Cách chọn mua xe hơi khôn ngoan nhất

Cách chọn mua xe hơi khôn ngoan nhất. Lấy tay gõ nhẹ để kiểm tra độ chắc chắn của vỏ xe, hay lựa chọn công suất động cơ hợp lý nhằm tiết kiệm nhiên liệu là những cách đơn giản nhưng khá quan trọng khi chọn mua xe tại thị trường Việt Nam.






CÁCH CHỌN MUA XE HƠI KHÔN NGOAN NHẤT

Chọn mua xe ôtô: những mẹo đơn giản


Đối với cá nhân tôi nếu cùng tầm tiền thứ tự ưu tiên sẽ là xe châu Âu, Mỹ, Nhật. Cái này thuộc phạm vi thương hiệu và công nghệ, còn đi sâu vào chi tiết ta phải đánh giá về nhiều tiêu chí như an toàn, tính năng vận hành... Thế nhưng sự đánh giá chi tiết về từng tiêu chí không hề đơn giản ngay cả với các chuyên gia.

Hình dáng

Đối với xe 4 chỗ không nên dài rộng quá vì đường sá giao thông Việt Nam rất lộn xộn, điều khiển xe sẽ vất vả. Loại sedan tầm trung hoặc xe nhỏ là tốt nhất, chiều dài khoảng 4,5 m trở xuống là được rồi, cơ bản phải có khoang hành lý ít nhất trên 400 lít, vẻ đẹp bề ngoài tùy theo sở thích bắt mắt mình.

Khung gầm

Lấy tay gõ nhẹ quanh xe, bạn sẽ nhận ngay ra vẻ chắc chắn nhờ âm thanh phát ra, xe vỏ dày nghe cộp cộp, xe vỏ mỏng sẽ nghe bong bong. Bạn hãy tưởng tượng đến ngôi nhà với vách tôn hoặc tường dày 10 cm, khi gió bão ngôi nhà của bạn sẽ bị xiêu vẹo, bạn sẽ nghe thấy âm thanh gào thét của mưa gió, nhưng nếu tường nhà bạn là tường 20 cm, sàn bê tông cốt thép thì khi mưa bão bạn chẳng cảm nhận được gì và bạn có thể hoàn toàn quấn chăn yên giấc. Với chiếc xe chạy tốc độ 120 km/h thì chẳng khác nào bạn đang ngồi trong một ngôi nhà đang gặp bão, xe khung gầm yếu rất nguy hiểm khi chạy tốc độ cao hoặc chạy khi trời mưa gió. Một chiếc xe khung gầm yếu thì không thể nào có tính năng vận hành tốt được. Các nhà sản xuất Việt Nam lợi dụng tiêu chuẩn kém của thị trường Việt Nam nên đã quá tiết kiệm khi tạo nên những chiếc xe vỏ mỏng như tôn. Những chiếc xe như vậy bạn nên loại ngay ra khỏi những lựa chọn của mình vì sự an toàn của bản thân.

Còn nữa, dù bạn chỉ quan niệm ô tô là phương tiện che mưa gió thì khi bạn ngồi trong chiếc xe quá ồn thật sự là mệt mỏi, âm thanh nhạc xe bạn dù có hay thì cũng chẳng có ý nghĩa gì nữa. Do đó theo tôi yếu tố độ chắc chắn của khung gầm là hàng đầu sau đó mới đến các tiêu chí khác, giống như xây ngôi nhà vậy thôi, tiêu chí này kiểm tra đơn giản như cách của tôi, còn có điều kiện bạn cứ phóng xe hết tốc độ càng cao càng tốt, trên đường cao tốc hoặc trên đường xấu bạn sẽ nhận thấy độ rung lắc của chiếc xe qua đó. Bạn sẽ đánh giá được độ chắc chắn chiếc xe của mình.

Nội thất

Các vật liệu nỉ, táp lô nhựa quan sát có chất lượng không hay là loại rẻ tiền mau hỏng. Các táp lô, các ốp nhựa bạn cũng gõ thử, thứ nhựa rởm, mỏng gõ nghe cạch cạch còn dày tốt nghe cộp cộp. Chất liệu thì quan sát bằng mắt cũng sẽ phân biệt được loại nào xịn hơn loại nào. Các vật liệu này cũng góp phần làm cho chiếc xe bạn cứng cáp hơn về tổng thể cũng như độ cách âm tốt hơn

Xem giới thiệu tính năng kỹ thuật

Nếu bạn muốn xe tiết kiệm xăng thì chọn từ 1.6 trở xuống, công suất dưới 100 mã lực. Còn trên nữa chắc chắn phải hao xăng thôi. Đừng nghe thiên hạ nói xe Mỹ hao xăng, công nghệ Mỹ không nhất thì nhì làm gì có chuyện đứng sau Hàn Quốc, chẳng qua do chúng ta không để ý đến công suất của xe, chọn chiếc xe công suất lớn nên hao xăng thôi. Xe tiết kiệm xăng thì tính năng vận hành kém đi đôi chút, bạn phải lựa chọn một trong 2 thôi.

Trang bị trên xe

Trang bị dàn âm thanh phải hay bây giờ ít nhất phải 6 loa. Nhạc giúp ta thư giãn trong quá trình lái xe nên bạn phải để ý nó đầu tiên. Nếu xe bạn khung gầm tốt, máy công suất lớn có thể chạy trên 100km/h mà vẫn an toàn bạn mới chọn đến có ABS, EBD còn không đừng chọn làm gì cho phí. Một chiếc xe khi không đảm bảo chạy tốc độ cao thì trang bị các thứ trên là thừa, mâu thuẫn còn nếu đường sá Việt Nam và luật Việt Nam không cho phép chạy tốc độ trên 80km/h bạn càng không cần ABS, EBD làm gì cho tốn tiền. Trợ lực tay lái đương nhiên phải có, túi khí có càng an toàn, còn nếu bạn đảm bảo mình lái luôn an toàn thì chẳng cần làm gì. Với chiếc xe chạy cho gia đình, đi công tác hàng ngày bạn chỉ cần chú ý những vấn đề trên là đủ rồi.

