Cách chống say khi uống bia từ kinh nghiệm thực tế của dân nhậu

Cách chống say khi uống bia từ kinh nghiệm thực tế của dân nhậu. Bên cốc bia người ta có thể bàn bạc công việc một cách thân tình và thoải mái cũng như vơi đi những phiền muộn của cuộc sống. Nhưng đối với sức khỏe, bia cũng có mặt lợi và không lợi.



CÁCH CHỐNG SAY KHI UỐNG BIA


Hầu như lần nào cũng vậy khi đi gặp đối tác hay liên hoan mình luôn phải uống bia và rượu liên tục. Từ chối thì không được mà uống vào thì say không biết trời đất là gì luôn . Sau nhiều kinh nghiệm đau thương về hậu quả sau khi say rượu bia mình đã rút ra những bí quyết chống say rượu bia sau, bảo đảm uống vô tư, đi 2-3 tăng liên tục không thành vấn đề :

- Trước khi uống có thể uống 1 trong những thứ sau:

+ Uống 2-3 viên 3 min (vitamin B1, B2, B6)

+ Làm 2 quả trứng gà sống

+ Dùng chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phomat

+ 1 ly dầu ăn

+ Nước cam pha mật ong

- Trong khi uống:

+ Tăng cường ăn nhiều chất tinh bột: cơm, bánh mỳ

+ Hoa quả có vị chua như chanh, xoài, me, dâu tây, cam

+ Tuyệt đối không ăn bưởi, uống nước lọc, nước có ga khi uống rượu, bia

+ Nên tránh không uống rượu, bia cùng lúc rất dễ say

+ Không uống 1 lần hết 1 ly, cốc vì uống như thế say nhanh, dù uống 1 nhưng ngấm như 2 ly

+ Nên ói nếu thấy choáng váng, vì say rượu bia là biểu hiện trúng độc của cơ thể. Đây cũng là cách cơ thể tự giải độc

+ Tăng cường vận động như hát, nhảy, nói chuyện thì dù có uống nhiều ta vẫn tỉnh

- Sau khi uống:

+ Ăn một bát cháo đậu xanh

+ 1 ly bột sắn pha nước chanh, nhiều đường

+ Không quan hệ sau khi say rượu vì dễ đi lắm đó

+ Không uống thuốc chống say, thuốc cảm

+ Nên chạy bộ quanh nhà, vận động nhẹ chứ không nên nằm ngủ vì như vậy sau khi ngủ dậy sẽ rất nhức đầu.

Trên đây là một số kinh nghiệm của mình, nếu ai có kinh nghiệm nào hiệu quả thì chia sẻ nhé!


- Trước khi uống rượu, uống 2 viên 50mg sinh tố B6 kèm theo một viên sinh tố B-100 có thể làm bớt say hơn phân nửa (nhưng không nên dùng B6 thường xuyên, có thể có biến chứng không tốt).


- Ăn vài bát cơm với rau luộc có thể khiến bạn “tăng cường sức chịu đựng” rất lâu. Trong cơm, gạo, cám...có nhiều sinh tố B và carbonhydrat (chú ý không nên vo gạo kỹ trước khi nấu, sẽ làm mất hết các sinh tố trong gạo).

- Trong rau luộc (các loại rau màu xanh đậm như rau muống, rau cải) có nhiều khoáng chất. Đó toàn là những chất bị mất nhiều nhất trong lúc uống rượu.

- Nếu trong lúc ăn cơm bạn còn thêm một ly nước cam pha mật ong nữa, thì bạn không còn lo gì đến khó coi vì say rượu

Những điều cần tránh khi uống bia

01/06/2013 - 23:35

Uống 330ml bia (1 lon/chai) mỗi ngày sẽ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn uống nhiều hơn hoặc kết hợp với một số thực phẩm và đồ uống khác, thì sẽ phản tác dụng.

