Cách làm sữa chua với nồi cơm điện
Cách làm sữa chua không bị nhớt
Làm sữa chua nếp cẩm ngon hết ý tại nhà
Cách chọn máy làm sữa chua tốt để có những hộp sữa thơm ngon. Máy làm sữa chua đang được nhiều gia đình chọn mua. Một số lưu ý sau giúp bạn tìm được loại máy làm sữa chua đảm bảo an toàn vệ sinh và tiện dụng.
CÁCH CHỌN MÁY LÀM SỮA CHUA
Máy làm sữa chua: Lựa chọn nào an toàn và phù hợp?
Máy làm sữa chua, còn gọi là máy làm yaourt là dụng cụ ủ nhiệt, bên trong có một điện trở có tác dụng tạo ra nhiệt độ ổn định từ 42-45 độ C thích hợp cho quá trình lên men của sữa bò thành sữa chua. Người dùng chỉ cần pha sữa bò và sữa chua có sẵn theo một tỷ lệ, đổ vào các cốc đi kèm với máy, bấm nút công tắc điện của máy, sau khoảng 6-8h ủ thì cất vào ngăn mát tủ lạnh, đợi sữa chua đông lại là có thể mang ra thưởng thức. Dùng máy này tiện hơn là làm bằng cách ủ vào hộp xốp, nồi cơm điện, sữa chua làm ra cũng có chất lượng ngon hơn hẳn.
Xuất xứ
Trên thị trường hiện nay, sản phẩm máy làm sữa chua có rất nhiều xuất xứ khác nhau: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức và Italia…. Tuy nhiên, có vài điều người tiêu dùng nên cân nhắc trước khi chọn mua: Xuất xứ? Cốc làm bằng chất liệu gì? Có hẹn giờ hay không? Dung tích sữa chua mỗi mẻ được bao nhiêu? Công suất tiêu thụ điện và nhiệt độ ủ là bao nhiêu?
Một mẫu máy làm sữa chua “nồi đồng cối đá”
Rất nhiều người tiêu dùng thấy bối rối và đắn đo khi lựa chọn mua sản phẩm này bởi đây là một loại máy mới và các thương hiệu sản xuất thì còn quá xa lạ với người Việt. Sản phẩm máy làm sữa chua được phân phối chủ yếu thông qua các kênh tryền hình bán hàng, internet và một vài siêu thị điện máy. Tuy nhiên giá thành sản phẩm khá đắt. Máy làm sữa chua AnAn Yogurt Maker có bộ cốc thủy tinh nắp nhựa kín 7 chiếc, bộ cốc thủy tinh đựng sữa chua này có bán riêng dùng được với các loại máy khác trên thị trường. Với chất lượng tương đương và thời gian bảo hành dài tới 3 năm, mà giá bán chỉ bằng 1/3 trên thị trường, máy làm sữa chua AnAn phù hợp với nhu cầu các gia đình thích dùng đồ bền "nồi đồng cối đá".
Bảo hành
Thời hạn bảo hành lâu phải nói tới máy làm sữa chua AnAn. Trong khi các dòng máy khác chỉ có 1 năm, có nơi mập mờ thường chỉ ghi cho khách là 3 tháng thì thời hạn bảo hành của AnAn lâu tới 3 năm. Đặc biệt là có bảo hành cả chập mạch. Các thương hiệu của Đức, Ý, Hàn Quốc thì quá xa nên đôi khi khách hàng phải dài cổ đợi linh kiện và thanh toán chi phí bằng cả nửa chiếc máy.
Cốc đựng sữa chua
Loại cốc bằng thủy tinh có nắp nhựa là đảm bảo nhất, hàng của Hàn Quốc thì có cốc bằng sứ và nắp nhựa, loại máy rẻ tiền thường dùng loại cốc nhựa và nắp nhựa. Nhược điểm của cốc nhựa là không vệ sinh, khó cọ rửa, sau nhiều lần sẽ bị xước ố màu trông rất bẩn. Nhược điểm của cốc thủy tinh là dễ vỡ, hàng xách tay thường "hét giá" mỗi cái cốc thủy tinh tới gần 60.000đ/cái. Nhiều chị em sáng tạo ra cách dùng lại cốc thủy tinh của đồ ăn khác. Khi cốc bị hỏng, bạn có thể mua thêm bộ cốc làm sữa chua bằng thuỷ tinh của máy làm sữa chua AnAn Yogurt để thay thế. Dù dùng loại cốc bằng chất liệu gì thì trước khi làm sữa chua ta cũng phải tráng nước sôi tiệt trùng các cốc và nắp trước mới đảm bảo vệ sinh.