Bạn hãy thử xem 2 chiếc xe trên như tôi nói rồi quyết định, nếu cả hai đáp ứng hết bạn cứ chọn theo sở thích, còn chọn theo thương hiệu, độ bền thì Ford phải trên Hyundai.

Cách chọn mua xe ô tô phù hợp

Không phải ngẫu nhiên mà ôtô thường được cánh mày râu ví như “vợ hai”. Bạn đã đầu tư khá nhiều tiền vào chiếc xe thì không thể thất vọng vì chính quyết định của mình. Nhưng chọn xe thế nào cho chuẩn, nhất là ngay trong lần đầu tiên sở hữu ôtô

Hãy tham khảo các bước sau để chọn được một chiếc xe như ý

Chọn kiểu xe

 Trên thị trường hiện có rất nhiều dòng xe khác nhau: sedan, hatchback, coupe, đa dụng (MPV), thể thao việt dã (SUV), bán tải (pick-up), xe “xanh”…, nên trước tiên, bạn cần xác định nhu cầu sử dụng và túi tiền của cá nhân và gia đình để đưa ra lựa chọn chính xác.

Nếu bạn cần một chiếc xe linh hoạt, đa dụng và có thể xuất hiện thật “hầm hố” trước mọi người, hãy chọn dòng SUV. Nếu bạn muốn có một chiếc xe thực dụng, có cốp sau, thì dòng sedan là một gợi ý tuyệt vời. Nếu bạn thích loại xe nhỏ nhưng thể thao, dòng hatchback hoặc coupe là lựa chọn phù hợp. Nếu bạn là người mê offroad, còn chần chừ gì mà không chọn xe hai cầu (4x4) - SUV hoặc bán tải...

Mua xe mới hay xe đã qua sử dụng?

 Một chiếc xe mới coóng luôn có sức hấp dẫn đặc biệt, nhưng trên thực tế, với người lần đầu sở hữu ô tô, mua một chiếc xe đã qua sử dụng lại là một quyết định chi tiêu hợp lý, khi bạn chưa đủ tiền mua xe mới. Tuy nhiên, trước khi mua xe đã qua sử dụng, cần nắm rõ thông tin về sổ bảo hành, bảo dưỡng, phụ tùng thay thế đã được dùng cho xe. Bạn chỉ nên mua xe đã qua sử dụng từ những đại lý có uy tín hoặc của người thân quen. Cần tỉnh táo trước những lời chào mời giá rẻ bất ngờ.

Sử dụng internet

 Internet chính là “bách khoa toàn thư” để bạn tìm kiếm thông tin về loại xe mà bạn dự định mua. Hãy tìm hiểu thông tin về tất cả các xe mà bạn thích. Một trong những công cụ tìm kiểm hữu ích nhất là Google. Bạn có thể đọc thông tin trong bài viết giới thiệu, đánh giá xe của các phóng viên ô tô, hoặc tham khảo ý kiến của những người đã sử dụng loại xe bạn muốn mua trên các diễn đàn, mạng xã hội...

Theo kết quả khảo sát năm 2011 của J.D. Power, người mua ô tô tại Việt Nam đang có xu hướng lên mạng tìm kiếm thông tin nhiều hơn trong quá trình mua xe.

Xem xét mức tiêu hao nhiên liệu

 Nhiên liệu chiếm một phần khá lớn trong tổng chi phí “nuôi” xe, nên bạn cần tìm hiểu kỹ mức tiêu hao nhiên liệu mà hãng công bố và số liệu thực tế (kết quả chạy thử, tham khảo ý kiến của những người đã dùng xe...). Nhìn chung, loại xe thể thao động cơ khoẻ, tăng tốc nhanh hoặc xe cồng kềnh sẽ hao xăng hơn loại sedan hoặc hatchback gia đình.

Chọn màu xe

 Vấn đề màu sắc đôi khi không chỉ đơn giản là chọn màu bạn thích nhất trong bảng màu của hãng xe. Màu sắc có vai trò không nhỏ quyết định xe bạn có dễ sang nhượng không. Những màu phổ biến như bạc/ghi, đen và trắng sẽ dễ bán và bán được giá hơn.

Vấn đề an toàn

 Bạn mua ô tô vì muốn được di chuyển một cách an toàn và tiện nghi. Do đó, không thể bỏ qua các vấn đề an toàn khi mua xe. Lời giới thiệu của các nhân viên bán xe rõ ràng khó có tính thuyết phục, bởi tất nhiên họ muốn bán được xe thì phải quảng cáo. Bạn nên tham khảo bảng đánh giá, xếp hạng an toàn của các tổ chức độc lập uy tín, như Hiệp hội đánh giá an toàn xe mới (NCAP) của châu Âu, Viện bảo hiểm an toàn giao thông (IIHS) của Mỹ, hay tạp chí Consumer Reports...

"Chọn mặt gửi vàng”

 

Đó là vấn đề thương hiệu. Đây là một quyết định khó khăn. Các thương hiệu mới hoặc không “nổi như cồn” thường sẽ quyến rũ bạn ở giá bán hấp dẫn. Bạn cần cực kỳ tỉnh táo trước sự mời gọi này. Lựa chọn an toàn nhất vẫn là xe của những thương hiệu có bề dày và có uy tín trên thị trường.

 Cũng cần lưu ý rằng một chiếc xe thuộc thương hiệu nổi tiếng hoặc được ưa chuộng trên thị trường sẽ dễ bán hơn khi bạn có nhu cầu đổi xe.

