Cách chọn vải may áo sơ mi đẹp rất phong cách

Cách chọn vải may áo sơ mi đẹp rất phong cách. Áo sơ mi từ lâu đã trở thành một phong cách rất đặc trưng của thời trang công sở. Ngày nay,nhiều chị em phụ nữ thích chọn cho mình một chiếc sơ mi may sẵn thay vì đợi cả tuần cho một áo đặt may. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng tìm được một kiểu dáng phù hợp và ưng ý với mình.





CÁCH CHỌN VẢI MAY ÁO SƠ MI


Chọn vải may áo sơ mi

Tự lựa chọn vải, kiểu dáng và đặt may cho mình một chiếc sơ mi đẹp vẫn là sự lựa chọn tốt nhất, vừa tiết kiệm được chi phí vừa phù hợp hơn với vóc dáng của bạn.

Để chọn được một loại vải phù hợp cho mùa hè này bạn cần chú ý một số điểm sau:

1. Chọn loại vải

Nên chọn các loại vải dệt mỏng, phẳng và mịn như vải phin, vải sợi đay... Chúng vừa mát lại nhẹ, giá thành cũng không quá đắt. Ngoài ra vải thô cũng luôn được ưa chuộng.


Hè năm nay, áo sơ mi bằng chất liệu lụa tơ tằm đang được bầy bán rất nhiều trên thị trường.


2. Chọn màu sắc

Lựa chọn màu sắc hài hoà và thích hợp cũng quan trọng không kém việc chọn chất liệu. Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, chúng còn trợ giúp cho bạn rất nhiều trong việc tránh nóng và giảm lượng hấp thụ nhiệt. Vào một ngày hè nóng bức thế này tốt nhất là chọn những loại vải mầu sáng hoặc mầu trắng vì mầu trắng có khả năng phản xạ với ánh mặt trời khá lớn nên vừa bảo vệ da ít bị bức xạ mặt trời, lại vừa giảm nhiệt lượng hấp thụ ánh nắng.


Kết hợp áo sơ mi cùng chân jupe sẽ tạo vẻ nữ tính và duyên dáng cho các quý cô văn phòng.

Hoặc kết hợp cùng một chiếc quần dài tạo vẻ thanh lịch và trang nhã

Ở Hà Nội các bạn có thể mua vải tại Chợ Hôm, chợ Ninh Hiệp hoặc Chợ Đồng Xuân. Giá 1m vải bình thường chỉ từ 35-40k. Sau đó đem vải đi may.
Tuy nhiên với những bạn chưa từng đi may áo thì một lời khuyên tốt nhất cho bạn là mua trước một kiểu dáng mà bạn thích rồi mới đem đến các nhà mốt. Hoặc bạn cũng có thể nhờ họ tư vấn trực tiếp bởi vì con mắt thẩm mỹ của người trong nghề bao giờ cũng nhìn chính xác hơn.
Cách chọn áo sơ mi.

Gợi ý may đồ công sở rẻ, đẹp

Các hiệu may tiền công dao động từ 100-200.000 đồng cho áo sơ mi, quần tây, chân váy, 200-300.000 đồng với váy liền, áo vest.

Thời trang công sở luôn một mối quan tâm lớn của phái đẹp. Hiện tại, có rất nhiều cửa hàng hay trang web bán đồ công sở online. Tuy nhiên, để tìm được một bộ trang phục ưng ý, vừa vặn, đôi khi là một vấn đề lớn với các chị em. Bởi một số mẫu trang phục tại cửa hàng, bạn thấy khá ưng ý nhưng khi thử lên mình, lại thấy chỗ rộng, chỗ chật, bóp vào thì sợ mất dáng quần áo. Đặt mua trên mạng, nhiều khi hết kích cỡ dành cho mình, chưa kể vài ba ngày sau mới có nhưng cũng không đảm bảo mặc lên sẽ đẹp.

Để giải quyết nhu cầu làm đẹp "nhức nhối" này, nhiều chị em đã tìm tới các thợ may để có được bộ váy, áo đúng theo kiểu dáng yêu thích, vừa với người và giá cả có phần "mềm" hơn. Việc tìm kiếm không quá khó khăn, bạn có thể nhờ bạn bè, đồng nghiệp, người thân... mách bảo. Còn nếu xung quanh không có ai thường xuyên may quần áo, hãy thử tìm hiểu trên các trang mạng xã hội, web, diễn đàn... để biết thêm thông tin.

Hôm nay, Ngoisao.net xin gợi ý cho bạn một vài cách đơn giản để có những bộ trang phục đặt may chất lượng, giá cả phải chăng.

