Cách chữa bệnh trĩ bằng tây y phương pháp tốt hiệu quả nhanh

Cách chữa bệnh trĩ bằng tây y phương pháp tốt hiệu quả nhanh.rĩ không khó chữa, nhưng rất nhiều người chữa không khỏi, do điều trị không dứt điểm hoặc phương pháp điều trị chưa hợp lý.









CÁCH CHỮA BỆNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÂY Y



Bệnh trĩ có thể chữa bằng cả phương pháp Tây y và Đông y. Dưới đây là phương pháp chữa trĩ bằng Tây y qua trao đổi với PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm - Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam.

Xin PGS cho biết những phương pháp chữa trĩ theo Tây y?

- Tây y có 3 kiểu chữa trĩ: Điều trị nội khoa, điều trị bằng thủ thuật và điều trị bằng phẫu thuật. Điều trị nội khoa, có thể sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, xông, ngâm, hoặc đặt thuốc hậu môn. Điều trị theo phương pháp này cần có chế độ ăn uống phù hợp: Ăn nhiều rau, củ, quả, ăn ít đường, ít mặn, tránh những chất kích thích như cà phê, chè, thuốc lá, ớt, hạt tiêu.

Ăn nhiều rau xanh để chống táo bón

Đặc biệt, phải chú ý tập thể dục để làm săn chắc cơ bụng, cơ hậu môn. Phương pháp này áp dụng trong điều trị tất cả các loại trĩ, có hiệu quả cao để ổn định bệnh hoặc tránh tái phát trĩ. Tuy nhiên, nếu bị trĩ độ nhẹ có thể chỉ cần điều trị nội khoa là khỏi, nhưng nếu trĩ nặng thì phải kết hợp cùng với một phương pháp khác nữa.

Điều trị bằng thủ thuật, được sử dụng đối với trĩ nội độ 1 và 2; trĩ nội độ 3 nhưng xuất hiện thành búi trĩ và không to. Điều trị bằng thủ thuật không có hiệu quả đối với trĩ ngoại, trĩ độ 4, độ 3 to thành vòng và trĩ hỗn hợp. Có nhiều thủ thuật được sử dụng trong điều trị như tiêm xơ, thắt vòng cao su, sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần, điện trực tiếp (WD2 Ultroid).

Bản chất trĩ là đám rối mạch máu, máu tới đó không tuần hoàn ngược về tim được, thành những cục u, thành phần thừa ở hậu môn. Thủ thuật tiêm xơ là làm mất búi trĩ bằng cách tiêm chất hóa học vào búi trĩ, tạo xơ ở đó, máu không đến được để nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo đi. Thắt vòng cao su là sử dụng vòng cao su, lồng vào cổ búi trĩ, thắt nghẹt lại để máu không tới nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo và rụng.

Ngoài ra, thủ thuật có thể sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần. Sử dụng thủ thuật để cắt trĩ có lợi là làm không đau, bệnh nhân có thể về nhà trong thời gian ngắn, nhưng có điểm yếu là rất dễ tái phát.

Điều trị bằng phẫu thuật là phương pháp triệt để nhất. Có thể cắt bỏ trĩ hoàn toàn, hiệu quả cao và ít tái phát. Phẫu thuật chữa được mọi loại trĩ, nhưng nhược điểm là bệnh nhân sau mổ sẽ bị đau khá lâu, do hậu môn tập trung nhiều dây thần kinh, nên phẫu thuật trĩ là một trong những phẫu thuật đau nhất.

Bên cạnh đó, vết thương lâu liền, do vị trí vết thương ở hậu môn, tiếp xúc với phân, dễ bị nhiễm trùng. Mỗi khi đi đại tiện, hậu môn lại phải căng ra, vì thế vết thương phải 2- 3 tháng mới thực sự liền hẳn.

Ngoài ra, đó là một ca mổ nên bệnh nhân phải chấp nhận những biến chứng của một ca mổ thông thường. Phẫu thuật theo phương pháp cổ điển có phương pháp mổ Milligan Morgan, Whitehead. Gần đây, có phương pháp mổ Longgo nội soi, khâu và cắt bằng máy, vừa nhanh liền, vết thương ở bên trong ống hậu môn nên giảm nguy cơ nhiễm trùng, ít đau và hồi phục nhanh. Phương pháp Longgo hiện đang phổ biến vì có nhiều ưu điểm.