Lái thử

 Lái thử là việc cực kỳ quan trọng trước khi bạn quyết định đặt bút ký vào hợp đồng mua xe. Không ít người mua xe chỉ dựa vào ý kiến của bạn bè, người quen, để rồi sau đó không ngớt than phiền về những khó chịu mà chiếc xe mới mua mang lại, như ghế ngồi không thoải mái, tầm nhìn hạn chế, hay hệ thống treo quá cứng. Đừng để mình rơi vào tình cảnh đó.

Các chuyên gia khuyên khách mua xe nên lái thử xe khoảng 30 phút, nhập - thoát đường cao tốc, chạy thử trên những con đường giống lộ trình mỗi ngày của bạn. Và đừng quên lái thử cả những chiếc xe là đối thủ cạnh tranh, để có sự so sánh và khẳng định lựa chọn của bạn là tốt nhất. Biết đâu sau khi lái thử, bạn lại tìm được chiếc xe phù hợp hơn.




THAM KHẢO THÊM: Kinh nghiệm chọn mua xe ô tô cũ thế nào cho tốt



Kinh ng
hiệm chọn  mua xe ô tô cũ thế nào cho tốt.Kinh nghiệm mua xe ô tô cũ.Tư vấn  - Kinh nghiệm chọn mua xe ô tô cũ thế nào cho tốt .Làm sao mua được chiếc xe ô tô cũ tốt nhất với giá hợp lý nhất ? Sau đây mình xin tư vấn giúp bạn cách chọn mua ô tô cũ sao cho tốt nhất

Đối với nhiều người, mua xe cũ giống như chơi trò cá độ. Nếu may mắn¸ khách hàng sẽ có được chiếc xe ưng ý nhưng nếu không, họ sẽ gặp phải vô số những phiền toái kiểu “tiền mất tật mang”. Dưới đây là những bước cần thiết mà các chuyên gia của tạp chí Edmunds, Mỹ, vẫn thường tư vấn cho khách hàng.

Chọn chiếc xe phù hợp với tài chính cũng như công việc

Đây là bước gây nhiều sai lầm nhất cho khách hàng. Đa số người tiêu dùng nghĩ rằng mua xe cũ nghĩa là họ có thể chọn những mác xe yêu thích nên cố gắng đi tìm. Trên thực tế, khi đã mua xe cũ, trước tiên, bạn phải đảm bảo về tài chính. Cần cân nhắc số tiền bỏ ra là bao nhiêu và từ đó mới có thể tìm chính xác chiếc xe theo yêu cầu. Nói chung, xe đã qua sử dụng có mức giá đa dạng, tùy thuộc vào chất lượng và mức độ “cũ” của nó. Vì vậy, hãy nghĩ đến túi tiền trước khi nghĩ đến mẫu xe định mua.

Chuẩn bị mọi thông tin để “mặc cả”

Khi khoanh vùng xong các mẫu xe có giá mà bạn đáp ứng được, hãy tìm kiếm xem giá của chúng khi mới là bao nhiêu. Trên thực tế, theo thống kê của Edmunds, xe đã qua sử dụng rẻ hơn từ 20-30% so với xe mới. Như vậy, một mẫu xe mới có giá 21.800 USD thì chiếc xe cũ có giá khoảng 15.300 USD.

Nếu may mắn, bạn có thể mua được những chiếc xe rẻ hơn 15.000 USD rất nhiều nhưng đừng vội mừng. Giá xe cũ được tính trên cơ sở khấu hao nên giá trị thấp hơn xe mới 20-30% sau khoảng 5 năm, nếu nó quá rẻ nghĩa là người chủ đang muốn “bán tống bán tháo” bởi những lý do như sau tai nạn, đại tu hay tần số sử dụng lớn.

Nghiên cứu một cách kỹ càng

Nếu mua xe mới, bạn được nhà sản xuất bảo hành nhưng khi mua xe cũ, tất cả tùy thuộc vào sự cẩn trọng của bạn. Hãy bình tâm xem xét và yêu cầu đại lý cung cấp số VIN (Vehicle Identification Number). Số VIN là một trong những “bảo bối” để bạn nắm tiểu sử của chiếc xe. Tại Mỹ, tất cả các xe đã qua sử dụng phải có bản ghi tiểu sử đi cùng với các thông số như chủ sở hữu, số lần tai nạn, nhãn hiệu, đời xe, đăng kiểm về khí thải, thiết bị an toàn. Để tránh việc “cà” lại số VIN, nhà sản xuất ghi chúng ở nhiều nơi như máy, thân xe, cửa trước, cửa sau, hệ truyền động và trục bánh. Hãy kiểm tra thật kỹ hình dạng của các số VIN này.

Nếu người bán không cung cấp số VIN, bạn hãy vào những trang web tra cứu số VIN như www.carfax.com, nhưng ở đó bạn phải đóng tiền.

Trở thành tay lái thử

Sau khi qua các bước trên, bạn nên yêu cầu người bán cho chạy thử. Nên nhớ tự mình làm việc đó bởi những người khác (thậm chí cả bạn thân, đồng nghiệp) đôi khi không đưa ra nhận xét chính xác về tình trạng của chiếc xe.

Ngồi vào xe, hãy xem ghế lái có đủ không gian cho bạn như đầu, chân có dễ chịu hay không. Các thiết bị điều khiển như vô-lăng, chân phanh, chân ga phải đảm bảo hoạt động tốt và dễ sử dụng. Bạn nên nhớ khởi động lúc động cơ hoàn toàn nguội. Nếu động cơ không làm việc nghĩa là nó có những hỏng hóc nặng. Hãy tắt loa để nghe tiếng động cơ một cách chính xác hơn. Khi điều khiển, bạn thoải mái tăng tốc từ 0 km/h, phanh, vào cua, đi qua chỗ xóc, tăng tốc đột ngột...

Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét động cơ. Đầu tiên là kiểm tra dầu máy. Nếu dầu có nhiều cặn tức chủ nhân của nó không thường xuyên thay dầu hoặc động cơ hoạt động không tốt (Ví dụ như: Khói trắng ở ống pô có thể là dấu hiệu cho thấy dầu xuống buồng đốt ). Lốc máy hoạt động tốt thường có màu vàng còn nếu bị hỏng sẽ có màu đen. Bình nước đóng cặn hay chứa dầu cũng thể hiện chủ nhân của nó không bảo dưỡng một cách kỹ càng. Có khói khi động cơ hoạt động cũng là dấu hiệu không tốt bởi trong trường hợp đó, dầu đã lọt xuống buồng đốt theo xu-páp hoặc do hở piston.

Quan sát nội ngoại thất thật kỹ

Đừng ngại bị chê là “khó tính” trong trường hợp này. Trước tiên, bạn hãy quan sát chiều dài chiếc xe và nhớ yêu cầu người bán rửa xe thật sạch. Nếu nhìn dọc thân xe mà không có đường gấp khúc nào thì chiếc xe không bị tai nạn, nếu có thì nó có thể đã bị đâm. Sau đó hãy kiểm tra khoảng cách giữa cánh cửa và thân xe, nếu khoảng cách đồng đều thì xe ở tình trạng tốt. Tiếp theo là màu sơn xe, nếu có hai vùng sơn có độ sáng khác nhau tức là chiếc xe đã bị sơn lại.

Nội thất thường được hóa trang tốt và khó có thể nhận ra hư hỏng từ đây. Cách duy nhất là vận hành thử chúng như loa, dàn CD, đèn ca-bin, đèn cửa, vị trí ghế…Nhưng đôi khi, một vết rách nhỏ ở ghế cũng cho ta biết chiếc xe đã gặp vấn đề bởi hiếm khi chúng bị như thế nếu không có tác động mạnh.

Hãy trở thành người mua hàng thông thái ,khôn ngoan . Chúc các bạn  chọn mua được chiếc xe ô tô cũ ưng ý nhất và tốt nhất

Cách chọn mua xe

A. Vì sao ta nên nghĩ đến việc mua xe cũ ?

Vài năm gần đây, thị trường mua bán ô tô cũ bùng nổ. Số lượng xe mới bán ra nhờ đó mà cũng được tăng đáng kể. Điều đó có nghĩa là người mua xe mới đang đổi chiếc xe không cũ lắm của mình và các thêm để lấy xe mới. Ô tô cũ có lợi thế về giá cả rẻ và phạm vi lựa chọn rộng. Bởi nhiều xe ô tô model mới được bán ra nên việc tìm một chiếc xe đã qua sử dụng nhưng còn trong tình trạng rất tuyệt là không khó. Bạn thậm chí còn có thể được chuyển giao cả bản bảo hành chính hãng của nhà sản xuất. Thêm nữa, bạn có thể mua được một chiếc xe đời cao hơn mà lại ít phải băn khoăn hơn về tiền bạc so với việc mua một chiếc xe mới tinh. Mua một chiếc xe cũ cũng có nghĩa là bạn tránh được phí tổn của một chiếc xe mới tinh (ví dụ như chi phí cho thương hiệu hay chi phí quảng cáo của nhà sản xuất...) và cả sự sụt giá thường xảy ra với xe mới sau một thời gian dùng. Chỉ cần bạn chịu khó tìm kiếm và xem xét cẩn thận, chắc chắn bạn sẽ tìm được chiếc xe tốt với giá hời.

B. Các bước để mua xe cũ

Các bước sau đây sẽ giúp bạn trong quá trình mua xe, để bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất.

1. Hãy nói về tình hình tài chính của bạn

Trước tiên, hãy quyết định giá tối đa mà bạn có thể chịu được. Hãy xem xét ngân quỹ của bạn.- Bạn có thể trả ngay một khoản là bao nhiêu?- Các chi tiêu hàng tháng của bạn dựa trên hình thức thanh toán nào? Trừ khi bạn đã có kế hoạch từ trước và chuẩn bị đủ tiền để mua xe, sẽ là ý tưởng hay nếu bạn chấp nhận dịch vụ cung cấp trước, trả tiền sau (trả góp). Hãy ghi nhớ rằng lãi suất tiền vay cho việc mua xe cũ thường sẽ cao hơn lãi suất cho việc mua xe mới. Tham khảo mục Tài chính để hiểu kỹ hơn về sự lựa chọn tài chính của bạn.

2. Tìm kiếm sự lựa chọn của bạn

Hãy cân nhắc những mong muốn của bạn và những nhu cầu của cuộc sống khi xác định loại ô tô bạn nên tìm kiếm. Hãy suy nghĩ về những yếu tố khác nhau như:- Bao nhiêu người sẽ đi cùng xe với bạn?- Bạn sẽ chạy xe nhiều hay ít?- Bạn sẽ thường đi trên loại đường nào?- Lượng xăng tiêu tốn có quan trọng với bạn hay không? Tiếp đó, hãy bắt đầu cuộc tìm kiếm của bạn trên mạng. Hãy tìm những xe ô tô đã qua sử dụng trong khoảng tiền bạn có bằng cách đọc các lời nhận xét, đánh giá về độ an toàn và các mẹo mua xe (xem mục Nhận xét - đánh giá và Tư vấn để có những trợ giúp hiệu quả). Chọn 3 hoặc 4 model mà bạn thích trước khi bắt đầu việc mua sắm. Nếu bạn lo lắng về những vấn đề tiềm ẩn khác và muốn sự đảm bảo về bảo hành và kiểm tra của nhà sản xuất, bạn hãy tìm mua một chiếc xe chính chủ. Việc này sẽ khiến bạn phải chi thêm ít nhiều đấy. Khi bạn có tiêu chí để tìm kiếm tức là bạn sẵn sàng xem lướt qua các xe ô tô cũ đã được phân loại. Thật tình cờ là bạn đang ở đúng chỗ rồi đấy. Hãy đến với mục Tìm kiếm ôtô ở trang chủ của chúng tôi để bắt đầu. Với hơn 2.000 ôtô đã qua sử dụng được liệt kê bởi các chủ xe, nhà phân phối, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất, bạn gần như chắc chắn có thể tìm thấy những gì bạn thích.

