Cách chọn mua chim cu gáy chuẩn nhất
Cách chọn áo dài cho người mập trông thon gọn hơn
Cách chọn nuôi và chăm sóc chim khuyên khoa học nhất
Cách chọn mua máy Scan tốt nhất. Trong xu hướng số hóa, máy quét (scan) đã trở thành một thiết bị ngoại vi phổ biến. Nếu bạn muốn gởi 1 tấm ảnh “ngày xưa” được chụp bằng máy ảnh phim cho bạn bè thì cách tốt nhất là sử dụng máy quét.
CÁCH CHỌN MUA MÁY SCAN TỐT NHẤT
Kinh nghiệm lựa chọn máy scan hợp lý
Độ phân giải quang học
Đầu tiên, bạn hãy chú ý đến thông số về độ phân giải quang học của máy. Các máy quét trên thị trường hiện nay hầu hết đều có độ phân giải 2400 dpi (dots per inch – số lượng điểm ảnh trên 1 inch vuông). Các hình ảnh đưa lên trang web hoặc để in ra cỡ 3 x 5 hoặc 4 x 6 thì chọn độ phân giải 100dpi là tốt nhất; còn khi nhận dạng văn bản thì 300dpi là chuẩn; bất kỳ máy quét nào cũng đều có thể đáp ứng các yêu cầu này. Nhưng nếu bạn muốn có được các tấm ảnh cỡ 8 x 10 hoặc lớn hơn, hoặc để phóng to các ảnh nhỏ, bạn cần đến mức 1200dpi hoặc 2400dpi. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng chọn độ phân giải cao là tốt nhất, vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tốn dung lượng đĩa cứng lưu trữ, cấu hình máy tính phải mạnh… Chẳng hạn, với việc quét 1 ảnh cỡ 4 x 6 ở độ phân giải 1200dpi, bạn sẽ nhận được tấm ảnh có dung lượng đến 25MB và mất hơn 3 phút để quét.
Quét phim
Để quét được các phim slide hay phim âm bản thì cần phải có bộ phận quét phim. Đây là một tính năng rất hay của máy quét để có thể số hóa một cách nhanh chóng những bộ ảnh cũ của bạn. Bộ phận quét phim có thể được lắp thẳng vào nắp của máy quét hoặc tách rời ra thành 1 bộ phận riêng biệt (mỗi khi sử dụng, bạn sẽ phải lấy ra và đặt lên trên mặt kính của máy). Khuôn giữ phim thường có nhiều kích cỡ khác nhau: khuôn nhỏ nhất chỉ lắp được 1 phim, có nhiều loại khuôn lắp được 3 phim, thậm chí có loại lắp được phim dài 6 phút; cũng có những loại khuôn lớn hơn tùy vào nhu cầu của người sử dụng của bạn.
Bộ phận nạp giấy tự động
Với yêu cầu số hóa các văn bản “đồ sộ”, khay nạp giấy tự động (ADF) trong các máy quét hiện đại sẽ giúp bạn giảm được công việc nạp tuần tự từng trang một. Với các sản phẩm giá thấp, bộ phận này thường được tách rời và bán như một phụ kiện (các máy quét chuyên nghiệp luôn được tích hợp sẵn khay này)
Kết nối với máy tính
Tất cả các máy quét hiện nay đều kết nối với máy tính qua cổng USB 2.0, nên bạn không cần phải lo lắng lắm về vấn đề này. Cũng có 1 số máy quét cao cấp sử dụng kết nối FireWire (IEEE-1394) cho tốc độ nhanh hơn và ổn định hơn.
