Trang trí bức tường phòng ngủ đẹp
Trang trí phòng ngủ màu đỏ cá tính
Cách chọn rèm phòng ngủ đẹp cho bạn cảm giác ưng ý nhất. Khi các bạn chọn được một bộ rèm gia đình ưng ý sẽ tạo cho chúng ta một cảm giác dễ chịu khi bước vào nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi nơi công sở , khi bước về nhà vào một phòng ngủ đẹp.
CÁCH CHỌN RÈM PHÒNG NGỦ ĐẸP NHẤT
Phòng ngủ chúng ta có thể làm 2 lớp, ở lớp bên ngoài chúng ta chọn loại vải dày, hoặc loại rèm chống nắng, có hoa văn màu sắc nhẹ nhàng, ngoài lớp ngoài có chức năng vừa chắn sáng vừa trang trí còn ở trong ta thêm lớp vải voan(sheer) mỏng để những buổi chiều hoàng hôn ta vén lớp rèm ngoài ra để lộ lớp voan cho nhẹ nhàng, thư thái và có thể nhìn ngắm hoàng hôn, cây lá xanh tươi nơi sân vườn, không gian bên ngoài.
Khi các bạn chọn được một bộ rèm gia đình ưng ý sẽ tạo cho chúng ta một cảm giác dễ chịu khi bước vào nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi nơi công sở , khi bước về nhà vào một phòng ngủ đẹp, sự sắp xếp gọn gàng, hợp lý thì nơi đây cho ta một cảm giác khoan khoái lâng lâng, một sự nghỉ ngơi dễ chịu , một giấc ngủ ngon nạp thêm năng lượng cho ngày mới thêm tràn đầy sinh lực, bắt đầu một ngày làm việc mới thật hiệu quả.
Lựa chọn rèm cửa cho phòng ngủ
Không chỉ có tác dụng làm đẹp cho căn phòng, rèm còn có tác dụng điều chỉnh ánh sáng và hạn chế tiếng ồn bên ngoài. Với các chất liệu và kiểu dáng khác nhau, rèm sẽ tạo nên sự sang trọng và lãng mạn cho phòng ngủ của bạn.
Trang trí rèm cửa là công việc nội thất cuối cùng giúp cho không gian của ngôi nhà thể hiện hoàn hảo hơn ý đồ của kiến trúc sư. Hơn nữa, nó còn giúp cho người sử dụng tận hưởng được trọn vẹn không gian nội thất cả về giá trị vật chất lẫn tinh thần. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều kiểu dáng và chất liệu rèm cho bạn lựa chọn, thế nhưng không phải bất cứ loại rèm nào cũng phù hợp với không gian nhà bạn.
Phòng ngủ là nơi chúng ta cần sự an toàn tuyệt đối, kín đáo và cũng không kém phần lãng mạn. Do đó, rèm trong phòng rất quan trọng vì mang tính chất che chắn nhiều hơn là trang trí. Vì vậy, rèm ở phòng ngủ nên chọn những loại vải tương đối dày hoặc là những loại vải đặc thù, vừa dùng để chống nắng, vừa làm giảm nhiệt độ bên ngoài, tạo cho phòng ngủ một không gian thoáng mát, dễ chịu. Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng chất liệu vải không quá dày nhưng có in hoa văn chìm (dùng cho những căn phòng mang nét cổ điển) hoặc hoa văn nổi lập thể (dùng cho căn phòng mang phong cách hiện đại) để tăng thêm phần lãng mạn và sinh động hơn cho phòng ngủ.
Rèm cho phòng ngủ phụ thuộc rất nhiều vào hình thức và kiến trúc của không gian và đồ nội thất trong phòng. Rèm có thể giúp bạn che giấu một quang cảnh xấu phía bên ngoài, một khuyết điểm của cửa sổ hay thậm chí tạo ra một cửa sổ trên bức tường không có cửa sổ. Để có tác dụng thẩm mỹ cho căn phòng, cần có sự cân nhắc và lựa chọn đúng từ kiểu dáng rèm cửa, màu sắc, chất liệu vải cho đến những chi tiết trang trí.
