Mẹo vặt chữa bệnh thủy đậu nhanh khỏi, không để lại sẹo
cách chữa bệnh thủy đậu cho trẻ em nhanh khỏi, hiệu quả, không lo sẹo
Cách chữa bệnh thủy đậu hiệu quả nhất
Video Clip: Bà bầu bị bệnh thủy đậu trong thai kỳ và cách chữa
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do vi-rút Varicella zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa Xuân.
Bệnh thường lây qua chủ yếu qua đường hô hấp, hoặc khi tiếp xúc với dịch từ bọng nước khi vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét của người bệnh.
Bệnh biểu hiện với các triệu chứng sau: Khi khởi phát người bệnh có thể sốt, đau đầu, đau cơ. Sau đó cơ thể người bệnh xuất hiện những 'nốt rạ'.
Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện trong vòng 12 - 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt thủy đậu có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 - 500 nốt.
Trong trường hợp bình thường, những mụn nước khô, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn. Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm gan, viêm phổi, nhiễm trùng nốt thủy đậu để lại sẹo xấu…
Điều trị bệnh thủy đậu: quan trọng nhất là làm sạch da và vệ sinh thân thể, tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn, thay quần áo nhiều lần trong ngày, cắt ngắn và vệ sinh móng tay, tránh cọ xát làm các bọng nước bị vỡ. Dùng kháng sinh khi nghi ngờ có biểu hiện bội nhiễm theo chỉ định của bác sĩ.
Chính vì vậy nếu các mụn nước thủy đậu, không bị nhiễm trùng và tự khô thì không để lại sẹo. Các nốt thủy đậu mà vỡ do gãi, bị nhiễm trùng thường mưng mủ, sưng nề vùng da xung quanh, nếu không dùng kháng sinh có thể để lại sẹo. Bạn nên đi khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.