Cách chống lại cơn buồn ngủ cho dân văn phòng


Có khi nào bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi đến độ kiệt sức trong suốt cả ngày? Bạn thực sự muốn thoát khỏi trạng thái này và không bao giờ muốn bị như vậy thêm lần nào nữa?

Cái cảm giác vô cùng khó chịu đó khiến bạn uể oải và mất hết năng lượng cho dù bạn đã có một giấc ngủ dài đêm hôm trước.

Vậy thì, hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây của chúng tôi, đảm bảo bạn sẽ có một ngày tràn đầy năng lượng và hăng say trong các hoạt động.

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất

Nghe thì có vẻ giống như lý thuyết, nhưng rõ ràng đó là sự thật. Bỏ bữa sáng chính là nguyên nhân khiến bạn lờ đờ cả ngày, mặc dù có thể bạn không có thói quen ăn sáng. Ngay từ buổi sãng, bạn cần năng lượng cho cả ngày, bởi vậy, theo lẽ tự nhiên, bạn ăn sáng không phải chỉ để là ăn mà còn là để cung cấp năng lượng cho cơ thể, vì vậy, hãy cố gắng ăn uống bổ dưỡng nhất có thể.


Tập Aerobics (thể dục nhịp điệu)

Hãy tham gia tập thể dục nhịp điệu một vài lần một tuần, bạn sẽ cảm thấy khỏe khoắn hơn, thậm chí, bạn còn cảm thấy tràn đầy sinh lực và tỉnh táo mỗi ngày. Bài tập aerobic đóng vai trò quan trọng trong việc đưa máu đến tim. Không cần phải phức tạp, bạn chỉ cần tập những động tác đơn giản ngay tại nhà mình là được.


Liên tục vận động

Ngay cả khi không thể thường xuyên tập thể dục, bạn cũng có thể thường xuyên vận động mỗi ngày, tùy theo sức khỏe và điều kiện của mình. Ví dụ như: đi cầu thang thay vì thang máy, đi bộ thay vì lái xe...


Chế độ ăn ít đường

Đường và cacao là những thứ đồ ăn không đáng tin cậy. Chúng có thể làm cho bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực trong một thời gian, nhưng cuối cùng sẽ làm bạn cảm thấy tồi tệ hơn, nhất là làm cho bạn uể oải hơn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mất năng lượng trong cả ngày, hãy thử cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn của mình, chắc chắn hiệu quả sẽ sớm xuất hiện.


Ăn nhẹ trong bữa trưa

Một bữa ăn trưa quá nhiều món là ý tưởng tồi tệ nhất. Ăn trưa quá nhiều sẽ làm cho bạn cảm thấy “thèm’ ngủ kinh khủng sau đó. Và nếu phải cố gắng cưỡng lại giấc ngủ lại thì thực là quá sức đối với bạn.
Vì vậy, hãy chọn cho mình một bữa trưa nhẹ nhàng nhưng đủ chất dinh dưỡng. Nhóm thức ăn lành mạnh này sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều năng lượng.

Dành thời gian cho mình

Vội vã cả ngày có vẻ như sẽ làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi. Vậy thì tại sao bạn không dành cho mình một chút thời gian mỗi ngày? Không cần nhiều, chỉ 10 – 15 phút mỗi ngày để nghỉ ngơi hoặc quan tâm đến chính mình thì chắc chắn cả ngày bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều.


Giấc ngủ tốt

Đương nhiên, nếu bạn không ngủ đủ giấc, hoặc nếu bạn ngủ không tốt, thì bạn sẽ không cảm thấy tràn đầy sinh lực trong suốt cả ngày. Không có cách nào bạn có thể tiếp tục ‘hăng say” trong cả ngày nếu bạn không được nghỉ ngơi đầy đủ. Do đó, những gì tốt nhất bạn có thể làm cho mình để mình tỉnh táo và khỏe khoắn hơn chỉ có thể là giấc ngủ.

Nghe nhạc

Bạn hãy bật một bản nhạc mà bạn thích nhất, âm nhạc sẽ giúp kích thích hầu hết mọi vùng của não và giúp bạn tập trung. Một số chuyên gia còn cho biết âm nhạc có tác dụng như một chất kích thích với não. Do đó, khi nào thấy mệt mỏi và buồn ngủ, bạn hãy bật nhạc lên và thư giãn. Một lúc sau, bạn sẽ thấy mình lấy lại sự minh mẫn và có thể quay lại làm việc. Lúc đó, hãy tắt nhạc đi và làm việc một cách hiệu quả.

