Cách chọn loa cho máy tính ưng ý nhất

Cách chọn loa cho máy tính ưng ý nhất. Bộ loa là một thành phần không thể thiếu đối với mỗi chiếc PC phục vụ từ công việc tới giải trí. Tuy nhiên, để chọn lựa một bộ loa ưng ý trong rất nhiều nhãn hiệu quả là không hề dễ dàng.






CÁCH CHỌN LOA CHO MÁY TÍNH ƯNG Ý NHẤT

Chọn loa cho máy tính

Trước khi quyết định sắm loa cho máy vi tính, bạn nên cân nhắc đến nhiều yếu tố.

Một bộ loa 5.1 hay 7.1 là quá tuyệt vời cho việc nghe nhạc, nhưng thực tế đôi khi bạn lại cảm thấy một cặp loa stereo bình thường, thậm chí là một loa mono, lại tiện dụng hơn.

Nếu không quan tâm đến nhu cầu thưởng thức âm nhạc trên máy tính, đa số người dùng đều xem mẫu mã và chọn đại một bộ loa cho xong mà không quan tâm đến chuẩn của card âm thanh. Đến khi đem ra sử dụng, mở nhiều loại nhạc, phim khác nhau và so sánh với những bộ loa khác thì có thể bạn mới thấy được tầm quan trọng của việc chọn loa sao cho đáp ứng được các nhu cầu giải trí.

Đặc điểm của loa dùng cho máy tính

Khác với những loại loa thùng lớn, các loại loa dùng cho máy tính có kích thước tương đối nhỏ nhưng tích hợp sẵn mạch điện khuếch đại tín hiệu trong một loa nên có thể cắm trực tiếp vào các ngõ xuất âm thanh trên máy tính mà không cần phải sắm thêm bộ ampli hoặc khuếch đại.

Chính vì vậy, công suất của loa máy tính thường không lớn, chỉ vừa đủ nghe trong gia đình, trong một không gian nhỏ. Khi xem thông tin của loa, bạn sẽ thấy công suất loa được ghi ở dạng công suất thực (RMS) với giá trị từ vài watt đến vài trăm watt; hoặc ghi ở công suất đỉnh (PMPO), còn gọi là công suất khó đạt, với chỉ số khá lớn (từ hàng nghìn watt trở lên). Công suất của loa càng lớn, âm thanh phát ra càng to nhưng chất lượng âm thanh nghe được thì phụ thuộc vào card âm thanh của máy tính và nhãn hiệu, rồi vật liệu làm thùng loa.

Về cơ bản, theo nhận định của một số người có kinh nghiệm, chất lượng âm thanh giảm dần theo các nhãn hiệu Creative, Altec Langing, Logitech, Sound Max, Microlab, Edifider, Genius... Cũng theo nhận định của những “chuyên gia” này, loại loa có thùng làm bằng gỗ nghe ấm tiếng và hay hơn so với loại làm dùng nhựa để đúc thùng; loại thùng nhựa có tiếng treble khá chát.

Trước đây, đối với những bộ loa chỉ có 2 loa, người dùng chỉ cần chú ý đến các đặc điểm trên khi chọn mua. Nay, card âm thanh có khá nhiều chuẩn nên bạn cần quan tâm đến số loa của mỗi bộ loa, tức là xác định (hoặc hỏi nơi bán) xem nó thuộc chuẩn 2.1, 4.1, 5.1, 7.1... Đơn giản, từ chuẩn bạn có thể suy ra số loa có trong bộ hoặc ngược lại; chẳng hạn, loa 2.1 sẽ có 1 loa trung tâm subwoofer (phát tiếng bass) và 2 loa vệ tinh (phát tiếng treble).

Tương tự, loa 4.1 sẽ có 4 loa vệ tinh và một loa trung tâm... Mạch khuếch đại tín hiệu trong loa trung tâm sẽ nhận tín hiệu từ card âm thanh, khuếch đại rồi truyền đến các loa vệ tinh qua các ngõ cắm ở phía sau loa. Số loa càng cao thì số dây nối tín hiệu đến card âm thanh càng nhiều, do vậy việc kết nối loa với máy tính sẽ rắc rối hơn, bạn hãy xem kỹ sơ đồ hướng dẫn trong tài liệu kèm theo loa để thực hiện.