Với những phòng ngủ mang phong cách hiện đại, cửa sổ kết hợp các mảng kính lớn, nên sử dụng các loại rèm đơn giản, không cầu kỳ như rèm romance (dạng kéo cả mảng lớn), rèm truyền thống... Với những phòng ngủ mang phong cách cổ điển, có đồ nội thất cầu kỳ thì rèm vải là sự lựa chọn tối ưu. Các loại vải có chất liệu mềm mại và bóng mượt với hoa văn hay hoạ tiết trang nhã như gấm, lụa thô, lụa trơn, voan…càng làm tăng thêm sự sang trọng cho căn phòng của bạn.
Cũng nên lưu ý đến màu sắc của rèm cửa. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào gu thẩm mỹ của người sử dụng, không gian và các vật dụng trưng bày trong phòng. Chọn rèm theo màu tường là cách đơn giản và tương đối dễ dàng. Tuy nhiên nếu chọn màu sắc theo đồ đạc thì phải là những vật trưng bày cố định và chiếm một diện tích hoặc vị trí quan trọng. Trong phòng ngủ tuyệt đối không được dùng những màu sắc quá mạnh, nên sử dụng những màu trung tính phù hợp cho mọi không gian và mọi lứa tuổi.
Phần lớn các cửa đều hướng về phía mặt trời để đón nắng hoặc giúp cho việc lưu thông không khí từ bên ngoài vào trong phòng. Do đó, rèm cửa còn có tác dụng ngăn sát khí và làm tăng vượng khí cho căn nhà nếu được thiết kế hợp phong thuỷ.
Nguyên tắc chọn rèm cửa hợp phong thủy
Rèm cửa không chỉ mang lại sự kín đáo, có tác dụng trang trí mà nó còn hỗ trợ cho phong thủy, có ảnh hưởng đến vận mệnh chủ nhà.
Chọn rèm cửa có màu sắc hợp với mệnh sẽ có tác dụng hỗ trợ tốt cho sức khỏe, tài vận, sự nghiệp và cả tình duyên của gia chủ. Nếu chủ nhà hợp với kim nên chọn rèm màu trắng; hợp với mộc, chọn rèm màu xanh; hợp với hỏa, chọn màu tím; hợp với thổ nên chọn màu vàng; hợp thủy nên chọn màu xanh lam.
Không nên sử dụng rèm cửa có các gam màu đỏ, đen vì chúng khiến thần kinh bị ức chế, gây căng thẳng. Rèm cửa trong phòng ngủ nên tránh dùng màu hồng bởi màu này kích thích tính đào hoa. Đối với người đã có gia đình, rèm cửa hồng có thể dẫn đến sự xuất hiện của người thứ ba, gây ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng.
Ngoài ra, màu sắc rèm cửa nên hài hòa với màu tường và trần nhà. Theo phong thủy, trần nhà đại diện cho trời, sàn nhà đại diện cho đất, tường đại diện cho con người. Màu sắc tường hay rèm cửa có tác dụng kết nối trần và sàn nhà. Tốt nhất màu của tường và rèm cửa nên sẫm hơn trần nhà và nhạt hơn sàn nhà để tạo ra sự hài hòa.
Những người có cá tính thường thích lựa chọn rèm cửa với các hình vẽ phá cách và thời thượng. Tuy nhiên nhiều trong số các hình vẽ này có thể ngụ ý về điều không lành, chẳng hạn như các hình thù kỳ quái, đầu lâu hay các loài động vật hung dữ.
Bạn nên lựa chọn họa tiết rèm cửa cẩn thận, đặc biệt là đối với phòng của người già và trẻ em. Tuyệt đối không nên dùng rèm cửa có các hình ảnh xấu, kỳ quái để tránh các ảnh hưởng xấu đến chủ nhân.
Rèm cửa với các hình vẽ quá mỹ miều cũng không tốt, nó có thể khiến gia đình bạn ít khách khứa. Lựa chọn họa tiết tối ưu của rèm cửa nên là các hình vẽ hoặc hoa văn đơn giản.
Rèm cửa không nên quá dày bởi chúng sẽ gây ra cảm giác nặng nề, mang lại áp lực, từ đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Rèm của dày và nặng cũng ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Thiết kế rèm cửa như vậy trong phòng ngủ cũng khiến chủ nhân thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ, giảm hiệu quả công việc.