PGS suy nghĩ gì khi một số người vẫn thường mua vài ống thuốc Tây, trong đó có một số thuốc độc, trộn lẫn với nhau, tự bôi vào chỗ trĩ để trĩ co lên?

- Sử dụng thuốc độc sẽ gây hoại tử nhưng hoại tử cả các vùng xung quanh, không kiểm soát được. Hơn nữa, do tự bôi, tự chữa nên vấn đề vệ sinh không đảm bảo, dễ dẫn đến những rủi ro, biến chứng do nhiễm trùng.

 So với Tây y, chữa bằng Đông y có ưu, nhược điểm gì, thưa PGS?

- Về cơ bản thì Tây y và Đông y không có gì khác nhau, đều có 3 cách chữa. Nếu bệnh nhân bị nặng, bác sĩ y học cổ truyền vẫn quyết định mổ, trong khi đó, phẫu thuật không phải là chuyên ngành chuyên sâu của y học cổ truyền. Nhiều cơ sở y học cổ truyền kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị trĩ, họ cử bác sĩ đi học ngoại khoa hoặc phối hợp với bác sĩ ngoại khoa.

Y học cổ truyền hiện có nhiều công trình đáng quý, nghiên cứu hoặc nghiên cứu lại một số bài thuốc cổ phương, áp dụng chữa trĩ. Đông y có điểm lợi là sử dụng cây cỏ, dễ kiếm, giá thành rẻ.

Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại luôn đem lại hiệu quả. Ví dụ bác sĩ ngoại khoa mổ trĩ xong, dùng thuốc Đông y để bôi vào vết thương. Bệnh nhân mổ trĩ xong, cần tránh táo bón, nên nếu sau mổ sử dụng thuốc Đông y chống táo bón thì rất tốt.


CÁCH CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG ĐÔNG Y























Có nhiều nguyên nhân và những yếu tố thuận lợi sinh ra bệnh, được tập trung vào 4 nhóm chính:

- Nhóm bệnh lý đường tiêu hóa: Hội chứng lỵ, viêm đại tràng mạn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, táo bón... khiến cho người bệnh đi ngoài phải rặn nhiều, thời gian đại tiện lâu tạo điều kiện phát sinh bệnh trĩ.

- Sự suy yếu tổ chức nâng đỡ tại chỗ: Do lớp cơ ở dưới niêm mạc hậu môn trực tràng, hệ thống co thắt, dây chằng, cơ nâng bị suy yếu, hệ thống đám rối tĩnh mạch suy yếu sa giãn hình thành búi trĩ.

- Yếu tố cơ học: Thai sản ở phụ nữ, các khối u vùng tiểu khung (u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u phì đại tuyến tiền liệt...), bệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chủ, gây ứ máu ở đám rối tĩnh mạch trĩ.

- Các nguyên nhân khác:

Chế độ ăn: Ăn nhiều thức ăn cay nóng, kích thích như ớt, hạt tiêu, rượu...

Nghề nghiệp: Ngồi lâu, đứng lâu, lao động nặng nhọc, ngồi xổm, thói quen nhịn đại tiện.

Ngoài ra bệnh trĩ còn mang yếu tố gia đình.

Người mắc bệnh trĩ có các biểu hiện lâm sàng:

Chảy máu:

Đặc điểm: Chảy máu tươi khi đại tiện, tự cầm khi kết thúc cuộc đi ngoài.

Chảy máu là biểu hiện sớm nhất, hay gặp nhất, hình thức chảy máu và số lượng máu chảy rất khác nhau. Lúc đầu chảy máu kín đáo, máu dính theo phân, về sau chảy máu nhỏ giọt hoặc phun thành tia sau mỗi khi rặn đi ngoài. Bệnh diễn biến mạn tính lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng suy nhược thiếu máu.

Trĩ sa: Trĩ độ II trở lên, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn tạm thời hoặc thường xuyên, đôi khi còn chảy dịch ẩm ướt khó chịu.

Đau: Trĩ nội bình thường không đau mà có cảm giác tức nặng ở hậu môn, chỉ đau khi có biến chứng: trĩ tắc mạch, trĩ nghẹt, trĩ viêm hoặc trĩ kết hợp với một bệnh khác như nứt kẽ, áp xe, rò hậu môn, viêm ống hậu môn...

