Cách chọn ống kính cho máy ảnh kinh nghiệm của dân chuyên nghiệp

. Cách chọn ống kính máy ảnh kinh nghiệm của dân  chuyên nghiệp.Có nhiều cách phân loại ống kính, tuy nhiên 2 cách thông dụng nhất là phân loại theo tiêu cự (hay góc nhìn) và phân loại theo các thông số về độ mở kết hợp với tiêu cự được ghi trên ống kính.





CÁCH CHỌN ỐNG KÍNH MÁY ẢNH CỦA DÂN CHUYÊN NGHIỆP

Chọn ống kính cho máy ảnh DSLR


Phân loại theo tiêu cự ống kính

Tiêu cự của ống kính được định nghĩa là khoảng cách tính từ tâm ống kính (trung điểm đoạn thẳng nối hai tâm đường tròn thấu kính trước và sau) tới cảm biến của máy.


Tuy nhiên định nghĩa này không mang giá trị gì mấy đối với người sử dụng, nên có thể hiểu một cách đơn giản là tiêu cự thể hiện góc nhìn và độ bao phủ diện tích khung hình chụp. Cụ thể: tiêu cự càng ngắn thì góc nhìn càng rộng, càng thu được nhiều chi tiết cảnh vật vào trong khung hình và ngược lại, tiêu cự càng dài góc nhìn sẽ càng hẹp.

Phân loại ống kính theo tiêu cự bao gồm 3 loại ống kính:
 
-         Ống kính góc rộng (wide lens): ống kính có tiêu cự ngắn (nhỏ hơn 35mm), cho góc nhìn rộng, thường sử dụng để chụp phong cảnh.
 
-         Ống kính tầm trung (normal lens): ống kính cho góc nhìn trung bình (từ 35 – 70mm).
 
-         Ống kính tầm xa (tele lens): ống kính tiêu cự dài (hơn 70mm), cho góc nhìn hẹp nhưng có khả năng “kéo vật lại gần” hơn so với khoảng cách thực (tương tự ống nhòm).
 


Ống kính tele 70-200mm của các hãng Canon, Nikon, Sigma.
 

Ảnh chụp ở tiêu cự 18mm.

Ảnh chụp ở tiêu cự 24mm.

Ảnh chụp ở tiêu cự 35mm.

Ảnh chụp ở tiêu cự 55mm.
 
Trong cùng một khung hình, tiêu cự khác nhau dẫn đến sự thay đổi về tỉ lệ giữa các vật thể cũng như phối cảnh phía sau chủ thể.
 
Phân loại theo thông số ghi trên ống kính
 
Trên thân ống kính bao giờ cũng có các thông số liên quan tới độ mở và tiêu cự của ống kính (độ mở là gì, tác dụng của chúng ra sao sẽ được nói tới trong các phần tiếp theo sau). Theo đó, có thể phân chia ống kính ra làm 3 loại khác nhau:
 
-         Ống kính một tiêu cự (prime lens/ fixed lens): thường gọi là “ống kính zoom chân” do tiêu cự không thay đổi được, và vì thế khi muốn thay đổi góc nhìn hoặc tỉ lệ chủ thể trong ảnh, người chụp buộc phải di chuyển cùng với máy. Do tiêu cự không thay đổi được, nghĩa là khoảng cách giữa hai thấu kính trước – sau được giữ cố định nên prime lens cho chất lượng hình ảnh rất sắc nét, đặc biệt thường có độ mở lớn.
 
-         Ống kính dải tiêu cự đa khẩu độ: là ống kính dạng “zoom”, có khả năng thay đổi tiêu cự trong một dải cố định hai đầu bằng cách xoay hoặc đẩy lens. Khi thay đổi tiêu cự trong dải này, độ mở ống kính cũng tự động thay đổi theo.

Ống kính dải tiêu cự đa khẩu độ 18-105mm 1:3.5-5.6 của Nikon.
 
-         Ống kính dải tiêu cự khẩu độ cố định: tương tự ống kính dải tiêu cự đa khẩu độ, nhưng khẩu độ không bị thay đổi tự động theo tiêu cự ống kính.
 


 Ống kính dải tiêu cự khẩu độ cố định 24-70mm f1:2.8 L nổi tiếng của Canon.
 
Ống kính trên máy ảnh du lịch
 
Tuy không thể tháo rời và thay thế, nhưng ống kính trên máy ảnh du lịch cũng có thể phân chia theo các cách trên. Thông thường, chúng là ống kính dải tiêu cự đa khẩu độ. Một số máy du lịch có khả năng “zoom” rất xa (10x, 15x, 24x, 36x). Trong khi một số khác lại có khả năng chụp góc cực rộng (24mm), tương đương ống kính góc rộng. Tuy nhiên, đường kính ống kính nhỏ, cấu tạo ống kính đơn giản và giá trị độ mở nhỏ là những điểm yếu khiến chất lượng hình ảnh trên máy du lịch khó có thể đẹp được.

Máy ảnh du lịch P300 có góc chụp rộng 24mm của Nikon.
 

Máy ảnh siêu zoom 30X Finepix HS20 của Fujifilm
 
Cách đọc thông số ghi trên ống kính
 
Lấy ví dụ với ống kính kit phổ biến của máy ảnh ống kính rời Nikon là (VR) AF-S Nikkor 18-55mm 1:3.5-5.6 G: 
 

AF-S: hệ ống kính có motor lấy nét tự động (Auto Focus – AF) tiên tiến nhất của Nikon, cho tốc độ lấy nét nhanh và êm ái (Silent – S).
 
