Cách may quần áo cho búp bê rất đáng yêu
Hướng dẫn may quần áo đơn giản cho trẻ em
Trong bài này mình sẽ nói về cách chọn màu quần áo cho da tối, da mai mái và cả da trắng. Bạn sẽ hiểu được thêm vì sao màu da tối không khó chọn màu quần áo như bạn tưởng và màu da trắng không dễ dàng như bạn nghĩ.
Có lẽ là đây bài được hỏi nhiều nhất . Sau khi lục tung internet và không tìm thấy một tài liệu cụ thể hay một bài test nào “luôn đúng trong mọi trường hợp”, Dani đã tự thu thập thông tin để viết ra một bài riêng cho các gái nhà mình.
Đảm bảo giải đáp được được câu hỏi hóc búa “vì sao mình không hợp với màu này/kia?” & đánh tan quan niệm “da tối khó mặc đồ” (nắm được cơ bản thì không hề khó ạ). Không đảm bảo lắm là cụ thể màu gì bạn mặc sẽ đẹp vì rất tiếc đó sẽ là hành trình riêng của mỗi người và bài viết sẽ cung cấp cho bạn công cụ để việc đó trở nên dễ dàng hơn.
Mình sẽ chỉ nói gói gọn về làn da Châu Á. Một cách nôm na màu da được cấu thành bởi lớp da trên bề mặt (biểu bì) và các mạch máu bên dưới da (trung bì). Lớp da trên bề mặt trắng, vàng, hay đen, v..v.. được quyết định bởi gen (chủng tộc, sự lai giống). Và với làn da Châu Á, nó quyết định việc da bạn trắng, đen, hay mai mái. Mạch máu bên dưới da thì quyết định tông của da (undertone): nóng (warm), lạnh (cool) hay neutral (trung gian). Nhiều khi bạn nghe nói trắng hồng hay trắng xanh, chính là nó đó.
Khi nói đến việc chọn đồ cho quần áo thì có rất nhiều bài test trên mạng giúp bạn xác định undertone của da. Dani đã làm hết và áp dụng với cả các bạn, những người Dani hay đi thử đồ cùng, nhưng kết quả không bao giờ chính xác.
Với các bạn Tây da (lớp biểu bì) trắng thì việc chọn quần áo chỉ còn phụ thuộc vào việc xác định tông của da (undertone – trung bì). Còn với da Châu Á thì (qua việc đọc tài liệu, áp dụng vào thực tế, làm các phép thử), Dani nhận thấy cả lớp biểu bì và trung bì (undertone) đều ảnh hưởng đến việc chọn đồ.
Vậy trước hết chúng ta hãy xác định màu của lớp biểu bì. Cái này rất dễ vì thường mọi người sẽ nói cho bạn biết. Từ nhỏ đến lớn bạn thường nghe “da trắng nhỉ”, “đen thế”, “da mai mái à?”. Thứ hai là xác định undertone (trung bì) của da. Bạn làm theo cách sau:
1. Nhìn vào màu của mạch máu/gân ở trên mu bàn tay, cổ tay và bắp tay (chỗ lấy ven khi thử máu)
2. Xác định xem chúng màu gì
Nếu các mạch máu của bạn có lai lai giữa xanh dương và xanh lá cây, hay như trong trường hợp của Dani, mạch máu ở mu bàn tay và cổ tay xanh dương tím, trong khi gân ở bắp tay xanh lá cây; thì có nghĩa là undertone của bạn trung tính.
Undertone này dễ mặc đồ hơn cả, có thể mặc được cả quần áo tông lạnh lẫn tông nóng. Tuy dễ hơn không phải 100% cái gì cũng mặc được vì bạn đừng quên sự góp mặt của lớp biểu bì nữa.
Nếu gân bạn có màu xanh lá cây thì undertone của bạn là màu nóng
Còn nếu màu xanh dương, thiên về tím thì là tông lạnh
Cổ tay Dani: BIỂU BÌ – TRẮNG; TRUNG BÌ (UNDERTONE) – XANH DƯƠNG PHA TÍM
Bắp tay Dani: BIỂU BÌ – TRẮNG; TRUNG BÌ – XANH LÁ CÂY/ OLIVE
Cổ tay V: BIỂU BÌ – NGĂM, TRUNG BÌ – XANH LÁ CÂY/ OLIVE
Bắp tay V: BIỂU BÌ – NGĂM; TRUNG BÌ – XANH LÁ CÂY/ OLIVE
Sau khi làm các bước trên Dani đã xác định được mình thuộc da sáng màu với undertone trung tính, nôm na là “chiến” được trên hầu hết mọi mặt trận. Theo lý thuyết thì nếu undertone của bạn là tông lạnh thì quần áo với các màu lạnh sẽ hợp với bạn hơn và ngược lại. Bạn sẽ thấy tông màu nóng (warm) trải dài từ màu xanh-vàng sang cho đến đỏ, còn tông lạnh (cool) thì từ tím cho đến xanh lá cây.
Phải chi chỉ đơn giản có thế thì chị em có phải được nhờ không. Cơ mà đời không như mơ các chế ạ. Chả hiểu có phải là còn do cái lớp biểu bì của da Châu Á hay không nhưng Dani vẫn chưa tìm ra 1 công thức chung nào có thể gọi là hữu ích.
Dĩ nhiên da trắng thì sẽ vẫn dễ hơn cả, nhưng chúng ta cũng không nên nhầm lẫn da càng tối thì càng khó mặc. Kì thực không màu da nào là khó mặc nếu chúng ta biết chọn màu cho đúng. Có “khó” chăng ở đây là bạn thích mặc màu nào đó không hợp với màu da mình thôi.