Bên cốc bia, người ta có thể thoải mái bàn bạc công việc. Có người còn uống bia để vơi đi những phiền muộn trong cuộc sống. Tuy nhiên, với sức khỏe, nếu bạn uống không đúng cách thì chỉ càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Sau đây là những điều bạn nên tránh khi uống bia:

Lưu ý khi uống bia

1. Uống bia với nước giải khát


Nhiều người quan niệm rằng, uống bia với nước giải khát có thể làm giảm cơn say, nhưng thực tế không phải như vậy. Theo các nhà nghiên cứu, việc uống lẫn bia với nước uống có ga sẽ càng khiến bạn say nhanh hơn. Những đồ uống có ga thường cho ra lượng khí carbon dioxide trong dạ dày, khiến bia vào ruột non nhanh chóng, tốc độ hấp thu bia của ruột non cũng nhanh hơn. Do vậy, càng khiến cơ thể bạn dễ dàng gặp nguy hiểm.


Ngoài ra, bạn cũng không nên uống lẫn bia với rượu. Thường trong các cuộc nhậu, bạn uống rượu trước, nhưng đến tăng 2, lại có thói quen uống thêm bia nữa. Thực tế, các hương liệu, phụ gia và chất khách trong bia và rượu sẽ “đánh nhau”, khiến phần lớn lượng cồn trong rượu nhanh chóng được hấp thu làm bạn say nhanh hơn, đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng. Và nếu ai đã từng có kinh nghiệm uống lẫn bia với rượu, sẽ biết rằng cơ thể mình mệt mỏi, uể oải hơn sau khi thức dậy.

2. Uống bia với hải sản, xúc xích, thực phẩm hun khói


Chúng ta thường có thói quen uống bia khi ăn đồ hải sản như ghẹ, ngao, sò, cua, tôm… Thực tế, đó chính là con đường nhanh nhất đưa bạn đến với bệnh gout.


Các loại hải sản đều có hàm lượng đạm cao, đạm hải sản chứa nhiều purin và axit glycoisides, dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia để tạo thành những chất khó được đào thải ra khỏi cơ thể. Lượng đạm thừa không được bài tiết đó sẽ đọng lại trong các khớp xương và mô cơ, gây nên chứng sưng nóng, đỏ đau các khớp và cơ. Tình trạng này tái diễn sẽ làm tổn hại cho khớp, cụ thể là bệnh gout.


Ngoài ra, bạn cũng nên tránh uống bia cùng thịt xông khói, dù hương vị của rượu sẽ lưu lại trong miệng lâu hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm hun khói chứa nhiều chất nitrosamine (một chất gây ung thư). Nồng độ hòa tan của nitrosamine ở trong bia rượu rất lớn, do đó sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày, thực quản…

3. Giải rượu bằng trà và cà phê

Nhiều người nghĩ rằng trà và cà phê có thể giúp giảm tác động xấu của rượu bia. Nhưng thực tế, thành phần chủ yếu của cà phê là cafein, uống cafe sau khi uống rượu có thể gây nguy hại cho cơ thể nhiều hơn, đặc biệt là gây tổn thương não. Đồng thời, cà phê đẩy nhanh tuần hoàn máu, tăng thêm gánh nặng cho huyết quản tim, gây tổn hại gấp mấy lần uống rượu bình thường.


Trà có tác dụng giải rượu nhưng lại gây ra các tác hại khác cho tim mạch và thận, vì rượu và nước trà đều có chất kích thích mạnh đối với tim. Vốn dĩ, việc uống rượu đã làm cho trái tim của bạn phải tăng sức làm việc, cộng thêm trà nữa sẽ khiến tim hoạt động nhiều hơn, dẫn đến hưng phấn quá mức. Bên cạnh đó, uống trà ngay sau khi uống rượu cũng làm cho thận phải làm việc nhiều để đào thải các chất kích thích. Quá trình đào thải không kịp sẽ dẫn đến ứ đọng chất cồn, lâu ngày dẫn đến dư thừa axít uric, gây bệnh sỏi thận.