Độ sâu màu
Là số lượng màu sắc mà 1 máy quét có thể nhận dạng và lưu trữ được (tính bằng đơn vị bit/pixel). Các máy quét thông thường có thể “chụp” (capture) nhiều dữ liệu hơn trình điều khiển (driver) của nó. Chúng ta thường thấy một số thuật ngữ về mức giới hạn của độ sâu màu, như là 48-bit màu nội tại (internal) hoặc phần cứng (hardware) – biểu thị cho số lượng màu tối đa mà máy quét có thể nhận diện được. Còn thuật ngữ ngoại vi (external) hoặc màu thực (true color) mô tả số lượng màu tối đa mà trình điều khiển của máy quét có thể lưu trữ được. Đối với tất cả các kiểu máy quét thông dụng hiện nay thì mức 24-bit màu là chuẩn.
Công nghệ cảm biến
Các máy quét hình phẳng sử dụng một trong hai công nghệ cảm biến: CCD (Charge-Coupled Device) hoặc CIS (Contact Image Sensor). Cảm biến CCD là công nghệ cũ (nhưng không lạc hậu) và cũng đang được dùng trong các loại máy ảnh số. Cảm biến CIS chỉ mới được dùng gần đây, nhưng lại tạo ra các ảnh quét có chất lượng thấp hơn. Bù lại, chúng tiêu thụ ít năng lượng hơn chip CCD. Các máy quét CIS có thể sử dụng nguồn thông qua cổng USB trong khi máy quét CCD luôn phải có cục adaptor đi kèm.
Loại máy quét
Đa số máy quét trên thị trường hiện nay đều là máy quét hình phẳng, bạn đặt hình muốn quét vào dưới nắp của máy quét (giống như máy photocopy). Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thấy các dạng máy quét khác như: máy quét cầm tay, máy quét 3 chiều và các loại máy quét đa chức năng (in ấn, sao chép, fax).
Phần mềm
Hầu hết các máy quét đều có kèm theo đĩa CD chứa trình điều khiển cùng các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh đơn giản, cho phép bạn thực hiện các thao tác như: thay đổi kích thước, cắt xén, chỉnh độ sáng và in ra. Với các loại máy quét cao cấp còn tặng kèm cho bạn phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp là Adobe Photoshop hổ trợ thực hiện những thao tác phức tạp hơn. Đa số các loại máy quét còn có thêm phần mềm nhận dạng ký tự quang học (OCR – Optical Character Rocognition) cho phép bạn quét các trang văn bản và chuyển chúng từ dạng ảnh quét (bitmap) sang dạng văn bản (text) để có thể chỉnh sửa một cách dễ dàng.
Tư vấn cách chọn mua máy quét
Khi chọn mua cho mình một máy Scan bạn hãy cùng tìm hiểu thêm một chút về loại thiết bị này, vốn cũng khá đa dạng về chất lượng, tốc độ, driver và các phần mềm kèm theo.
Độ phân giải quang học
Được tính bằng điểm/inch (dpi – dots per inch), tức là số điểm mà máy quét có thể nhận biết được trên 1 inch. Thông thường, để hiển thị ảnh trên Web, in hình thẻ thì độ phân giải 100 dpi là đủ; với các tác vụ như nhận dạng văn bản thì 300dpi là chuẩn, và đa số các máy scanner thông thường trên thị trường đều hỗ trợ được các độ phân giải này. Tuy nhiên, nếu bạn muốn quét các tấm ảnh lớn, hoặc phóng lớn các ảnh nhỏ thì độ phân giải cần thiết phải là 1200 –2400 dpi.
Với các bức ảnh có độ phân giải cao, bạn sẽ dễ dàng biên tập chỉnh sửa lại, tuy nhiên chúng thường có kích thước lớn hơn bình thường. Như một tấm ảnh 4×6 inch 1200dpi chiếm đến 25MB trên đĩa cứng. Hơn nữa, thời gian quét ảnh ở độ phân giải cao thường tốn khá nhiều thời gian.
Transparency adapter
Để quét các đoạn slide, phim đòi hỏi máy scanner phải có Transparency adapter – một nguồn sáng dùng để chiếu xuyên qua phim. Thiết bị này có thể được tích hợp trên nắp máy quét hoặc ở dạng bộ phận gắn rời được đặt trên mặt kính của máy.