Đối với căn phòng có không gian nhỏ, rèm cửa nên thiết kế đơn giản. Ngược lại, một không gian lớn, bạn có thể sử dụng rèm cửa có thiết kế cầu kỳ hơn để mang lại hiệu quả thẩm mỹ cho toàn bộ căn phòng.
Chọn rèm cho phòng ngủ
Trong phòng ngủ tuyệt đối không sử dụng những màu sắc quá mạnh, nên chọn màu trung tính phù hợp cho mọi không gian và mọi lứa tuổi.
Chọn rèm theo màu tường là cách đơn giản và tương đối dễ dàng. Nếu chọn màu sắc theo đồ đạc thì phải là những vật trưng bày cố định và chiếm một diện tích hoặc vị trí quan trọng.
Với những phòng ngủ mang phong cách hiện đại, cửa sổ kết hợp các mảng kính lớn, nên sử dụng các loại rèm đơn giản, không cầu kỳ như rèm romance (dạng kéo cả mảng lớn), rèm truyền thống...
|
Rèm trong phòng ngủ nên chọn chất liệu vải dày. Ảnh: Alphaviet |
Với những phòng ngủ mang phong cách cổ điển, có đồ nội thất cầu kỳ, rèm vải là sự lựa chọn tối ưu. Các loại vải có chất liệu mềm mại và bóng mượt với hoa văn hay họa tiết trang nhã như gấm, lụa thô, lụa trơn, voan… càng làm tăng thêm sự sang trọng cho căn phòng của bạn.
Rèm ở phòng ngủ nên chọn những loại vải tương đối dày hoặc là những loại vải đặc thù, vừa dùng để chống nắng, vừa làm giảm nhiệt độ bên ngoài, tạo cho phòng ngủ một không gian thoáng mát, dễ chịu.
Tuy nhiên, cũng có thể sử dụng chất liệu vải không quá dày nhưng có in hoa văn chìm (dùng cho những căn phòng mang nét cổ điển) hoặc hoa văn nổi lập thể (dùng cho phòng mang phong cách hiện đại) để tăng thêm phần lãng mạn và sinh động.
Cách trang trí phối mầu rèm cửa sổ cho nhà thêm xinh
Mỗi màu sắc, kiểu dáng, đường nét của chiếc rèm cửa sẽ làm nên nét đẹp trẻ trung, dịu dàng cho ngôi nhà thân yêu của bạn. Rèm cửa không chỉ có chức năng điều chỉnh ánh sáng mà còn tạo nên vẻ đẹp riêng và có thể che bớt khiếm khuyết của căn phòng. Những chiếc rèm cửa màu sắc nhẹ nhàng tăng thêm vẻ đẹp dịu dàng, ấn tượng cho căn phòng nhà bạn trong tiết thu sang.
1. Rèm vải hiện đại
Một phòng khách với cửa sổ rộng thoáng nên chọn loại rèm khung đơn giản. Rèm khung là lựa chọn phổ biến của rất nhiều gia đình hiện nay bởi vẻ đẹp đơn giản mà sang trọng của nó. Để tăng thêm vẻ hài hòa và hấp dẫn cho phòng khách, nhà thiết kế Troy Beasley đã lựa chọn rèm cửa kết hợp giữa hai màu xanh và trắng.
2. Đơn giản mà tao nhã
Để vẻ đẹp của phòng ăn trở nên tao nhã hơn, nhà thiết kế Lori Dennis đã lựa chọn loại rèm gấm thêu kim tuyến tới sát trần. Chất liệu sang trọng kết hợp với màu sắc nhã nhặn cùng kiểu dáng đơn giản tạo nên vẻ đẹp tổng thể cho không gian phòng. Một chiếc khung treo rèm giản đơn được sử dụng nhằm tạo sự cân bằng cho bức rèm sang trọng giúp không gian dễ dàng đón ánh sáng tự nhiên cho căn phòng.
3. Sắc hồng dịu dàng
Chiếc rèm màu hồng đậm như điểm nhấn tăng thêm vẻ đẹp nữ tính cho căn phòng. Thiết kế gia Andreea Avram Rusu đã kết hợp giữa rèm cửa
bằng vải thô màu hồng đậm với rèm có màu sắc rực rỡ để tăng thêm độ sắc nét và ấn tượng cho căn phòng.