Những điều kiêng kỵ khi uống bia

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên uống 330ml bia (1 lon hay 1 chai), tối đa không uống quá 2 lít. Tốt nhất nên giới hạn ít nhất là 2 ngày một tuần không uống rượu, bia. Uống quá nhiều bia sẽ gây ra béo phì và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Không nên uống bia khi:

Ăn hải sản: Theo thói quen, khi chúng ta ăn đồ hải sản như ghẹ, ngao sò, cua, tôm bên cạnh không thể thiếu một ly bia sủi bọt đầy hấp dẫn mà không biết rằng nó sẽ dễ làm bạn mắc bệnh gut.

Các loại hải sản đều có hàm lượng đạm cao, trong các chất đạm của hải sản chứa nhiều purin và axit glycoisides rất dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia để tạo thành những hợp chất khó thải loại khỏi cơ thể.


Lượng đạm thừa không được bài tiết đó sẽ đọng lại trong các khớp xương và mô cơ, gây nên chứng bệnh sưng nóng, đỏ đau các khớp và cơ. Tình trạng này nếu tái diễn nhiều lần và kéo dài sẽ làm tổn hại cho khớp, cụ thể là dẫn tới bệnh gút.

Đang trong thời gian uống thuốc: Trong thời gian uống thuốc không được uống bia, vì nó sẽ ảnh hưởng tới sự phân giải và hấp thu thuốc. Bia có thể kết hợp với nhiều loại thuốc, gây tác dụng phụ, đặc biệt là với các loại thuốc kháng sinh, an thần, hạ huyết áp, chống tiểu đường và chống đông máu.


Đang uống rượu: Khi đã uống bất kỳ một loại rượu nào thì không nên dùng bia để uống chung để tránh phần lớn cồn trong rượu nhanh chóng được hấp thu sẽ rất hại dạ dày và làm bạn dễ bị say, đau đầu.


Những bệnh cần kiêng bia

Bệnh tim mạch: Tuy người bị bệnh tim không phải kiêng cữ bia rượu tuyệt đối, nhưng cần uống có chừng mực và luôn xin lời khuyên của bác sĩ.


Nhưng nếu bạn mắc bệnh cơ tim do rượu, thì bạn phải kiêng rượu bia hoàn toàn.


Tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường nếu uống thức uống có cồn rất dễ bị hạ đường huyết. Đặc biệt đối với bệnh nhân đang dùng thuốc hạ đường huyết hoặc đang chích Insulin nếu dùng bia rất dễ gây phản ứng phụ.

Người mắc bệnh tiểu đường có đi kèm bệnh gan, bệnh gút, bệnh mắt, bệnh thận, bệnh tim tuyệt đối không dùng ruợu, bia.


Bị kết sỏi ở niệu đạo: Trong quy trình sản xuất bia, quá trình lên men mạch nha làm xuất hiện nhiều chất tạo sỏi, do đó nếu uống bia càng thúc đẩy quá trình tạo sỏi đường tiết niệu vì vậy những người đang bị kết sỏi ở niệu đạo không nên uống bia.


Viêm dạ dày mãn tính: Sau khi vào cơ thể, bia sẽ gây chướng bụng trên, khiến ta có cảm giác chán ăn. Hậu quả là bệnh viêm dạ dày càng nặng thêm.


Bị loét dạ dày và tá tràng: Những người này thường có nhiều axit dạ dày. Trong bia có nhiều CO2, khi vào cơ thể sẽ làm tăng axit dạ dày, gây đau bụng do vết loét kịch phát, thậm chí còn gây thủng ở nơi loét, đe dọa tính mạng.