Phải tráng nước sôi tiệt trùng các cốc và nắp trước mới đảm bảo vệ sinh.
Chức năng hẹn giờ
Làm sữa chua rất đơn giản, chỉ cần nhớ thời gian 6-8 tiếng là thích hợp nhất, càng lâu sữa càng chua hơn. Một số máy có hẳn vi mạch để người dùng đặt hẹn giờ. Một số khác lại có them tính năng bù nhiệt độ theo mùa. Ví dụ, mùa hè thì máy làm bình thường, mùa đông thì máy tự bù thêm để đủ thời gian và nhiệt độ cho quá trình lên men. Tuy nhiên, đối với những người già thì việc lập trình hẹn giờ là công việc phức tạp. Nếu mua máy làm sữa chua cho người già bạn nên chọn loại đơn giản, không cần thiết phải hẹn giờ.
Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định tới độ ngon của sữa chua. Bình thường vào mùa hè và mùa thu, việc làm sữa chua không bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ bên ngoài. Vào mùa đông nhiệt độ bên ngoài và trong phòng rất thấp, các loại máy làm sữa chua gia nhiệt bao nhiêu lại truyền hết ra không khí, nên nhiệt độ thực tế trong máy chỉ cao hơn bên ngoài vài độ, rất khó làm sữa chua.
Một số lưu ý về nhiệt độ trong quá trình làm sữa chua:
- Không nên pha nước nóng vào sữa chua, sẽ làm chết men và sữa không bão hòa đều, gây ra hiện tượng trên trắng dưới có nước đục đục.
- Mùa hè làm sữa chua thì không được để trong phòng có điều hòa, vì máy làm sữa chua sẽ bị hấp thụ hết nhiệt, không đủ để lên men
- Không được cho sữa chua vào ngăn đá, men vi khuẩn trong sữa chua sẽ bị chết, mất tác dụng của sữa chua
Làm sữa chua bằng dụng cụ ủ nhiệt
Nếu không có máy làm sữa chua, ta có thể ủ sữa chua bằng nước, nồi ủ chân không hoặc nồi cơm điện.
Cách lên men bằng nước: Ta pha chế sữa đặc, sữa chua, nước theo tỷ lệ rồi cho vào một bình thùy tinh. Đặt bình thủy tinh vào một chiếc nồi, chế nước xung quanh bình thủy tinh theo tỷ lệ 1 nguội 3 nóng sao cho nhiệt độ nước đạt 45-50độ C, sau 2 tiếng lại bớt nước đã nguội đi rồi chế thêm từng đó nước nóng vào, sau 7h thì bỏ sữa chua ra cho vào ngăn mát tủ lạnh, chờ sữa chua đông lại là dùng được.
Máy làm sữa chua so sánh đánh giá và lựa chọn
Máy làm sữa chua hiện nay là một thiết bị khá quen thuộc với các chị em khéo tay hay làm. Xuất hiện trong căn bếp các gia đình Việt khoảng 5-7 năm trở lại đây. Phổ biến với các thương hiệu máy làm sữa chua quen thuộc như Kangaroo, Myota…
Để lựa chọn được một chiếc máy làm sữa chua tốt và phù hợp nhu cầu, hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với các bạn một số kiến thức cần thiết về máy làm sữa chua.
Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động
Máy làm sữa chua có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khá đơn giản, thường có 2 bộ phận chính là thân máy và cốc đựng. Thân máy bản chất là một bộ phận ủ nhiệt (trước đây khi máy làm sữa chua chưa phổ biến, chúng ta thường hay dùng một số bộ phẩn ủ nhiệt sáng tạo như: hộp xốp, nồi cơm điện…). Bên trong thân máy có một điện trở có tác dụng tạo ra nhiệt độ ổn định từ 40-45 độ C (nhiệt độ thích hợp cho việc lên men sữa bò trở thành sữa chua).