Trĩ có nhiều thể khác nhau, được chia thành trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ biến chứng:

Kết quả điều trị phụ thuộc vào chỉ định cho từng loại trĩ và mức độ nặng, nhẹ của bệnh.

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ không chỉ do bệnh lý tại chỗ mà còn do yếu tố toàn thân như âm dương thiếu cân bằng, tạng phủ, khí huyết hư tổn, cùng với thấp, nhiệt, phong, táo, ăn uống, nghề nghiệp... gây ra.

Trĩ có nhiều thể tùy thể bệnh với các chứng trạng mà dùng bài thuốc chữa khác nhau:

Thể thấp nhiệt ở đại tràng

Triệu chứng: Đại tiện ra máu, sắc đỏ tươi, số lượng nhiều hoặc ít, trĩ sa theo độ, đau nóng rát hậu môn, đại tiện táo hoặc đau quặn bụng, mót rặn, đại tiện bí khó đi, tiểu tiện vàng, sẻn. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch huyền, tế, sác.

Bài thuốc: Hòe hoa 15g, kinh giới tuệ 10g, chỉ xác 10g, hoàng bá 10g, trắc bá diệp (sao cháy) 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể tỳ hư không nhiếp huyết

Triệu chứng: Đại tiện ra máu tươi, sắc nhạt màu, lượng có thể nhiều ít khác nhau, kèm theo sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp mệt mỏi, ăn ngủ kém, phân táo lỏng thất thường, trĩ sa. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế vô lực.

Bài thuốc: Hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 20g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, trần bì 5g, mộc hương 10g, tiên hạc thả 30g, chế hoàng tinh 30g. Sắc uống ngày một thang.

Thể khí hư hạ hãm

Triệu chứng: Thường thấy ở bệnh nhân có tuổi, mắc bệnh lâu ngày, trĩ sa không tự co, kèm theo sa niêm mạc trực tràng. Chảy máu tươi khi đại tiện ít hơn, sắc nhạt màu, kèm theo tinh thần mệt mỏi suy nhược, hụt hơi, ngại nói, sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp, váng đầu, ăn ngủ kém, đại tiện phân nát, tiểu tiện trong dài. Chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm tế nhược.

Bài thuốc: Sài hồ 8g, bạch truật 12g, trần bì 6g, thăng ma 10g, đẳng sâm 15g, đương quy 12g, hoàng kỳ 10g, chích cam thảo 5g.

Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trong ngày, uống liền 3 tuần (21 ngày).

Chữa bệnh trĩ triệt để bằng thuốc Nam

Chắc hẳn mọi người ai cũng biết tính ưu việt của thuốc Nam là lành mát rất tốt cho cơ thể.

Bệnh trĩ là một bệnh rất phổ biến. Và người bệnh thường thấy ngại khi đi khám chữa bệnh. Thông thường người bệnh chỉ đi khám khi bệnh đã chuyển biến nặng, bất tiện trong sinh hoạt hoặc do đau rát không chịu được. Khi đó bệnh trĩ đã ở độ 4 (nhẹ hơn thì độ 3). Bác sĩ buộc phải chỉ định phẫu thuật cắt trĩ (theo y học hiện đại). Mà chi phí phẫu thuật thường rất cao từ 10-15 triệu. Mà việc phẫu thuật cắt búi trĩ đi chỉ là giải quyết phần ngọn, sau một vài tháng bệnh lại có thể tái phát trở lại (các tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn ra, sa xuống tạo thành các búi trĩ).

Ngược lại, y học hiện đại không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh thì với Y học cổ truyền lại tỏ ra ưu việt hơn trong điều trị bệnh trĩ.


CÁCH CHỮA BÊNH TRĨ BẰNG THUỐC NAM


Trong bài này mình nói về bài thuốc Nam chữa bệnh trĩ mà mình sưu tầm được:

Các vị như sau: Lá sung, bỏ cọng, một nắm chặt trong tay. Lá ngải cứu, một nắm. Lá lốt, lá cúc tần, một nắm. Một củ nghệ, rửa sạch, tán nhỏ. Một chén con nước bồ kết đặc.

