Cách chọn mua bàn ghế gỗ khôn ngoan nhất

Cách chọn mua bàn ghế gỗ  khôn ngoan nhất. Có nhiều sự lựa chọn về kiểu dáng, chất lượng cũng như về mặt giá cả của các vật dụng nhà bếp từ chất liệu gỗ. Chúng ta có thể đi một vòng quanh các cửa hàng trưng bày sản phẩm gỗ để ngắm nghía và lựa chọn.


 

CÁCH CHỌN MUA BÀN GHẾ GỖ

Lời khuyên "vàng" giúp chọn mua đồ gỗ cực "chuẩn"

Nội thất gỗ ngày càng chinh phục được nhiều người tiêu dùng khó tính nhờ vẻ sang trọng, hiện đại và có độ bền cao. Nguồn gốc thiên nhiên khiến nội thất gỗ vừa mang nét tinh tế, đặc trưng rất khó nhầm lẫn lại vừa mang vẻ đẹp gần gũi.

Những ưu điểm vượt trội giúp chúng dễ dàng kết hợp hài hoà với nhiều không gian về cả kiểu dáng, bố cục hay chất liệu... Ngay cả trong những điều kiện đòi hỏi sự linh hoạt đồ gỗ vẫn có thể sắp đặt hợp lý, đẹp mắt trong những không gian có nhiều hình khối và phong cách khác nhau, dù hiện đại hay truyền thống.

Tuy nhiều ưu điểm và dễ phối hợp nhưng việc lựa chọn nội thất cũng phải rất cân nhắc để có được món đồ hữu dụng, bền đẹp theo thời gian cho ngôi nhà. Hơn nữa, nếu không có kinh nghiệm trong việc phân biệt các loại gỗ quý, người tiêu dùng dễ bị “móc túi” hàng triệu đồng khi mua hàng. Các sản phẩm nội thất được làm từ các loại gỗ quý khác nhau sẽ chênh nhau rất nhiều về giá bán...

Nội thất gỗ mang lại sự sang trọng cho ngôi nhà

Chẳng hạn, một chiếc bàn bằng gỗ căm xe có chiều dài 1,4m x 0,7m sẽ có giá từ 3,5 - 5 triệu đồng, nhưng nếu người bán nói đó là gõ đỏ, giá sẽ là 7 - 8 triệu đồng... Liệu bạn đã biết cách chọn lựa hay chưa? 

Độ bền của gỗ phụ thuộc vào chất liệu...

Dưới đây là những "lời khuyên vàng" mà chuyên mục Mua sắm gửi đến nhằm giúp lựa chọn đồ gỗ cực "chuẩn". Hy vọng bài viết sẽ giúp ích và mang lại cho bạn sự hài lòng về món đồ gỗ mà mình mua khi bước vào các cửa hàng nội thất.

Bí quyết chung khi chọn những món nội thất gỗ cơ bản

Kiểm tra chất lượng các bộ phận, hoa văn, nước sơn...

Khi mua, bạn lưu ý kiểm tra các bộ phận chủ yếu như: Chân, khung cửa, mặt ngăn kéo... Chúng phải được đóng bằng loại gỗ có chất lượng tốt, nếu có trang trí hoa văn thì phải sắc nét, đẹp mắt, không có những đầu mẩu gỗ thừa, mắt sâu hay gỗ bị rạn nứt. Không nên mua đồ dùng mà bộ phận gỗ đóng bên trong (phần che khuất) như tấm ngăn, tấm lót, ngăn kéo... bị mọt, sứt sẹo, chắp vá, thiếu hụt.

Lưu ý kĩ càng từng bộ phận, hoa văn, sơn...

Đối với những đồ gỗ quét sơn, màu sơn phải đều, có độ bóng đẹp, không có nốt sần hay vết nhăn. Về thẩm mỹ, không nên chọn đồ gỗ có màu quá tương phản nhau ở các bộ phận.