Nikkor: ống kính dành cho thân máy Nikon.
 
18-55mm: dải tiêu cự thay đổi được của ống kính, từ góc nhìn rộng nhất (18mm) cho tới hẹp nhất (55mm) khi zoom. Có thể thấy ống kính này được xếp vào loại tiêu cự “bắc cầu” từ góc rộng tới tầm trung theo cách phân loại ở trên.
 
1:3.5-5.6: giá trị độ mở của ống kính. Ở tiêu cự ngắn nhất (18mm) ống kính có thể đạt được tới độ mở tối đa là f/3.5, và ở tiêu cự dài nhất (55mm) độ mở tối đa mà ống kính có thể đạt được chỉ là f/5.6.
 
G: công nghệ thấu kính tiên tiến của Nikon.
 
Một điểm cần lưu ý ở đây rằng, vì các con số 3.5 hay 5.6 này thực chất đều là mẫu số trong phân số có tử số cố định bằng 1, nên con số này càng cao thì giá trị độ mở lại càng nhỏ (tỉ lệ nghịch). Ví dụ 1:2.8 (hay f/2.8) sẽ thể hiện độ mở lớn hơn 1:8 (hay f/8).
 
VR: cho biết ống kính này được tích hợp tính năng chống rung (Vibration Reduction).
 
Một ví dụ nữa với ống kính “ngon - bổ - rẻ” của Canon: EF 50mm 1:1.8 II. 
 

EF: hệ ống kính có thể lấy nét tự động hoặc lấy nét bằng tay (Manual Focus) tùy ý muốn người sử dụng
 
50mm: tiêu cự của ống kính. Do chỉ có 1 giá trị (khác với ống kính 18-55mm ở trên) nên đây là dạng ống kính một tiêu cự (prime lens) như cách chia ở trên. Đây cũng là ống kính có tiêu cự nằm trong khoảng tầm trung (normal lens).
 
1:1.8: giá trị độ mở tối đa của ống kính. Do tiêu cự không thay đổi được nên độ mở ống kính cũng có thể giữ cố định, tùy thuộc vào ý muốn người sử dụng.
 
II: thế hệ thứ 2 của loại ống kính này.
 
Một số ký hiệu thường gặp trên ống kính máy ảnh và ý nghĩa của chúng
 
-         VR (ống kính Nikon), IS (ống kính Canon), OSS (ống kính Sony), OS (ống kính Sigma): đều mang ý nghĩa rằng ống kính này được tích hợp tính năng chống rung quang. Bằng cách xê dịch các thấu kính bên trong ống kính, tính năng này sẽ triệt tiêu hiện tượng rung/nhòe hình trong quá trình chụp.
 
-         Mark I, II, III,…: thế hệ thứ 1, 2, 3,… của loại ống kính này.
 
-         USM (ống kính Canon), SWM (ống kính Nikon): ống kính lấy nét tự động tốc độ cao và không gây tiếng ồn. USM là viết tắt của Ultrasonic Motor, SWM là viết tắt của Silent Wave Motor.
 
-         Macro: ký hiệu bằng hình một bông hoa (xem ống kính Canon EF 50mm 1:1.8 II ở trên), cho biết ống kính có khả năng chụp Macro (siêu cận cảnh), lấy nét ở khoảng cách rất gần so với thông thường.
 
-         G, D, N, L: thể hiện mức độ hiện đại của kỹ thuật chế tạo ống kính. Trong đó N (Nano) và L (Luxury) là hai dòng ống kính đẳng cấp cao nhất của Nikon và Canon.

Phân loại và lựa chọn ống kính cho máy ảnh DSLR

Phân loại và lựa chọn ống kính cho máy ảnh DSLR

Có thể phân loại ống kính dựa vào 5 tiêu chí: Tiêu cự, theo đặc tính zoom của ống kính, căn cứ vào khẩu độ, theo cách lấy nét, chưa kể loại đặc biệt. Ống kính được coi như "con mắt" của máy ảnh DSLR, là yếu tố quyết định cho bức ảnh đẹp về mặt vật lý... Với người dùng DSLR nói chung, ống kính thường được quan tâm nhiều hơn là thân máy, đồng thời, việc chi tiêu cho nó chiếm tỷ lệ lớn khi đầu tư thiết bị chụp ảnh.

1.Ống kính thường được phân biệt bằng tiêu cự

Tiêu cự ống kính (Focal legth) là khoảng cách từ tâm của ống kín đến mặt phẳng chứa cảm khi canh nét tại vô cực và được tính bằng mm (Máy DSLR thường đánh dầu bằng dấu hình tròn bị đường thẳng cắt ngang phía trên thân máy chính là nơi đánh dấu mặt phẳng chứa cảm biến đó) .





Các ống kính gồm 3 loại :


Canon EF 16-35mm f/2.8L II USM

1.1. Ống kính góc độ rộng:
còn gọi là ống kính ngắn có thể gọi các ống kính có tiêu cự bé hơn 50mm. Và thường gồm các ống kính có tiêu cự thông dụng như 35mm (góc độ rộng 63 độ) và ngắn hơn như 28mm(góc độ rộng 75 độ), 24mm(góc độ rộng 84 độ), 14mm(góc độ rộng 135 độ). Hay các ống zoom như Canon 16-35mm, Tokina 12-24mm, Nikon 14-24mm v.v...


