Cách chọn mua ti vi màn hình phẳng sang trọng bền đẹp

Cách chọn mua ti vi màn hình phẳng sang trọng bền đẹp. Trước khi mua TV màn ảnh rộng, bạn cần phải cân nhắc đến kiểu dáng, kích cỡ, điện năng tiêu thụ và cả công nghệ làm nên loại màn hình đó...






CÁCH CHỌN MUA TI VI MÀN HÌNH PHẲNG
Lựa chọn và dùng tivi phù hợp

 
Thị trường tivi hiện nay càng ngày càng trở nên nóng sốt. Đứng trước một “rừng” tivi như: tivi bóng đèn hình CRT, tivi LCD, tivi Plasma, tivi màn hình LED, tivi 3D… bạn đang phân vân không biết chọn loại nào?


Để chọn  tivi phù hợp, người tiêu dùng cần lưu ý diện tích nơi đặt tivi, khoảng cách từ người xem đến tivi, độ sáng của căn phòng đặt tivi. Nhưng sử dụng như thế nào để kéo dài tuổi thọ của tivi?

Không phải cứ to là tốt

Một số công nghệ màn hình tivi chỉ được sản xuất ở một giới hạn kích thước nhất định. Vì vậy, nếu bạn muốn mua tivi khoảng 40inch thì nên lựa chọn LCD, loại đèn hình phẳng sẽ không có kích cỡ này. Kích thước màn hình lý tưởng bằng khoảng 1/5 - 1/3 lần khoảng cách ngồi xem.

Trong điều kiện ánh sáng vừa phải hoặc tối, bạn có thể chọn bất kỳ loại tivi nào. Nhưng nếu đặt tivi trong căn phòng quá sáng, bạn chỉ nên chọn loại màn hình có khả năng chống chói và có độ sáng cao như LCD. Những màn hình bằng kính sẽ phản chiếu ánh sáng khiến chúng ta không xem được hình.

Nóng, ẩm đều hại

Tivi là thiết bị “ngốn” điện nên phải được đặt nơi thoáng, dễ thoát nhiệt (giải nhiệt nhanh) để tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy.  Tivi đặt trong môi trường ẩm ướt, bụi bặm cũng dễ dẫn đến hỏng hóc linh kiện. Chẳng hạn, bụi bám vào mạch điện khi gặp hơi nước sẽ gây chạm mạch, ảnh hưởng xấu đến chất lượng hình ảnh và âm thanh. 

Chú ý không đặt chậu cây cảnh gần tivi vì nước trong chậu bốc hơi sẽ làm cho tivi bị ẩm, độ bền giảm. Bên cạnh đó, đèn hình của tivi có thể phóng xạ làm hại tế bào thực vật.

Các nhà  chuyên môn lưu ý, tuyệt đối tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào màn hình vì sẽ làm cho nhiệt độ màn hình tăng cao, ảnh hưởng xấu đến độ sáng của màn hình, hình ảnh không còn sắc nét. Khi kết nối tivi cao cấp với các thiết bị khác (DVD, máy tính...) nên ngắt nguồn điện, kết nối xong mới mở nguồn. Nếu kết nối trong khi chưa tắt nguồn rất dễ chạm điện có thể gây hỏng hóc ngõ vào.

Hạn chế chấn động

Các loại tivi LCD, plasma LED, 3D  có màn hình khá mỏng nên cần hạn chế tối đa các chấn động vì chấn động mạnh sẽ dễ dẫn  đến tình trạng nứt màn hình, bong tróc lớp phốt pho, lớp điện cực. Chấn động mạnh cũng có thể làm cho chất tinh thể lỏng bị dồn về một phía gây hiện tượng đốm đen trên màn hình. Nơi đặt tivi cần cân bằng, tránh tiếng động mạnh dễ làm hình ảnh bị chớp.