Kiểm tra kết cấu nội thất gỗ

Với những món đồ nội thất lớn, bạn nên chú ý xem chúng có lỗ mộng truyền thống không và khớp mộng luôn tại đó. Trong các món đồ lớn hơn, bạn thậm chí còn phải cẩn thận kiểm tra các đinh vít, keo có chắc chắn không. Khi mua ghế, cần đảm bảo nó không bị dao động, cần kiểm tra bốn chân đứng có vững chãi hay không nữa nhé!

Cẩn thận trong việc kiểm tra kết cấu

Các đồ gỗ dùng trong gia đình đang bày bán trên thị trường thường có 2 loại: Kết cấu khung và kết cấu ghép liên tiếp. Khi chọn loại kết cấu khung, bạn cần chú ý quan sát kỹ chỗ kết hợp của khung có chắc chắn không, có bị hở không. Nếu mua cửa gỗ thì 4 góc cửa phải vuông góc. Đối với loại kết cấu ghép liên tiếp cần kiểm tra chỗ tiếp giáp nhau có thể chịu được lực tốt không.

Nếu bạn mua một chiếc tủ gỗ hoặc cửa ra vào, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng xem bản lề của chúng có được vững chắc, ăn toàn và đủ mạnh để gánh đỡ trọng lượng của cánh cửa hay không nhé!

Cách chọn mua đồ nội thất gỗ trong nhà và ngoài trời

Khi mua đồ dùng bằng gỗ phải quan sát đến những kẽ hở bên trong không được to quá 0,5mm, kẽ hở bên ngoài không quá 0,2mm. Những chỗ gắn keo hay chạm khảm, tra mộng phải khít, không được lỏng lẻo, đường nét tinh xảo. Các linh kiện bằng kim loại ghép thêm vào phải chắc chắn, ngay ngắn. Các đầu đinh không được lộ ra ngoài bề mặt gỗ hoặc hụt quá sâu.

Nội thất ngoài trời nên chọn mua gỗ đặc

Đồ gỗ ngoài trời chỉ nên mua loại làm bằng gỗ đặc chứ không kết ráp có mặt ván vì sẽ dễ đọng nước và xé nứt do tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên như cửa chính, cột, lan can, bàn ghế sân vườn… 

Gỗ đặc là sự lựa chọn cho nội thất ngoài trời

Chủng loại gỗ thường dùng là chò chỉ, dầu đỏ, tràm bông vàng hay cao cấp như gõ đỏ, cẩm lai cũng đều phải qua tẩm sấy và quét dầu hay sơn lên bề mặt. Đối với sản phẩm gỗ dán veneer thì được phủ nhiều lớp PU – sơn trong để bảo vệ; hoặc được phủ lớp UV – sơn trong nhưng không bóng như PU, hạn chế trầy xước tốt.

Nội thất trong nhà có thể dùng gỗ chế biến

Với đồ gỗ nội thất dùng trong nhà thì hiện nay, do lượng gỗ tự nhiên ngày càng hiếm giá thành cao nên nhiều người chuyển sang sử dụng gỗ chế biến: MDF, veneer, MF… Các loại gỗ này do sản xuất đồng loạt về chất lượng, kích cỡ, màu sắc, nên dễ thi công...

Nội thất gỗ trong nhà có sự lựa chọn linh hoạt hơn

Việc bảo quản không hề phức tạp. Sự phong phú về bề mặt gỗ chế biến còn giúp các sản phẩm có được những hiệu quả sử dụng, thẩm mỹ phong phú không khác gỗ thiên nhiên và giúp cho các nhà thiết kế thực hiện được nhiều ý tưởng mới.

Chú ý khi mua đồ gỗ cổ

Nên hỏi ý kiến chuyên gia khi mua nội thất gỗ cổ

Khi mua nội thất cổ bằng gỗ, hãy chắc chắn món đồ nội thất bạn định mua là đồ thật hay chỉ là bản sao. Tốt nhất, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ một chuyên gia đồ cổ. Khi đã có được tư vấn rồi, bạn còn cần chú ý tới kết cấu và hình dáng của nó xem có phù hợp với không gian định sắp đặt hay không nhé!