Cách làm:

Các thứ lá rửa sạch, thái nhỏ, cùng với củ nghệ đã tán nhỏ cho vào nồi, đổ 08 cốc nước, đun sôi thì cho chén nước bồ kết đặc vào, đậy vung kín, đun nhỏ lửa chừng 10 phút, sau đó đổ cả nước và bã vào bô rồi ngồi lên bô để xông cho hơi vào hậu môn từ 15 đến 20 phút.

Khi nước đã nguội bớt, sờ thấy còn nóng già đổ tất cả ra chậu, vun bã vào rồi ngồi đặt hậu môn lên khoảng 15 phút nữa. Sau đó dùng khăn mềm lau nhẹ cho khô rồi đi nằm nghỉ.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng bã thuốc chà sát hậu môn, tránh bị sứt sát có thể gây tổn thương và viêm nhiễm. Tuyệt đối kiêng không ăn thịt chó, uống rượu và hạn chế dùng đồ cay nóng.

Việc điều trị kéo dài khoảng 2-3 tháng (và có thể lên 6 tháng nếu bệnh nặng).


Chắc hẳn mọi người ai cũng biết tính ưu việt của thuốc Nam là lành mát rất tốt cho cơ thể.

Bệnh trĩ là một bệnh rất phổ biến. Và người bệnh thường thấy ngại khi đi khám chữa bệnh. Thông thường người bệnh chỉ đi khám khi bệnh đã chuyển biến nặng, bất tiện trong sinh hoạt hoặc do đau rát không chịu được. Khi đó bệnh trĩ đã ở độ 4 (nhẹ hơn thì độ 3). Bác sĩ buộc phải chỉ định phẫu thuật cắt trĩ (theo y học hiện đại). Mà chi phí phẫu thuật thường rất cao từ 10-15 triệu. Mà việc phẫu thuật cắt búi trĩ đi chỉ là giải quyết phần ngọn, sau một vài tháng bệnh lại có thể tái phát trở lại (các tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn ra, sa xuống tạo thành các búi trĩ).

Ngược lại, y học hiện đại không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh thì với Y học cổ truyền lại tỏ ra ưu việt hơn trong điều trị bệnh trĩ.


Các vị như sau: Lá sung, bỏ cọng, một nắm chặt trong tay. Lá ngải cứu, một nắm. Lá lốt, lá cúc tần, một nắm. Một củ nghệ, rửa sạch, tán nhỏ. Một chén con nước bồ kết đặc.

Cách làm:

Các thứ lá rửa sạch, thái nhỏ, cùng với củ nghệ đã tán nhỏ cho vào nồi, đổ 08 cốc nước, đun sôi thì cho chén nước bồ kết đặc vào, đậy vung kín, đun nhỏ lửa chừng 10 phút, sau đó đổ cả nước và bã vào bô rồi ngồi lên bô để xông cho hơi vào hậu môn từ 15 đến 20 phút.

Khi nước đã nguội bớt, sờ thấy còn nóng già đổ tất cả ra chậu, vun bã vào rồi ngồi đặt hậu môn lên khoảng 15 phút nữa. Sau đó dùng khăn mềm lau nhẹ cho khô rồi đi nằm nghỉ.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng bã thuốc chà sát hậu môn, tránh bị sứt sát có thể gây tổn thương và viêm nhiễm. Tuyệt đối kiêng không ăn thịt chó, uống rượu và hạn chế dùng đồ cay nóng.

Việc điều trị kéo dài khoảng 2-3 tháng (và có thể lên 6 tháng nếu bệnh nặng).

Bệnh trĩ là một bệnh thường gặp và cũng có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Cũng có thể do âm hư gây táo kết lâu ngày, gây khó khăn cho việc đại tiện, lâu ngày gây nên bệnh trĩ. Cũng có thể do khí hư, làm cho chức năng truyền tống của đại tràng kém hoặc bệnh ngay tại đại tràng nhất là thể nhiệt gây táo bón kết. Hoặc cũng có thể do sự gắng sức trong quá trình sinh đẻ. Các nguyên nhân trên đều có thể gây nên bệnh trĩ.

Bệnh trĩ tuy không phải là bệnh nguy hiểm tuy vậy nó gây ra những bất tiện  trong sinh hoạt làm cho người bệnh luôn luôn có cảm giác khó chịu cũng như ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể xảy ra các biến chứng gây hậu quả nghiêm trọng.