Nguồn điện của tivi cần có điện áp nhất định. Nếu điện áp quá cao, tivi sẽ nóng và “tuổi thọ”  giảm.

Thói quen nằm xem tivi không tốt cho sức khỏe. Khi nằm xem, đầu phải ngẩng, mình nghiêng, cổ xoay... Tư thế lệch trong hàng giờ đồng hồ sẽ dẫn đến mỏi nhức mắt, sưng đau nhãn cầu, tăng nhãn áp, thị lực suy giảm... (Theo PNO)

Chú ý khi chọn mua Tivi LCD và Plasma

Khi chọn mua một tivi mỏng LCD hay Plasma, ngoài các yếu tố như kiểu dáng, hãng sản xuất, nhu cầu sử dụng,... người mua cũng nên chú ý đến những thông số được coi là những đặc tính cơ bản của tivi mỏng. Sắp xếp theo thứ tự quan trọng, các thông số đó sẽ là: Độ tương phản, tỷ lệ cạnh màn hình, độ phân giải, và đầu vào video.

Độ tương phản: Độ tương phản là tỷ lệ giữa giá trị sáng và tối nhất mà một màn hình có thể tạo ra tại cùng thời điểm, hệ số này càng cao càng tốt hơn. Tivi LCD có tương phản ừ 600:1 trở lên trong khi Plasma tối thiểu là 1000:1.

Tỷ lệ cạnh màn hình: Là tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của màn hình. Các tivi màn hình rộng có tỉ lệ 16:9 gần với tỉ lệ khung hình của phim nhựa ngày nay là 1,85:1 hoặc 2,35:1.

Độ phân giải: Độ phân giải được tính bằng số cột nhân số hàng điểm ảnh. Nội dung kỹ thuật số có 5 mức phân giải là 480i/p, 540i/p, 720p, 1080i và 1080i. Các đĩa DVD thế hệ mới như Blu-ray và HD- DVD có video ở định dạng 100p. Một màn hình được coi là có độ phân giải cao khi nó là màn hình rộng và có tổng số điểm ảnh lên gần 1 triệu (1920x1080, 1208x720, 1366x768, 1024x1024 được coi là các độ phân giải cao).

Đầu vào video: Số lượng và chủng loại cổng video đầu vào sẽ quyết định nguồn hình mà tivi sẽ có. Có thể kể một số đầu vào video như sau: Composite video, S-Video, Component video, RGB+H/V, VGA, DVI, HDMI. Cổng Composite có chất lượng thấp nhất nhưng có nhiều thiết bị tương thích nhất. DVI là giao diện video số cho chất lượng cao nhất và thường dùng để tiếp nhận các nguồn có cổng HDMI (nhờ adapter). HDMI: (High- Definition Multimedia Interface - giao diện đa phương tiện có phân giải cao) thực tế là một đầu DVI cộng với một kết nối điều khiển và âm thanh, kết nối này được cung cấp bởi đa số các đầu thu vệ tinh, HD cable box và các đầu DVD sau này như đầu Blu-ray và HD-DVD.

Lưu ý khi chọn mua tivi

Ngày nay, những chiếc ti vi màn hình phẳng, siêu mỏng với độ nét cao đang dần thay thế cho những “người tiền nhiệm” cồng kềnh của mình (ti vi CRT).

Cũng giống như những sản phẩm điện máy khác, ti vi hiện có rất nhiều nhãn hiệu với hàng trăm model phong phú cho khách hàng chọn lựa.

Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, điện tử và viễn thông, ti vi thế hệ mới ngày càng được bổ sungnhiều tính năng tiện lợi và thông minh. Tuy nhiên, những chiếc ti vi càng hiện đại, đa năng thì giá càng đắt. Khi chọn mua tivi, khách hàng cần xem lại nhu cầu sử dụng, ngân sách của mình để có định hướng chọn chiếc ti vi phù hợp.