Cách chọn mua bàn ăn bằng gỗ cho nhà bếp

 

Hiện nay có nhiều sự lựa chọn về kiểu dáng, chất lượng cũng như về mặt giá cả của các vật dụng nhà bếp từ chất liệu gỗ vì vậy bạn cần có những kiến thức cơ bản khi đi mua những thiết bị này.
Chúng ta có thể đi một vòng quanh các cửa hàng trưng bày sản phẩm gỗ để ngắm nghía và lựa chọn. Song để tìm ra món đồ ưng ý nhất, hãy cùng làm một lượt những cách như sau để kiểm tra về tính khả thi nhất của món hàng mà chúng ta sắp mua về nhà.

Bước 1

Xem xét kỹ lưỡng khu vực gian nhà bếp. Để có thể quyết định kiểu dáng phù hợp, kích cỡ cũng như những tiện ích có được khi đặt chiếc bàn đó trong phòng bếp. Bên cạnh đó, nghĩ thật kỹ xem chiếc bàn ăn bằng gỗ có thật sự cần thiết hay không? Có thể chúng ta nghĩ ngay đên cái bàn ăn với 6 – 8 chiếc ghế, hoặc có thể tách riêng ra trong tiệc buffet. Trông nó rất đẹp mắt, nhưng sẽ là vô ích và phí phạm nếu như số thành viên trong gia đình ít hơn 4 người.


Bước 2

Đo khoảng cách trong gian bếp đủ vị trí cho vật dụng mới chúng ta sắp mua về nhà. Bắt đầu đo từ cửa chính vào gian bếp, khoảng trống còn lại của bếp là bao nhiêu. Cách này giúp vật dụng ấy không choáng hết chỗ. Đồ bằng gỗ thường có kích thước lớn, do vậy, hãy cân nhắc kỹ khi đem chúng về và đặt trong gian bếp. Hoặc giả có sân vườn, chung quanh là những tán cây vui mắt, mát mẻ, hãy thử dời chúng ra ngoài ấy xem sao. Lúc ấy, chúng ta có thể chọn lựa tha hồ mà không cần xem xét đến vấn đề kích thước của chiếc bàn.


Bước 3

Xác định kiểu dáng của chiếc bàn ăn mong muốn sẽ đặt trong gian bếp. Nếu nhà bếp dạng dài, hãy chọn một chiếc bàn cạnh vuông hình chữ nhật. Nếu có dạng cửa sổ lồi ra ngoài, bàn kiểu hình tròn hoặc oval là thích hợp nhất. Nên cân nhắc điều này trước khi đến cửa hàng trưng bày sản phẩm nhé!


Bước 4

Coi trước những mẫu bàn trên tạp chí, trên ti vi hoặc các trang web. Tìm kiếm trên Internet những của hàng bày bán sản phẩm uy tín nhất. Lên kế hoạch sẽ đến của hiệu nào trước. Đem theo máy chụp ảnh cũng như giấy bút nhỡ trường hợp có nhiều món ưng ý nhất mà chưa biết chọn sản phẩm nào. Cách này giúp chúng ta có một quyết định xác đáng nhất.
 
Bước 5


Nói chuyện với người bán hàng về cách vận chuyển sản phẩm, giá cả và những thông tin có liên quan đến sản phẩm trước khi thanh toán và mang chúng về nhà. Có thể là đã hài lòng về kiểu dáng, thời gian bảo hành, công dụng của chiếc bàn, nhưng không thể chấp nhận nếu giá của chiếc bàn quá cao, có thể làm mất đứt đi vài tháng lương chẳng hạn. Và cũng không thể mua một chiếc bàn nếu chúng không hế tương thích với loại ghế đang có sẳn ở nhà.