Căn cứ vào card âm thanh

Hiện nay, tất cả các mainboard đều có tích hợp card âm thanh onboard nên chất lượng âm thanh phát ra cũng chỉ ở mức trung bình. Nếu muốn nghe hay hơn, bạn phải bỏ thêm từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu để sắm thêm card âm thanh rời Creative cắm vào khe PCI thường hoặc khe PCI Express 1x, tất nhiên là bạn phải có bộ loa tương ứng. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, với cùng một bộ loa, âm thanh lấy từ card âm thanh rời nghe to và thanh hơn so với card âm thanh onboard.

Nếu không cần thiết mua card âm thanh, bạn hãy chú ý đến chuẩn âm thanh mà mainboard hỗ trợ để chọn bộ loa tương ứng. Trong trường hợp không có điều kiện “tậu” bộ loa hợp chuẩn với card âm thanh, bạn vẫn có thể mua có chuẩn thấp hơn để dùng.


Creative SBS A200



Nếu bạn có một túi tiền không rủng rỉnh và không yêu cầu quá cao về chất lượng âm thanh thì Creative SBS A200 là một sự lựa chọn hợp lý. Bên cạnh thiết kế khá bắt mắt, A200 có thể đáp ứng tốt các nhu cầu giải trí hàng ngày như nghe nhạc, xem phim và chơi game.

Nhẹ nhàng và cá tính, SBS A200 được hỗ trợ bởi hệ thống gồm 3 loa mang tạo nên chiều sâu và không gian cho bạn trải nghiệm âm nhạc và giải trí. Với hệ thống âm lượng dễ dàng điều chỉnh, thật dễ dàng và nhanh chóng kết nối vào máy tính PC, máy tính xách tay, máy nghe nhạc MP3 hoặc những hệ thống âm thanh ngoài.

Với kiểu dáng thanh lịch và đầy đặn khiến A200 trở thành một phụ kiện thời trang với bất kì hệ thống nào, đồng thời cũng nhỏ gọn thanh lịch đủ để bạn có thể đặt bất kì đâu bạn muốn. Loa siêu trầm đầy sức mạnh sẽ mang tới đầy đủ tính khuếch đại nơi loa cần nhất. Loa Creative SBS A200 có giá rất “khiêm tốn” trên thị trường, chỉ 25$.

Altec Lansing VS2421



Ở tầm giá bậc trung thì những sản phẩm Altec Lansing tỏ ra chiếm ưu thế so với các hãng khác nhờ khả năng đánh rõ tiếng và có thể chơi được mọi thể loại từ Pop, Classic cho tới Rock với chất lượng âm thanh tốt. Altec Lansing VS2421 được thiết kế với 2 màu đen và đỏ, gồm 2 loa vệ tinh đứng và loa subwoofer khá lớn để tạo âm thanh trầm.

Bộ phận điều khiển của loa được tách rời hoàn toàn có thể dễ dàng cài đặt và tùy chỉnh, thêm vào đó là giắc cắm mic, tai nghe cho phép "chat" hay gọi điện VoIP, kết nối với máy nghe nhạc, iPod, đầu đĩa mà người dùng không cầm cắm vào CPU trên PC hoặc tháo giắc loa ra.

Ngoài một vài nhược điểm nhỏ như dây khá ngắn và nút chỉnh bass được đặt đằng sau loa sub gây bất tiện nếu cần chỉnh nhiều thì VS2421 thực sự là một bộ loa xuất sắc với mức giá bình dân, khoảng 70$.

Altec Lansing MX5021



Ấn tượng đầu tiên mà MX5021 mang lại là một màu đen bóng bẩy, sang trọng rất bắt mắt. Không những vậy, chất lượng âm thanh nó mang lại hoàn toàn thuyết phục những người sử dụng. Đúng với phong cách của Altec, âm thanh của MX5021 rất trong và ấm thích hợp với các bản nhạc trữ tình mượt mà, tinh tế.