Thiết bị cấp giấy (tài liệu) tự động
Để nhận biết các đoạn text lớn, quét nhiều trang tài liệu vượt quá kích thước mặt kính của máy, bạn có thể sử dụng thiết bị cấp tài liệu tự động này nhằm tinh chỉnh tài liệu nằm ngay ngắn trên mặt kính. Thiết bị này có thể đóng vai trò là nắp scanner. Tuy nhiên, đối với các máy quét có bộ phận tự động này thì giá có thể sẽ cao hơn khoảng 200usd.
Chuẩn giao tiếp (Interface)
Các loại scanner ngày nay sử dụng cổng USB, thường là USB 2.0, đồng thời đa số máy scanner đều tương thích với các cổng USB 1.1 cũ. Tuy nhiên, sự khác biệt về tốc độ là không nhiều khi so sánh USB 2.0 với USB 1.1 .
Ngoài ra, hiện nay còn có các loại scanner không dây, có tốc độ khá tốt và giá thành thì thường cao hơn các loại thông thường, vốn chỉ sử dụng cho người dùng chuyên nghiệp.
Độ sâu màu sắc (Color depth)
Đây chính là số lượng màu của ảnh mà máy quét có thể nhận ra được, thường đo bằng đơn vị bits per pixel. Thông thường thì máy quét nhận ra nhiều điểm ảnh hơn so với khả năng lưu lại ảnh của trình điều khiển.
Internal hoặc hardware color đặc trưng cho khả năng nhận ảnh của máy scanner, còn external hoặc true color là thông số cho biết khả năng nhận dữ liệu từ scanner của trình driver. Với các nhu cầu thông thường, các máy có độ sâu màu thực (true color depth) 24 bit là khá tốt.
Bộ cảm biến
Các máy scanner ngày nay thường có bộ cảm biến thuộc 2 loại : CCD và CIS. Công nghệ cảm biến CCD là cũ hơn, thường được dùng trong các máy camera kĩ thuật số. CIS là công nghệ mới hơn, dù cho hình ảnh không tốt bằng CCD, nhưng các máy scanner sử dụng CIS đang trở nên rất thông dụng vì ít hao năng lượng (cấp điện qua cổng USB) và có kích thước nhỏ gọn.
Các loại scanner
Hầu hết các loại scanner ngày nay là loại may quet hình phẳng (do có mặt kính quét ở dạng phẳng), ngoài ra còn có các loại khác như: sheet-fed scanner, scanner cầm tay, photo scanner, cả các máy đa năng (3 trong 1) tích hợp máy in, máy quét và cả máy fax vào cùng một thiết bị.
Phần mềm kèm theo
Tất cả các máy quét đều được bán cùng với gói phần mềm kèm theo, hỗ trợ cho người dùng trong việc quét các một vật, lấy ảnh từ máy quét và chuyển dữ liệu vào máy PC. Các phần mềm này còn cung cấp các chức năng biên tập ảnh vừa quét vào, như chỉnh độ sáng, độ tương phản, loại bỏ hiệu ứng “mắt-đỏ” khi scan các bức hình thông thường…
Ngoài ra, một số hãng còn cung cấp thêm các phần mềm chuyên nghiệp khác như Adobe Photoshop; OCR, vốn dùng để quét tài liệu văn bản in và chuyển nó sang các file text trên PC.
THAM KHẢO THÊM:
Cách chọn mua máy in tiết kiệm mực nhất
Khi mua máy in, đa số người dùng thường chọn loại máy in phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình mà ít chú ý đến chi phí phát sinh khi thay mực. Nhiều loại máy in có giá rất rẻ nhưng mực thay thế chính hãng rất đắt, có khi hơn nửa số tiền mua máy in, hoặc thậm chí còn cao hơn cả giá mua máy in mới. Vậy loại máy in nào là tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bạn?