Nikon AF-S 14-24mm f/2.8G ED

Ống kính càng ngắn thì góc độ thu hình càng rộng . Dùng ống kính góc rộng khi muốn chụp cảnh rộng hoặc đông người , cũng như chụp trong nhà khi phạm vi di chuyển bị hạn chế . Thích hợp chụp phong cảnh trải dài, hội nghị, các lễ hội. Ống góc rộng thường cho vùng ảnh rõ sâu, tuy nhiên hình ảnh thường bị biến dạng và có chất lượng kém hơn ở rìa ảnh...


Tiêu cự càng bé thì góc nhìn của ống kính càng rộng, ngước lại tiêu cự càng lớn thì góc nhìn của ống kính càng hẹp và có tác dụng "kéo" các đối tượng ở xa lại gần hơn.

1.2. Ống kính tiêu chuẩn:

Để chỉ các ống kính có tiêu cự 50mm (góc độ rộng 46 độ) tương đương với góc nhìn của mắt con người. Ống kính này để chụp tổng quát cho các đề tài nó không quá rộng mà cũng không quá xa. Chủ đề thường được giữ đúng tỷ lệ và không bị biến dạng. Thường các ống 50mm f1.8 của các hạng khá rẻ (hơn 100USD) và chụp chân dung cho ảnh chất lượng. 


Nikon AF 50mm f/1.8D 


Canon EF 50mm f/1.4 USM

1.3. Ống kính tiêu cự dài hay ống kính tele:
Là những ống kính có tiêu cự từ 50mm trở lên . Có thể tạm phân biệt các loại Tele ngắn thường từ 50mm tới 105mm, tele tầm trung có tiêu cự tới khoảng 250mm, Còn trên 300mm có thể gọi là dài.


Nikon AF-S 70-200mm f/2.8G IF-ED VR

Các ống kính tele có đặc điểm là vùng ảnh rõ cạn nên thường thích hợp chụp chân dung, với khả năng “kéo” các vật ở xa trở thành gần nên thíc hợp chụp lén, chụp các cảnh sinh hoạt mà không ảnh hưởng đến các chủ thể khi không đứng gần. Cũng như chụp phong cảnh ở những địa hình khó khăn hiểm trở không dễ lại gần….

Những ống kính từ 300 trở lên thường thích hợp chụp động vật, thể thao… cho những tay săn ảnh để các đối tượng chụp không hề biết mình đang bị chụp. Và thường giá các ống kính này cũng rất đắt tiền.


Canon EF 200mm f/2L IS USM


Niềm vui chiến thắng - cầu thủ Trọng Hoàng sau khi ghi bàn nâng tỷ số lên 3-1 trong trận thắng của U23 Việt Nam trước U23 Trung Quốc. Ảnh chụp bởi ống tele tầm xa và đổ mở lớn (f2.8) 300 mm f2.8 giúp chủ thể nổi bật trong hậu cảnh mờ. Ảnh: Việt Hùng.

2.Phân loại theo đặc tính zoom của ống kính:

2.1.Ống kính có tiêu cự cố định (Fix):
Là loại ống kính chỉ có duy nhất một tiêu cự ví dụ như Nikon AF 20mm f/2.8D, EF 85mm f/1.8 USM, Nikon AF 105mm f/2D DC…


Canon EF 85mm f/1.8 USM


Nhờ cấu tạo của ống kính mà chúng thường có chất lượng cao hơn ống kính zoom có chung tiêu cự. Và thường mở được những khẩu lớn như f1.8, f1.4 thậm chí f1.2… TRong khi độ mở tối đã của ống zoom thường khoảng f2.8. Điều này không chỉ lợi chụp trong những hoàn cảnh thiếu sáng mà còn có những hiệu ứng đẹp do vùng ảnh rõ thường cạn khi chụp ở độ mở lớn. Nhưng cũng hạn chế hơn zoom khi chúng ta thường phải zoom bằng… chân. có nghĩa là thường xuyên phải tiến lại gần hoặc di chuyển xa đối tượng chụp để có khuân hình ưng ý.

2.2. Ống kính đa tiêu cự (Zoom):
Là ống kính thay đổi được tiêu cự nên 1 zoom có thể thay thế cho nhiều ống kính tiêu cự cố định ...


Nikon AF-S 28-70mm f2.8D IF-ED

Thí dụ ống zoom 28-70 có thể dùng với các tiêu cự 28,35,50,70mm. Trên thị trường có nhiều loại zoom như: 12-24; 17-35, 24-85mm,70-300,v.v... Ống Zoom tiện dụng để chụp trong nhà, phóng sự , biểu diễn, du lịch, phong cảnh … rất tiện lợi. Tuy nhiên cũng có một số yếu điểm so với ống kính tiêu cự cố định như bị tối khi lấy nét vì không mở được khẩu độ tối đa như ống Fix , khó chụp hơn trong hoàn cảnh thiếu sáng và thường là nặng...


 

3. Ngoài ra căn cứ vào khẩu độ (Khẩu độ được diễn tả bằng chữ f.)

Trên ống kíng thường ghi các trị số khẩu độ như sau: 1.4 - 2 2.8 - 4 - 5.6 - 8 - 11 - 16 - 22 v.v...
- Trị số khẩu độ càng nhỏ , ống kính mở càng lớn nên cho ánh sáng vào càng nhiều .
- Hai trị số khẩu độ kế nhau thí dụ f8 and f11 : khẩu độ f8 cho ánh sáng vào nhiều gấp đôi f11...)

3.1. Ống kính một khẩu độ:
Là ống kính khi chụp ở mọi tiêu cự đều có thể sử dụng ở độ mở lớn nhất.