Ngoài khả năng chơi nhạc tuyệt vời, với việc hỗ trợ chuẩn THX, MX5021 cũng đem lại âm thanh sống động, chân thực nhất cho những người yêu thích xem phim và chơi game không thua kém bất kỳ hệ thống âm thanh vòm nào khác.
Thiết kế đẹp mắt cùng với chất lượng âm thanh tuyệt vời là những lý do Altec Lansing MX5021 liên tục đứng trong top những sản phẩm loa bán chạy nhất và từng được mệnh danh là bộ loa “Nghe nhạc không đối thủ”. Altec Lansing MX5021 sẽ đến tay người sử dụng với mức giá 160$.

Edifier DA5000Pro



Edifier luôn biết làm hài lòng khách hàng của mình bằng những thiết kế tuyệt đẹp, và sản phẩm mới của hãng, DA5000Pro cũng không phải là ngoại lệ khi khoác lên mình dáng vẻ hầm hố của một bộ loa dân dụng.

Với 5 loa vệ tinh khá to, người nghe sẽ thực sự chìm trong âm thanh vòm chi tiết và sống động. Sức mạnh của DA5000Pro còn được thể hiện ở loa Subwoofer bằng gỗ kích thước 8", công suất 60 Watt cho tiếng bass sâu và đầy uy lực. Điều khiển từ xa có thể chỉnh âm thanh đến tất cả các kênh, có thể chọn các chế độ nghe rất phong phú như CD - DVD, Music, Movie và EQ.

Với giá không quá đắt cho một hệ thống loa 5.1 hoành tráng, khoảng 230$, Edifier DA5000Pro xứng đáng là sự lựa chọn tuyệt vời cho giải pháp “Rạp hát tại nhà”.
Loa máy tính hiện nay đã phổ biến bên cạnh chiếc PC, trở thành một nhu cầu thiết yếu khi mà các hệ thống Multimedia xuất hiện ngày càng nhiều. Nhưng loa máy tính cũng “khó chơi” như loa dùng cho các dàn âm thanh dân dụng vậy. Nhu cầu dùng loa thật đa dạng: để xem các bộ phim DVD với âm thanh Dolby Digital (AC-3), để nghe nhạc với chất lượng âm thanh Hi-fi, để chơi game hay chỉ đơn thuần là chỉ cần “phát ra tiếng” để biết rằng mình “cũng có loa” là được

Đứng trước một rừng các nhãn hiệu loa máy tính (PC Speaker) chắc hẳn bạn sẽ bối rối vô cùng. Nào là Sound MAX, NANSIN, MicroLAB, Sonic Gear, v.v... rồi thì Logitech, Yamaha, Altec Lansing, Creative v.v... Có loại thì chỉ đơn giản có một cặp loa mà thôi, nhưng có loại l i đến 4-5 loa vệ tinh chưa kể Subwoofer. Giá cả lại chênh lệch nhau đến chóng cả mặt. Có lúc nào bạn tự hỏi: tại sao bộ loa Hi-fi Stereo chỉ có 1 Sub-woofer và hai loa vệ tinh be bé mà giá thì cao gấp mười lần một bộ loa 5.1 (1 Sub-woofer + 4 loa vệ tinh) không?

