Cách chọn thịt heo sạch - những bí kíp bạn phải ghi nhớ
Cách chọn thịt heo sạch không bị nhiễm bệnh
Video Clip:Cách nhận biết thịt lợn sề giả dạng thịt bò
Cách chọn thịt heo sạch không chứa chất tạo nạc
Video Clip: Rùng mình công nghệ “hô biến” thịt ôi thiu thành tươi
Với thông tin thịt lợn bẩn, thịt lợn chết bán tràn lan ngoài thị trường, biện pháp tốt nhất để phòng bệnh lây nhiễm từ lợn là người tiêu dùng nên mua thịt lợn ở những nơi bảo đảm vệ sinh an toàn và phải có xác nhận kiểm dịch của thú y.
Thịt bò thật có màu đỏ hồng tươi còn thịt lợn có màu đỏ nhạt hơn.
Dưới đây là một số tiêu chí để phân biệt giữa thịt lợn sạch và thịt lợn chết, bệnh.
Thịt lợn sạch – Thịt lợn chết, bệnh
Thịt lợn tươi thường có màu hơi hồng, không đỏ rực. Nhìn vào phản thịt thấy cả nạc và mỡ, chứ không phải toàn nạc. Mỡ và bì càng dày chứng tỏ lợn được nuôi lâu, không ăn cám tăng trọng. Màu mỡ trắng phau chứng tỏ con lợn khỏe mạnh, không ốm.
Thịt lợn sạch khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, các thớ thịt đều, khi chế biến không có mùi oi, không bị ra nước, thậm chí còn nở hơn.
Khi dùng dao cắt lát, miếng thịt tươi, sạch, lát cắt khô, màu sáng
Lợn nuôi bằng thức ăn chứa hóa chất, da có độ căng khác thường, mỏng, có cảm giác như ứ nước bên trong, trên da còn xuất hiện đốm đỏ. Lợn siêu nạc có phần nạc gần sát với da, có nhiều cục nạc u lên, mỡ ít và mỏng, thịt có màu đỏ như thịt bò, khi nấu nướng bị mất chất béo.
Thịt lợn chết, thịt lợn ôi thường có mùi hôi. Nếu mùi hôi đó đã được khử bằng hóa chất, có thể quan sát bằng mắt thấy màu miếng thịt thường nhợt nhạt, ngả màu xanh hoặc đỏ bầm. Cầm miếng thịt trên tay thấy nhớt, hoặc nếu đã được ngâm qua hàn the thì miếng thịt tuy khô, se nhưng lại không có độ đàn hồi, độ dính. Còn ở thịt lợn chết, khi cắt sâu vào bên trong, thịt khá nhũn và chảy dịch.
Cách phân biệt thịt bò thật và thịt bò giả
Thịt bò thật có màu đỏ hồng tươi còn thịt lợn có màu đỏ nhạt hơn. Thớ thịt bò bé, phần mỡ có màu vàng nhạt, còn thịt lợn thớ to hơn và mỡ màu trắng.
Dùng tay ấn vào thịt, nếu là thịt lợn khi ấn có cảm giác hơi mềm, còn thịt bò (đặc biệt là phần mông) sẽ thấy thịt mềm, cảm giác thịt dính theo tay.
Thịt bò thật có màu đỏ hồng tươi còn thịt lợn có màu đỏ nhạt hơn
Về mùi, thịt bò "nặng mùi" hơn thịt lợn, nếu sờ tay vào sẽ ngửi thấy mùi tanh.
Thịt bò được làm từ thịt lợn thường phải nhuộm bằng phẩm màu cho có màu đỏ thẫm nên khi bạn miết tay vào miếng thịt mà thấy có màu đỏ lạ ở tay thì chắc chắn thịt đã bị nhuộm hóa chất.
Vì vậy, để chọn được thịt bò tươi ngon, các bạn nên quan sát màu (màu đỏ đặc trưng), độ đàn hồi tốt, bề mặt thịt mịn và khô.
Cách chọn thịt lợn quay an toàn
Về màu sắc, thịt lợn quay bị nhuộm phẩm màu độc hại đều có màu rất bắt mắt, sáng đẹp, thường là màu vàng đỏ hoặc đỏ quạnh, màu đồng nhất và không bị xuống màu. Trong khi đó, thịt lợn tươi khi quay nhuộm bằng màu tự nhiên không có độ tươi sáng, màu cháy vàng, không đồng đều, có chỗ lốm đốm và bị xuống màu.
Về hương vị, thịt lợn tươi khi quay xong thịt xẻ ra màu trắng hồng, khi ăn thịt dai và thơm, gia vị ngấm đều. Thịt lợn tươi là thịt khi quay xong vẫn dính liền với da, không rời rạc. Phần mỡ tươi, màu trắng, không có màu vàng hay lốm đốm nốt đỏ. Tuy khi quay lợn đã được tẩm gia vị, nhưng nếu tinh ý một chút, ngửi kỹ sẽ không thấy mùi bất thường trên thịt lợn sạch.
Lợn đã chết, bệnh, khi quay dù tẩm gia vị, làm màu kỹ đến đâu khi xắt thịt vẫn thấy màu thịt đỏ sậm. Da và thịt lợn đã tách rời, hoặc dễ bong ra khi đụng nhẹ. Thịt lợn bở, không ngọt, mùi khó chịu (Ảnh: CAND)
Về thời gian bảo quản, lợn quay sử dụng chất phụ gia độc hại có thể để được cả tuần mà vẫn đảm bảo được độ giòn. Trong khi thực phẩm quay bình thường chỉ có thể sử dụng ngay trong ngày mới đảm bảo giữ nguyên được mùi vị. Nếu để qua nhiều ngày, món ăn sẽ mất đi hương vị cũng như giá trị dinh dưỡng.
Cách nhận biết thịt lợn chết, bệnh
Lợn bị sán dây (lợn gạo): Bằng mắt thường rất dễ dàng nhận thấy nếu lợn bị gạo, trong thớ thịt sẽ có kén giun màu trắng. Những đốm trắng này hình bầu dục, có khi lớn bằng hạt đậu.
Lợn bị thương hàn: Bề mặt da lợn có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt nhão, tai lợn bị tím.
Lợn bị bệnh tả: Nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt muỗi đốt.
Lợn bị tụ huyết trùng: Thịt có những mảng bầm, tụ máu.
Lợn bị viêm gan: Thịt có màu vàng.
Lợn bị bệnh đóng dấu: Bề mặt da có những nốt tròn đỏ, tía hoặc son, có khi màu tím bầm, kích thước khác nhau, như hình đóng dấu.