Cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm hoàn hảo nhất
Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Cách chọn trường thi đại học kinh nghiệm tốt không thể bỏ qua. Nhiều câu hỏi do chính thí sinh đặt ra trước mỗi kỳ thi tuyển sinh tựu trung là nên chọn nghề, chọn ngành học hay chọn trường thi? Trả lời câu hỏi này, các bạn phải xác định nên đi theo hướng nào, ĐH, CĐ hay CĐ nghề, trung cấp nghề?
CÁCH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Cách xác định lực học chọn trường vừa sức
|
Hàng năm có trên 2 triệu lượt thí sinh đăng ký dự thi vào ĐH, CĐ, có 69% thí sinh đến dự thi, trong đó 22,2% trúng tuyển. Có 79,3% thí sinh dự khối thi và điểm chuẩn khác nhau, có nhiều ngành học được đàothi là học sinh tốt nghiệp năm 2009, 20,7% là thí sinh tốt nghiệp các năm trước. Số thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên là 33,9%, trong đó 6,3% là thí sinh tốt nghiệp các năm trước. Như vậy, vẫn còn nhiều học sinh chưa biết tự lượng sức mình để chọn hướng đi phù hợp sau tốt nghiệp THPT.
Cả nước có trên 4.000 ngành tuyển sinh ở trình độ ĐH, CĐ với tạo ở nhiều cơ sở khác nhau. Vì vậy, học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn ngành phù hợp với sở thích nghề nghiệp bản thân. Tuy nhiên, do điểm đầu vào của các ngành học ở các trường khác nhau nên thí sinh cần xác định khả năng học tập của mình qua việc xác định kết quả học tập các môn học THPT có liên quan đến từng khối thi, theo các bước sau:
Bước 1 - Xác định khối thi nổi trội nhất
Việc chọn ngành nghề theo sở thích nghề nghiệp còn tùy thuộc sức học của bạn. Sức học có thể được đo lường dựa trên kết quả học tập ở bậc THPT. Kỳ thi tuyển sinh ĐH có các khối thi A, B, C, D với các môn thi tương ứng: Toán, Lí, Hóa; Toán, Hóa, Sinh; Văn, Sử, Địa; Toán, Văn, Ngoại ngữ. Căn cứ kết quả học tập THPT của các môn nói trên, thí sinh có thể tự xác định hai khối thi nổi trội nhất.
Để xác định, đầu tiên các bạn phải tính điểm trung bình (ĐTB) từng môn trong mỗi khối thi bằng cách cộng ĐTB năm học của từng môn ở cả ba năm lớp 10, 11 và 12. Trong đó, do đề thi được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12 nên điểm của lớp 12 cần được xem xét quan trọng hơn bằng cách nhân hệ số. Nếu bạn chọn hệ số 2 cho điểm của lớp 12, khi tính ĐTB năm học của một môn nào, các bạn sẽ lấy tổng điểm của môn đó (sau khi đã nhân hệ số 2 cho điểm năm lớp 12) chia cho 4. Cộng ĐTB ba môn bạn sẽ được điểm học tập của khối.
Ví dụ ĐTB môn Toán = (ĐTB năm học môn Toán lớp 10 + ĐTB năm học môn Toán lớp 11 + ĐTB năm học môn Toán lớp 12x2)/4. ĐTB môn Toán: (9,7+9,0+8,9×2)/4 = 9,1; ĐTB môn Hóa: (8,4+8,0+8,3×2)/4 = 8,3; ĐTB môn sinh: (8,0+8,4+8,0×2)/4 = 8,1. Như vậy, điểm học tập khối B sẽ là: 9,1+8,3+8,1 = 25,5 điểm.
Bước 2 - Xác định khả năng tự làm bài thi tuyển sinh
Bạn có thể tự ước đoán khả năng làm bài thi tuyển sinh (của khối thi tương ứng), gọi tắt là hệ số T. Thông thường, hệ số T sẽ lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1. Hệ số T phụ thuộc nhiều yếu tố như trình độ của học sinh, nội dung đề thi, tâm lý của người làm bài thi... Do vậy các bạn có thể tự ước đoán hệ số T hoặc có thể tính hệ số T của mình thông qua việc giải đề thi tuyển sinh (có cùng khối thi mà thí sinh dự định thi) của những năm gần nhất. Lưu ý, việc giải đề thi các năm trước phải được thực hiện trong điều kiện như thi thật.