Bước 6


Viết biên nhận và giấy bảo hành kỹ lưỡng cho chiếc bàn mới mua. Và đừng quên lưu lại số điện thoại của người bán hàng, cửa hàng… biết đâu, món hàng mua về có một vài trục trặc nào đó.

Bước 7


Mua hàng qua mạng nếu như không có thời gian đến cửa hiệu và không muốn làm việc trực tiếp với một ai đó. Hãy thật cẩn trọng với kiểu dáng, tính năng, giá cả và những hậu mãi của sản phẩm và dịch vụ mua bán ấy.
 
Đồ gỗ ngày một lên ngôi vì những tiện ích về kiểu dáng, độ bền, giá cả của nó. Vì vậy, chúng ta hãy thật thông minh và biết cách chọn mua sản phẩm, để nó thật sự hữu ích và chúng ta hoàn toàn hài lòng khi đã lựa chọn đúng sản phẩm cho chính mình.

Cách Chọn Lựa và Phân Biệt Các Loại Gỗ

Gỗ là vật liệu luôn mang đến sự sang trọng, tinh tế… cho mỗi không gian trong nhà. Chính vì thế, hiện nay, nhiều gia đình đã lựa chọn gỗ để trang trí nội thất cho căn nhà của mình. Bạn có thể sử dụng gỗ để lót sàn nhà, ốp lên tường, hay cũng có thể chọn lựa những chiếc tủ quần áo, giá đỡ bằng chất liệu này để tăng thêm sức thu hút và ấn tượng của toàn không gian.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể chọn lựa và phân biệt được mỗi loại gỗ. Rất có thể đồ nội thất gỗ trong gia đình bạn là “hàng dởm” và không đảm bảo về chất lượng. Dưới đây là một số loại gỗ thường được sử dụng để sản xuất những vật dụng nội thất. Bạn hãy xem và tìm hiểu để tránh bị nhầm lẫn nhé!

Cách lựa chọn sàn gỗ

Trước khi lựa chọn dùng sàn gỗ, bạn có thể tham khảo những gợi ý nhỏ dưới đây về loại sàn và các không gian tương ứng, cũng như những chỉ tiêu vê chất lượng của sàn gỗ công nghiệp.

Sàn gỗ nơi công cộng

Sảnh chính, tầng trệt

Đây là nơi có mật độ sử dụng cao, độ mài mòn lớn do người sử dụng đi guốc dép cứng, để các đồ đạc nặng. Do đó, khi lựa chọn sàn gỗ ưu tiên hàng đầu của bạn là tính năng chịu mài mòn và tác động vật lý. Các dòng sàn gỗ có độ mài mòn cao AC4-5, độ dày 12 mm, bản nhỏ và có độ nhẵn sẽ phù hợp hơn các mặt sàn có vân sần.

Sàn gỗ cho văn phòng làm việc

Đây là nơi có mật độ sử dụng trung bình, nên bạn có thể lựa chọn các loại sàn khác nhau từ 8 – 12 mm, tuy nhiên mức độ bào mòn vật lý của văn phòng làm việc thường khá thường xuyên do lượng người đông, và tác động của các đồ đạc nặng trong văn phòng, nên khi chọn sàn gỗ bạn cần chú ý các sản phẩm chịu được độ mài mòn cao. Tính năng chịu nước có thể không quan trọng, do các văn phòng làm việc thường có điều hòa hoạt động, tạo sự khô ráo cho mặt sàn thường xuyên.

Sàn gỗ gia đình

Phòng ăn, bếp

Đây là không gian có lượng người di chuyển qua lại nhiều hơn bất kỳ không gian nào khác trong nhà. Do vậy sàn gỗ cần đảm bảo độ an toàn, không quá trơn nhưng cũng không quá ráp vì thức ăn và đồ uống nếu bị đổ trên sàn giáp sẽ khó làm sạch hơn sàn trơn. Về màu sắc, các gam màu trung tính, nâu trầm và tối được khuyến khích hơn là màu đen sẫm và màu sáng.