4. Tương phản sắc né
Rèm xuyên ống với 2 tông màu cơ bản đen và trắng là một giải pháp cho căn phòng hiện đại và gọn gàng. Với hai màu tương phản nhưng lại toát lên vẻ đẹp gần gũi mà không kém phần nổi bật rõ nét bởi chất liệu lụa chính là sự lựa chọn của nhà thiết kế Wildcat Teritory.
5. Rèm kết hợp
Chiếc rèm có vẻ đẹp giản dị này là sản phẩm sáng tạo của nhà thiết kế Troys Beasley. Ông đã kết hợp rèm bé phía trên với viền nâu tạo nên sự ấm áp với rèm thuôn để lấy ánh sáng tự nhiên cho phòng ngủ.
6. Ton sur ton
Có nhiều cửa sổ với nhiều kiểu dáng khác nhau không đồng nghĩa với việc nhất định bạn phải chọn một loại rèm cửa. Tuy nhiên, với phòng ăn lấy gam màu trầm làm màu sắc chủ đạo thì nhà thiết kế Judi Ackerman đã lựa chọn loại rèm sọc nâu chấm vàng để phù hợp hơn với nội thất và màu sắc tổng thể căn phòng.
7. Giản dị với rèm bóng xanh
Nhà thiết kế Lori Dennis tạo nên phong cách giản dị và mát mẻ cho phòng khách khi lựa chọn rèm vải màu bóng xanh. Chiếc rèm cửa bóng dấu đi phần cứng nhắc của khung cửa sổ và góp phần tăng thêm vẻ mềm mại cho căn phòng.
8. Nổi bật với diềm
với chiếc diềm điệu đà, diêm dúa này góp phần tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo và trọn vẹn cho căn phòng. Nhà thiết kế Shelly Riehl David tạo nên loại rèm có nơ lụa bồng bềnh cho phòng ngủ trở nên lãng mạn và thanh thoát hơn.
9. Rèm cửa năng động
Cửa sổ không phải lúc nào cũng là nơi dành cho những bức rèm lộng lẫy. Nhà thiết kế Tracy Morris lại muốn tô điểm cho sự sang trọng của phòng tắm và phòng khách bằng rèm gấp nếp treo dọc tường với kiểu dáng và màu sắc khá đơn giản, tăng thêm không khí dìu dịu của những ngày đầu thu.
10. Xinh xắn và thiết thực
Sự phối hợp giữa rèm vải và mành che tạo vẻ ấm áp cho không gian riêng tư của bạn. Để tạo nên nét tự nhiên và giản dị cho căn phòng, Jennifer Duneier đã chọn cho thiết kế của mình phương án sử dụng thanh treo bằng tre để treo rèm.
11. Rèm hoa
Những nét đẹp từ hoa văn cây cỏ chưa bao giờ trở thành lỗi thời trong trang trí và thiết kế nhà cửa. Tìm kiếm những hình hoa văn cây cỏ có kích thước to như chiếc rèm cuộn trắng đen mà nhà thiết kế Erinn Valencich sử dụng sẽ thêm một chút hiện đại cho căn phòng.
12. Giữ lại sự mộc mạc
Rèm cuộn và rèm vải
với chất liệu và kiểu dáng khá đơn giản trong một khung rèm hiện đại là sự kết hợp của nhà thiết kế Troy Beasley.
Một số gợi ý của bài viết sẽ phần nào giúp cửa sổ nhà bạn trở nên thân thiện và bừng sáng hơn trong một sáng đầu thu.
cách tự may theo mẫu rèm cửa phòng ngủ giá rẻ và đẹp
mẫu rèm cửa đẹp hiện nay thì có rất nhiều, phụ thuộc vào cách may rèm cửa và chất liệu vải mà ta có thể tạo ra được một bộ rèm cửa sổ đẹp và sang trọng. Nếu bạn tự may rèm theo đam mê thì nên chọn loại vải chất liệu tốt và sang trọng, chỉ cần mua một bộ catalogue mẫu rèm cửa là có thể có được sản phẩm tự tay làm ra ưng ý phù hợp với thẩm mỹ riêng
Trước khi bạn định tự may rèm cửa, bạn nên lựa chọn lấy một vài mẫu đẹp và phù hợp với gu thẩm mỹ của bạn. Sau đó đi mua vải và phụ kiện, bạn lựa chọn chất liệu vải tốt, có giá thành hợp lý, sử dụng các loại phụ kiện tốt và chuẩn để sau này không phải thay thế mới nhiều. Chất liệu vải rèm nên chọn loại không bám bụi để đỡ phải giặt nhiều sau này.