Uống một cốc nước (nước lạnh là tốt nhất)

Sau khi bạn ăn trưa, không ít người thường cảm thấy buồn ngủ và đủ tỉnh táo để bước vào làm việc buổi chiều. Lúc này, bạn hãy uống một cốc nước lạnh để đẩy lùi cơn buồn ngủ và mệt mỏi đó. Một mẹo tuy đơn giản nhưng lại có tác dụng nhanh chóng giúp bạn trở lại trạng thái minh mẫn và khỏe khoắn. Không chỉ thế, khi uống nước, bạn còn đem lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể. 


 

Ăn một miếng sô cô la

Trong sô cô la có chứa một ít caffeine, giúp bạn tăng hưng phấn, xua đi mệt mỏi. Với chị em phụ nữ, một miếng sô cô la sẽ giúp họ nhanh chóng lấy lại được sự tỉnh táo.
 

Uống Antilseep trước những thời điểm bị buồn ngủ

Mỗi người sẽ nhận biết được mình thường xuyên buồn ngủ vào khoảng thời gian nào trong ngày, hoặc ngày hôm nào mình có việc nên cần tỉnh táo.

Antisleep sẽ giúp các bạn chống buồn ngủ và căng thẳng thần kinh, giúp bạn tỉnh táo, giảm mệt mỏi. Ngoài ra, Antisleep còn giúp bạn tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung và làm việc của trí óc.

Antisleep là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên nên sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ cũng như quen thuốc.

Có Antisleep, bạn không còn những cơn buồn ngủ quấy rầy, ảnh hưởng đến công việc, học tập của bạn. Antisleep nên uống trước lúc cần tỉnh táo từ 1-2 giờ. Do đó, bạn biết khi nào mình buồn ngủ và nên uống trước khi mình buồn ngủ từ 1-2 giờ để đạt hiệu quả nhất.



Làm sao để chống lại cơn buồn ngủ trong lớp


Học chính trị đầu khóa hay học lý thuyết, các môn xã hội học trong giảng đường luôn khiến teen buồn ngủ.

Và teen luôn thắc mắc rằng tại sao mình đã ngủ đủ giấc mà vẫn buồn ngủ, hay có cách nào chống lại cơn buồn ngủ không luôn là những câu hỏi muôn thuở của teen.

Nguyên nhân

Thực tế thì học từ khoảng 7h sáng hoặc tầm đầu giờ chiều thì tỷ lệ teen buồn ngủ khá là cao. Nguyên nhân của nó là buổi tối teen thường thức khá là khuya để online, chat, Facebook hoặc học bài rồi sáng lại phải dậy sớm. Mặc dù nói là ngủ đủ giấc khoảng tầm 6 tiếng đồng hồ nhưng vẫn thấy buồn ngủ. Tầm đầu giờ chiều khi teen không có thời gian để ngủ trưa thì vẫn sẽ cảm thấy mệt mỏi, rất buồn ngủ.
Một nguyên nhân khác nữa là teen không có hứng thú vào môn học, lớp học đông, thầy cô không quản lý hết, cộng với tâm lý đến lớp chỉ để điểm danh đối phó với thầy cô

Hoặc vì học trong hội trường quá đông những bạn phía sau sẽ khó quan sát và lắng nghe thầy cô giảng được. Vì thế không còn cách nào khác là… ngủ
Minh Hương (SV năm 2 ĐH NN) nói rằng: “Vì ở nhà quá bận với công việc đi làm thêm để trang trãi học phí, sinh hoạt cá nhân, về nhà lúc nào cũng trễ rồi học được một chút rồi đi ngủ nên lúc nào cũng rơi vào tình trạng thiếu ngủ. Vì thế mà tranh thủ học trong giảng đường, đông sinh viên nên tớ ngủ một chút. Với lại những môn học trong giảng đường rất khô khan, chán ngắt, sau này có kiểm tra thì tớ sẽ mượn bạn bè chép lại”.

Hiện tượng sinh viên ngủ gật trên giảng đường ngày càng trở nên phổ biến, teen có thể viện ra bất kỳ lý do nào để biện minh cho việc ngủ gật của mình. Thậm chí có những sinh viên học 5 tiết trong giảng đường thì ngủ nguyên 5 tiết rồi nhờ bạn bên cạnh đánh thức dậy nếu có điểm danh hoặc thầy cô đến gần.