Ở khuôn khổ bài bài viết này, xin hướng độc giả đến cách lựa chọn các loại ti vi có độ nét cao như LCD, LED, Plasma mà thôi. Những ti vi này sử dụng công nghệ khác nhau nhưng có một số tiêu chí chung cần quan tâm như: Độ tương phản, tần số quét cao, góc nhìn rộng, hỗ trợ cổng USB, kiểu dáng hiện đại và thời trang…

Anh Lê Trọng Tiến - Chuyên viên ngành hàng điện tử - Siêu thị Dienmay.com - đã tổng kết những đặc điểm chính của các loại ti vi, giúp khách hàng có thể phân biệt và chọn lựa.

Ti vi LCD

Đây là loại ti vi màn hình tinh thể lỏng cấu tạo gọn gàng. Ngày nay, các model ti vi mới nhất có tính năng chống lùn hình và mở rộng góc xem lên đến 178 độ. Với góc xem lớn, dù đứng ở vị trí nào trong phòng, bạn cũng có thể xem ti vi thuận tiện chứ không bị xéo hình như model trước đây.

Ngoài ra, khi mua tivi LCD, bạn nên chú ý đến những đặc điểm sau:

Model đó có độ phân giải HD (1366x768) hay FullHD (1920x1080), ti vi FullHD cho hình ảnh đẹp và net hơn so với HD nên giá cao hơn.


Độ tương phản động càng cao thì hình ảnh ti vi càng chân thật, LCD hiện nay có độ tương phản động từ 10.000:1 – 200.000:1 (điểm ảnh).


Model đó có cổng kết nối USB và ổ cứng hay không? Có thể làm màn hình cho máy vi tính không? Những tính năng này giúp bạn xem phim trên LCD mà không cần đến đầu đĩa.


Tần số quét của tivi càng cao thì hình ảnh càng mịn màng, tự nhiên. Ở các LCD, tần số quét dao động từ 50 – 200Hz.

Ti vi LED

Cũng sử dụng màn hình tinh thể lỏng nhưng LED có cơ chế hơi khác một chút, đem lại khả năng tiết kiệm điện cao hơn LCD và Plasma từ 40 – 60%. Các chỉ số và tính năng khác của LED cần quan tâm khi chọn mua tương tự như LCD.

Hiện nay một số hãng đưa ra những mẫu LED Smart ti vi có khả năng lướt web bằng remote, khách hàng cũng có thể cập nhật thêm phần mềm từ kho ứng dụng của hãng. Remote của Smart ti vi có cấu tạo khá đặc biệt, vừa giống chuột máy vi tính lại vừa giống bàn phím điện thoại. Người dùng có thể dùng remote đặc biệt này để lướt web hay tải các trò chơi, xem video, đọc báo mạng… bằng chính chiếc ti vi của mình. Những model này có giá từ 10 – 30 triệu đồng/chiếc.

Tiến thêm một bước nữa, với Smart tivi bạn có thể xem những bộ phim 3D ngay tại gia đình. Ti vi 3D được xem bằng kính chuyên dụng hoặc không cần kính như công nghệ mà hãng Toshiba đang theo đuổi. LED và Plasma là 2 loại ti vi có model xem phim 3D với giá thấp nhất, từ 20 triệu đồng/chiếc. Tuy nhiên, đi kèm với ti vi 3D, bạn cần sắm thêm đầu đĩa Blueray và đĩa phim 3D.

Ti vi Plasma

Nếu so sánh với những tính năng tương đương nhau, tivi Plasma có giá hạ hơn hẳn so với LCD và LED. Các chỉ số cần xem xét với Plasma cũng tương tự 2 loại còn lại. Tuy nhiên, nhược điểm khiến Plasma có vẻ yếu thế hơn so với 2 loại ti vi kia là màn hình tỏa nhiệt nhiều, hao tốn điện năng khi hoạt động. Khách hàng nên cân nhắc khi mua model ti vi Plasma giá quá rẻ vì đây là những sản phẩm “đời” thấp , xem lâu sẽ bị mỏi mắt.