3. Kiểm tra xe thông qua người bán

Nếu bạn tìm thấy một chiếc xe có vẻ hứa hẹn đạt những tiêu chuẩn mà bạn đặt ra, hãy gọi điện cho người bán. Hãy tìm hiểu về chiếc xe qua điện thoại càng nhiều càng tốt trước khi bạn hẹn xem xe, bởi dĩ nhiên là bạn không muốn lãng phí thời gian để lái thử một chiếc xe không đạt tiêu chuẩn của mình. Tóm lại, bạn muốn tìm hiểu về tình trạng và lịch sử của xe. Nhiều người mua trông đợi một người bán có những bản ghi chép các lần bảo dưỡng và hoá đơn sửa xe.

Dưới đây là một số dạng câu hỏi bạn có thể hỏi người bán xe:

- Tình trạng xe hiện nay thế nào? - Xe đi được bao nhiêu cây số rồi?

- Xe được trang bị như thế nào?

- Anh có phải là chính chủ không?

- Xe đã bao giờ bị tai nạn chưa?

- Anh đã bảo dưỡng mấy lần rồi?

- Tại sao anh lại bán xe?

4. Lái thử xe

Nếu bạn hài lòng với những thông tin được đưa ra, hãy hẹn gặp để xem xe. Hãy kiểm tra kỹ càng để biết rõ xem xe vận hành như thế nào trong các điều kiện lái khác nhau. Hãy nghĩ đến sự thoải mái của bạn nữa nhé. Và bởi vì bạn đang lái thử xe nên bạn cần phải chú ý tới tất cả các khía cạnh trong quá trình lái. Dưới đây là một số điều bạn cần phải chú ý để biết rõ:

- Xe chuyển động có nhẹ nhàng không?

- Nếu bạn đang lái xe có hộp số điều khiển bằng tay (hộp số cơ khí), các vị trí số 1,2,3,4... ra vào có nhẹ nhàng không? Chân côn thế nào?

- Bộ phận phanh xe hoạt động như thế nào?

- Các bộ phận của xe liên kết với nhau như thế nào? Xe có thuận tiện để di chuyển sang trái hoặc sang phải không?

- Bạn có thấy tiếng kêu lúc lắc, lách cách... không?

- Hãy thử quành xe ở một góc phố. Vô-lăng lúc đó thế nào?

- Có điểm che khuất nào không?

- Hãy thử lái xe qua các chướng ngại vật và các chỗ trũng. Hệ thống giảm xóc lúc đó hoạt động thế nào?

- Hãy thử chạy xe trên đường cao tốc. Xe có đạt được tốc độ như bạn mong muốn không?

- Bộ phận tự điều khiển có hoạt động không? Trong lúc lái xe, bạn hãy chú ý tới sự thoải mái như:- Ghế ngồi có thoải mái không?

- Phần taplô và phần để chân như thế nào?

Muốn kiểm tra xe một cách tốt hơn, bạn hãy xem mục Tư vấn

5: Kiểm tra xe

Trước khi quyết định mua xe, bạn hãy kiểm tra xe thật cẩn thận. Cho dù bạn mua xe của ai đi nữa, hãy nhớ xem xe thật kỹ lưỡng trước khi mang đến thợ kỹ thuật để kiểm tra lần cuối cùng. Bạn không phải là chuyên gia để đánh giá xe đó tốt hay kém. Hãy sử dụng nhiều giác quan để có được đánh giá chính xác nhất. Hãy nhờ một vài người bạn cùng đi để giúp đỡ bạn. Nên xem xe vào một ngày khô ráo, nắng ấm hoặc trong một gara đủ sáng. Xe phải đỗ trên bề mặt phẳng.

5.1: Kiểm tra bên ngoài

Trước tiên, bạn hãy đi vòng quanh xe và quan sát thật kỹ. Nếu xe đậu ở vị trí cân bằng, giả dụ nó lại bị nghiêng về một bên thì có thể là giảm xóc hay hệ thống treo có vấn đề. Ấn mạnh ở mỗi góc xe. Nếu giảm xóc ở tình trạng tốt, nó sẽ nảy lên từ 1 đến 2 lần, rồi không nảy lên nảy xuống nữa. Sau đó, túm lấy đỉnh từng bánh xe trước giật mạnh từ trước ra sau. Nếu bạn cảm thấy gằn tay hay nghe thấy tiếng kim loại trong đó, có thể là bi bánh xe hay khớp nối hệ thống treo có vấn đề.