Nikon AF-S 70-200mm 2.8ED VR (Ống kính 1 khẩu)

Ví dụ: Ống kính là loại chụp ở 70mm hay 200mm đều có thể mở được khẩu f2.8. Chính vì vậy mà nó thường đắt tiền hơn, chuyên nghiệp hơn ống 2 khẩu.


Nikon VR 200-400mm f/4G_ED (chụp ở 200mm hay 400mm đều mở khẩu f4 được)

3.2. Ống kính hai khẩu độ:
Khi chụp ở tiêu cự nhỏ thì có thể chụp ở khẩu độ lớn nhất nhưng khi chụp ở tiêu cự dài thì không thể chụp ở tiêu cự lớn nhất đó mà chỉ chụp được ở khẩu độ nhỏ hơn 


Canon EF 70-300mm f/4-5.6 IS USM

Ví dụ ống trên khi chụp ở 70mm chúng ta có thể mở khẩu f4 nhưng chụp ở 300mm thì khẩu mở tối đa lại chỉ được f5.6

4. Theo cách lấy nét :

Có thể chia làm hai loại ống kính

4.1. Lấy nét hoàn toàn bằng tay (Manual Focus: MF )

Trong những giai đoạn đầu trong lịch sử Nhiếp ảnh thì các ống kính chỉ có thể lấy nét bằng tay, chủ thể cần lấy rõ nét bằng cách xoay vặn trên ống kính… Hiện nay thì một số hãng vẫn sản xuất ống kính MF như ống kính chất lượng đỉnh cao nhất thế giới Leica… Hoặc 1 số ống kính đặc biệt của Canon hay Nikon mà khó có thể làm AF như


Ống kính đặc biệt thay đổi phối cảnh như TS-E 24mm f/3.5L II khó có thể làm AF


NIKKOR 50mm f/1.2


4.2. Lấy nét tự động (Autofocus)

Đây quả là cuộc cọ sát giữa hiện đại và cổ điển, mới đầu những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp cũng chưa thật hào hứng đón chào. Tuy nhiên sự tiện lợi và chính xác của nó đã làm cho ống kính AF thay thế dần ống MF


Canon EF 50mm f / 1.2L USM



 

5. Ống kính đặc biệt:

5.1. Ống mắt cá:
Fisheye (Ống kính Mắt cá) là ống mà đúng như tên gọi mắt con cá "nhìn đời" với góc rộng thường là 180 độ, mắt chúng ta nhìn xung quanh với góc khoảng 45 độ.


Nhìn xung quanh với 1 góc 180 độ

Nên khi lắp ống kính mắt cá vào máy ảnh, chúng ta có thể chụp được những bức ảnh toàn cảnh với góc bằng 180 độ hoặc rộng hơn, ít hơn một chút (tuỳ loại máy). Dùng cho nhiều ứng dụng khác nhau... dù có thể rất ít sử dụng nhưng trong những trường hợp cần sử dụng thì mang lại hiệu quả rất rõ ràng.


Nikon AF Fisheye 10.5mm f/2.8G ED DX


Nước rút (thi điền kinh tại AIG III 2009). Ảnh chụp với ống mắt cá Nikon 10,5 mm, lấy được toàn cảnh khu thể thao trong nhà


5.2. Ống kính Macro:

Là những ống kính mà tỷ lệ phóng đại thường là 1:1 với vùng ảnh rõ rất cạn, thường cho nhưng người yêu thích thế giới vi mô chụp các vật thể nhỏ, côn trùng, hoa lá, chụp sản phẩm… hay kể cả trong chụp chân dung. Tuy nhiên chụp chân dung cũng cần lưu ý kiểm soát vùng ảnh rõ vì nhiều khi chỉ cần chụp mắt rõ nét nhưng mũi đã mờ nhòe do đặc tính của ống kính.


Canon EF 100mm f/2.8 Macro USM


Ôi! Nặng quá. Ảnh chụp bằng máy Nikon D90, ống AF Micro 60mm f/2.8D. Tác giả: TDQuy (Trương Đình Quỳ).

5.2. Ống kính thay đổi phối cảnh:

Hãng Nikon thì gọi là PC (Perspective Control ) còn Canon thì đặt tên là TS (Tilt-Shift) tuy nhiên chúng đều có tác dụng giống nhau khi đều có tác dụng điều chỉnh các đường thẳng trong ảnh không theo quy luật xa gần, do cấu trúc dịch chuyển thấu kính một cách đặc biệt.


Nikon PC-E 24mm f/3.5D ED

Ngoài ra còn có một số các ống kính đặc biệt khác như DC hay ống trong y học của Nikon hoặc ống với thấu kính DO của Canon… Tuy nhiên chủ yếu là những “trường hợp riêng” hoặc không còn phát triển nên tác giả không đề cập tại bài viết này.


Nhiều người khi quyết định mua máy ảnh số chỉ lựa chọn thông qua hình thức và chỉ số “mấy chấm” của chiếc máy mà không quan tâm đến các chỉ số thiết yếu khác quyết định đến chất lượng cũng như tính năng thực sự của chiếc máy.


Máy ảnh số được chia làm hai dòng là: ống kính liền (nghiệp dư) và ống kính rời (chuyên nghiệp). Sau đây là 9 kinh nghiệm giúp cho người mua có quyết định sáng suốt nhất khi lựa chọn cho mình một chiếc máy ảnh số thuộc dạng tự động, ống kính liền.