Ngoài những đặc điểm trên, ti vi Plasma cũng có những ưu điểm vượt trội so với ti vi LCD và LED. Chẳng hạn, tần số quét ở Plasma cao gấp 3 – 4 lần so với LCD và LED. Độ tương phản trên màn hình tivi Plasma cũng cao hơn nhiều, lên đến 2 triệu:1 (điểm ảnh). Đó là lý do vì sao Plasma ra đời sớm nhất nhưng hiện vẫn có vị trí nhất định trên thị trường ti vi độ nét cao.

Chọn mua và dùng tivi một cách hoàn hảo


Đứng trước một "rừng" tivi như: tivi bóng đèn hình CRT, tivi LCD, tivi Plasma, tivi 3D… bạn đang phân vân không biết chọn loại nào?

World Cup 2010 càng đến gần thì thị trường tivi càng trở nên nóng sốt. Để chọn tivi phù hợp, người tiêu dùng cần lưu ý diện tích nơi đặt tivi, khoảng cách từ người xem đến tivi, độ sáng của căn phòng đặt tivi. Nhưng sử dụng như thế nào để kéo dài tuổi thọ của tivi?


Hãy tham khảo để chọn mua và dùng tivi hợp lý

Không phải cứ to là tốt

Một số công nghệ màn hình tivi chỉ được sản xuất ở một giới hạn kích thước nhất định. Vì vậy, nếu bạn muốn mua tivi khoảng 40inch thì nên lựa chọn LCD, loại đèn hình phẳng sẽ không có kích cỡ này. Kích thước màn hình lý tưởng bằng khoảng 1/5 - 1/3 lần khoảng cách ngồi xem.

Trong điều kiện ánh sáng vừa phải hoặc tối, bạn có thể chọn bất kỳ loại tivi nào. Nhưng nếu đặt tivi trong căn phòng quá sáng, bạn chỉ nên chọn loại màn hình có khả năng chống chói và có độ sáng cao như LCD. Những màn hình bằng kính sẽ phản chiếu ánh sáng khiến chúng ta không xem được hình.

Nóng, ẩm đều hại

Tivi là thiết bị 'ngốn' điện nên phải được đặt nơi thoáng, dễ thoát nhiệt (giải nhiệt nhanh) để tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy.  Tivi đặt trong môi trường ẩm ướt, bụi bặm cũng dễ dẫn đến hỏng hóc linh kiện. Chẳng hạn, bụi bám vào mạch điện khi gặp hơi nước sẽ gây chạm mạch, ảnh hưởng xấu đến chất lượng hình ảnh và âm thanh.

Chú ý không đặt chậu cây cảnh gần tivi vì nước trong chậu bốc hơi sẽ làm cho tivi bị ẩm, độ bền giảm. Bên cạnh đó, đèn hình của tivi có thể phóng xạ làm hại tế bào thực vật.

Các nhà  chuyên môn lưu ý, tuyệt đối tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào màn hình vì sẽ làm cho nhiệt độ màn hình tăng cao, ảnh hưởng xấu đến độ sáng của màn hình, hình ảnh không còn sắc nét. Khi kết nối tivi cao cấp với các thiết bị khác (DVD, máy tính...) nên ngắt nguồn điện, kết nối xong mới mở nguồn. Nếu kết nối trong khi chưa tắt nguồn rất dễ chạm điện có thể gây hỏng hóc ngõ vào.

Hạn chế chấn động


Cần hạn chế tối đa các chấn động mạnh tới tivi (ảnh minh họa)

Các loại tivi LCD, plasma LED, 3D  có màn hình khá mỏng nên cần hạn chế tối đa các chấn động vì chấn động mạnh sẽ dễ dẫn  đến tình trạng nứt màn hình, bong tróc lớp phốt pho, lớp điện cực. Chấn động mạnh cũng có thể làm cho chất tinh thể lỏng bị dồn về một phía gây hiện tượng đốm đen trên màn hình. Nơi đặt tivi cần cân bằng, tránh tiếng động mạnh dễ làm hình ảnh bị chớp.