Viêm gan: Khi vào cơ thể, chất cồn trong bia phải trải qua quá trình lọc và chuyển hóa ở gan. Các độc tố của bia sẽ tích tụ ở gan và làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.


Thai phụ nên kiêng bia rượu: Một nghiên cứu của Đại học New Mexico (Mỹ) cho thấy, việc phụ nữ có thai dùng đồ uống có cồn, dù chỉ một chút thôi, nhất là trong 6 tháng đầu thai kỳ, cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.


Phụ nữ cho con bú: Bia được tạo ra chủ yếu từ đại mạch. Mạch nha của đại mạch lại có tác dụng ức chế việc tiết sữa và tái tạo sữa. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú không nên uống bia sẽ dễ bị mất sữa.

Khi nào uống bia có lợi?

Các nhà nghiên cứu khuyến nghị những người luyện tập thể thao nên uống mỗi ngày 250ml bia (nữ) - 500ml bia (nam) và coi bia như một phần trong chế độ dinh dưỡng dành cho vận động viên.


Sau khi tập luyện, cơ thể đang bị thiếu nước, bia sẽ giúp bổ sung lượng chất lỏng đang thiếu hụt trong cơ thể. Chỉ một lượng nhỏ bia cũng giúp bù nước cho cơ thể một cách hiệu quả. Vì trong bia có thành phần cacbon dioxide giúp “giải khát” nhanh hơn trong khi cacbon hydrat trong bia cũng thay thế phần nào lượng calo hao hụt trong quá trình luyện tập.

Uống bia đúng cách

Bia là thức uống giải nhiệt mùa nóng nhưng mùa đông bạn cũng có thể uống bia ở nhiệt độ 15 độ C, nếu để bia ở nhiệt độ quá thấp lại khiến cho bia mất đi hương vị không còn cảm giác hấp dẫn. Vì vậy nếu chai bia bị ướp quá lạnh bạn có thể ngâm bia vào nước ấm 30 độ C để bia tăng lên nhiệt độ cần thiết. Không nên để nhiệt độ bia quá cao sẽ làm một số chất bổ dưỡng có trong bia bị hao hụt và bia có vị đắng.


Uống bia nên uống nhanh, nếu để lâu chất cacbon dioxide trong bia sẽ bị mất khiến nhiệt lượng trong cơ thể không được giải tỏa.

Nên dùng cốc lớn để rót bia để bia không bị nâng nhiệt so với nhiệt độ bên ngoài.

Trong bữa tiệc hay bữa nhậu, dầu mỡ từ thức ăn rất dễ bị dính vào cốc uống bia, do đó cần luôn lau sạch cốc vì dầu mỡ sẽ nhanh chóng nuốt mất bọt bia.

Nhiều loại bia có khoảng 5% cồn, do đó không nên uống bia “chay” mà hãy ăn thứ gì đó trong khi uống ví dụ như bánh sandwich hoặc khoai tây rán, loại thức ăn này sẽ giúp hấp thụ lượng cồn để cồn không thể ngấm thẳng vào máu. Tránh uống bia rượu khi đói.

cách giải say rượu, bia nhanh nhất

Giải rượu bằng thuốc nam

Chúng tôi xin giới thiệu một số cây thuốc, bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian giúp giải rượu nhanh và phục hồi sức khoẻ sau mỗi lần quá chén

Rau cần: Rau cần một nắm rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha chút đường uống từ từ. Nước cốt rau cần không chỉ làm

tỉnh rượu

mà còn giúp người say không bị đau đầu váng vất sau khi tỉnh.

Rau muống: Uống nước ép rau muống cũng chữa được ngộ độc rượu. Rửa sạch 500g rau muống tươi (loại rau sạch) giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.

Cà chua: Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các nguyên tố cali, canxi, natri... Cách giải ngộ độc rượu đơn giản, dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.

Chanh tươi: 1 quả chanh tươi, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn cả quả càng tốt.