5.2: Kiểm tra lốp xe

Bạn có thể biết rất nhiều từ lốp. Nếu một chiếc xe chạy dưới 50.000 km theo đồng hồ công tơ mét là vẫn còn lốp zin theo xe. Với chiếc xe chạy nhiều cây số hơn mà lốp vẫn còn mới là điều đáng ngờ. Hãy quay bánh xe trước sang trái, rồi sang phải để bạn có thể quan sát kỹ hơn. Tất cả 4 lốp xe phải cũng một nhãn hiệu và một cỡ lốp. Nếu có sự không đồng nhất về nhãn hiệu và kích cỡ, hãy hỏi người bán xem tại sao. Hãy quan sát kỹ dấu đo độ mòn ở lốp xe xem chúng sâu hay nông, qua đó bạn sẽ biết độ mòn của lốp. Hỏi người bán xem anh ta có đảo lốp xe thường xuyên không? Nếu không đảo lốp thường xuyên thì sẽ tăng độ nguy hiểm cho bánh lái khi vận hành xe. Những lái xe ẩu thường làm mòn nhiều ở mép lốp, chỗ tiếp xúc giữa mặt đứng và mặt ngang của lốp. Kiểm tra mặt đứng của lốp xem có bị trầy xước, nứt, rạn hay phồng rộp không. Nhìn gờ diềm lốp chỗ sát vành xe xem có bị lõm hay nứt gì không.

5.3: Kiểm tra thân xe

Kiểm tra từng phần trên thân xe và nóc xe. Đi một vòng quanh xe và quan sát thật kỹ xem có vết trầy xước, vết lõm hay gỉ sét không. Các khe hở giữa các thanh giằng và bề mặt chúng phải đồng nhất. Kiểm tra thanh cản trước sau và các cửa xe. Các thanh giằng bị méo mó, các khe hở rỗng có thể cho thấy sự lắp ráp hay sửa chữa cẩu thả. Cách tốt nhất để biết xe có bị tai nạn không là hỏi chủ xe. Bên cạnh đó, bạn vẫn nên kiểm tra kỹ màu sơn xe. Màu sơn phải giống nhau ở mọi chỗ trên xe. Những phần thân xe được sơn lại có thể sẽ không hoàn toàn giống hệt như sơn gốc của nhà máy. Hãy để ý đến sự khác biệt của màu sơn ở mép ngoài các phần khác nhau. Những phần được sơn lại có thể còn sáng bóng hơn cả phần sơn gốc. Nhưng nước sơn cũng có thể thay đổi màu sắc theo thời gian. Đôi khi, sự sửa chữa là rõ ràng, nhưng cũng có khi, bạn phải nhìn thật gần mới thấy được. Hãy nghiêng đầu từ từ để đón bắt ánh sáng và xem có sự khác biệt nào không. Nếu bạn nghi ngờ những vết lõm có thể bị sơn vá, hãy sử dụng nam châm để xác định. Nếu vết lõm được sơn vá bằng matít thì nam châm sẽ không dính. Hãy chú ý những dấu hiệu của sự sửa chữa thân xe ở xung quanh, ở cửa xe đang mở, ở mui xe và nắp cốp xe. Nếu những phần này bị sơn lại, rất có thể bạn sẽ tìm thấy những vết sơn quá đà dính ở gioăng cao su xung quanh cửa và cốp. Hãy xem kỹ mặt dưới của mui xe và nắp cốp để xác định có dấu hiệu của sự hư hại hay sửa chữa hay không. Những vết rạn nứt nhỏ của phần trang trí xe không là nguyên nhân dẫn đến những hư hại khác, những gỉ thì có thể. Hãy đặc biệt chú ý đến chỗ vết sơn phồng rộp hay những vết gỉ xung quanh bánh xe và phần để chân như bậc lên xuống, phần dưới cùng của những cánh cửa... Dùng đèn soi phần gầm để xem độ gỉ và sự ăn mòn bởi axit và muối. Mở, đóng các cửa xe và cốp xe xem có dễ dàng và khít không, đặc biệt là cửa lái. Nếu thấy lỏng bản lề chứng tỏ chiếc xe đã sử dụng lâu rồi. Cũng nên xem xét các gioăng cao su quanh các cửa xem còn nguyên vẹn, đã sửa chữa gì chưa, có bị sứt mẻ gì không? Tình trạng lỏng, hở gioăng, mất cao su có thể tạo lỗ thủng cho nước, bụi, gió lọt vào.

5.4: Kiểm tra đèn và kính đèn

Hãy nhờ một người bạn đứng bên ngoài xe quan sát xem tất cả các loại đèn của xe có hoạt động không. Lần lượt bật thử đèn pha, cốt, đèn phanh, đèn xi nhan, đèn sương mù... Hãy chắc chắn rằng tất cả các đèn còn nguyên vẹn, đầy đủ, không bị rạn nứt hay mờ vì hơi nước.

5.5: Kiểm tra đĩa phanh

Hầu hết các xe đều có phanh đĩa trước và phanh trống sau, một số có cả 4 phanh đĩa. Hãy dùng đèn chiếu sáng để có thể nhìn xuyên qua vành bánh trước. Đĩa phanh phải nhẵn, phẳng, không có rãnh sâu. Đừng lo lắng khi nhìn thấy vết bẩn trên đĩa, chúng sẽ tự hết đi khi bạn dùng phanh vài lần.

5.6: Kiểm tra kính

Xem xét cẩn thận kính chắn gió và tất cả các kính cửa sổ khác xem có bị nứt, rạn, vỡ không. Một lỗ nhỏ do đá bắn phải có thể là nguyên nhân gây nên nứt kính và những nguy cơ khác. Bạn nên chỉ ra những lỗi đó để mặc cả. Rạn nứt kính chắn gió thường lan rộng theo thời gian và có thể khiến bạn phải bỏ tiền sửa chữa.

5.7: Kiểm tra bên trong xe

- Mùi: Khi bạn mở cửa xe mà ngửi thấy mùi mốc hoặc thấy vết mốc thì chứng tỏ nước đã vào trong xe. Cẩn phải lưu ý đến điều này bởi rất khó phát hiện lỗ rò để bít lại. Trong trường hợp đó, hãy tháo thảm xe ra để dò tìm, chú ý ngửi những chỗ ướt bên dưới tấm thảm. Nếu cảm thấy nghi ngại, bạn hãy tìm xe khác.