Thời trang công sở đã trở thành mối quan tâm lớn của các chị em.

1. Tìm kiếm địa chỉ mua vải tại Hà Nội

Muốn có được bộ quần áo giá cả phải chăng, thông thường phái đẹp sẽ không mua vải tại hàng may dù vải ở đó khá đảm bảo chất lượng nhưng giá sẽ đắt hơn so với bên ngoài. Chị em có thể tìm mua vải ở nhiều nơi, từ chợ lớn, chợ đầu mối cho tới các cửa hàng nhỏ lẻ. Vải thường được chia làm hai loại: vải cả cây, thường có xuất xứ từ Trung Quốc và vải kiện (loại vải chỉ có mảnh nhỏ, lẻ, là vải Nhật và Hàn Quốc "xịn").

Với vải thông thường

Ninh Hiệp là một trong những chợ vải nổi tiếng ngoài Bắc. Ưu điểm của chợ này là bạt ngàn các loại vải cho chị em thỏa sức lựa chọn, giá cả lại rẻ hơn so với chợ trong trung tâm thành phố. Một vài kinh nghiệm khi mua vải ở chợ Ninh Hiệp:

- Nên đi giữa tuần, tránh đi cuối tuần, đông và khó mặc cả.
- Không nên mua tại các sạp vải hay cửa hàng vải lớn ngoài đường vì giá có khi còn đắt hơn chợ Hôm.
- Nên tập trung vào các loại vải bán theo mảnh hoặc vải cân.

Nhưng chợ khá xa, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 16 km, nếu chỉ mua vài mảnh vải thì tiền xăng xe đi lại khá tốn kém, bạn gần như chẳng tiết kiệm được nhiều. Ngoài ra, vải ở đây có xuất xứ từ nhiều nơi, hàng lẫn lộn nên việc lựa chọn cũng gặp nhiều khó khăn.

Nếu muốn mua ở trung tâm thành phố, bạn có thể ghé chợ Hôm và phố Phùng Khắc Khoan, ngay bên ngoài chợ. Tuy nhiên, giá ở ngoài bao giờ cũng cao hơn trong chợ và dù bạn có nói với người bán hàng là mình từng mua rẻ hơn, họ vẫn giữ nguyên giá cũ. Họ biết tâm lý người mua của bạn, chưa kể việc đi kiếm vải cũng khá mệt vì vải thường ra theo đợt, hết đợt hàng này rồi, bạn sẽ phải đợi tương đối lâu mới có hàng, cũng có thể mẫu vải đó không sản xuất nữa.

Ngoài ra, chợ Đồng Xuân, chợ Ngã Tư Sở, chợ Hà Đông... hoặc một số những khu chợ nhỏ tại các phố của Hà Nội như: chợ Ngô Sĩ Liên, chợ Thành Công... cũng thường bán vải. Nhìn chung, vải ở chợ có rất nhiều nhưng các chủ cửa hàng hay nói thách, nếu không biết cách mặc cả, bạn dễ bị mua "hớ".

Vải bán nhiều ở các chợ nên nếu không biết cách chọn và mặc cả, bạn dễ mua phải loại vải không tốt, giá mắc. Ảnh: Upout.

Vải kiện

Những loại vải có xuất xứ từ Nhật và Hàn Quốc này chất lượng tốt hơn vải Trung Quốc, đa dạng về mẫu mã và độc đáo. Nhưng giá cả khá cao và đôi khi, chủ cửa hàng bán lẫn với những loại vải khác khiến người mua khó phân biệt. Vì vậy, đòi hỏi khách hàng phải thật "tinh", còn không chỉ có thể trông đợi vào sự thật thà của chủ hàng.

Tại các chợ lớn của trung tâm thành phố như: Chợ Hôm, Đồng Xuân, Ngã Tư Sở... cũng có vải kiện nhưng bạn sẽ rất khó mua vì chúng được bán cùng với nhiều loại mặt hàng vải và mẫu mã không phong phú. Bạn có thể tham khảo một số cửa hàng chuyên bán vải kiện:
- Cửa hàng vải kiện trong ngõ 166 Kim Mã.
- Chợ Thịnh Quang, Ngõ Thái Thịnh 1.
- Cửa hàng nhỏ, lẻ nằm trên phố Lê Thanh Nghị, Lò Đúc hay Nguyễn Đình Chiểu, Đông Tác, đường Hoàng Hoa Thám...