1. Kích cỡ bộ cảm biến - Sensor Size
Bộ cảm biến (Sensor) giống như phim của máy ảnh cơ. Đây là nơi ghi nhận hình ảnh thực của bức ảnh trước khi được các thuật toán nội suy nhân lên thành nhiều Mega Pixels (Độ phân giải ảnh - Resolution). Vì thế, kích cỡ bộ cảm biến càng lớn thì chất lượng ảnh càng cao. Còn độ phân giải ghi là 5MP hay 7MP cũng chỉ là tăng độ phóng đại mà thôi.

Lấy ví dụ cả 3 máy ảnh Canon G5, G6 và G7 đều có cùng một kích cỡ cảm biến là 1/1.8” nhưng lại có độ phân giải hiệu dụng lần lượt là 5MP, 7.1MP và 10MP hoặc dòng S của Canon chỉ có cảm biến 1 /2.5” nhưng cũng có độ phân giải hiệu dụng là 5 - 10 MP. Về cơ bản, cùng một dòng máy thì cùng một kích cỡ cảm biến sẽ cho chất lượng ảnh gần giống như nhau.

2. Độ nhạy sáng - ISO
Thông số ISO trên máy ảnh số là đại lượng dùng để đo độ nhạy sáng của cảm biến ảnh đối với ánh sáng. Giá trị ISO thấp tương ứng với độ nhạy sáng thấp của cảm biến ảnh với ánh sáng và ngược lại.

Để chụp được một bức ảnh rõ nét trong điều kiện ánh sáng yếu thì phải nâng mức ISO lên cao. Tuy nhiên, một cái giá phải trả là khi đẩy ISO lên cao thì xuất hiện nhiễu. Các máy ảnh có chất lượng cao thì có các mức ISO cao như 1600 hay 3200 và hạn chế được độ nhiễu khi đẩy ISO lên cao. Các máy rẻ tiền thì chỉ cần đưa lên mức ISO 400 là đã xuất hiện nhiễu. Một kinh nghiệm nữa là nếu cùng một giá tiền thì chọn mua máy nào có mức ISO cao hơn và chụp thử xem đến mức ISO nào thì bắt đầu xuất hiện nhiễu để xác định độ tốt của máy.

3. Độ phóng đại quang học - Optical Zoom hoặc Zoom Tele
Các máy ảnh kỹ thuật số có hai loại phóng đại là phóng đại quang học - Optical Zoom và phóng đại kỹ thuật số - Digital Zoom. Khi sử dụng phóng đại kỹ thuật số thì sẽ làm giảm chất lượng ảnh, còn phóng đại quang học thì giữ nguyên chất lượng ảnh. Do đó, máy có chỉ số phóng đại quang học lớn hơn sẽ đắt hơn. Máy thông thường có mức Optical Zoom là 3x, 4x. Một số máy có độ phóng đại quang học lên tới 12x.

4. Chống rung - Image stabilization
Khi chụp với tốc độ chậm, trong môi trường ánh sáng yếu hoặc khi phóng đại (Zoom) nhiều sẽ có thể xảy ra hiện tượng nhòe hình. Tính năng chống rung sẽ giúp cho người chụp có thể khắc phục được những hạn chế nói trên. Có hai loại chống rung là chống rung quang học có sẵn trong ống kính hoặc chống rung kỹ thuật số do bộ xử lý của máy khử chống rung. Chống rung quang học có sẵn trong ống kính sẽ tốt hơn. Thuộc tính này thường được thể hiện bằng chỉ số Image stabilization: Yes, Lens.

5. Góc rộng của ống kính - Zoom Wide
Với một ống kính rộng hơn, cho phép người chụp có thể lấy được nhiều hình hơn với cùng một khoảng cách tới đối tượng cần chụp. Thông thường có hai mức Zoom Wide là 28mm và 35mm. Tất nhiên là 35mm sẽ có lợi thế hơn là 28mm.

6. Tính năng quay phim - Video Clip
Với các máy ảnh thì tính năng này là phụ. Tuy nhiên, các máy đời mới bây giờ cho chất lượng quay rất tốt, với điều kiện ánh sáng đủ thì cho chất lượng gần bằng chất lượng DVD. Chất lượng phim quay được quyết đinh bởi các thông số: kích cỡ khung hình 320 x 240 hoặc 640 x 480 (chất lượng DVD là 768 x 480) và số lượng khung hình tính trên 1 giây. Thông thường là có hai mức 15fps và 30fps. Phải để ở 30fps thì hình phát lại mới không bị giật. Ưu tiên cho các máy có kích cỡ khung hình và lượng khung hình trên giây cao nhất.

7. Loại thẻ nhớ - Storage types
Hiện nay, máy ảnh của Sony dùng loại thẻ Memory Stick, máy ảnh của Olympus thường dùng thẻ XD, máy của Canon và một số hãng khác thường dùng thẻ SD và CF. Trong các loại này thì SD là thông dụng hơn cả và giá lại rẻ nhất, đặc biệt thẻ SD có thể dùng cho một số dòng điện thoại.

8. Kích cỡ màn hình
Các máy ảnh số hiện nay thường có kích cỡ màn hình ít nhất là 2 inch. To hơn là 2,5 inch đến 3 inch. Tất nhiên, màn hình càng lớn thì xem lại hình càng rõ nhưng sẽ rất hao pin.