Thay vì cứ liên tục bốc và thử các màu không hợp, để rồi đi đến kết luận rằng “khó”, thì tại sao chúng ta không bỏ công ra nghiên cứu một cách tổng hợp xem mảng màu nào chúng ta mặc sẽ hợp? Và từ đó khi đi thử đồ thì cứ không cần mất thời gian cho những màu biết là lên sẽ không đẹp.
Chấp nhận tình hình là không có một công cụ nào dễ dàng mà chuẩn xác, cách duy nhất chúng ta có thể làm là đi thử và tự rút ra kinh nghiệm. Và việc đi thử sẽ trở nên đỡ khó khăn và đầy đủ hơn nếu chúng ta nắm được một vài nguyên tắc dưới đây:
1. Nên thử bằng áo/váy có màu trơn để để kết quả chính xác nhất. Đến đây bạn sẽ hỏi: “làm sao biết được màu nào mặc lên đẹp hay không?”, đừng lo, cảm tính sẽ mách bảo bạn. Ví dụ khi thử một chiếc váy đỏ bầm, bạn tự nhủ “nhìn mình thật quyến rũ và sang trọng” thì có nghĩa là đẹp. Còn khi thử màu xanh rêu, bạn ngần ngừ “hình như nó làm da mặt mình xạm đi thì phải” thì có nghĩa là không đẹp rồi. Dễ thế thôi.
2. Bắt đầu thử với 12 màu cơ bản nhất, tinh khiết (pure) và sáng (bright) nhất của bảng màu, gọi là HUE (đọc là HIU). Các màu hue này sẽ được trộn với nhau để ra được các màu khác như tím vàng, đỏ xanh hay hồng cam, v..v.. Đây là các màu cơ bản dễ phù hợp với các undertone nhất.
Các màu cơ bản này nếu pha với màu trắng thì chúng ta sẽ có được màu TINT, hay còn được gọi là Pastel. Pha càng nhiều trắng thì màu càng trở nên nhạt (như Dani đánh dấu TINT C cho vòng tròn nhạt nhất, sau đó là TINT B và A)
3. Khi pha các màu cơ bản với màu đen thì chúng ta sẽ được các màu SHADE, hay còn gọi là màu đậm và khi pha với màu xám chúng ta sẽ có các màu TONE.
Dani có đề xuất là bạn in bảng màu bên dưới ra rồi mỗi lần đi thử màu nào mà mặc ổn thì đánh dấu vào, và đặt ra mục tiêu thử tất cả các màu. Chẳng bao lâu sau bạn sẽ có một bức tranh toàn cảnh về những màu nào hợp với mình. Nếu không muốn in ra thì bạn có thể nhớ trong đầu cũng được.
Cách dùng bảng màu bên dưới còn giúp bạn “nhớ” để thử cho hết các màu còn sót trên bảng màu. Với con mọt chuyên thử đồ như Dani thì cũng có nhiều màu trước kia mình ngại không thử vì định kiến là mặc không đẹp. Sau đó “làm láng” thì lại thấy hoá ra mặc cũng được
Bảng màu để đi thử
Khi đã đánh dấu được hết các mảng màu thì chúng ta đã vén được phần lớn bức màn bí mật về cách chọn màu quần áo cho màu da, giúp khoanh vùng một cách hiệu quả mỗi lần đi thử và chọn đồ.
Chúng ta hãy cùng xem bảng màu của Dani nhé. Dấu “X” là cho những màu mà mặc không đẹp, không khiến mình tự tin hay chỉ đơn giản là không thích. Dấu “~” là có thể có, có thể không tuỳ vào loại quần áo. Còn để trống là vùng an toàn.
Để khỏi loạn thì khi để ý màu nào bạn nên lấy tay che các màu xung quanh, nếu không sẽ cực khó hình dung và dẫn đến kết quả sai lệch.
Ngoài ra thì còn màu đen, trắng và xám. Đen và xám thì chắc ai cũng hợp rồi. Nếu da bạn thuộc tông lạnh thì bạn mặc trắng tinh (trắng sứ, trắng đồng phục học sinh) sẽ đẹp, còn nếu tông ấm thì trắng ngà (ivory) là màu của bạn.
Màu Neon cũng là phạm trù khá thú vị. Neon cũng có nhiều tông và cách pha khác nhau, ví dụ Neon vàng hơi pha xanh lá cây, hồng hơi pha cam. Và cũng chỉ có thử mới biết được lên da sẽ thế nào.
Dani tổng kết lại các ý từ đầu đến giờ để kết thúc bài:
1. Xác định màu biểu bì và trung bì undertone
2. Nắm định nghĩa HUE (màu cơ bản), TINT (hue + trắng), SHADE (hue + đen) và TONE (hue + xám)
3. Đi thử và đánh dấu màu quần áo theo bảng màu
4. Không còn quan niệm “da mình khó chọn đồ”
Dani rất tiếc là đã không tìm ra được một công thức chung cho tất cả mọi người. Sự kết hợp màu của lớp biểu bì và trung bì tạo thành màu da độc nhất của riêng bạn, có lẽ chính vì thế một công thức chung là không thể.
Hi vọng Dani đã giúp bạn có được công cụ để tự tin hơn khi đi thử đồ lần tới, và hãy biến những chuyến thử đồ thành trải nghiệm thật thú vị nhé.
Love,
Dani