Việc điều trị bệnh trĩ hiện nay trong y học hiện đại có thể dùng phương pháp điều trị ngoại khoa, dùng phương pháp phẫu thụât. Trong Y học cổ  truyền điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp như: Dùng thuốc bôi, thuốc đắp ngoài, thuốc uống trong hoặc kết hợp các phương pháp với nhau để tăng hiệu quả chữa bệnh. Điều trị bệnh trĩ bằng Y học cổ truyền vừa hiệu quả lại ít tốn kém, thời gian điều trị bệnh nhanh, đồng thời nâng cao sức khoẻ mọi mặt cho người bệnh, điều trị nguyên nhân gây nên bệnh do vậy ít khi tái phát. Tuy vậy cũng có trường hợp phải điều trị kết hợp YHCT với YHHĐ  mới có kết quả tốt.

Trong phạm vi bài viết này tôi xin giới thiệu phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá Vông ( Vông nem ) một phương pháp chữa bệnh đơn giản mà hiệu quả.

Để đưa ra được phương pháp chữa bệnh thích hợp cần thực hiện tốt các bước tứ chẩn. Chú trọng xem thời gian mắc bệnh mới hay đã lâu. Xem búi trĩ ra ngoài dài hay ngắn, màu sắc tươi nhụân hay đen khô, có mắc bệnh khác hay không, xem mạch có kết luận, lựa chọn điều trị.

Phương pháp điều trị:

Điều trị bằng phương pháp dùng thuốc đắp ngoài hoặc kết hợp giữa dùng thuốc đắp ngoài với thuốc uống trong

- Trường hợp dùng thuốc đắp ngoài: Đối với bệnh nhân không bị mắc các chứng khác, có sức khoẻ tốt, màu sắc búi trĩ tươi nhuận, đô dài búi trĩ  ra ngoài từ 1 –2 cm. Khi chẩn mạch các bộ mạch bình thường

Phương thuốc:

- Lá vông từ 7 – 9 lá ( Không nên dùng lá non quá hoặc lá già quá, không dùng lá có bệnh như các lá có đốm trắng, các lá có phần bị khô … )

- Dấm thanh: Từ  30 - 40 ml

Cách dùng: - Lá vông rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội , sau đó ngâm trong nước muối nhạt khoảng độ 3 phút, vớt ra để ráo nước, giã nhuyễn

- Dấm thanh đun sôi để nguội

Sau đó cho lượng dấm thanh vừa phải vào lá vông đã giã nhuyễn sao cho không nên khô quá mà cũng không nên ướt quá.

Trước khi đắp thuốc bệnh nhân cần được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó dùng thuốc đắp vào búi trĩ, dùng băng gạc băng lại. Thời gian đắp từ 3 – 4 tiếng, ngày đắp 3 lần, đắp liên tục trong 3 ngày. Trong thời gian đắp thuốc bệnh nhân cần nằm nghỉ tại chỗ, hạn chế việc đi lại

Trường hợp cần điều trị kết hợp giữa uống thuốc bên trong và đắp thuốc bên ngoài đối với bệnh nhân có kèm theo các chứng bệnh khác: người mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ … độ dài búi trĩ lớn hơn 2 cm và cần chẩn mạch để có kết luận dùng những phương thang cho phù hợp.

Tuỳ theo tình hình cụ thể  mà có thể sử dụng các bài gia giảm cho phù hợp: Như  bài Bổ trung ích khí, Tứ quân bổ khí, Tứ vật bổ huyết, Bát vật, Thập toàn đại bổ, Quy tỳ thang …

Nhìn chung sự vận dụng các bài thuốc phải theo từng trường hợp cụ thể không nên câu nệ và gia giảm cho phù hợp. Mục đích chủ yếu là chữa bệnh liên quan khác và thiết lập lại sự cân bằng âm dương trong cơ thể, bồi dưỡng nâng cao thể lực từ đó củng cố tính ổn định của phương thang thúoc đắp, nâng cao hiệu quả trong điều trị.

Trong khi sử dụng thêm thuốc uống trong, bệnh nhân cần kiêng ăn những thức ăn cay, nóng, rượu bia hoặc các thức ăn làm giảm tác dụng của bài thuốc.

