Cách chữa bệnh quai bị triệt để

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại siêu vi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Là loại bệnh thường gặp và chủ yếu ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. 

Bệnh quai bị thường hay xuất hiện nhiều vào mùa hè và cũng có thể xảy ra vào mùa thu và mùa đông. Bệnh dễ phát triển thành dịch, nhất là ở những nơi ở tập thể đông người như: cơ quan, trường học, bệnh viện, …

Nguyên nhân gây bệnh quai bị là do virus gây nên vì thế bệnh sẽ nhanh chóng lây lan từ người bệnh sang người xung quanh bằng đường hô hấp (qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân khi ho hoặc hắt hơi) và qua đường tiêu hóa. Bệnh xuất hiện nhiều ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ chưa tiêm phòng quai bị và những người trưởng thành chưa có miễn dịch quai bị. Tuy nhiên, ở người lớn thường mắc ít hơn.

Bệnh quai bị loại bệnh thường gặp ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh quai bị

- Bệnh nhân bị sốt cao (39 – 40ºC) trong 3 – 4 ngày.

- Chảy nước bọt, sưng to vùng mang tai, nhìn bên ngoài sẽ thấy má sưng to. Có thể bệnh nhân sẽ bị sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia, cũng có thể bị sưng hai bên cùng một lúc, gây đau đớn cho bệnh nhân khi nuốt nước bọt.

- Sau đó, trẻ bị khô miệng vì các tuyến nước bọt đã ngừng hoạt động.

Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và nếu không chữa kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nặng hơn ở trẻ em: Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy, tổn thương thần kinh.

Ngoài ra, biến chứng viêm não hoặc viêm màng não: Thường xuất hiện sau 7-10 ngày với triệu chứng nhức đầu nghiêm trọng và cứng cổ. Đặc biệt, bệnh quai bị ở phụ nữ có thai được coi là nguy hiểm cho thai nhi. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Cách phòng bệnh quai bị

- Tiêm vacxin phòng ngừa quai bị.

- Cách ly người bệnh quai bị với mọi người xung quanh tránh lây nhiễm.

Bệnh quai bị thường hay xuất hiện nhiều vào mùa hè

Cách điều trị bệnh quai bị

- Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.

- Hạ sốt, hạ thân nhiệt cho bệnh nhân bằng cách dùng khăn ấm chườm lên trán, kết hợp lau vùng nách và chân tay.

- Người bệnh cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để phòng tránh lây nhiễm bệnh.

- Người bệnh cần cách ly khoảng 2 tuần bắt đầu từ khi phát hiện bệnh.

- Kiêng nước lạnh, kiêng gió.

- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động (đặc biệt là khi phát hiện tinh hoàn có hiện tượng sưng đau, mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau nhức).

- Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng để chống khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.

- Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn cần phải đầy đủ chất dinh dưỡng. Không nên ăn cá mè, cá chép, đồ nếp.

- Bổ sung đa dạng các loại hoa quả tươi và rau xanh cho cơ thể, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp tăng khả năng miễn dịch.

- Nếu trường hợp bệnh nhân sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

- Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.