* Bạn cần lưu ý một chút nếu muốn có được mảnh vải rẻ là không nên mua vào mùa "cao điểm". Giai đoạn chuyển giao giữa xuân sang hè và hè sang thu là thời điểm đông khách nhất trong năm nên giá cả sẽ cao hơn bình thường.

Loại vải kiện có xuất xứ từ Nhật và Hàn Quốc có chất lượng cao. Ảnh: Thegloss.

2. Cách chọn vải

Vải dùng để may trang phục đi làm thường là: chiffon, lụa, cotton... Những loại vải này không còn xa lạ với phái đẹp nhưng để chọn được vải thực sự đẹp và tốt, các chị em cần lưu ý:

Vải lụa, chiffon và vải Habutai

Chiffon có nhiều loại như Chiffon thường, Himulti chiffon (von nhung), Single chiffon (von the)... có nhiều màu sắc và họa tiết. Vải Habutai là loại vải tương tự vải chiffon và lụa, có độ mỏng, độ rũ vừa phải. Habutai có nhiều loại như Habutai thường, Habutai tơ... Lụa cũng tương tự như hai loại vải kia. Khi chọn vải, bạn nên thử:
- Xem màu sắc có tươi không, vải có độ bóng không. Sờ xem có dày dặn không, càng dày và càng mềm và mịn là vải tốt.
- Lấy tay xé nhẹ ở viền xem có bị lỗi vải không.
- Lấy móng tay cào nhẹ lên mặt vải ở viền xem vải có bị xước không.
- Khổ vải phải lớn hơn hoặc bằng 1m50.

Vải cotton

Vải cotton thun thường được bạn gái dùng để may váy bó, chân váy hoặc các bộ đồ mặc nhà. Còn cotton chun, cotton lụa... dùng để may vest rất đứng áo. Cotton chun hay cotton lụa hơi dầy và nặng gấp đôi vải gờ-tô hoặc vải tweed (cách gọi thông dụng ở chợ là "tuýt-si" - loại vải thường để may quần cho chị em) rất hợp may vest vì đứng dáng, màu sắc tươi sáng, trẻ trung. Khi mua hai loại vải cotton chun và tuýt-si dùng để may Vest, bạn nên đến các chợ vải lớn như chợ Hôm, chợ vải Phùng Khắc Khoan hoặc sang Ninh Hiệp. Không nên mua ở các cửa hàng vải kiện vì vải này thường bán theo cây, ở các cửa hàng vải kiện hay lỗi, khổ nhỏ, không đủ may.

Chọn được loại vải tốt, trang phục của bạn may lên cũng đẹp hơn.

Vải thô

Sơ mi hay váy từ chất liệu vải thô được khá nhiều bạn gái ưa chuộng mỗi dịp hè đến bởi chúng thấm hút mồ hôi tốt, độ dày vừa đủ, mang lại cảm giác thoải mái, thoáng mát cho chị em ở nơi làm việc. Khi chọn loại vải này, bạn hãy thử:

- Vò nhẹ vải để kiểm tra độ nhăn.
- Kéo vải 4 chiều xem có bị lỗi không.
- Có thể hỏi chủ hàng vải xem vải có bị phai không.
- Sờ xem bề mặt vải có lỳ mặt và mát không. Vải mịn và mát là vải tốt.

Vải dạ

Là chất liệu vải không thể vắng bóng trong mùa đông lạnh giá, thường được các chị em dùng để may áo khoác hoặc váy. Theo những người có kinh nghiệm mua vải, bạn nên chọn loại vải này bằng cách:

- Cầm lên dày, mềm tay và đanh sợi vải là đẹp.
- Nắm vào áo và thả ra, nếu thấy vải không bị nhàu là vải tốt.
- Điều quan trọng nữa là bạn cần kiểm tra lỗi chỉ, gút thắt.

3. Tìm cửa hàng may chất lượng, giá cả phải chăng

Những cửa hàng may có tiếng tăm chắc chắn giá cả sẽ chẳng thể "mềm mỏng", thậm chí còn đắt hơn là bạn đi mua sẵn. Lời khuyên dành cho bạn là nên chọn nơi bình dân, thường xuyên may cho các chị em là dân văn phòng với mức lương không cao. Như vậy, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá.

Những cửa hàng không quá nổi tiếng thường có giá "mềm" hơn.

Tiền công may tại các cửa hàng này, giá dao động từ 150.000 - 200.000 đồng một chiếc áo sơ mi hoặc quần tây, chân váy; Váy liền, áo vest từ 200.000 - 300.000 đồng một chiếc, tùy thuộc vào kiểu dáng, chất liệu vải. Còn về địa chỉ may ở Hà Nội, bạn có thể tìm tới:

- Chị Hiền - Tập thể Thông tấn xã Việt Nam - Đường Bùi Ngọc Dương - Bạch Mai.
- Nhà may Đức Vương - số 10 Lạc Trung.
- Nhà may Trang Anh - Số 575/12 Kim Mã - Ba Đình.
- Em Linh - 32 Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nôi.