- Kiểm tra chân phanh, côn và ga: Độ mòn của lớp cao su bọc trên chân phanh, côn và ga cho thấy mức độ sử dụng. Những xe chạy ít cây số thì lớp cao su đó không thể mòn nhiều, còn nếu cao su đã mòn thành vệt thì chứng tỏ xe đã chạy nhiều cây số. Nếu cao su chân côn mòn nhiều, điều đó có nghĩa là lái xe có thói quen tì chân côn liên tục và luôn đặt sự căng thẳng lên chân côn và cần số.

- Dụng cụ và điều khiển: Khởi động xe và để xe chạy không tải. Chú ý rằng xe sẽ khó khởi động hơn khi trời lạnh. Hãy xem máy chạy có êm không. Sau đó, lần lượt thử các đèn bên trong xe (đèn trần, đèn đọc sách, đèn gương ở miếng che nắng). Nhấn thử còi. Bật chế độ sưởi ở mức cao nhất và thử xem nó đạt tới độ nóng có nhanh không. Bật điều hoà và kiểm tra để chắc chắn có gió lạnh thổi ra. Thử hệ thống loa, bật đài FM, AM, cát xét, ra vào băng đĩa, nghe thử xem có còn hoạt động tốt không.

- Ghế: Hãy ngồi thử tất cả các ghế. Chiếc ghế lái thường mòn hơn các ghế khác, nhưng không được võng, lún. Ghế ngồi không được rách hoặc mòn quá mức, đặc biệt ở những xe được cho là ít chạy. Hãy thử tất cả các chế độ điều chỉnh ghế lái để chắc chắn bạn có thể có vị trí ngồi lái thích hợp.

- Điều hoà: Nếu bạn đang xem một chiếc xe sản xuất từ năm 1994 đổ về trước, và nếu hệ thống điều hoà của xe bị vỡ, nứt hay rò rỉ, bạn hoàn toàn có thể chứng minh được rằng việc sửa chữa sẽ rất tốn kém. Lý do là chất làm lạnh R12 mà tất cả xe con và xe tải nhẹ lắp từ đầu những năm 1990 (viết tắt là CFC) làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn đã bị cấm sử dụng từ năm 1995. Thêm nữa, các nhà sản xuất ô tô hiện nay có khuynh hướng không sử dụng chất làm lạnh CFC. Chính điều này khiến nguồn cung cấp mặt hàng này bị co lại và đẩy giá lên đắt gấp 6-7 lần chất làm lạnh mới là R134a. Việc tiếp tục dùng CFC, ngoài lý do tốn kém còn được xem là vô trách nhiệm trong việc bảo vệ tầng ôzôn của trái đất, ảnh hưởng tới môi trường sống của tất cả chúng ta. Hầu hết những xe sản xuất năm 1994 và các model sau đó đều có khuynh hướng chuyển sang dùng R134a, tuy nhiên vẫn có một vài model dùng R12. Hệ thống làm lạnh R12 với những vấn đề nhỏ có thể làm bạn phải tốn tiền sửa chữa thường xuyên và những sửa chữa lớn sẽ khiến bạn tốn tiền rất nhiều tuỳ thuộc vào model. Ngoài ra, bạn còn phải đối mặt với một số nguy cơ của việc chọn mua xe giá rẻ khác như chi phí dịch vụ, thậm chí là nguy cơ cháy do chất làm lạnh không an toàn... Hãy bật điều hoà và thử nhiệt độ. Một hệ thống điều hoà được coi là tốt khi cho ra khí lạnh trong vài phút. Hãy đặt nhiệt độ lạnh nhất và tốc độ gió thổi trung bình, sau đó chạy thử xe. Hãy chú ý cửa lấy gió ngoài phải ở vị trí đóng khi bật điều hoà, nếu không sẽ là nguyên nhân dẫn đến hư hỏng hệ thống và sửa chữa tốn tiền. Decal thường được dán dưới nắp cabô sẽ nói cho bạn biết chất làm lạnh được dùng, nhưng nó sẽ không thể nói cho bạn biết hệ thống điều hoà đó có được bảo dưỡng một cách thích hợp hay không. Đó là lý do tại sao cách chắc chắn nhất để biết rõ về tình trạng của hệ thống điều hoà trên xe là nhờ tới sự kiểm tra của chuyên gia về điều hoà. Các xưởng sửa chữa điều hoà có thể dùng các thiết bị dò tìm lỗ thủng và các hoá chất (nếu cần thiết) để phát hiện lỗ thủng. Xưởng cũng có thể kiểm tra kỹ hệ thống xem có chứa hơn một chất làm lạnh không. Sự pha trộn các chất làm lạnh sẽ đặt ra thêm nhiều vấn đề và cả chi phí nữa bởi vì làm sạch chúng đòi hỏi phải có những thiết bị đặc biệt. Việc pha trộn cũng chỉ ra dấu hiệu rằng hệ thống đã bị rò rỉ và chắc chắn không thể sửa chữa được trước khi chất làm lạnh khác được thêm vào (Điều này thường chỉ xảy ra với những xe có giá trị thấp và đời sâu trước năm 1994). Sẽ thật tệ nếu hệ thống được bơm vào loại khí hay ga dễ bắt lửa. Nó có thể rò rỉ sang khoang hành khách và gây cháy nổ. Các chuyên gia dự báo rằng sẽ không đủ chất R12 để phục vụ trong thế kỷ 21. Khi được chuyển đổi sang chất làm lạnh mới, hệ thống có thể không làm lạnh một cách có hiệu quả. Bạn có thể dùng lý do đó để mặc cả. Và nếu chủ xe không đồng ý thì bạn có thể tiếp tục tìm kiếm một chiếc xe khác.