Lá dong (dùng để gói bánh chưng): 100-200 g lá dong, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

Vỏ quýt phơi khô (để lâu năm càng tốt): 30g vỏ quýt, sao thơm tán vụn; mơ chua 2 quả bỏ hột thái vụn. Hai vị sắc nhỏ lửa với 360 ml nước, sau 30 phút lọc bỏ bã, cho uống. Nếu có thêm một chút nước gừng hoặc trà gừng thì càng tốt.

Bưởi: ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.

Trà búp 5g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi cũng được) 16 g, thái vụn. Hai thứ hãm với nước sôi uống đặc.

Quả cau tươi (bỏ vỏ xanh, bỏ hạt). 50 g, cam thảo 12 g (nửa để sống, nửa sao muối). Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Hoa sắn dây (nếu không có dùng củ sắn dây thay thế) 10 g sắc uống. Cũng có thể hãm cùng trà búp 5 g, đậu xanh 10 g với nước sôi, chia uống vài lần.

Bột sắn dây: Pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.

Củ cải trắng: Giã nát một ít củ cải trắng, vắt lấy nước cốt, thêm chút đường rồi uống làm nhiều lần.

Đậu xanh: Ăn các sản phẩm chế từ đậu xanh (khoảng 10 - 30g), hoặc Đậu xanh 100 g, thêm nước lượng vừa sắc uống, hay dùng nước ấm rửa sạch đậu xanh, băm nhuyễn, thêm nước sôi rồi hãm uống.

Đậu đen: Khi ngộ độc rượu ta có thể uống nước sắc đậu đen để giải say. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.

Gừng tươi: Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.

Cà gai leo dược liệu quí hiếm giúp giải độc rượu bảo vệ gan, ngăn chặn các bệnh về gan do dùng nhiều bia rượu như: Men gan cao, viêm gan, xơ gan, ung thư gan…

Theo kinh nghiệm của dân gian Cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. Tác dụng bảo vệ tế bào Gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ Cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu.
Cách sử dụng: Rễ, thân, lá, phơi khô sắc uống hoặc đun uống thay nước hàng ngày, ngày dùng 100g
Hoặc trước và sau khi uống rượu uống 2-4 viên Cà gai leo của công ty Thiên nhiên tinh hoa sản xuất.

Vỏ quả chanh 50 g, vỏ quả quýt 50 g, hoa sắn dây 25 g, hoa đậu xanh 25 g, nhân sâm 10 g, đậu khấu 10 g, muối ăn 30 g. Các vị sấy khô nghiền bột, đựng trong bình kín dùng dần. Khi say rượu, lấy 5-7 g pha nước uống, mỗi ngày 3 lần.

1. Sử dụng nước mơ trần bì

 

Nguyên liệu: 3 quả mơ chua hoặc mơ ngâm, 1 nhúm trần bì, 2 cốc nước đun sôi để nguội.

Thực hiện: Quả mơ tách bỏ hạt, lấy thịt, dầm nát. Trần bì rửa sạch.

- Cho trần bì, quả mơ vào nồi với 2 cốc nước, đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước sắc lại còn một nửa.

- Cho người say dùng khi nước còn ấm để phát huy tác dụng.

 

2. Vỏ quất tươi hoặc một ít vỏ chanh, rửa vỏ thật sạch trước khi đun.

Nguyên liệu: 1 quả chanh, một chút muối, 1 thìa nhỏ đường, 1 tách nước nóng.

 

Thực hiện: Cắt đôi quả chanh, lấy một lát mỏng ở giữa, phần còn lại vắt lấy nước cốt, cho vào tách nước nóng.

 

- Thêm đường, chút muối và lát chanh vào tách, khuấy đều.

 - Cho người say dùng nóng. Muối sẽ làm đằm vị chua, thức uống sẽ đậm đà hơn. Vị chua và mùi thơm của tinh chất chanh sẽ giúp người say tỉnh táo, dễ chịu hơn.