In văn bản
Nếu số lượng trang in hàng ngày khoảng từ 15 trang trở lên và văn bản in là loại đơn sắc (chỉ có màu đen), bạn hãy chọn ngay loại máy in laser đơn sắc, bởi tốc độ in nhanh, bản in rõ nét và tiết kiệm được mực in. Hiện nay, giá của máy in laser thấp nhất là 1,56 triệu đồng (Samsung ML 1610, Epson 6200L), hoặc loại từ 1,7 - 2 triệu đồng (Canon 2900, Samsung ML2010, HP 1018, Brother 2040 và 2140). Còn nếu muốn trang in nét và nhanh hơn nữa, bạn mua loại máy in larser đơn sắc đến ngưỡng 3 triệu đồng. Khi máy in laser đơn sắc hết mực, bạn phải mất từ 800.000 đồng để thay mực chính hãng. Nếu thấy chi phí này quá cao, không quan tâm đến chính sách bảo hành và tuổi thọ của máy in, cũng như chấp nhận chất lượng trang in thấp hơn, bạn có thể ung dung bơm lại mực, thay loại mực tương đương của các hãng khác với giá khoảng 100.000 đồng cho mỗi lần thực hiện, tuy nhiên mỗi hộp mực cũng chỉ bơm lại được từ 2 đến 3 lần là bỏ.
Máy in laser đơn sắc vẫn là sự lựa chọn tốt nhất cho những trường hợp in văn bản không thường xuyên, vài ngày hoặc vài tuần in một lần. Vì đầu phun mực của máy in loại này không bị khô và nghẹt sau những ngày không in như ở máy in phun.
Đối với trường hợp cần in hàng ngày nhưng số lượng trang in không nhiều và không cần trang in sắc nét, bạn có thể sắm máy in phun để dùng. Hiện nay, tất cả các loại máy in phun đều là loại in phun màu với 2 hộp mực đen và màu, hoặc 4 hộp mực (1 đen và 3 màu); giá của chúng thấp hơn máy in laser đơn sắc, chỉ cần khoảng 563.000 đồng là bạn đã mua được loại máy in này. Hơn nữa, giá mực in phun rẻ hơn rất nhiều so với mực in laser, từ 120.000 - 460.000 đồng một hộp và chỉ cần thay hộp mực đã hết. Một số loại máy in phun có thể hoạt động khi trong máy chỉ có hộp mực đen hoặc màu. Trong số các dòng máy in phun đang bán ở thị trường Việt Nam, loại máy in HP 910 (1,5 triệu đồng) là có mực chính hãng rẻ nhất (120.000 đồng một hộp), đây là loại máy in phun rẻ tiền mà hãng HP kỳ vọng người tiêu dùng luôn chọn mực in chính hãng có giá ngang ngửa với mực bơm lại.
Ngoài in văn bản đơn sắc, bạn có thể dùng máy in phun màu để in văn bản màu trên giấy in thường hoặc in hình trên giấy bóng, nhưng để hình in ra đạt chất lượng bạn phải dùng loại máy in phun có độ phân giải cao (từ 1200 dpi) và dùng đúng loại giấy dành riêng cho việc in hình.
Máy in phun hao mực hơn so với máy in laser, lượng mực trong các hộp mực sẽ vơi dần đi sau mỗi lần tắt và mở lại máy in. Mặc dù chỉ in văn bản trắng đen nhưng hộp mực màu vẫn bị cạn dần vì nó vẫn phun khi hộp mực đen bắt đầu phun. Do vậy, về lâu dài thì chi phí cho máy in phun thường cao hơn máy in laser.