5.8: Kiểm tra cốp xe

Cốp xe là một chỗ khác nữa để bạn có thể quan sát bằng mắt và ngửi bằng mũi để kiểm tra xem liệu có dấu hiệu chứng tỏ nước tràn vào xe hay không. Hãy quan sát thảm nếu cảm thấy ướt hay ngửi thấy mùi ẩm mốc. Nhấc thảm ra và kiểm tra lốp dự phòng cùng khu vực xung quanh xem có nước và bụi lọt vào không. Kiểm tra tình trạng lốp dự phòng (nếu xe có vành hợp kim thì riềm lốp phải phẳng phiu, không trầy xước).

6. Cách bán xe

Nếu bạn có kế hoạch mua một chiếc xe cũ và đang có một chiếc xe, bạn hãy quyết định có đổi các hoặc bán chiếc xe mình đang đi hay không. Trong trường hợp bạn định sẽ tự mình bán xe, bạn có thể sẽ được hời hơn một chút. Hãy tham khảo mục Cách bán ôtô hiệu quả trước khi quyết định.Nếu muốn bán xe, bạn có thể đăng quảng cáo trên LONGTHINHPHAT.COM.VN của chúng tôi. Bạn hãy đăng tin bán xe một cách thật chi tiết và posh ảnh lên trang web. Nếu bạn không lo ngại lắm về vấn đề tiền nong và thật sự muốn bán nhanh xe, hãy trao đổi với người bán hàng về giá cả và hình thức thanh toán.Trước khi bán xe, hãy giải toả những băn khoăn của mình bằng cách tham khảo trang Tìm kiếm ôtô của chúng tôi, tìm đến những chiếc ô tô cùng loại với ô tô của bạn để so sánh giá cả.

7. Thoả thuận trên cơ sở giá trị của chiếc xe

Trước khi nói về giá cả, hãy tìm hiểu kỹ giá trị của chiếc xe. Hy vọng những lời hướng dẫn trong các mục phía trên sẽ giúp được cho bạn.

8. Kiểm tra giấy tờ xe

8.1:Kiểm tra đăng ký ôtô

- Kiểm tra xem đăng ký ôtô có đẹp không, nếu nhàu nát chứng tỏ người chủ xe trước không cẩn thận. Kiểm tra các chữ ký, con dấu trên đăng ký.

- Kiểm tra số máy, số khung, biển số trên đăng ký phải đúng với số ở trên ô tô.

- Kiểm tra ngày đăng ký lần đầu, điều này giúp bạn biết được chính xác xe bắt đầu đăng ký và lưu hành từ thời gian nào và người bán ô tô hiện tại có phải là chính chủ đầu tiên hay không. Nếu không bạn phải hỏi và kiểm tra kỹ nguồn gốc của chiếc xe này.

- Nếu biển số của ô tô không cùng tỉnh / thành phố bạn đang có hộ khẩu thường trú thì bạn phải yêu cầu người bán rút hồ sơ xe (hồ sơ gốc) tại cơ quan công an tỉnh / thành phố nơi ô tô đó đang đăng ký. Điều này là bắt buộc nếu không bạn sẽ không đăng ký sang tên bạn được. Đây gọi là thủ tục chuyển vùng.

8.2: Kiểm tra sổ lưu hành

- Kiểm tra sổ lưu hành có đẹp không, các trang có đủ không. Nếu sổ nhàu nát, bẩn chứng tỏ người chủ xe cũ không cẩn thận. Bạn hãy tìm đến trang 6 (hoặc có thể trang khác) của Sổ đăng kiểm - đó là trang Đặc điểm phương tiện - tại trang này mọi đặc điểm của xe ôtô đó đều được in hoặc đánh máy tại đây. Bạn tìm đến dòng Năm, Nơi sản xuất - tại đó ghi rõ năm mà chiếc xe đó được sản xuất ( đời xe ) và nơi sản xuất ( Việt nam hoặc nước ngoài) qua đó bạn biết chính xác đó là xe sản xuất (lắp ráp) trong nước hay nhập khẩu.

- Kiểm tra biển số, số khung, số máy có đúng với đăng ký không? Kiểm tra xe có đúng với sổ đăng kiểm không? Có bị thay đổi gì không? Phải kiểm tra kỹ nếu không bạn sẽ bị rắc rối khi đi đăng kiểm.

- Rất lưu ý rằng nếu bạn mua ô tô không cùng tỉnh / thành phố nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú thì bạn phải yêu cầu người bán đến trạm đăng kiểm gốc ( trạm đăng kiểm đã cấp sổ đăng kiểm cho ôtô này) để rút hồ sơ cho bạn. Nếu không làm điều này bạn sẽ không đăng kiểm được xe của bạn, khi đó bạn sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Đây gọi là thủ tục chuyển vùng.

Hãy lưu ý rằng các thông tin từ Website LONGTHINHPHAT.COM.VN rất có ích cho bạn, bạn có thể tiết kiệm được vài trăm tới cả ngàn USD khi mua xe và cũng có thể được thêm từ vài trăm đến cả ngàn USD khi bán xe nếu bạn nghiên cứu kỹ và thực hành tốt các chỉ dẫn trên. Chúc các bạn thành công!





Cách chọn mua xe tay ga cũ bền đẹp
Cách chọn mua Blackberry cũ không bị lừa
Cách chọn mua máy ảnh DSLR cũ chất lượng tốt
Cách chọn máy xay thịt ngon và mịn
Cách chống say xe hiệu quả
Kinh nghiệm du lịch bụi bằng xe máy
Cách chọn đàn Piano cũ không bị hớ
Cách chữa phỏng bô xe máy -
Cách chọn mua xe ô tô khôn ngoan nhất



(ST)