Chẳng hạn, khối A, B là hai khối mà các bạn có ĐTB khối cao nhất, bạn sẽ tính hệ số T của hai khối này bằng cách lấy kết quả làm bài của ba môn thi chia cho 30 (công thức: TA = (kết quả làm bài thi môn Toán + môn Lí + môn Hóa)/30 hoặc TB= (kết quả làm bài thi môn Toán + môn Sinh + môn Hóa)/30).
Ví dụ, bạn thử làm đề thi tuyển sinh năm 2009 của ba môn khối B là 21 điểm, nghĩa là hệ số T khối B của bạn sẽ là: 21/30=0,7.
Bước 3 - Ước đoán kết quả thi ĐH
Sau khi đã có điểm học tập của từng khối thi, hệ số T, các bạn bắt đầu tính toán mức điểm ước đạt của mình ứng với khối thi đã chọn cho kỳ thi sắp tới. Cách tính dựa trên công thức: điểm học tập của khối thi nhân với T. Ví dụ, với điểm học tập khối B của bạn là 25,5 điểm và hệ số T là 0,7, điểm ước đạt của bạn là 25,5 x 0,7 = 17,8 điểm.
Tiếp theo bạn tìm những ngành phù hợp với sở thích nghề nghiệp và có điểm chuẩn phù hợp với mức điểm ước đạt của mình, lưu ý thêm các thông tin về ngành, nơi đào tạo, vị trí việc làm, mức học phí, tổ chức thi hay xét tuyển... để quyết định ngành sẽ dự thi. Như vậy biết lượng sức mình và quyết tâm thì cơ hội thành công cao nhất sẽ luôn mỉm cười với các bạn.
6 kinh nghiệm chọn trường thi đại học
1. Trước hết bạn phải xác định mục đích chiến lược của việc đi thi đại học là cho bạn và do bạn cho nên người quyết định cho việc lựa chọn sống còn này là bạn. Ý kiến của bố mẹ trong chuyện này chỉ có vai trò tham khảo.
Tránh hiện tượng bị "ép duyên", chẳng hạn như điểm Sinh vật của bạn chỉ làng nhàng 5-6 "phẩy" nhưng bạn vẫn thi vào Y chỉ vì "Mẹ muốn sau này con là một bác sĩ" thì kết quả nhận được sẽ rất đáng buồn đấy.
2. Bạn nên lưu tâm khoảng cách giữa địa điểm các trường mình thi. Tránh đăng ký rải rác như kiểu: một trường ở Hà Nội, một trường ở miền Trung, một trường CÐ Sư phạm ở quê, rồi lại một trường trung cấp ở Hà Nội như thế vừa hao người tốn của, mà hiệu quả chưa chắc đã cao.
3. Người ta thường nói: "Biết người biết ta trăm trận trăm thắng", cho nên điều quan trọng là bạn phải biết được sức học thật của mình, nếu bạn tự xét mình không phải loạl "siêu" thì đừng thi vào những trường "đỉnh" như Ngoại thương bay Ngoại giao hoặc khoa Văn, Toán, Lý, Hoá của ÐHSP.
4. Tránh chủ quan khinh đề, bạn nên nhớ đây là thi ÐH chứ không phải là kiểm tra ở lớp, đừng thấy dễ mà "xục" luôn, có khi đề hỏi một đằng lại trả lời một nẻo đấy. Hoặc là bạn thuộc lòng một câu lý thuyết rồi nên quyết định "để dành", lo làm những bài tập rồi: tùng, tùng, tùng... Lúc đó cuống cả lên dẫn đến nhầm lung tung. Mất luôn cả những điểm mà mình có thể xơi ngon ơ.
5. Tránh lộn trận địa. Chẳng hạn bạn ôn khối A ba năm, nhưng có lúc lại nghĩ "Môn Lý mình chưa chắc lắm!" thế là lại cầm bút "phệt" vào thi khối B. Bạn nên nhớ ngô phải ra ngô khoai phải ra khoai chứ như thế là cầm chắc thất bại 80%.
6. Chiến thuật tâm lý. Nhiều bạn, nhất là năm đầu tiên ở trường có tâm lý an phận thủ thường kiểu "Ôi"! Mình thi năm đầu cho biết chứ đỗ làm sao được, hoặc là "học tài thi phận". Như thế là bị cho đểm zero ở bước khởi động, chưa đánh đã run.