9. Kích cỡ, trọng lượng, loại pin và độ tùy chỉnh
Trong các dòng máy du lịch thì lại được chia làm hai loại. Loại nhỏ gọn, mỏng, trọng lượng nhẹ thường dùng pin lithium. Loại này được sản xuất với tiêu chí tự động hoàn toàn nên rất ít cho phép tùy chỉnh. Loại này phù hợp với chị em và những người không muốn tìm hiểu kỹ thuật chụp ảnh mà chỉ muốn có máy gọn nhẹ để lưu lại những khoảnh khắc kỷ niệm của mình. Có một nhược điểm là khi dùng máy sử dụng pin Lithium thì không có pin dự phòng.

Loại thứ hai là các dòng máy cho phép người dùng được tùy chỉnh nhiều hơn như các máy chuyên nghiệp. Đổi lại là các dòng máy này thường to hơn, nặng hơn và dùng pin AA. Dùng pin AA cũng có cái lợi là hết pin có thể thay ngay pin dự phòng. Pin AA xạc lại vẫn rẻ hơn nhiều so với Pin Lithium. Loại này dành cho những người muốn nâng cao kỹ thuật chụp ảnh nhưng chưa đủ tiền mua các dòng máy cao cấp ống kính rời.


Máy ảnh số loại phổ thông dành cho những người mới bắt đầu làm quen với máy ảnh số, thích đơn giản, gọn nhẹ, chỉ cần ngắm và chụp (Point and shoot)... Loại máy này có nhiều thông số kỹ thuật nhưng đừng quá quan tâm đến các thông số khác vì bạn hầu như chẳng bao giờ dùng đến chúng, bạn nên chú ý các thông số tối thiểu nên có sau đây:
Kiểu dáng

Tùy theo sở thích mà chọn loại có kích thước nhỏ, nhẹ, có thể cầm trong lòng bàn tay, bỏ vừa trong túi áo hay loại lớn trông giống các máy phim. Tuy nhiên dù chọn loại nào thì các nút phải được bố trí thuận tiện, dễ bấm và nhẹ.
Độ phân giải (Resolution)

Máy ảnh số loại phổ thông hiện nay đều có độ phân giải khá cao, thường trên 10MP (Megapixel). Tuy để in ảnh 10x15cm chỉ cần máy ảnh có độ phân giải 2.1 MP là đủ, nhưng nếu chọn độ phân giải lớn sẽ cho ra những tấm ảnh lớn và rõ nét hơn.
Cảm biến ảnh (Sensor)

Có 2 loại cảm biến ảnh là CCD và CMOS. Trước đây CCD luôn được chọn vì có chất lượng cao mặc dù đắt tiền, còn CMOS tuy rẻ hơn nhưng do ảnh chụp bị nhiễu hạt (noise) nên ít được chọn. Hiện nay với công nghệ tiên tiến CMOS đang làm cho người dùng có cái nhìn khác hơn về nó, bằng chứng là đã có nhiều máy ảnh số cao cấp sử dụng loại cảm biến CMOS này.
Đối với máy ảnh số loại phổ thông thì bạn cũng không cần quá quan tâm đến điều này vì chất lượng ảnh của dòng máy ảnh này cũng hạn chế.



Ống kính (Lens)

Ống kính liền với thân máy, có Zoom quang học (Optical) ít nhất là 3x. Zoom quang học cho phép phóng to ảnh muốn chụp (thu gần khoảng cách chụp) mà không làm mất đi chất lượng của ảnh.
Bạn cần lưu ý đến độ Zoom quang học chứ đừng quan tâm đến thông số "Zoom kĩ thuật số" (Digital Zoom) bởi vì Zoom kỹ thuật số chỉ là dùng công nghệ phần mềm, không khác gì khi sử dụng phần mềm xử lý ảnh.
Một số máy được trang bị ống kính góc rộng (Wide-Angle Lens) đây là ống kính có tiêu cự nhỏ nhất thấp hơn 35mm. Máy ảnh được trang bị ống kính này sẽ cho phép người chụp đứng gần mà vẫn lấy được hết cảnh chụp.
Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý đến các tính năng khác của ống kính như: VR - Vibration Reduction (Giảm độ rung), IS - Image Stabalization (Ổn định ảnh), SteadyShot (Chống nhòe), Mega O.I.S - Mega Optical Image Stabalizer (chống rung quang học): Đây là những chức năng chống rung giúp giảm độ nhòe của ảnh chụp khi rung tay hoặc Zoom xa mà không có chân chống.
Lấy nét (Focus)



Máy ảnh số loại phổ thông thường chỉ có chế độ lấy nét tự động (Auto, AF). Bạn nên chọn loại nào có chức năng lấy nét thông minh (AiAF - Artificial Intelligent AutoFocus), tự nhận diện khuôn mặt (Face detection), lấy nét đa điểm,... để có thể đáp ứng được nhu cầu chụp đa dạng của mình.
Bạn hãy lưu ý là một số máy ảnh được trang bị đèn hỗ trợ lấy nét (AF assist lamp) để giúp chụp trong điều kiện thiếu sáng. Chế độ lấy nét tự động luôn gặp khó khăn khi chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, trời tối, trong trường hợp này đèn sẽ phát ra ánh sáng hướng về phía đối tượng được chụp để giúp máy ảnh lấy nét.
Kỹ thuật đo sáng (Exposure)

Máy ảnh số loại phổ thông thường chỉ có chế độ đo sáng tự động (Auto) và một số chế độ định sẵn như chụp ban ngày, ban đêm, trong nhà,... Một số loại còn cho phép tăng giảm (bù trừ) độ phơi sáng.
Chế độ chụp (Shutter Mode)