Nguồn điện của tivi cần có điện áp nhất định. Nếu điện áp quá cao, tivi sẽ nóng và 'tuổi thọ'  giảm.

Thói quen nằm xem tivi không tốt cho sức khỏe. Khi nằm xem, đầu phải ngẩng, mình nghiêng, cổ xoay... Tư thế lệch trong hàng giờ đồng hồ sẽ dẫn đến mỏi nhức mắt, sưng đau nhãn cầu, tăng nhãn áp, thị lực suy giảm...

Chọn TV Plasma, LCD và LED một cách thông minh nhất


Ở thời kỳ đầu của TV phẳng màn ảnh rộng, công nghệ Plasma chiếm ưu thế nhờ chất lượng màu sắc tốt. Về sau, TV LCD (Liquid Crystal Display - màn hình tinh thể lỏng) có kiểu dáng thời trang, giá hấp dẫn đã dần chiếm thị phần của Plasma. 

Trong một thời gian dài, 2 dòng sản phẩm này có những khách hàng riêng, tùy theo nhu cầu sử dụng. Vài năm gần đây sự xuất hiện của loại TV đèn hình LED đã thể hiện sự ưu việt ở cả hình ảnh, thiết kế và khả năng tiết kiệm điện. Tuy nhiên, do giá còn đắt nên TV LED chưa thực sự chiếm ưu thế.

Phân biệt công nghệ Plasma, LCD và LED

3 công nghệ TV khác hẳn nhau ở cách chúng phát sáng màn hình. Ở TV Plasma, các phân tử phốt-pho tạo ra hình ảnh trên màn hình có thể tự phát sáng và không cần đèn phía sau. Còn TV dạng LCD, màn hình tinh thể lỏng không thể phát sáng nên cần phải có một nguồn ánh sáng riêng biệt phía sau. Đây cũng chính là điểm tạo ra sự khác biệt giữa TV LCD thông thường (sử dụng bóng đèn huỳnh quang CCFL) và LCD LED (diode phát sáng).

Do sử dụng nguồn ánh sáng tiên tiến hơn nên TV LED hơn hẳn LCD ở kiểu dáng siêu mỏng, dải màu rộng hơn, màu sắc trung thực, độ tương phản và độ sáng cao hơn 40%, chạy mát và tiêu thụ ít điện năng. Ngoài ra, tốc độ quét hình của các dòng LED hiện nay từ 120 Hz đến 240 Hz (hơn hẳn LCD là 50 và 100 Hz) giúp giảm rõ rệt hiện tượng vệt chuyển động thường xuất hiện trên các màn LCD.

Tuy nhiên, giá TV LED lại là loại đắt nhất, thường cao hơn vài triệu đồng so với TV LCD cùng kích cỡ. Plasma là loại HDTV có giá thành hấp dẫn nhất nhưng chúng thường có kiểu dáng dày, hoạt động nóng và ngốn điện hơn hẳn. Đơn cử, giá TV Plasma 43 inch của Samsung ở Việt Nam vào khoảng 10 triệu đồng, còn loại sử dụng công nghệ LCD và LED cùng kích cỡ lần lượt là 13,5 và 19 triệu đồng.

TV sử dụng đèn phát sáng dạng LED có nhiều 
ưu điểm hơn LCD thông thường nhưng giá cũng đắt hơn.