Một mẫu rèm cửa phòng ngủ giá rẻ và đẹp
Cách may rèm cửa ở các xưởng và cửa hàng chuyên nghiệp thì cũng như các bạn tự làm vậy thôi, có điều chúng tôi làm nhiều hơn và quen tay hơn, có sẵn mẫu vải, mẫu rèm cửa, phụ kiện và có người lắp đặt sẵn chuyên nghiệp mà thôi. Nếu bạn có thời gian, có thể tự cắt lấy và may lấy, giá sẽ rẻ hơn vì không phải trả tiền công cho các công việc thợ may này.
nếu bạn cần hướng dẫn cách tự may theo mẫu rèm cửa phòng ngủ giá rẻ và đẹp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi rất vui lòng giúp đỡ hết lòng
Cách tính diện tích vải để may rèm cửa giá rẻ (dạng rèm buông hoặc rèm ore)
Chiều cao & chiều ngang của rèm thành phẩm
- Đối với cửa chính: cộng thêm chiều cao 10 cm và chiều ngang từ 20-40 cm so với khung cửa chính.
- Đối với cửa sổ: chiều cao phía mép trên của cửa được cộng thêm khoảng 10 cm và phía dưới khoảng 30-40 cm hoặc đo chạm nền nhà để khi vén màn sang hai bên, vải sẽ không bị hụt, trông xấu; chiều ngang của cửa sổ cũng cộng thêm từ 20-30 cm.
- Ngoài ra, tùy theo kích thước của cửa mà ta có thể cộng thêm cho cân đối hài hòa giữa chiều cao và chiều ngang, nếu cửa càng rộng, rèm càng nên may dài hoặc chạm sàn nhà.
· Cửa sổ vuông, nhỏ thì rèm cửa nên kết thúc cách ngưỡng cửa sổ từ 5 – 10cm;
· Cửa hình chữ nhật ngang, rộng vừa phải hợp với lớp rèm dài quá ngưỡng 20 – 50cm;
· Cửa ra vào và khung cửa sổ chiếm toàn bộ diện tích tường thì rèm kéo nên gần chạm sàn, thường cách sàn từ 2,5-10cm.
Đo độ dài của thanh kéo rèm: thường thì thanh ngang bằng hợp kim nhôm này có độ dài bằng chiều ngang cửa cộng với 20 đến 30cm.
Chiều rộng mảnh vải may rèm:
- Trung bình chiều rộng mảnh vải may rèm sẽ dài gấp 2-2,5 lần độ dài thanh kéo hoặc 2-2,5 lần chiều ngang của rèm thành phẩm.
- Vải nặng, dày và màu tối như nhung, gấm, nỉ… không nhất thiết phải xếp nếp nhiều, chiều rộng vải có thể chỉ gấp 2 lần
- Vải mỏng, nhẹ, sáng màu (voan, đăng ten, lụa) thì độ rộng gấp 1,8 – 2 lần.
Chiều dài mảnh vải may rèm:
- Chiều dài mảnh vải may rèm bằng chiều cao của rèm thành phẩm dự kiến.
Lưu ý:Chừa phần dư để vắt sổ và làm đường may
Ví dụ:
Chiều ngang của cửa sổ là 1m, chiều cao là 1,2m. Cách tính chiều dài và chiều rộng của mảnh vải may rèm như sau:
Chiều dài mảnh vải = chiều cao cửa sổ + mép trên cửa sổ + mép dưới cửa sổ + phần chừa để làm đường may và vắt sổ = 120 + 10 + 20 + 20 = 170 cm
Chiều rộng mảnh vải = (chiều ngang cửa sổ + 20 cm) x 2 + phần chừa để làm đường may và vắt sổ = (100 + 20) x 2 + 10 = 250 cm
2. Cách tính diện tích vải để may rèm cửa (dạng roman hay còn gọi là rèm xếp lớp)
Lưu ý là giá vải may rèm cửa có nhiều mức độ phụ thuộc vào vải thun, vải gấm hoặc một số loại khác bạn nhé
Chiều cao & chiều ngang của rèm thành phẩm
1. Đo lọt lòng:
Chiều ngang: đo đúng chiều ngang khung cửa sau đó trừ ra 2cm.