Chế độ chụp tự động (Auto), chương trình lập sẵn (P) và các kiểu chụp định sẵn (Mode) như trong nhà, ngoài trời, ban đêm, chân dung... các chế độ này giúp bạn có được những tấm ảnh ưng ý trong các điều kiện chụp khác nhau.
Một số mày ảnh được trang bị tính năng iAuto, đây là chế độ "chụp ảnh tự động thông minh" với chức năng này người dùng sẽ không còn bận tâm về các thông số chụp nữa, máy sẽ tự động nhận biết để thiết lập các thông số theo điều kiện môi trường, ánh sáng, khoảng cách...
Ngoài chức năng chụp ảnh, máy ảnh số loại này còn cho phép quay phim.
Đèn Flash

Máy ảnh số đều được trang bị đèn Flash giúp chụp trong điều kiện thiếu sáng, chụp ban đêm, trong nhà,... đèn flash này chỉ đủ sáng trong phạm vi từ 3 đến 4 mét.
Màn hình (LCD Monitor)

Máy ảnh số được trang bị nàn hình tinh thể lỏng để giúp người sử dụng có thể dễ dàng quan sát khung ảnh trước và sau khi chụp, màn hình này có kích thước ít nhất 1.8", các máy hiện nay đều có kích thước màn hình trên 2.5". Một số loại còn được trang bị màn hình cảm ứng chạm tay.
Ngoài ra bạn cũng dễ dàng nhìn thấy các thiết lập thông số, chế độ chụp,... được hiển thị trên màn hình.
Thẻ nhớ (Memory card)

Máy ảnh số lưu trữ ảnh trong các thẻ nhớ, tùy theo máy ảnh mà chúng sử dụng các loại thẻ nhớ khác nhau. Một số máy có thể hỗ trợ nhiều loại thẻ nhớ.
Kết nối (Connection)

Hầu hết máy ảnh số đều cho phép kết nối với máy vi tính thông qua cổng USB. Một số khác còn cho phép kết nối với màn hình Tivi để xem ảnh hoặc phim được quay từ máy ảnh số.
Pin (Battery)

Nên chọn loại sử dụng Pin sạc (Li-ion) và bộ sạc kèm theo máy, loại Pin này có thời gian sạc nhanh. Một số máy sử dụng 2 Pin tiểu (AA) rất mau hết Pin, đối với các máy này thì nên sử dụng Pin sạc (NiMH) có công suất trên 2000mAh.

Phụ kiện kèm theo

Máy ảnh số đầy đủ nguyên hộp thì ngoài máy ảnh ra thường có các phụ kiện kèm theo như: Pin và bộ sạc Pin (nếu sử dụng pin sạc), đây cáp kết nối với máy vi tính, dĩa CD/DVD cài đặt chương trình điều khiển và ứng dụng xử lý ảnh, sách hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý đến các quà tặng khuyến mãi kèm theo như thẻ nhớ, bao đựng máy,...
Tóm lại, loại máy phổ thông này có thể còn có nhiều chức năng khác nữa, nhưng việc này chỉ làm tăng thêm giá thành của máy ảnh số mà thôi. Sử dụng các chức năng tự động đã là quá đủ, thực tế cho thấy những người sử dụng loại máy này chỉ ngắm và chụp.
Nếu như đến một lúc nào đó bạn cảm thấy các chức năng của loại máy ảnh số phổ thông này không đáp ứng được nhu cầu của bạn thì đó là lúc bạn nghĩ tới một loại máy cao cấp hơn, đó là máy ảnh số
loại bán chuyện nghiệp hoặc chuyên nghiệp.

9 kinh nghiệm chọn mua máy ảnh kỹ thuật số














Máy ảnh số được chia làm hai dòng là: ống kính liền (nghiệp dư) và ống kính rời (chuyên nghiệp). Sau đây là 9 kinh nghiệm giúp cho người mua có quyết định sáng suốt nhất khi lựa chọn cho mình một chiếc máy ảnh số thuộc dạng tự động, ống kính liền.

1. Kích cỡ bộ cảm biến - Sensor Size

Bộ cảm biến (Sensor) giống như phim của máy ảnh cơ. Đây là nơi ghi nhận hình ảnh thực của bức ảnh trước khi được các thuật toán nội suy nhân lên thành nhiều Mega Pixels (Độ phân giải ảnh - Resolution). Vì thế, kích cỡ bộ cảm biến càng lớn thì chất lượng ảnh càng cao. Còn độ phân giải ghi là 5MP hay 7MP cũng chỉ là tăng độ phóng đại mà thôi.

Lấy ví dụ cả 3 máy ảnh Canon G5, G6 và G7 đều có cùng một kích cỡ cảm biến là 1/1.8” nhưng lại có độ phân giải hiệu dụng lần lượt là 5MP, 7.1MP và 10MP hoặc dòng S của Canon chỉ có cảm biến 1 /2.5” nhưng cũng có độ phân giải hiệu dụng là 5 - 10 MP. Về cơ bản, cùng một dòng máy thì cùng một kích cỡ cảm biến sẽ cho chất lượng ảnh gần giống như nhau.

2. Độ nhạy sáng - ISO

Thông số ISO trên máy ảnh số là đại lượng dùng để đo độ nhạy sáng của cảm biến ảnh đối với ánh sáng. Giá trị ISO thấp tương ứng với độ nhạy sáng thấp của cảm biến ảnh với ánh sáng và ngược lại.