Phương pháp chống lại cơn buồn ngủ

Tình trạng sinh viên “cú đêm” ngày càng nhiều, chúng ta không thể bảo rằng không nên thức khuya mà hãy dậy sớm vì thực tế nhiều sinh viên nói rằng “Dậy sớm rất khó khăn, thà thức khuya rồi dậy trễ chứ nếu ngủ sớm thì theo thói quen vẫn sẽ nằm lỳ trên giường rồi ngủ tiếp chứ không thể dậy nổi.”
Dường như càng học lên cao thì mức độ thức khuya làm “cú đêm” càng trở nên nghiêm trọng và phổ biến hơn. Thật khó để có thể chữa trong thời gian ngắn được, vì thế mà chúng tớ sẽ chỉ ra những biện pháp hạn chế tình trạng ngủ gật trên giảng đường chứ không thể nào có những biện pháp trị “dứt điểm” cơn bệnh này.

Nếu như buổi sáng có tiết học thì teen nên tranh thủ ngủ sớm rồi dậy sớm, như vậy đầu óc sẽ thỏa mái hơn, ít buồn ngủ hơn.

Nếu xác định là có tiết học quan trọng và sợ mình buồn ngủ thì teen nên ngồi bàn đầu, gần với thầy cô hơn. Tuy hơi nguy hiểm nhưng sẽ là kế sách hay vì teen dù có buồn ngủ cũng chẳng có cơ hội nào để ngủ được.

Không nên để đầu óc và tay chân rảnh rỗi, thầy cô đọc cái gì thì teen hãy viết lại cái đó, nắm bắt những ý chính thầy cô nói rồi viết vào vở, chú ý những câu hỏi thầy cô đưa ra rồi suy nghĩ.

Thư giãn tại chỗ, teen có thể quay sang bạn mình hỏi han vài câu hoặc uống nước, đem cái gì đó ra xem cho đỡ buồn ngủ rồi sau đó tập trung nghe thầy cô giảng tiếp.

Không nên tập trung mắt vào một điểm, điều này rất dễ gây ngủ, tốt nhất là hãy ngó nghiêng mọi người trong giảng đường, xem có những ai rơi vào tình trạng giống như mình không.

Luôn đảm bảo là không được đói bụng, vì đói bụng sẽ làm mình cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chỉ muốn gục mặt xuống bàn mà nằm. Vậy nên trước khi đi học teen hãy nhớ ăn uống đầy đủ.

Tạm kết

Ngủ gật trong giảng đường là một căn bệnh khó chữa đối với sinh viên. Vậy nên đừng đổ lỗi trách hoàn cảnh vì thầy cô dạy không hay, hay do lớp học đông. Chủ yếu là hãy trách bản thân mình vì đã không chủ động tìm ra những cách chống lại cơn buồn ngủ mà thôi.


Khi "kẻ thù" của giấc ngủ lại là... thực phẩm

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn mất ngủ như xem tivi vào buổi tối, stress.... Ngoài ra, một số thực phẩm cũng chính là thủ phạm làm bạn không ngon giấc.

Socola sữa

Trong thanh socola sữa có chứa tiroxin mà sẽ được chuyển hóa thành dopamine – một chất kích  thích. Chất này sẽ khiến bạn thấy thao thức, khó ngủ. Do đó, nếu muốn tỉnh táo vào ban đêm, hãy ăn socola sữa. Còn ngược lại, hãy tránh xa nó vào buổi tối nhé.



Trà nhân sâm
Trà thảo dược vốn rất tốt cho giấc ngủ nhưng riêng với trà nhân sâm thì không. Người ta phát hiện thấy nhân sâm có  tác dụng như một chất kích thích, khiến bạn bị mất ngủ và tăng huyết áp. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần tránh uống trà nhân sâm trước khi đi ngủ ít nhất vài giờ.



Thực phẩm có vị cay

Có thể bạn rất thích ăn thực phẩm có vị cay nhưng rất tiếc, chúng lại không tốt cho giấc ngủ của bạn, đặc biệt là trong thời gian bạn bị ợ nóng bởi việc nằm xuống sẽ khiến tình trạng thêm tệ hơn. Do đó, nếu quá thèm thực phẩm cay thì tốt nhất bạn nên ăn vào sáng sớm để không ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.

Rượu

Mặc dù nhiều người thường sử dụng rượu như một cách để giải tỏa stress nhưng trên thực tế, nó lại khiến bạn không có giấc ngủ ngon. Ngay cả khi bạn đã ngủ thì đó cũng sẽ là một giấc ngủ không trọn vẹn và bạn sẽ cảm thấy mệt vào sáng hôm sau.


Cách chống buồn ngủ khi học
Làm gì khi bị mất ngủ?
Chán ăn ở người lớn
Mất ngủ ở người cao tuổi và cách khắc phục
Chóng mặt buồn nôn khi mang thai

(st)