Kết quả điều trị:


- Đối với những trường hợp chỉ sử dụng  thuốc đắp tỷ lệ khỏi bệnh trên 90%, một số ít có bị lại phải điều trị đợt 2 có kết quả tốt không thấy tái phát lại.

- - Đối với những trường hợp có sử dụng thêm thuốc uống trong tỷ lệ khỏi bệnh trên 75% , một số trường hợp bị bệnh đã lâu năm cần  được điều trị thời gian có kéo dài hơn và kết hợp tốt với thuốc uống trong nhất là không để bị táo kết và kết hợp điều trị các chứng bệnh khác

Bàn luận


- Lá vông: là một vị thuốc đã được ghi trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ” của Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Tất Lợi. Trong đó có ghi rõ : Nhân dân ta còn uống lá Vông và đắp lá Vông hơ nóng vào hậu môn để chữa bệnh trĩ.

Như vậy đã lâu nhân dân ta đã sử dụng lá vông để chữa bệnh trĩ. Qua kinh nghiệm điều trị của gia đình thấy rằng đây là phương thuốc điều trị rất có hiệu quả.

Trong điều trị có một số trường hợp phải kết hợp với uống thuốc thang bởi vì: Nếu chỉ sử dụng đắp thuốc không thôi thì một số bệnh nặng khó khỏi, dễ bị tái phát. Nếu chỉ điều trị bằng thuốc uống  không thôi thì thời gian điều trị kéo dài, tác dụng của thuốc  khó tác dụng trực tiếp nên hiệu quả không cao. Như vậy kết hợp giữa dùng thuốc đắp ngoài với thuốc uống trong sẽ phát huy được những mặt mạnh của nhau và bổ sung những mặt yếu của nhau. Một mặt trực tiếp làm cho trĩ co lên, thu lại đúng vị trí, một mặt làm nhiệm vụ cố thủ, giữ vững từ bên trong do vậy hiệu quả sẽ rất cao.

Trên đây là kinh nghiệm chữa bệnh của gia đình, đã chữa bệnh trong nhiều năm qua. Trong quá trình viết bài do trình độ có nhiều hạn chế rất mong có sự đóng góp ý kiến của quý vị.


CÁCH CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘI LÁ THẦU DẦU

Chữa bệnh trĩ bằng cách đắp lá lên đỉnh đầu


Bệnh nhân nào đến nhờ cụ chữa, cụ chỉ cần ra vườn hái vài chiếc lá và dặn về đắp lên đỉnh đầu. Cách chữa này tưởng chừng phi lý, nhưng đã chữa khỏi cho nhiều người dân trong vùng.


Hơn 60 năm qua cụ Nguyễn Khắc Hân 81 tuổi (thôn Lê Lợi, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) chữa bệnh trĩ bằng bài thuốc gia truyền. Cách chữa của cụ vừa đơn giản, vừa hiệu quả. Bệnh nhân nào đến nhờ cụ chữa, cụ chỉ cần ra vườn hái vài chiếc lá và dặn về đắp lên đỉnh đầu. Cách chữa này tưởng chừng phi lý, nhưng đã chữa khỏi cho nhiều người dân trong vùng.

Bài thuốc được truyền qua 5 thế hệ

Chúng tôi tìm về thôn Lê Lợi, hỏi thăm đường vào nhà cụ Hân ai cũng biết, bởi tiếng tăm chữa bệnh của cụ không chỉ trong thôn trong xã mà nhiều nơi trong vùng biết đến. Cụ Hân khoác chiếc áo bông, rít điếu thuốc lào chuẩn bị dắt bò ra đồng chăn. Nhưng biết chúng tôi là phóng viên, muốn tìm hiểu bài thuốc chữa bệnh trĩ, cụ Hân đon đả mời khách vào nhà uống nước.

Nhâm nhi chén trà nóng trên tay, cụ Hân kể: "Bài thuốc chữa bệnh trĩ của gia đình tôi có từ lâu đời, tính đến đời cháu tôi cũng là đời thứ 5 làm nghề. Tôi được bố tôi kể lại rằng, thời Pháp thuộc nhiều nơi trong vùng bị thực dân Pháp chiếm đóng. Bọn chúng thường xuyên vào dân làng cướp lương thực, bắt thanh niên đi lính. Ngày đó ông nội tôi bị bắt đi lính, làm tay sai cho bọn chúng. Vốn là người khéo tay, có tài về đồ họa, quân Pháp bắt ông nội tôi phải đi theo vẽ bản đồ".