Một số máy làm sữa chua hiện đại có thêm tính năng hẹn giờ, gia nhiệt theo mùa (mùa đông thêm nhiệt, mùa hè bớt nhiệt), làm sữa chua đậu nành…
Nguồn gốc xuất xứ
Phổ biến trên thị trường hiện nay là các nhãn hiệu máy làm sữa chua của Việt Nam (được đặt hàng gia công tại Trung Quốc), một số nhãn hiệu quen thuộc được nhiều người lựa chọn như: Kangaroo, Myota…
Có một số thương hiệu khác như Nuc (Hàn Quốc), Serverin (Đức)… nhưng chủ yếu xuất hiện dưới dạng hàng xách tay. Và các thương hiệu này thời gian gần đây cũng được chuyển sang gia công tại các nước thứ 3 để giảm chi phí.
Ngoài ra còn rất nhiều thương hiệu máy làm sữa chua khác (xuất xứ từ Trung Quốc), chưa được kiểm chứng về nguồn gốc đơn vị sở hữu thương hiệu.
Giá cả và chất lượng
Các máy làm sữa chua mang thương hiệu của Việt Nam quen thuộc với người sử dụng như Kangaroo, Myota… giá cả hợp lý (thường dao động từ 300 nghìn – 600 nghìn / chiếc, tùy dung tích và tính năng), được nhiều người sử dụng và đánh giá tốt. Các sản phẩm thường được bảo hành chính hãng từ 6 – 12 tháng.
Các thương hiệu còn mới giá thành cũng tương đương, thậm chí rẻ hơn một chút, nhưng chưa thực sự tạo được niềm tin từ người tiêu dùng.
Các thương hiệu Nuc, Serverin… giá cao hơn, hàng hiếm (sách tay) và không có chế độ bảo hành. Nên cũng dần vắng bóng trên thị trường.
Những điều cần lưu ý khi lựa chọn và sử dụng
Lựa chọn
- Dung tích máy thường dao động từ 1-2 lít sữa chua thành phẩm trên một mẻ làm sữa. Dung tích này thường tỉ lệ thuận với số cốc kèm theo máy (6, 7, 8, 9, 12 cốc).
- 2 tính năng phổ biến của máy là làm sữa chua từ sữa bò và làm sữa chua từ sữa đậu nành. Tùy nhu cầu chúng ta lựa chọn phù hợp, vì tính năng làm sữa chua từ sữa đậu nành cũng khá mất thời gian.
- Cốc đựng sữa thường làm bằng thủy tinh hoặc nhựa an toàn. Cốc thủy tinh trong lịch sự, dễ vệ sinh nhưng dễ vỡ – nhất là với những gia đình có trẻ nhỏ. Cốc nhựa an toàn với trẻ nhưng ngược lại khó vệ sinh hơn cốc thủy tinh.
- Nên chọn những thương hiệu có uy tín và đã được người dùng thẩm định thực tế để đảm bảo chất lượng sản phẩm, có bảo hành chính hãng và an toàn thực phẩm cho gia đình bạn. Và nên mua ở những cửa hàng, công ty lớn (Pico, Mediamart, Beemart…) để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái rất phổ biến hiện nay trên thị trường.
Sử dụng
- Vận hành máy trong môi trường nhiệt độ phòng (không nên quá nóng hoặc quá lạnh). Vì nhiệt độ ảnh hưởng nhiều tới chất lượng và hương vị sữa chua. Nếu trong môi trường nóng, sữa sẽ nhanh chóng bị chua, môi trường lạnh (phòng điều hòa) máy sẽ chạy rất lâu mà sữa thành phẩm chưa đạt độ chua mong muốn.
- Vỏ máy làm sữa chua thường làm bằng nhựa sáng màu, dễ bám bẩn. Vì thế trong quá trình sử dụng bạn nên tránh để các thực phẩm có mầu bám vào máy, sẽ làm máy bị ố màu sau một thời gian sử dụng.
Các lựa chọn máy làm sữa chua ưng ý
Những cốc sữa chua ngon ngọt, mát lành sẽ là món đồ vặt không thể thiếu trong ngăn tủ lạnh của nhiều gia đình vào ngày hè oi ả.