In hình
Muốn hình in ra sắc nét hơn nữa và tiết kiệm chi phí, bạn hãy dùng máy in laser màu thay cho máy in phun màu, đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ ra một khoảng tiền từ 6,3 - 10 triệu đồng. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có 6 loại máy in laser màu của 5 nhãn hiệu Canon, HP, OKI, Epson, Brother. Do có trang bị bộ xử lý và bộ nhớ nạp dữ liệu lớn (có thể gắn thêm RAM để tăng dung lượng bộ nhớ) nên thời gian in hình nhanh hơn so với máy in phun màu, mặc dù đang in ở độ phân giải bằng hoặc cao hơn.
Nếu không có điều kiện đầu tư máy in laser màu nhưng nhu cần in trang màu với số lượng lớn, bạn hãy chọn mua loại máy in phun có thể gắn hệ thống mực in phun liên tục ở bên ngoài (một số dòng máy in của Epson, HP). Khi dùng cách này, chất lượng trang in đương nhiên sẽ không bằng mực chính hãng nhưng giá thành mỗi trang in giảm đi rất nhiều, đồng thời không phải mất nhiều thời gian bơm mực, chỉ cần đổ mực vào lọ mực. Các dịch vụ chụp và in hình kiểu Hàn Quốc, in văn bản màu, in hình màu... thường dùng cách này để thu được lợi nhuận cao và nhận làm với giá cạnh tranh.
In hóa đơn, in giấy cuộn
Để làm việc này, bạn phải trang bị máy in kim (dot matrix). Hiện nay, chi phí đầu tư ban đầu cho máy in kim khoảng từ 3 triệu đồng nhưng mực thay thế thì khá rẻ, khoảng 48.000 đồng hoặc 222.000 đồng cho một băng mực. Tùy vào số lượng liên của hóa đơn, bạn hỏi nơi bán và chọn loại thích hợp, hiện nay chỉ có 2 nhãn hiệu: Epson (dòng LQ) và OKI. Để in giấy cuộn tròn (các siêu thị thường dùng để in hóa đơn thu tiền) hoặc giấy liên tục (các ngân hàng thường dùng để lập phiếu thu), bạn chọn loại in ít liên.
Các máy in kim thường có độ bền rất cao nhưng do trang in không sắc nét, mất nhiều thời gian chờ và phát ra tiếng ồn lớn khi in nên chúng chỉ sử dụng riêng trong công việc này.
Giải pháp tiết kiệm
Nếu mua máy in dùng cho nhiều máy tính có nối mạng LAN, bạn nên tham khảo giá của các loại máy in có cổng LAN. Có thể bạn sẽ tốn thêm một khoản tiền nữa nhưng loại máy in này sẽ giúp bạn dễ dàng thiết lập máy in dùng chung cho các máy tính khác. Còn nếu dùng máy in thường, bạn sẽ mua thêm hộp cắm cáp chia sẻ máy in, hoặc chia sẻ máy in từ một máy tính mở thường trực, hoặc mua thiết bị Print Server để kết nối máy in vào mạng LAN.
Đối với nhu cầu cần dùng máy scan, fax, photocopy, bạn có thể chọn mua máy in đa chức năng (all in one) để giảm chi phí mua các máy khác.
Trước khi quyết định mua máy in phun, laser bạn cần xem hoặc hỏi ngay mực thay thế để cân nhắc. Hoặc hỏi loại máy in có mực chính hãng thay thế rẻ nhất. Sau đó hỏi kỹ các nơi bơm mực về khả năng dùng mực bơm lại của loại máy in định chọn rồi đưa ra quyết định cuối cùng.
Cách chọn máy in ảnh đẹp phù hợp với bạn
Cách chọn mua chuột máy tính tốt và đẹp
Cách chọn mua máy chiếu bền đẹp, hình ảnh sắc nét
Chọn mua điều hoa không khí hiệu quả,
Cách chọn máy ảnh chuyên nghiệp
Cách chọn ống kính cho máy ảnh kinh nghiệm
Kinh nghiệm chụp ảnh bằng máy du lịch
Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch cực xinh yêu
Cách chọn mua máy tính bộ ưng ý nhất
(ST)