Chất lượng hình ảnh

Với công nghệ Plasma, mỗi điểm ảnh bao gồm các màu cơ bản đỏ, lục, lam kết hợp với nhau để hiển thị hàng tỷ màu sắc giúp hình ảnh chính xác hơn so với LCD hay LED. Ngoài ra, TV Plasma chiếm ưu thế ở độ tương phản siêu cao, cho màu đen đạt gần mức hoàn hảo cùng độ quét hình lên đến 600 Hz giúp người xem cảm nhận tốt hơn trong các cảnh chuyển động nhanh.

TV LED hiện nay cũng cho độ tương phản cao gần bằng Plasma cùng các dải màu sống động hơn hẳn LCD.

TV Plasma có nhược điểm là thường xảy ra hiện tượng cháy hình "burn-in". Khi người dùng để TV hiển thị một hình tĩnh trong 30 phút, ảnh này sẽ lưu lại ở dạng vệt mờ trên TV sau đó vài ngày hoặc có khi cả tháng. Hiện tượng này xuất hiện vì phốt-pho ở trong màn hình bị đốt nóng trong khoảng thời gian dài dẫn đến mất khả năng phát sáng, tạo ra vệt mờ.

TV Plasma cho hình ảnh trung thực, phù hợp xem những cảnh chuyển động nhanh 
nhưng hay bị hiện tượng cháy hình tạo thành vệt mờ trên màn hình.

Góc nhìn

Góc nhìn trên một TV thể hiện khả năng hiển thị hình ảnh chi tiết ở bất cứ góc nào, Ở đặc điểm này, Plasma dẫn đầu khi hình ảnh không hề biến đổi ở góc nhìn lên đến 180 độ. Với TV LCD, màu sắc và chi tiết vật thể không còn nguyên vẹn khi nhìn lệch. TV LED ra đời sau đã khắc phục một phần nào nhược điểm trên và có góc nhìn cao hơn LCD xong vẫn chỉ dừng ở 170 độ và vẫn không bằng Plasma.

Kích cỡ và tiêu thụ điện năng

Thiết kế siêu mỏng không phải là một đặc điểm quan trọng để đánh giá HDTV, nhưng nó tạo nên ấn tượng tốt ngay cái nhìn đầu tiên. Ngoài ra, TV mỏng manh sẽ giúp dễ dàng gắn lên tường và trang trí trong phòng. Ở khoản này TV LED dường như không có đối thủ khi có những model mỏng chỉ ngang với laptop 22 mm.

Về khoản tiết kiệm điện năng, TV LED tiếp tục dẫn đầu khi chỉ tiêu thụ dưới 100 W hoặc thấp hơn trong khi TV Plasma ngốn gấp 2 hoặc 3 lần.

TV LCD và LED tiết kiệm điện hơn Plasma.

Tuổi thọ

TV LED mới xuất hiện và được cho là có tuổi thọ cao nhất trong cả 3 dòng sản phẩm trên. Tiếp đến là LCD và Plasma.

Chọn TV Plasma, LCD hay LED

Nếu người dùng muốn một sản phẩm giá hấp dẫn, màu sắc trung thực, thường xuyên xem phim hành động và không quá chú trọng vào kiểu dáng có thể chọn Plasma. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc đến hiện tượng cháy hình, lượng điện năng tiêu thụ và hơi nóng mà chúng tỏa ra.

Còn khi có nhu cầu TV kiểu dáng thời trang, siêu mỏng, cho hình ảnh đẹp, có thể làm vật trang trí trong phòng khách và tiêu tốn ít điện năng, người dùng nên nhắm đến TV LCD hoặc LED.





Cách chọn mua máy tính bộ ưng ý nhất
Cách diệt chuột hiệu quả để căn nhà sạch bóng .
Cách chọn nhạc chuông cho iphone 4 -
Cách kẻ chân mày tự nhiên
Cách chọn main cho máy tính kinh nghiệm
Nguyên nhân chuột rút khi mang thai
Hướng dẫn làm cho máy tính chạy nhanh hơn
Làm gì khi bà bầu bị chuột rút



(ST)