to) buộc kín miệng túi lại khoảng 2-3 ngày sau, hồng sẽ không còn vị chát nữa.
Hồng ngon mà lại không bị chát
Cách 5: Khi mua hồng (hồng ngâm) muốn hồng không chát, sau khi rửa sạch bằng nước muối bạn lấy kim châm vào quả hồng rồi ngâm vào nước sôi để nguội. Vị chát sẽ không còn.
Cách 6: Cho hồng vào chậu nước nóng 40-45 độ C và đậy lại. Đến khi nguội thì thay 1-2 lần nước nữa, để qua một đêm, hồng sẽ không chát.
Cách 7: Hòa nước vôi với nồng độ 3%, bỏ hồng vào ngâm rồi đậy lại. Ngâm 3-5 ngày khi ăn sẽ không có vị chát mà còn có vị giòn, ăn ngon.
Cách 8: Nếu hồng còn xanh vùi vào thùng gạo, để qua 4-5 ngày ăn là được.
Cách 9: Đặt hồng cùng với các loại hoa quả xanh khác cũng khử được vị chát.
Bảo quản hồng như thế nào?
- Nếu mua hồng chưa chín hẳn, có thể làm chín hồng bằng cách để ở nơi có nhiệt độ trung bình, dùng giấy gói lại, để chung với táo hoặc chuối. Hồng còn sống (mới già mà chưa được dấm chín), nên ủ với đất đèn (CaC2) để hồng nhanh chín.
- Hồng đã chín nên bảo quản trong tủ lạnh. Hồng chín nên ăn ngay vì nếu chín quá thì hồng sẽ bị nhũn và dễ hư.