Thật ra, cái giá bạn phải trả cho một bộ loa, ngoài giá trị thực sự của nó, còn bao gồm cả chi phí cho “thương hiệu” nữa đấy! Từng một thời thống trị thị trường Multimedia Việt Nam, Creative, hiện chỉ còn lại ở mặt trận sound card, và nhường lại thị phần speaker cho các nhãn hiệu khác, bởi giá của loa Creative “quá sức tưởng tượng” vì phải kham luôn cả cái thương hiệu quá nổi tiếng: Creative.
Vậy tốt nhất khi quyết định đầu tư vào loa máy tính, bạn sẽ chọn lựa theo tiêu chí gì?
Nếu bạn rất thích nghe nhạc, nguồn âm thanh chủ yếu từ CD/VCD thì tốt nhất, bạn nên ch n hệ thống loa 2.1 mà thôi. Còn nếu cần xem phim DVD hay chơi các game cần phân biệt rõ cường độ và hướng âm thanh, thì nên ch n loại 5.1, bởi chỉ có loại này mới có đủ các kênh (channel) âm thanh: front left/right, rear left/right cùng loa center đem đến cho bạn âm thành vòm thật sự sống động. Dĩ nhiên đi kèm nó phải là một sound card 5.1 thực.
Với nhu cầu văn phòng hoặc giải trí đơn thuần với các game nhỏ, bạn chỉ cần đầu tư cho loại loa bình thường có 2 loa là đủ, giá thường vào khoảng 25 - 30 USD, chất lượng chỉ đạt mức “ta cũng có loa như ai”! Ở mức giá này thì bạn chọn loại nào cũng như nhau! Khá một chút là các tên tuổi như Creative, Altec Lansing, Logitech hay Yamaha, vốn chi khá nhiều vào việc quảng cáo cho tên tuổi của mình, và dĩ nhiên người dùng sẽ phải gánh khoản chi phí này. Mặc dù vậy, chi phí bạn bỏ ra thật đáng đồng tiền bát gạo. Nếu thích nghe nhạc thì bộ FX 6021 của Altec Lansing là một lựa chọn đáng lưu tâm. Còn thích dạng 5.1, bạn có thể chọn các model MX5021 (Altec Lansing) hoặc Logitech Z560-Z680 hay dòng Creative MegaWorks/Inspire cũng đáng để bạn đầu tư (các model này vốn được chứng nhận THX một chứng nhận rất có uy tín của Cty THX Ltd. chuyên đánh giá về các thiết bị Multimedia. Giá các model này thường rất cao, trên 200 USD/bộ.
Ngoài ra ở mức thường thường bậc trung, giá khoảng 50-100 USD, bạn cũng có thể trang bị được một bộ loa “không bằng anh thì cũng bằng em”. Một số model tham khảo như: MicroLab X3 5.1/2.1 hay Creative FPS 4400 v.v...

chọn loa cho máy tính

Trước khi quyết định sắm loa máy tính, bạn nên cân nhắc đến nhiều yếu tố.

Một bộ loa 5.1 hay 7.1 là quá tuyệt vời cho việc nghe nhạc, nhưng thực tế đôi khi bạn lại cảm thấy một cặp loa stereo bình thường, thậm chí là một loa mono, lại tiện dụng hơn.

Nếu không quan tâm đến nhu cầu thưởng thức âm nhạc trên máy tính, đa số người dùng đều xem mẫu mã và chọn đại một bộ loa cho xong mà không quan tâm đến chuẩn của card âm thanh. Đến khi đem ra sử dụng, mở nhiều loại nhạc, phim khác nhau và so sánh với những bộ loa khác thì có thể bạn mới thấy được tầm quan trọng của việc chọn loa sao cho đáp ứng được các nhu cầu giải trí.

Đặc điểm của loa dùng cho máy tính

Khác với những loại loa thùng lớn, các loại loa dùng cho máy tính có kích thước tương đối nhỏ nhưng tích hợp sẵn mạch điện khuếch đại tín hiệu trong một loa nên có thể cắm trực tiếp vào các ngõ xuất âm thanh trên máy tính mà không cần phải sắm thêm bộ ampli hoặc khuếch đại.

Chính vì vậy, công suất của loa máy tính thường không lớn, chỉ vừa đủ nghe trong gia đình, trong một không gian nhỏ. Khi xem thông tin của loa, bạn sẽ thấy công suất loa được ghi ở dạng công suất thực (RMS) với giá trị từ vài watt đến vài trăm watt; hoặc ghi ở công suất đỉnh (PMPO), còn gọi là công suất khó đạt, với chỉ số khá lớn (từ hàng nghìn watt trở lên). Công suất của loa càng lớn, âm thanh phát ra càng to nhưng chất lượng âm thanh nghe được thì phụ thuộc vào card âm thanh của máy tính và nhãn hiệu, rồi vật liệu làm thùng loa.

Về cơ bản, theo nhận định của một số người có kinh nghiệm, chất lượng âm thanh giảm dần theo các nhãn hiệu Creative, Altec Langing, Logitech, Sound Max, Microlab, Edifider, Genius... Cũng theo nhận định của những “chuyên gia” này, loại loa có thùng làm bằng gỗ nghe ấm tiếng và hay hơn so với loại làm dùng nhựa để đúc thùng; loại thùng nhựa có tiếng treble khá chát.