Hoặc khi tới phố Phùng Khắc Khoan - gần chợ Hôm mua vải, bạn chẳng phải tốn nhiều công sức, chỉ cần hỏi chỗ may, những người chủ cửa hàng sẽ rất nhiệt tình chỉ cho bạn thợ may có tay nghề. Đồ đặt may ở những cửa hàng xung quanh đó được các chị em đánh giá là ổn cả về mặt chất lượng lẫn giá cả.

THAM KHẢO CÁC CÁCH CHỌN ÁO SƠ MI


Khi đến văn phòng hoặc đến nơi làm việc, hầu hết chúng ta đều cởi áo vét ra, vì vậy lúc đó áo sơmi và cà vạt sẽ trở thành mốt thời trang cốt yếu của người đàn ông. Bạn nên duy trì một số áo sơmi với nhiều màu khác nhau và vài cài áo trắng đặt ngăn nắp để dễ dàng vớ lấy khi cần thiết. Cũng như nhà thiết kế thời trang John Weitz thường nói đùa rằng “ 9 trong 10 ngày của chúng ta đã ngồi ở bàn làm việc ở văn phòng, nếu chúng ta không có mặc quần thì chắc cũng chẳng ai biết !”. Vì vậy một áo sơmi sạch đẹp sẽ rất có ấn tượng. Bạn chỉ nên mặc áo đúng một lần rồi giặt. Nếu làm việc tại văn phòng thì bạn nên có khoảng 10 áo hoặc hơn, nhất là áo có cổ nhọn để có thể thay đổi thường xuyên.


Thử áo

Người ta thường mua áo sơmi may sẵng nên không được thử trước, vì thế nếu muốn có được một áo vừa với thân hình của mình thì rất khó. Bạn nên biết đuợc số đo của vòng cổ và chiều dài của tay áo của mình. Để tránh trường hợp áo bị rút sau khi giặt nước, khi mua áo cotton bạn nên mua rộng và dài hơn 2 cm ở cổ và tay áo.


Dạng cổ áo

Cổ áo là một trong các điểm quan trọng đối với sự trưng diện của bạn. Cổ áo mà bạn chọn có thể làm tăng hoặc giảm đi chân dung khuôn mặt của bạn. Nếu bạn có khuôn mặt to hoặc tròn thì nên chọn cổ áo nhọn dài có chiều dài từ 3 ½ đến 3 ¾ inches ( 3 inches + ½ inches = 3.5 inches = 8.75 cm ).

- Đối với người có thân hình to lớn hoặc có khuôn mặt dài, không nên chọn cổ áo đầu nhọn, cổ thừa làm khuy. Cổ nhỏ ngang có dây khuy cài nút, giành cho người có khuôn mặt vừa không quá dài hay quá lớn.

- Người có cổ nhỏ và dài thì nên chọn cổ áo có chân cổ cao hoặc chọn là cổ ngang vuông gốc.

- Người có khuôn mặt trái xoan thì có thể chọn cổ áo tùy thích nhưng cổ vừa sẽ là phù hợp nhất.

- Cổ Tàu, được hãng may gia công đồ Nam thiết kế vào thập niên 80s. Thật ra đó cũng là một sự sao chép kiểu áo của thế kỷ 19, thời đấy Cổ Tàu có thể tháo rời để tiện lợi trong việc giặt giũ. Còn ngày nay áo Cổ Tàu không tháo rời được và chỉ được mặc một cách giản dị mà thôi.


Vải áo sơmi

Nếu bạn quan tâm đến chất lượng vải thì bạn nên chọn vải 100% cotton để may áo sơmi cho mình vì vải cotton rất mát và có thể hút mồ hôi. Đồng thời vải cotton có độ bền cao, chịu đựng được nhiều lần giặt.






Cách chọn áo sơ mi nam chuẩn không cần chỉnh
Cách chọn áo sơ mi cho bạn trai
Cách chọn áo sơ mi cho bạn trai
Cách chọn áo cưới phù hợp cho cô dâu đẹp
Chọn áo sơ mi cho nam giới chuẩn nhất
Cách chọn áo sọc và phối đồ sọc cực chuẩn
Cách chọn vải áo dài
Cách chọn size áo thun nam vừa như in




(ST)