Thay vì làm sữa chua theo phương pháp thủ công, nhiều người đã biết sử dụng máy làm sữa chua để tiết kiệm thời gian, công sức. Trước khi quyết định mua, người tiêu dùng nên quan tâm tới một số lưu ý dưới đây:
Chú ý nguồn gốc, xuất xứ
Một số máy làm sữa chua có hẳn vi mạch để người dùng đặt hẹn giờ. Một số khác lại có thêm tính năng bù nhiệt độ theo mùa. Ví dụ, mùa hè thì máy làm bình thường, mùa đông thì máy tự bù thêm để đủ thời gian và nhiệt độ cho quá trình lên men. Tuy nhiên, đối với những người già thì việc lập trình hẹn giờ là công việc phức tạp. Nếu mua máy làm sữa chua cho người già bạn nên chọn loại đơn giản, không cần thiết phải hẹn giờ.
Máy làm sữa chua là dụng cụ ủ nhiệt, bên trong có lắp một điện trở có tác dụng tạo ra nhiệt độ ổn định từ 42 - 45 độ C thích hợp cho quá trình lên men của sữa bò thành sữa chua. Người dùng chỉ cần pha sữa bò và sữa chua có sẵn theo một tỷ lệ, đổ vào các cốc đi kèm với máy, bấm nút công tắc điện của máy, sau khoảng 6 - 8 giờ ủ thì cất vào ngăn mát tủ lạnh, đợi sữa chua đông lại là có thể mang ra thưởng thức.
Hiện trên thị trường đang có các sản phẩm máy làm sữa chua của rất nhiều hãng như Magic One, Misusita, Sikma, Myota, Kangaroo, AnAn... với xuất xứ khác nhau: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Việt Nam, Italia….
Hàng có xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam có kiểu dáng đơn giản, màu sắc thường là trắng hoặc xám và được bảo hành 1 năm. Máy có xuất xứ từ châu Âu thường đa dạng hơn về kiểu dáng và màu sắc.
Dù đến từ nước nào, máy cũng có các ưu nhược điểm nhất định, điều quan trọng là phải chọn hàng chính hãng. Hàng chính hãng có in thông tin nhà sản xuất, nhà phân phối tại Việt Nam, có tem và giấy bảo hành.
Chọn cốc đựng sữa chua
Tùy theo nhu cầu sử dụng, số thành viên trong gia đình mà người tiêu dùng nên cân nhắc số lượng cốc đựng sữa chua bán kèm theo máy. Có các loại máy làm sữa chua có 4 cốc, 6 cốc, 12 cốc… để người dùng thoải mái lựa chọn.
Về chất liệu, cốc làm sữa chua có 2 loại: nhựa và thủy tinh. Cốc thủy tinh thường được đánh giá cao hơn do dễ tẩy rửa, và ít bị ám mùi. Cốc nhựa để đề phòng trường hợp hay đánh rơi và nhà có trẻ nhỏ.
Loại cốc bằng thủy tinh có nắp nhựa là đảm bảo nhất. Hàng của Hàn Quốc thì có cốc bằng sứ và nắp nhựa, loại máy rẻ tiền thường dùng loại cốc nhựa và nắp nhựa. Nhược điểm của cốc nhựa là không vệ sinh, khó cọ rửa, sau nhiều lần dùng sẽ bị xước và ố màu. Nhược điểm của cốc thủy tinh là dễ vỡ, hàng xách tay thường bị "hét giá". Bạn cũng có thể sáng tạo ra cốc bằng cách cách dùng lại cốc thủy tinh của đồ ăn khác. Khi cốc bị hỏng, bạn có thể mua thêm bộ cốc làm sữa chua bán riêng để thay thế.
Dù dùng loại cốc bằng chất liệu gì thì trước khi làm sữa chua ta cũng phải tráng nước sôi tiệt trùng các cốc và nắp để đảm bảo vệ sinh.
Một vài lưu ý khác
Trước khi mua, người tiêu dùng nên kiểm tra kỹ tình trạng sản phẩm, bao bì, và cả cam kết đổi trả hàng của người bán.
Về điều kiện bảo hành, thông thường các loại máy làm sữa chua có thời hạn bảo hành 9 - 12 tháng, cá biệt có loại máy bảo hành 3 năm. Người dùng nên xem xét kỹ điều kiện và giấy bảo hành để khi máy có trục trặc hỏng hóc thì không bị ảnh hưởng đến quyền lợi.
Mùa hè làm sữa chua thì không được để trong phòng có điều hòa, vì máy làm sữa chua sẽ bị hấp thụ hết nhiệt, không đủ để lên men.
(ST)