Trước đây, đối với những bộ loa chỉ có 2 loa, người dùng chỉ cần chú ý đến các đặc điểm trên khi chọn mua. Nay, card âm thanh có khá nhiều chuẩn nên bạn cần quan tâm đến số loa của mỗi bộ loa, tức là xác định (hoặc hỏi nơi bán) xem nó thuộc chuẩn 2.1, 4.1, 5.1, 7.1... Đơn giản, từ chuẩn bạn có thể suy ra số loa có trong bộ hoặc ngược lại; chẳng hạn, loa 2.1 sẽ có 1 loa trung tâm subwoofer (phát tiếng bass) và 2 loa vệ tinh (phát tiếng treble).

Tương tự, loa 4.1 sẽ có 4 loa vệ tinh và một loa trung tâm... Mạch khuếch đại tín hiệu trong loa trung tâm sẽ nhận tín hiệu từ card âm thanh, khuếch đại rồi truyền đến các loa vệ tinh qua các ngõ cắm ở phía sau loa. Số loa càng cao thì số dây nối tín hiệu đến card âm thanh càng nhiều, do vậy việc kết nối loa với máy tính sẽ rắc rối hơn, bạn hãy xem kỹ sơ đồ hướng dẫn trong tài liệu kèm theo loa để thực hiện.

Căn cứ vào card âm thanh

Hiện nay, tất cả các mainboard đều có tích hợp card âm thanh onboard nên chất lượng âm thanh phát ra cũng chỉ ở mức trung bình. Nếu muốn nghe hay hơn, bạn phải bỏ thêm từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu để sắm thêm card âm thanh rời Creative cắm vào khe PCI thường hoặc khe PCI Express 1x, tất nhiên là bạn phải có bộ loa tương ứng. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, với cùng một bộ loa, âm thanh lấy từ card âm thanh rời nghe to và thanh hơn so với card âm thanh onboard.

Nếu không cần thiết mua card âm thanh, bạn hãy chú ý đến chuẩn âm thanh mà mainboard hỗ trợ để chọn bộ loa tương ứng. Trong trường hợp không có điều kiện “tậu” bộ loa hợp chuẩn với card âm thanh, bạn vẫn có thể mua có chuẩn thấp hơn để dùng.

Cách chọn

Sau khi căn cứ vào card âm thanh và các đặc điểm của loa để loại trừ các loại loa không thích dùng, bạn hãy dự tính các nhu cầu sử dụng loa. Muốn nghe âm thanh đạt mức độ trung thực cao, bạn nên chọn loại đạt chuẩn từ 4.1 trở lên, đem về bố trí các loa như sơ đồ thì bạn sẽ cảm nhận được độ trung thực của âm thanh khi xem phim bằng đĩa DVD hoặc chơi game hành động. Ngược lại, bạn hãy chọn loại loa 2.1 thay vì tính đến việc mua bộ loa thường chỉ gồm có 2 loa giống nhau (về giá, 2 loại loa này không chênh lệch nhiều).

Trước khi mua loa, bạn hãy đến quầy thử loa để nghe thử loại 2 loa định chọn để so sánh và chọn loại hay nhất. Nếu số loại định chọn nhiều hơn 2, bạn hãy nghe và so sánh 2 loại đầu tiên để chọn ra một loại; sau đó tiếp tục nghe và so sánh nó với những loại còn lại trong số các loại được chọn. Khi khó phân biệt được chất lượng âm thanh phát ra giữa 2 loại, bạn hãy dừng việc chọn loa và thực hiện lại sau đó vài giờ hoặc vài ngày.

Kinh nghiệm cho thấy, khi chọn loa, bạn nên vặn nút volume từ một nửa hoặc đến vị trí maximum để nghe xem loa có bị rè hay không, bởi nếu vặn nhỏ thì bạn chẳng phát hiện ra tình trạng này. Ngoài ra, nếu bạn muốn kỹ và nhanh hơn, hãy mang theo đĩa nhạc “xịn” và thường nghe để dễ cảm nhận và so sánh các loại loa.