Bạn nên chú ý lau sạch tất cả các vết bẩn trên sàn gỗ ngay khi chúng vừa xuất hiện, và bạn nên sử dụng gói bảo dưỡng định kỳ với thời gian khoảng 12 tháng, để mặt sàn của bạn được kiểm tra, vệ sinh đúng cách.

Phòng khách, phòng sinh hoạt chung

Sàn gỗ trong phòng khách hay phòng sinh hoạt chung thường được kết hợp với các loại thảm trải về mùa đông và sofa. Khi lựa chọn loại sàn gỗ để cải tạo một căn phòng sẽ phức tạp hơn việc lựa chọn cho một căn phòng mới xây dựng rất nhiều vì như vậy là bạn cần quan tâm đến các yếu tố sẵn có và kết hợp từ trần, tường, sàn tới nội thất sao cho thật hài hòa và phù hợp sở thích, gu thẩm mỹ của bạn và các thành viên trong gia đình.

Tất cả các đồ trang trí nên cùng tông màu.

- Tấm thảm và một nửa bộ bàn ghế như hợp thành một nhóm

- Chiếc bàn, chiếc ghế còn lại và cả sàn nhà trở thành nhóm thứ hai.

Phòng tắm

Sự ẩm ướt liên tục của phòng tắm không thích hợp để sử dụng sàn gỗ, tuy nhiên bạn có thể xem xét việc dùng loại gỗ chống thấm tốt cho phòng tắm dành cho khách, nơi có tần xuất sử dụng ít hơn. Lưu ý rằng bạn cần lau chùi thường xuyên, không nên để nước đọng trên mặt sàn quá lâu.

Phòng làm việc và phòng ngủ

Đây là những không gian thích hợp nhất để sử dụng sàn gỗ, bởi đặc tính của nó là không gian nghỉ ngơi và làm việc riêng tư. Trong đó, chỉ có một lưu ý nhỏ đó là việc bạn kê đồ đạc trong phòng. Cả hai không gian trên đều cần nhiều đồ nội thất và nếu không chú ý, những chi tiết sắc nhọn phần chân đế của chúng có thể làm sàn gỗ bị xước. Hãy chắc chắn rằng sàn nhà được bảo vệ tốt và các chân kê đồ tránh dùng bằng kim loại.

Bạn nên kết hợp sàn gỗ với các chi tiết nội thất bằng gỗ khác để tạo vẻ đẹp ấm cúng, sang trọng.

Cách chọn đồ nội thất gỗ

Bí quyết chung khi chọn những món nội thất gỗ cơ bản

Kiểm tra chất lượng các bộ phận, hoa văn, nước sơn…

Khi mua, bạn lưu ý kiểm tra các bộ phận chủ yếu như: Chân, khung cửa, mặt ngăn kéo… Chúng phải được đóng bằng loại gỗ có chất lượng tốt, nếu có trang trí hoa văn thì phải sắc nét, đẹp mắt, không có những đầu mẩu gỗ thừa, mắt sâu hay gỗ bị rạn nứt. Không nên mua đồ dùng mà bộ phận gỗ đóng bên trong (phần che khuất) như tấm ngăn, tấm lót, ngăn kéo… bị mọt, sứt sẹo, chắp vá, thiếu hụt.

Đối với những đồ gỗ quét sơn, màu sơn phải đều, có độ bóng đẹp, không có nốt sần hay vết nhăn. Về thẩm mỹ, không nên chọn đồ gỗ có màu quá tương phản nhau ở các bộ phận.

Kiểm tra kết cấu nội thất gỗ

Với những món đồ nội thất lớn, bạn nên chú ý xem chúng có lỗ mộng truyền thống không và khớp mộng luôn tại đó. Trong các món đồ lớn hơn, bạn thậm chí còn phải cẩn thận kiểm tra các đinh vít, keo có chắc chắn không. Khi mua ghế, cần đảm bảo nó không bị dao động, cần kiểm tra bốn chân đứng có vững chãi hay không nữa nhé!