3. Dùng Nước đậu xanh

 

Nguyên liệu: 100gr đậu xanh, 500ml nước, một chút muối.

Thực hiện: Vo đậu xanh vài lần cho sạch bụi.

- Cho đậu xanh vào nồi với 500ml nước, đun trên lửa nhỏ đến khi đậu nở mềm, vớt bọt.

- Thêm chút muối vào nồi nước đậu xanh, tắt bếp, để hơi nguội.

- Bạn có thể lọc lấy nước hoặc cho người say ăn luôn cả phần cái để giã rượu.

 

4. Dùng trà quất


Nguyên liệu: Một nhúm trà xanh khô, 2-3 quả quất khô hoặc mứt quất, 1 quả quất tươi, 2 cốc nước lọc.

Thực hiện: Đun nóng 2 tách nước, cho trà và quất khô hoặc mứt quất vào đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 2/3 lượng nước ban đầu. Thấy nước trà sánh và đậm là được.

- Để nước trà hơi nguội, rót ra tách, vắt nước cốt quất tươi vào trước khi uống, dùng thìa khuấy đều.

5. Nước ép cà chua

Nguyên liệu: 2 quả cà chua, một ít muối, 1/2 cốc nước lọc.

Thực hiện: Cà chua rửa sạch, cho vào tủ lạnh giữ thật lạnh.

  - Sau khi ép lấy nước, bạn không cần thêm đá viên, thức uống vẫn có độ lạnh, vừa dễ uống vừa không bị loãng.

  - Cho cà chua vào máy ép hoa quả, ép lấy nước.

- Pha thêm 1/2 tách nước lọc và chút muối để giảm độ chua, khuấy đều. Nếu thích uống ngọt, bạn có thể pha thêm 1-2 thìa nhỏ đường, nước cà chua sẽ có độ ngọt vừa phải, rất ngon.

6. Nước cóc ép

 

Nguyên liệu: 2 quả cóc, một ít muối, 1/2 cốc nước lọc.

 

Thực hiện: Cóc rửa sạch, gọt vỏ, cho vào tủ lạnh khoảng 20-30 phút để cóc thật lạnh.

 

- Cho cóc vào máy ép hoa quả, ép lấy nước.

 

- Pha thêm 1/2 tách nước lọc hoặc ít hơn nếu bạn muốn uống nguyên chất. Thêm chút muối để giảm độ chua, khuấy đều.

- Bạn cũng có thể ép cóc lấy nước rồi mới cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Cóc chứa nhiều vitamin C, giúp giải rượu rất hiệu quả.

7. Nước rau cần

Nguyên liệu: 100gr rau cần, một ít nước, một ít đường.

Thực hiện: Rau cần rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha chút đường, uống từ từ.

 

Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu sau khi tỉnh.

 

8. Nước củ cải trắng

 

Nguyên liệu: 3 củ cải trắng, một ít đường.

Thực hiện: Củ cải trắng rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha thêm chút đường uống.

 

9. Rau muống

Uống nước ép rau muống cũng chữa được ngộ độc rượu. Rửa sạch 500g rau muống tươi (loại rau sạch) giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.

 

10. Cà chua

 

Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các nguyên tố cali, canxi, natri... Cách giải ngộ độc rượu đơn giản, dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.

 

11. Chanh tươi

1 quả chanh tươi, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn cả quả càng tốt.

 

12. Lá dong (dùng để gói bánh chưng)

100-200 g lá dong, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

 

13. Bưởi

Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.

 

14. Bột sắn dây

 

Pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.

15. Củ cải trắng

 

Giã nát một ít củ cải trắng, vắt lấy nước cốt, thêm chút đường rồi uống làm nhiều lần.

 

16. Đậu đen

 

Khi ngộ độc rượu ta có thể uống nước sắc đậu đen để giải say. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.

17. Gừng tươi

 

Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.