Một số phát sinh khi dùng loa máy tính

Đầu tiên, bạn phải cài đúng driver cho card âm thanh. Đối với những mainboard, card âm thanh hỗ trợ chuẩn cao hơn 4.1, bạn hãy cài nguyên bộ driver card âm thanh có trên đĩa driver kèm theo thay vì cài riêng driver cho nó. Khi đó, ngoài việc cài driver cho card âm thanh, quá trình cài đặt còn cài thêm chương trình điều khiển các ngõ âm thanh ở phía sau thùng máy. Nếu cắm sai hoặc điều chỉnh các ngõ tín hiệu sai, bạn chỉ có thể thưởng thức âm thanh ở chuẩn 2.1.

Trên máy tính, bạn sẽ dùng các phần mềm để mở file nhạc, đĩa VCD, DVD... nên ngoài việc điều chỉnh loa và chương trình điều khiển các ngõ tín hiệu, bạn còn có thể chọn hoặc điều chỉnh chế độ âm thanh (Equalizer) như Classical, Full Bass & Treble, Live, Pop, Rock, Techno... để nghe được nhạc hay hơn. Bên cạnh đó, bạn còn có thể cài thêm các phần mềm tăng chất lượng âm thanh tương ứng với phần mềm đang dùng để làm cho âm thanh phát ra sống động hơn. Chẳng hạn, bạn cài thêm chương trình DFX khi nghe nhạc và xem phim bằng chương trình Winamp thì nghe được âm thanh hay hơn.

Trên loa có 2 nguồn tín hiệu đầu vào (input). Do vậy, bạn có thể vừa dùng nó để kết nối với ngõ cắm âm thanh trên máy tính và kết nối với thiết bị phát âm khác như đầu đĩa. Khi thực hiện, bạn cần lưu ý, nếu loa có nút công tắc chuyển, bạn hãy cắm cùng lúc 2 nguồn tín hiệu vào nó; ngược lại, mỗi lúc bạn chỉ nên cắm 1 nguồn tín hiệu, vì nếu cắm cả 2 nguồn tín hiệu thì loa sẽ phát tiếng rất nhỏ.

Trong quá trình sử dụng, nếu có thêm tiếng rột rẹt khi bạn vặn nút volume (hoặc các nút khác), hoặc tăng giảm volume đều không có tác dụng, hoặc volume bị dính chặt cứng không thể vặn được là biến trở làm volume đã bị hư. Khi đó, bạn có thể đem loa đi bảo hành hoặc đem đến các tiệm sửa chữa điện tử để họ thay biến trở với chi phí khoảng vài chục nghìn đồng. Ngoài ra, nếu sau một thời gian sử dụng, các loa phát âm thanh không đều nhau (có cái nhỏ, cái to) là mạch khuếch đại của loa đã bị hư linh kiện
ách chọn dàn karaoke cho ngày tết

TTO - Nhiều dòng sản phẩm dân dụng đã giúp người dùng có thể trang bị dàn karaoke vui xuân ngày tết dễ dàng hơn bao giờ hết.

Càng chuyên nghiệp hơn nếu thêm lớp cách âm trong phòng hát

Để hát karaoke, người mua cần sắm một bộ hoàn chỉnh gồm: micro, tăng âm karaoke và bộ loa chuyên dụng. Có hai cách để tậu được bộ dàn: thứ nhất mua nguyên bộ từ nhà sản xuất, còn lại là sắm riêng từng phần của các hãng khác nhau.

THAM KHẢO CÁCH CHỌN LOA KARAOKE

Sắm dàn âm thanh đa năng ngày tết

Mua dàn nguyên bộ

Để tiện lợi cho người tiêu dùng, đa số các hãng sản xuất đều thiết kế dàn karaoke nguyên bộ. Người mua không cần phải nắm rõ kỹ thuật vẫn có thể cất vang tiếng ca của mình.

Tuy nhiên, hiện có nhiều hãng khác nhau trên thị trường cung cấp hàng tá nhãn hiệu và giá cả khiến người mua bối rối.