Một lần ông nội cụ Hân đến một vùng đất người dân tộc, họ sống gần núi đá. Một người dân bị tai nạn đã được ông nội của cụ Hân băng bó, cứu giúp và đưa trở về bản làng. Cảm kích trước tấm lòng người đã ra tay cứu mình, người đàn ông đó đã đem bài thuốc chữa bệnh trĩ của gia đình truyền lại cho ông nội cụ Hân và dặn rằng: "Tôi truyền lại bài thuốc này để chú cứu nhân độ thế".Thuốc chủ yếu là thảo dược

Người dân nơi đây thán phục cách chữa bệnh trĩ của cụ Hân, vì người bệnh chỉ miêu tả bệnh của mình, biểu hiện như thế nào, cụ lại ra vườn hái vài lá cây, cộng với thuốc có sẵn trong nhà. Cứ thế bệnh nhân mang thuốc về đắp lên đầu là khỏi.

Chúng tôi muốn "mục sở thị" những vị thuốc cụ dùng chữa bệnh trĩ, nhưng cụ lắc đầu bảo, đó là bí quyết gia truyền của gia đình, không thể nói ra ngoài. Chỉ khi có bệnh nhân đến chữa cụ mới lấy thuốc đưa cho họ về đắp. Khi đắp thuốc lên đầu người bệnh cũng do người nhà làm. Người bệnh không được xem các loại thuốc đó. Nếu mở ra xem thuốc sẽ không hiệu nghiệm.

Cụ Hân cho biết, bài thuốc chữa bệnh trĩ của gia đình có tới 5 - 7 vị thuốc. Chủ yếu là những cây thảo dược có sẵn trong thiên nhiên. Năm nay 81 tuổi, nhưng hằng tuần cụ vẫn lên núi lấy củi về nấu, lấy thảo dược làm thuốc chữa bệnh. "Trước đây trên núi Tam Đảo nhiều cây thuốc quý, tôi chỉ đi lấy khoảng nửa buổi là có đủ các vị thuốc. Nhưng hiện nay rừng thuốc Nam đã cạn kiệt. Vì thế, có hôm đi cả ngày lấy không nổi thang thuốc", cụ Hân cho hay.



Anh Nguyễn Khắc Hoan diễn tả cách đắp thuốc của cụ Nguyễn Khắc Hân.

"Tiền tỷ tôi cũng không truyền ra ngoài"

Hiện nay, cụ Hân đã truyền bài thuốc chữa bệnh trĩ cho con cháu của mình. Cụ chỉ truyền cho con trai, không tiết lộ cho con gái. Cụ truyền bí quyết nghề cho hai người con, nhưng chỉ một người học được. Cụ Hân bảo, học nghề không khó, nhưng chữa khỏi bệnh hay không mới là quan trọng. Có người học xong rồi bỏ nghề, vì chữa bệnh không hiệu nghiệm. Người nào phải có cơ duyên, có tâm của thầy thuốc mới chữa được bệnh.

Hơn 60 năm qua cụ Hân chữa bệnh một cách thầm lặng, ai có bệnh đến nhờ cụ chữa. Thuốc của cụ vừa rẻ, cách chữa đơn giản nên nhiều người tìm đến nhờ cụ chữa. Cụ Hân bảo, thuốc của cụ đã sang tận Singapore chữa bệnh trĩ cho một người đàn ông người gốc Phú Thọ. Anh ta bị bệnh trĩ chữa nhiều nơi không khỏi, nhờ người họ hàng từng được cụ Hân chữa cho địa chỉ, anh ta đã gọi điện nhờ cụ gửi thuốc. Thời gian sau anh ta gọi điện về vui mừng thông báo với cụ đã khỏi bệnh.

Anh Nguyễn Khắc Hoan, người con trai duy nhất của cụ Hân học được nghề cho hay: "Trước đây gia đình tôi bán 10.000đ một miếng thuốc, giờ là 100.000đ. Thấy thuốc rẻ mà hiệu nghiệm có người đàn ông trên Lập Thạch, Vĩnh Phúc thường xuyên đến lấy, mỗi lần 5-7 miếng thuốc. Khi hỏi anh ta bảo là lấy về chữa cho người thân. Số lượng thuốc anh lấy dần nhiều hơn. Sau này tôi biết anh ta đến lấy thuốc của gia đình về bán lại với giá gấp đôi, gấp ba cho bệnh nhân. Từ đó gia đình tôi không bao giờ bán cho anh ta nữa".