Cách khai thác dữ liệu để chọn trường vừa sức
(Dân trí) - Để chọn được một trường vừa sức thì các bạn thí sinh phải đánh giá được lực học của bản thân. Sau đó dựa vào các dữ liệu tuyển sinh của các năm để phán đoán khả năng cùng như cơ hội của mình. Vậy thí sinh phải khai thác dữ liệu như thế nào?
Nhiều bạn thí sinh cho rằng rất khó để có đầy đủ dữ liệu để phân tích nhận định tình hình tuyển sinh của một trường ĐH, CĐ nào đó trong những năm qua. Tuy nhiên hiện nay với sự trợ giúp của cổng thông tin tuyển sinh Bộ GD-ĐT có tên miền tại địa chỉ http://ts.edu.net.vn/ thì hầu hết các vấn đề này đều được giải quyết.
Đối với các trường lấy điểm chuẩn theo khối thì các bạn thí sinh rất khó để lựa chọn ngành vì việc này chỉ được thực hiện sau khi bạn trúng tuyển nhập trường do đó việc chọn ngành khi làm hồ sơ ĐKDT không phải là quá quan trọng. Tuy nhiên đối với các trường lấy điểm chuẩn theo ngành thì trước tiên bạn phải xác định chọn ngành dự thi khi làm hồ sơ ĐKDT sau đó mới tính đến các bước là chọn trường nào. Vậy bạn nên chọn ngành như thế nào?
Cần chọn ngành theo sở thích
Nhiều năm qua khối các ngành Y, Dược, Sư phạm vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của thí sinh. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO nên đã làm rộ lên “phong trào” đầu đơn vào khối các trường kinh tế như ngành Tài chính - Ngân hàng, Kiểm toán, Chứng khoán…
Một số ngành được cho là “hot” trước đây là Công nghệ thông tin, Công nghệ môi trường… lại đang có có xu hướng bão hoà nên nhiều thí sinh đã trở nên “thờ ơ”.
Như vậy có thể nói xu hướng ngành nào “hot”, ngành nào có “tiềm lực”... sẽ do rất nhiều yếu tố khách quan can thiệp vào. Chính vì vậy việc chọn ngành nghề theo trào lưu sẽ là những lựa chọn sai lầm khi mà bạn còn một khoảng thời gian học tập khá dài sau khi trúng tuyển.
Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều thí sinh đủ sức thi đỗ vào các ngành “hot” những lại không có cảm hứng học hoặc học không có hiệu quả. Chính vì thế mà các bạn thí sinh nên chọn ngành theo sở thích để tránh việc nhàm chán khi học, đồng thời lại phát huy được thế mạnh của bản thân.
Chọn ngành theo sở thích sẽ giúp bạn tránh nhàm chán khi học tập.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì sở thích luôn là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc hướng nghiệp. Nếu không yêu thích, bạn sẽ không có hứng thú trong công việc, từ đó khó mà có được thành công trong cái nghề của mình. Tuy nhiên, bên cạnh sở thích, bạn cũng cần chú ý thật nhiều đến những tố chất cũng như “sở đoản” của bản thân.
Đừng lầm tưởng những cái thật cơ bản như nếu vẽ giỏi thì có thể trở thành kiến trúc sư hay giỏi văn thì sẽ là nhà báo giỏi. Mỗi ngành nghề luôn đòi hỏi người lao động cần có những tố chất nào đó để có thể hoàn thành tốt công việc, bạn hãy chú ý đến những đòi hỏi đó để tránh sai lầm khi chọn cho mình một nghề, một ngành học thích hợp. Ngoài ra gia đình, thầy cô là những nơi các bạn thí sinh có thể hỏi han thêm để đưa ra quyết định chính xác cho mình.
ách chọn ngành, chọn trường phù hợp khả năng
“Nên chú ý khả năng và sở thích của mình khi chọn ngành học” có vẻ là lời khuyên hướng nghiệp “nhàm chán”. Nhưng làm thế nào để tìm đúng ngành học theo sở thích thật sự của mình và chọn được trường vừa sức với khả năng để có hướng đi phù hợp ngay sau tốt nghiệp THPT không phải là chuyện dễ đối với rất nhiều học sinh.
Làm thế nào để chọn ngành, chọn trường phù hợp khả năng
Bên cạnh việc xác định sở thích nghề nghiệp, các bạn nên cân nhắc đến sức học của mình khi chọn ngành, chọn trường.