Một lời khuyên nhỏ là không nên chọn những hiệu lạ chưa từng nghe tới có giá rẻ. Người mua nên chọn những thương hiệu có uy tín như: CADV, Arirang, Vitek, Sơn Ca, Tiến Đạt, Medialist, Califorina, Caliphat...

Ưu điểm của dàn nguyên bộ là tính đồng bộ, nhà sản xuất đã tính các thông số kỹ thuật giữa các thành phần để cho ra nguyên dàn karaoke có các thành phần linh kiện tương thích với nhau.

Tuy nhiên, dàn nguyên bộ của những hãng nói trên cũng có nhiều mức giá và chất lượng khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Với tầm giá khoảng từ 3-8 triệu là người tiêu dùng đã có thể tậu về nhà một dàn karaoke tương đối.

Tuy nhiên, nhiều người dùng thắc mắc tại sao mình hát không hay bằng ở ngoài. Điều này cũng dể hiểu, bởi tiệm karaoke sử dụng bộ dàn lắp ghép từ các thành phần khác nhau để cho ra âm thanh hay nhất.

Tự lắp ráp dàn karaoke

Dàn karaoke 4 loa chất lượng đủ "thổi tung" căn phòng.

Nếu thuộc vào người sành âm thì dàn karaoke nguyên bộ sẽ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Lúc này người mua nên tự ráp riêng bộ dàn cho mình. Tuy nhiên, cách này đòi hỏi người ráp phải có kiến thức về đồ điện tử và chi phí cho bộ dàn này cao hơn so với nguyên bộ.

Loa Bose 301 V thông dụng cho dàn karaoke

Loa

Thông thường, phòng hát có diện tích từ 20m2 trở xuống, người mua chỉ nên sắm loa có công suất từ 100-120W/ loa là vừa đủ công suất. Nếu mua loa có công suất lớn, người mua phải sắm ampli có đủ công suất phát, nếu không sẽ gây ra hiện tượng phát âm thanh không chuẩn hoặc có thể làm cháy ampli.

Loa nên đặt phía trước và tạo với góc 90 độ với tai người hát. Loa dùng cho hát karaoke thường có màng loa bằng kim loại vì âm thanh sắc sảo hơn, thể hiện đúng chất giọng của người hát hơn là loại loa có màng bằng giấy. Loa được nhiều người ưa chuộng cho dàn là loại loa BMB hoặc Bose 301 V.

Ampli

Ampli cũng có muôn vàn chọn lựa. Nếu ngân sách có nhiều, người mua có thể chọn ampli của những hiệu nổi tiếng  với giá cả khá cao. Với ngân sách có hạn, người mua có thể chọn ampli các hiệu như California, Jargua, Hùng loa… vẫn đủ đáp ứng nhu cầu hát.

Micro

Ngoài ra, micro và dây nối cũng góp phần quan trọng giúp hát trung thực hơn. Đừng vì tiếc một khoản nhỏ chi phí mà phá hỏng cả dàn karaoke. Người mua nên mua dây micro và dây tín hiệu nối từ đầu DVD đến ampli phải là loại dây bọc kim tốt, tránh nhiễu, tránh ù. Các micro dùng cho hát karaoke thuộc dòng dynamic/ cardiod, người mua có thể chọn micro Shure SM58 để hát.

Micro Shure SM58 được nhiều người chọn để hát

Trên đây chỉ là một vài hướng dẫn cơ bản để người mua có định hướng trước khi sắm cho mình một bộ dàn karaoke. Nếu chưa thật sự rành kỹ thuật, người mua nên chọn dàn karaoke nguyên bộ để không còn lo lắng về cách lắp ghép.





Cách chọn kính râm cho nữ thời trang và sành điệu
Cách chọn kính râm cho bé đôi mắt khỏe mạnh .
Cách chọn kính râm cho nam phong cách và cá tính
Cách bảo vệ cho đôi mắt sáng khỏe
Cách chọn phụ kiện cực chuẩn phối đồ cực cool
Cach chăm sóc da bị lão hóa cho làn da mịn đẹp
Dùng kem chống nắng đúng cách
Xu hướng thời trang đi biển cực hot trong năm 2013




(ST)