Để chụp được một bức ảnh rõ nét trong điều kiện ánh sáng yếu thì phải nâng mức ISO lên cao. Tuy nhiên, một cái giá phải trả là khi đẩy ISO lên cao thì xuất hiện nhiễu. Các máy ảnh có chất lượng cao thì có các mức ISO cao như 1600 hay 3200 và hạn chế được độ nhiễu khi đẩy ISO lên cao. Các máy rẻ tiền thì chỉ cần đưa lên mức ISO 400 là đã xuất hiện nhiễu. Một kinh nghiệm nữa là nếu cùng một giá tiền thì chọn mua máy nào có mức ISO cao hơn và chụp thử xem đến mức ISO nào thì bắt đầu xuất hiện nhiễu để xác định độ tốt của máy.

3. Độ phóng đại quang học - Optical Zoom hoặc Zoom Tele

Các máy ảnh kỹ thuật số có hai loại phóng đại là phóng đại quang học - Optical Zoom và phóng đại kỹ thuật số - Digital Zoom. Khi sử dụng phóng đại kỹ thuật số thì sẽ làm giảm chất lượng ảnh, còn phóng đại quang học thì giữ nguyên chất lượng ảnh. Do đó, máy có chỉ số phóng đại quang học lớn hơn sẽ đắt hơn. Máy thông thường có mức Optical Zoom là 3x, 4x. Một số máy có độ phóng đại quang học lên tới 12x.

4. Chống rung - Image stabilization

Khi chụp với tốc độ chậm, trong môi trường ánh sáng yếu hoặc khi phóng đại (Zoom) nhiều sẽ có thể xảy ra hiện tượng nhòe hình. Tính năng chống rung sẽ giúp cho người chụp có thể khắc phục được những hạn chế nói trên. Có hai loại chống rung là chống rung quang học có sẵn trong ống kính hoặc chống rung kỹ thuật số do bộ xử lý của máy khử chống rung. Chống rung quang học có sẵn trong ống kính sẽ tốt hơn. Thuộc tính này thường được thể hiện bằng chỉ số Image stabilization: Yes, Lens.

5. Góc rộng của ống kính - Zoom Wide

Với một ống kính rộng hơn, cho phép người chụp có thể lấy được nhiều hình hơn với cùng một khoảng cách tới đối tượng cần chụp. Thông thường có hai mức Zoom Wide là 28mm và 35mm. Tất nhiên là 35mm sẽ có lợi thế hơn là 28mm.

6. Tính năng quay phim - Video Clip

Với các máy ảnh thì tính năng này là phụ. Tuy nhiên, các máy đời mới bây giờ cho chất lượng quay rất tốt, với điều kiện ánh sáng đủ thì cho chất lượng gần bằng chất lượng DVD. Chất lượng phim quay được quyết đinh bởi các thông số: kích cỡ khung hình 320 x 240 hoặc 640 x 480 (chất lượng DVD là 768 x 480) và số lượng khung hình tính trên 1 giây. Thông thường là có hai mức 15fps và 30fps. Phải để ở 30fps thì hình phát lại mới không bị giật. Ưu tiên cho các máy có kích cỡ khung hình và lượng khung hình trên giây cao nhất.

7. Loại thẻ nhớ - Storage types

Hiện nay, máy ảnh của Sony dùng loại thẻ Memory Stick, máy ảnh của Olympus thường dùng thẻ XD, máy của Canon và một số hãng khác thường dùng thẻ SD và CF. Trong các loại này thì SD là thông dụng hơn cả và giá lại rẻ nhất, đặc biệt thẻ SD có thể dùng cho một số dòng điện thoại.

8. Kích cỡ màn hình

Các máy ảnh số hiện nay thường có kích cỡ màn hình ít nhất là 2 inch. To hơn là 2,5 inch đến 3 inch. Tất nhiên, màn hình càng lớn thì xem lại hình càng rõ nhưng sẽ rất hao pin.

9. Kích cỡ, trọng lượng, loại pin và độ tùy chỉnh

Trong các dòng máy du lịch thì lại được chia làm hai loại. Loại nhỏ gọn, mỏng, trọng lượng nhẹ thường dùng pin lithium. Loại này được sản xuất với tiêu chí tự động hoàn toàn nên rất ít cho phép tùy chỉnh. Loại này phù hợp với chị em và những người không muốn tìm hiểu kỹ thuật chụp ảnh mà chỉ muốn có máy gọn nhẹ để lưu lại những khoảnh khắc kỷ niệm của mình. Có một nhược điểm là khi dùng máy sử dụng pin Lithium thì không có pin dự phòng.

Loại thứ hai là các dòng máy cho phép người dùng được tùy chỉnh nhiều hơn như các máy chuyên nghiệp. Đổi lại là các dòng máy này thường to hơn, nặng hơn và dùng pin AA. Dùng pin AA cũng có cái lợi là hết pin có thể thay ngay pin dự phòng. Pin AA xạc lại vẫn rẻ hơn nhiều so với Pin Lithium. Loại này dành cho những người muốn nâng cao kỹ thuật chụp ảnh nhưng chưa đủ tiền mua các dòng máy cao cấp ống kính rời.






Cách chọn máy ảnh chuyên nghiệp
Cách chọn mua máy tính bộ ưng ý nhất
Cách chọn mua máy giặt phù hợp với túi tiền
Cách kẻ chân mày tự nhiên
Mẹo chọn mua máy giặt và cách sử dụng đảm bảo
Cách chọn cua biển ngon, mẩy
Cách chọn vải áo dài
Dùng kem chống nắng đúng cách
Cách may chân váy xòe


(ST)