18. Cà gai leo

 

Dược liệu quí hiếm giúp giải độc rượu bảo vệ gan, ngăn chặn các bệnh về gan do dùng nhiều bia rượu như: Men gan cao, viêm gan, xơ gan, ung thư gan…

Theo kinh nghiệm của dân gian Cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. Tác dụng bảo vệ tế bào Gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ Cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu.

 

Cách sử dụng: Rễ, thân, lá, phơi khô sắc uống hoặc đun uống thay nước hàng ngày, ngày dùng 100g, hoặc trước và sau khi uống rượu uống 2-4 viên Cà gai leo của công ty Thiên nhiên tinh hoa sản xuất.

19. Atiso

 

Atiso là một loại thảo dược có khả năng giải rượu và trị nhức đầu do say rượu rất tốt. 2 bông atiso tươi nấu sắc trong 2 tiếng (hoặc 2 nắm atiso khô chế biến sẵn nấu 15 phút), uống từng đợt, mỗi đợt một cốc lớn.

20. Nước chè xanh

 

Chè xanh chứa axit tanic, có thể khử độc cồn cấp tính, chè càng đậm thì lượng axit càng nhiều.

 

Ngoài những cách giải say như kể trê, người uống rượu bia cần lưu ý, trước khi nhập cuộc, để không bị chê là “tửu lượng” kém và giảm thiểu hậu quả khủng khiếp của cơn say, bạn nên có các chuẩn bị đối phó như sau:

+ Uống nước: cung cấp lượng nước nhất định để không bị mất nước nếu đi tiểu liên tục. Mang theo một chai nước càng tốt. Vắt chanh vào cốc nước bổ sung vitamin C nhằm chống đỡ được các tác hại của rượu.

+ Ăn: uống rượu bia khi đói thì bụng chắc chắn cồn cào, cồn thẩm thấu vào máu nhanh hơn làm bạn chóng say. Nếu nôn mửa, do không có thức ăn trong dạ dày nên lượng nước  thoát ra lại càng lớn.

+ Uống từ từ để cơ thể có thời gian tiêu hủy cồn.

  + Ăn nhẹ sau khi nhậu rồi mới đi ngủ vì bụng đói dễ làm bạn bị trúng gió.

  Đặc biệt, khi say cần lưu ý không uống các loại thuốc chống nôn vì thuốc tiếp tục giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp, hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, lâu ngày gây xơ gan và ung thư gan.

Tuyệt đối không uống nước ngọt có gas trong và sau khi nhậu vì phản ứng tạo bọt khí sinh ra lượng lớn anhydrit cacbonic rất nguy hại tới dạ dày, gan, thận, tim và huyết quản, làm huyết áp tăng cao, tức ngực, khó thở và chóng mặt trầm trọng.

Các loại “thuốc giải rượu” được bán trên thị trường như Voskyo 3, RU-21, ME-21, Mewol-21, Tylenol… thật ra chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không hề giúp bạn giải rượu nhanh, một số thành phần còn có thể gây ra suy gan.

  Không nên uống paracetamol, vitamin B1, B6, axit folic… để làm giảm đau đầu khi say. Khi rượu, bia vào, gan đang bị ảnh hưởng, lại thêm paracetamol chuyển hoá làm gan tê liệt. Còn aspirin, một loại thuốc giảm đau, hạ sốt, khi uống phối hợp với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hoá.



Cách chữa say nắng hiệu quả
Mẹo chữa uống rượu say trong ngày Tết Nguyên Đán
Chữa bệnh táo bón bằng mướp đắng rất tốt
Em bé bị rôm sảy và cách điều trị, phòng tránh
Tác dụng chữa bệnh của cây dứa dại
Mẹo chữa say tàu xe hiệu quả
Tác dụng chữa bệnh của khổ qua rừng
Tác dụng chữa bệnh của củ khoai tây
Khổ qua chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả


(ST)