Mẹo vặt chữa bệnh thủy đậu nhanh khỏi, không để lại sẹo
cách chữa bệnh thủy đậu cho trẻ em nhanh khỏi, hiệu quả, không lo sẹo
Video Clip: Bà bầu bị bệnh thủy đậu trong thai kỳ và cách chữa
Trẻ em có hệ miễn dịch kém, dễ bị xâm nhập bởi các vi khuẩn gây bệnh đặc biệt là trong thời điểm giao mùa như hiện tại. Thủy đậu là bệnh nguy hiểm đối với nhiều lứa tuổi. Bệnh thủy đậu do siêu vi có tên Varicella Zoster Virus gây nên.
Dấu hiệu trẻ bị thủy đậu
Ở trẻ em, biểu hiện thủy đậu rất dễ nhận biết. Trong thời gian ủ bệnh, trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ trong vài ngày. Các bậc cha mẹ cần chú ý trong việc giảm nhiệt độ cơ thể bằng cách chườm lạnh hoặc chườm nóng cho trẻ.
Sau đó, có những nốt mẩn ngứa xuất hiện trên da ngày càng dày đặc. Thông thường, các bong nước lan từ thân đến chân tay.
Ngoài ra, trẻ có hiện tượng: đau họng, đau tức ngực…
Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt đối với trẻ em. Chính vì vậy, cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em như thế nào cho hiệu quả là nỗi lo của nhiều cha mẹ.
Thủy đậu là căn bệnh thường gặp ở trẻ từ 1-6 tuổi
Có nhiều cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em, bao gồm liệu pháp khoa học và những bài thuốc dân gian.
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh thủy đậu trẻ em là sốt nhẹ
1. Liệu pháp khoa học
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc đặc trị bệnh thủy đậu cho cả người lớn và trẻ em. Có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh và histamin như: chlopheniramin, loratadine… Ngoài ra, để điều trị thủy đậu sử dụng các loại thuốc giúp làm lành vết thương: xanh methylen, hồ nước… Nếu bệnh nặng hơn, sử dụng thuốc kháng sinh có chứa Acyclovir (adenin guanosine), liều dùng tùy thuộc vào lứa tuổi và thể trọng của bệnh nhân.
2. Bài thuốc dân gian
Lá dâu
Một trong những cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em hiệu quả sử dụng bài thuốc được bào chế từ thảo dược, an toàn và tiện dụng.
- Với trẻ em có biểu hiện ngứa nhẹ, xuất hiện bỏng nước: Dùng lá dâu tằm, cam thảo, rễ sậy, lá tre…sắc uống.
- Bệnh nhân có những biểu hiện nặng: mẩn ngứa kèm theo sốt nhẹ, nóng trong người, viêm niêm mạc miệng: Bài thuốc gồm: kim ngân hoa 12g, liên kiều 8g, bồ công anh 16g, sinh địa 12g, xích thược 8g, chi tử (sao) 8g.
- Khát nước, miệng khô, thêm thiên hoa phấn, sa sâm, mạch môn, mỗi vị 8-12g. Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày, uống nóng sau khi ăn 30 phút.