"Cách đây mấy năm, có một người đàn ông đến lấy thuốc, họ bảo cần số lượng thuốc lớn. Tôi lấy bao nhiêu tiền thì họ trả. Nhưng khi tôi hỏi lấy thuốc làm gì thì anh ta không nói. Rồi anh ta lấy trong túi một tệp tiền mệnh giá cao. Anh ta đặt vấn đề, nếu tôi dạy cho anh ta bài thuốc chữa bệnh trĩ thì toàn bộ số tiền này sẽ biếu tôi để dưỡng già. Tôi bất ngờ trước lời đề nghị có vẻ phóng khoáng của người đàn ông lạ. Nhưng suy nghĩ một hồi, nhớ lại lời cha đã truyền nghề và lương tâm của một người cả đời gắn bó với nghề tôi gạt phăng ý định của anh ta và nói: Tôi già rồi, không cần đến tiền, có tiền tỷ tôi cũng không truyền bài thuốc cho anh", cụ Hân kể.

Bệnh dưới hậu môn, đắp trên đỉnh đầu

Bà Phùng Thị Điền người cùng thôn với cụ Hân trước đây có con trai từng bị bệnh trĩ cho biết: "Tôi sinh được 7 người con, đến lần thứ 8 mới được cậu con trai là Phùng Khắc Dũng. Nhưng khi lên 6 tuổi cu cậu bị bệnh trĩ, hậu môn chảy máu và bị biến dạng. Đi khám bác sĩ bảo phẫu thuật, vợ chồng tôi sợ quá nghĩ thầm sau bao nhiêu cố gắng giờ mới được mụn con trai. Giờ phẫu thuật không may bị tai biến, cháu có mệnh hệ gì thì sống sao nổi. Tôi gào khóc ở viện và quyết định đưa cháu về nhà nhờ cụ Hân chữa. Cụ đưa cho tôi một một miếng thuốc, bên trong có các loại cây cỏ thảo dược. Dặn về rót nửa chén rượu hòa vào thuốc trước khi ngủ thì đắp lên giữa đỉnh đầu cậu bé".

Lúc đầu bà Điền cũng không tin cách chữa này, vì bệnh trĩ phát ở hậu môn nhưng cụ bắt đắp ở giữa đỉnh đầu. Nhưng nhìn thấy con mình đau khóc, không ăn uống gì được, bà cũng thử nghe theo lời dặn của cụ Hân. Lạ kỳ thay, qua một đêm, sáng hôm sau bà Điền kiểm tra hậu môn của con mình không còn ra máu nữa. Trưa hôm đó, cậu bé đi vệ sinh một cách bình thường. Bà Điền vui mừng làm thịt cả con lợn, lấy phần thủ lợn sang cảm ơn cụ Hân.

Anh Trần Văn Kính, người cùng thôn cụ Hân kể: "Mấy năm trước tôi không đau bụng gì, ăn uống bình thường, nhưng khi đi vệ sinh thì máu ra cùng với phân như gà cắt tiết. Hoảng sợ quá tôi đi khám thì bệnh viện chẩn đoán bị bệnh trĩ. Tôi đi lấy thuốc Nam nhiều nơi, ai mách thầy nào tôi đi thầy đó. Uống thuốc đến phình cả bụng mà bệnh vẫn không khỏi. Về sau tôi nhờ cụ Hân chữa. Cụ lấy cho tôi miếng thuốc và dặn một miếng thuốc có thể đắp được 3 tối. Qua một đêm đắp thuốc, sáng hôm sau khi đi vệ sinh vẫn còn ra máu, nhưng máu không đỏ nữa mà đã có màu thâm. Đến tối thứ ba thì đi vệ sinh bình thường, không còn ra máu nữa.





Cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản hiệu quả
Bệnh trĩ khi mang thai
Bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ hiệu quả
bài thuốc chữa bênh trĩ hiệu quả nhất vô cùng dơn
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh bướu cổ
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh bạch biến
Bệnh Pakinson và cách chữa trị
Bệnh ghẻ ngứa và cách điều trị








(ST)