-Tự nhận biết khả năng học tậpcủa mình qua việc xác định kết quả học tập các môn học THPT có liên quan đến từng khối thi như: Khối A: Toán, Lý, Hóa; Khối B: Toán, Hóa, Sinh; Khối C: Văn, Sử, Địa; Khối D: Văn, Toán, Ngoại ngữ (chia ra D1 là Anh, D2 là Nga, D3 là Pháp, D4 là Trung, D5 là Đức, D6 là Nhật). Ngoài ra còn các khối H, N, M, T, V, S, R, K - Các khối này ngoài môn thi như các môn học phổ thông đã kể trên thì các bạn phải thi các môn năng khiếu như Vẽ, Đọc diễn cảm, Hát, TDTT...
- Các bạn xác định xem mình học tốt môn nào thì chọn khối thi tương ứng. Tuy nhiên việc chọn khối thi xong còn phải xác định khả năng của mình để chọn ngành thi có điểm chuẩn tương ứng với khả năng thì cơ hội trúng tuyển mới cao.
- Xác định khả năng của mình thông qua việc thử giải các đề thi tuyển sinh (có cùng khối thi mà bạn dự định thi) của những năm gần nhất. Lưu ý, việc giải đề thi các năm trước phải được thực hiện trong điều kiện như thi thật. Tiếp theo, các bạn tìm những ngành phù hợp với sức học có điểm chuẩn với mức điểm mà mình có thể đạt được.
- Lưu ý về ngành học cần kỹ năng gì mình có đáp ứng được không, như: giao tiếp, ngoại hình, sức khỏe…; xem xét về nhu cầu việc làm của xã hội sau này, mức học phí, tổ chức thi hay xét tuyển... để quyết định ngành sẽ dự thi.
- Mỗi trường có các điểm chuẩn tuyển sinh khác nhau, vì vậy khi đã quyết định được ngành học, bậc học của trường nào phù hợp với sức học của mình thì các bạn nên đăng ký đúng nguyện vọng 1 (NV1) ngay vào ngành học của trường đã chọn đó, không nên thi “cầu may” vào ngành học của trường khác có điểm chuẩn quá cao so với khả năng của mình. Bởi nếu quá khả năng của mình bạn sẽ không đậu (xem như mất NV1), đến khi dự tuyển NV2 lại phải cạnh tranh và có khả năng không đủ điểm. Nhất là điểm chuẩn NV 2 nhóm ngành kinh tế thường có biến động rất lớn so với NV1. Do số thí sinh có điểm thi cao không trúng tuyển ở các trường ĐH có điểm chuẩn NV1 từ 19 trở lên khá nhiều, khi xét tuyển NV2 số thí sinh này chiếm số lượng khá lớn khiến điểm chuẩn NV2 tăng vọt. Ở nhiều trường, điểm chuẩn NV2 các ngành tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kiểm toán... tăng 3-5 điểm so với NV1.
Ngày nay, chi phí cho việc học Đại học không phải là nhỏ và có quá nhiều chuyên ngành để lựa chọn. Trong khi mục đích quan trọng cho sự nghiệp tương lai là có được tấm bằng để có một nghề nghiệp thích hợp, thành công trong công việc đó và tận hưởng niềm vui cuộc sống. Lại nữa, cơ hội nghề nghiệp không phân biệt xuất thân nghèo hay giàu mà tùy vào kiến thức khi ra trường, đó là chỉ cần chứng minh mình đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp ở mức nào. Vì thế, việc chọn ngành, chọn trường sao cho phù hợp với khả năng là tiêu chí phải lưu ý trước tiên. Tự nhận biết khả năngvà cân nhắc kĩ lưỡng để có sự đầu tư hiệu quả giúp các bạn thêm tự tin và kiên trì theo đuổi nghề nghiệp, biết lượng sức mình và quyết tâm thì cơ hội thành công cao nhất sẽ đến với các bạn.
Cách chống buồn ngủ khi học
Kinh nghiệm cho bé đi học mẫu giáo
Có nên cho con đi du học?
Cách đi giày cao gót
Cách chọn phụ kiện cực chuẩn phối đồ cực cool
Cách chọn gà chọi ngon
Người đẹp học dốt
Tập thể dục thế nào để tốt cho sức khỏe
(ST)