Chiều cao: đo đúng chiều cao khung cửa, sau đó trừ đi 2cm.
2. Đo phủ bì:
Chiều ngang: đo đúng chiều ngang khung cửa sau đó cộng thêm 10cm
Chiều cao: đo đúng chiều cao khung cửa sau đó cộng thêm từ 30cm đến 50cm.
Chiều dài và chiều rộng của mảnh vải may rèm
Chiều dài và chiều rộng của vải bằng chiều cao và chiều ngang của rèm thành phẩm cộng với phần chừa để làm đường may và vắt sổ.
Lưu ý
Thông thường rèm romance đẹp thì được may chung 2 lớp vải gấp vào nhau hoặc kết hợp roman và voan ore
- 1 lớp vải hoa văn chuyên dùng cho trang trí trong nhà.
- 1 lớp vải trơn dùng để cản sáng.
Cách chọn rèm cửa giúp tiết kiệm điện năng
Khi lựa chọn rèm, chất liệu vải được đặt lên hàng đầu nhằm hạn chế tối đa sự bám bụi, bẩn, phai màu sắc. Sự ra đời của hệ rèm nằm trong hộp kính, có thể điều chỉnh nâng lên hạ xuống bằng tay hoặc tự động có thể giúp người sử dụng tiết kiệm điện năng.
Không chỉ có chức năng điều chỉnh ánh sáng, đem lại không gian riêng tư cho mỗi căn phòng, cửa có tích hợp rèm trong hộp kính còn giúp giảm nhiều lượng điện năng tiêu thụ do khả năng cản ánh sáng và giảm sự truyền nhiệt vào trong nhà.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại hộp kính: rèm chớp làm từ các lá nhôm mỏng 0,2mm và rèm xếp làm từ vải cao cấp, được thiết kế đặc biệt để tích hợp bên trong hộp kính kín khít có bơm khí trơ. Rèm có thể điều khiển nâng lên, hạ xuống, lật lá chớp một cách đơn giản như các loại rèm truyền thống bằng tay hoặc bằng động cơ sử dụng các cấu kiện nam châm đặt bên trong và bên ngoài hộp kính. Phần rèm nằm trong môi trường khí trơ của hộp kính sẽ không bị bụi bẩn, ẩm mốc, gỉ sét cũng như các tác động khác từ môi trường gây hại khác.
Ưu điểm của cửa hộp kính tích hợp là lượng điện năng làm mát được tiết kiệm cao hơn nhiều so với các loại rèm nằm ngoài hộp kính thông thường. Đối với các loại rèm truyền thống, ánh nắng mặt trời chiếu qua kính làm nóng tấm rèm, nhiệt lượng từ tấm rèm tiếp tục truyền vào làm nóng không gian trong phòng.
Đối với rèm tích hợp trong hộp kính, khi ánh nắng mặt trời chiếu vào hộp kính, một phần nhiệt lượng sẽ bị tấm rèm phản xạ ngược ra, phần còn lại làm nóng tấm rèm sẽ được giữ lại giữa 2 lớp kính, khí trơ nằm trong hộp kính có đặc tính truyền nhiệt rất kém nên chỉ một lượng nhiệt nhỏ được truyền vào nhàKhông nên may 1 lớp vải duy nhất, nếu may một lớp vải, sẽ không đạt độ cản sáng và rèm sẽ không đẹp do ánh sáng bên ngoài sẽ làm nhạt đi màu của vải.
Cách may rèm cửa sổ
Tự may rèm cửa đơn giản cho căn nhà thêm xinh .
Chọn ga gối theo mệnh
Cách chọn màu sơn cho ngôi nhà bạn hoàn hảo nhất
Chọn màu sơn nhà phù hợp, cải thiện không gian
Trang trí phòng tắm nhỏ -
Kê giường ngủ theo mệnh tuổi
Kê giường ngủ theo tuổi vợ chồng
(ST)