Các đồ gỗ dùng trong gia đình đang bày bán trên thị trường thường có 2 loại: Kết cấu khung và kết cấu ghép liên tiếp. Khi chọn loại kết cấu khung, bạn cần chú ý quan sát kỹ chỗ kết hợp của khung có chắc chắn không, có bị hở không. Nếu mua cửa gỗ thì 4 góc cửa phải vuông góc. Đối với loại kết cấu ghép liên tiếp cần kiểm tra chỗ tiếp giáp nhau có thể chịu được lực tốt không.

Nếu bạn mua một chiếc tủ gỗ hoặc cửa ra vào, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng xem bản lề của chúng có được vững chắc, ăn toàn và đủ mạnh để gánh đỡ trọng lượng của cánh cửa hay không nhé!

Cách chọn mua đồ nội thất gỗ trong nhà và ngoài trời

Khi mua đồ dùng bằng gỗ phải quan sát đến những kẽ hở bên trong không được to quá 0,5mm, kẽ hở bên ngoài không quá 0,2mm. Những chỗ gắn keo hay chạm khảm, tra mộng phải khít, không được lỏng lẻo, đường nét tinh xảo. Các linh kiện bằng kim loại ghép thêm vào phải chắc chắn, ngay ngắn. Các đầu đinh không được lộ ra ngoài bề mặt gỗ hoặc hụt quá sâu.

Nội thất ngoài trời nên chọn mua gỗ đặc

Đồ gỗ ngoài trời chỉ nên mua loại làm bằng gỗ đặc chứ không kết ráp có mặt ván vì sẽ dễ đọng nước và xé nứt do tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên như cửa chính, cột, lan can, bàn ghế sân vườn…

Chủng loại gỗ thường dùng là chò chỉ, dầu đỏ, tràm bông vàng hay cao cấp như gõ đỏ, cẩm lai cũng đều phải qua tẩm sấy và quét dầu hay sơn lên bề mặt. Đối với sản phẩm gỗ dán veneer thì được phủ nhiều lớp PU – sơn trong để bảo vệ; hoặc được phủ lớp UV – sơn trong nhưng không bóng như PU, hạn chế trầy xước tốt.

Nội thất trong nhà có thể dùng gỗ chế biến

Với đồ gỗ nội thất dùng trong nhà thì hiện nay, do lượng gỗ tự nhiên ngày càng hiếm giá thành cao nên nhiều người chuyển sang sử dụng gỗ chế biến: MDF, veneer, MF… Các loại gỗ này do sản xuất đồng loạt về chất lượng, kích cỡ, màu sắc, nên dễ thi công…

Việc bảo quản không hề phức tạp. Sự phong phú về bề mặt gỗ chế biến còn giúp các sản phẩm có được những hiệu quả sử dụng, thẩm mỹ phong phú không khác gỗ thiên nhiên và giúp cho các nhà thiết kế thực hiện được nhiều ý tưởng mới.

Chú ý khi mua đồ gỗ cổ

Khi mua nội thất cổ bằng gỗ, hãy chắc chắn món đồ nội thất bạn định mua là đồ thật hay chỉ là bản sao. Tốt nhất, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ một chuyên gia đồ cổ. Khi đã có được tư vấn rồi, bạn còn cần chú ý tới kết cấu và hình dáng của nó xem có phù hợp với không gian định sắp đặt hay không nhé!






Cách chọn mua giường gỗ đẹp nhất cho giấc ngủ
Cách chọn nước hoa mùa hè cho bạn quyến rũ
Kinh nghiệm chọn tủ bếp bà nội trợ nên biết
Chọn mua bát đĩa đẹp và an toàn đón Tết
Cách chọn dây đàn Guitar tốt nhất -
Cách chọn sầu riêng ngon -
Cách chọn dây chuyền phù hợp cho bạn xinh hẳn lên




(ST)