Chữa bệnh đau thần kinh tọa như thế nào?
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của chim câu
Chữa bệnh tiêu chảy cho chó hiệu quả
Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam hiệu quả nhanh.Bệnh trĩ có thể gây nhiều biến chứng như nhiễm trùng trĩ, nghẽn mạch, sa và nghẽn các búi trĩ, dò hậu môn. Tuy nhiên bạn có thể tự phòng chữa bệnh bằng những bài thuốc đơn giản.
CÁCH CHỮA BÊNH TRĨ BẰNG THUỐC NAM HIỆU QUẢ
Tự chữa trĩ bằng bấm huyệt và thuốc Nam
Cổ nhân có câu: "Thập nhân cửu trĩ", nghĩa là 10 người thì 9 người mắc trĩ. Theo Đông y, bệnh liên quan đến tình trạng khí trệ, huyết ứ ở ruột và dạ dày. Tây y cũng kết luận, tình trạng ứ máu trong hệ thống tĩnh mạch hậu môn đã gây ra trĩ.
Việc tác động vào một số huyệt vị như bách hội, túc tam lý, thừa sơn có thể giảm bệnh trĩ.
Thừa sơn là huyệt thuộc kinh túc thiếu dương bàng quang, nằm ở bắp chân, tại chỗ trũng của 2 bắp cơ sinh đôi, khi co bắp chân sẽ hiện rõ khe của cơ sinh đôi này.
Túc tam lý là huyệt thuộc kinh túc dương minh vị, nằm gần đầu gối, cách hõm ngoài đầu gối ngang một bàn tay (3 thốn).
Bách hội là huyệt thuộc đốc mạch, nằm ở chính giữa đỉnh đầu, là giao điểm của đường thẳng nối giữa đỉnh hai vành tai với đường chính trung.
Ngoài việc bấm huyệt, bệnh nhân nên kết hợp dùng thuốc. Có thể tham khảo các bài thuốc sau:
- Ổi vừa chín tới, gọt bỏ vỏ ăn ngày vài quả. Nếu như ăn ổi cả vỏ thì có thể gây táo bón, nhưng nếu gọt vỏ thì lại hóa ra như thuốc nhuận tràng.
- Rau sam tươi (hoặc lá thiên lý, lá thuốc bỏng) rửa sạch, giã nát, đắp vào hậu môn, nơi trĩ sưng lòi ra.
- Chua me đất, rau sam mỗi thứ một nắm, bồ kết 1 quả giã nhỏ, nấu nước ngâm rửa, ngày làm 1-2 lần.
- Mã tiền 3-5 hạt sống, cho dấm vào chậu sành, dùng mã tiền mài lấy nước bôi vào chỗ đau, ngày 1-3 lần. Khi mới bôi có cảm giác đau, nhưng sau sẽ mát và không đau nữa.
- Dùng hạt gấc mài với dấm, bôi vào trĩ (trĩ ngoại), ngày 3-5 lần.
- Một con ốc bươu lớn, rửa sạch, thả vào nước trong nuôi ít ngày, đợi khi ốc mở miệng, lấy 1 ít băng phiến cho vào miệng ốc, sau đó thả ốc vào chậu sạch, khi có nước dãi xanh chảy ra là được. Lấy bông thấm nước dãi ốc bôi vào trĩ, ngày 2-3 lần.
- Mật gấu (hoặc mật lợn) 1 g, pha trong 30 ml nước ấm cho đến khi mật tan, khuấy đều. Dùng tăm bông bôi mật vào trĩ, ngày 2-3 lần.
- Quả sung (hoặc quả vả tươi) 10 quả, sắc lấy nước rửa trĩ, ngày 2-3 lần.
4 bài thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả
Dân gian có câu thập nhân cửu trĩ cho thấy mức độ phổ biến của căn bệnh này. Dưới đây là một số cách chữa
Bài thuốc 1
Lấy 120g vỏ cây hồng, phơi khô sấy chín, giã nhỏ, uống với nước cơm, mỗi ngày uống 1 lần, uống liền trong 2 tuần sẽ chữa được trĩ chảy máu.
Bài thuốc 2
Khi đi tiểu tiện thấy máu tươi chảy ra như cắt tiết gà, nếu không chữa gấp vừa mất máu, mất sức, bệnh càng nặng thêm. Cần lấy ngay rau diếp cá tươi ăn sống hàng ngày, đồng thời rửa sạch diếp cá tươi, giã nát đắp vào chỗ trĩ.
Bài thuốc 3
Khi bị trĩ thấy đau nhức hãy dùng rau diếp cá nấu nước, lúc nước sôi già thì đổ ra chậu để xông, khi nước còn ấm, ngâm và rửa kỹ hậu môn. Lại giã diếp cá tươi đắp vào chỗ đau.
Bài thuốc 4
Hương nhu 500g nấu sôi, xông, ngâm và rửa kỹ thường xuyên.
Phòng chữa trĩ bằng bài thuốc từ thiên nhiên
Thuốc từ thiên nhiên
Khi bị bệnh trĩ đau nhức, có thể dùng lá diếp cá nấu nước xông, ngâm rửa lúc còn nóng, còn bã dùng đắp vào chỗ đau. Đồng thời dùng diếp cá uống tươi hoặc sắc uống liên tục trong ba tháng.
Bạn cũng có thể dùng vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột, trộn đều với dầu vừng, bôi hoặc đắp.
|
Rau diếp cá tốt cho người bệnh trĩ |
Khi bị trĩ ra máu, có thể dùng một trong những bài thuốc nam sau đây để cầm:
Lá huyết dụ tươi (40 g), lá cây sống đời tươi (20 g), lá cây cỏ mực tươi. Ba loại rửa sạch, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn.
Hay dùng ấu củ, sen khô, cỏ mực, mỗi loại 20 g cùng 16 g lá trắc bá. Tất cả sao đen, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn hoặc lúc bị chảy máu.
Hoặc lá sen tươi, lá ngải cứu tươi, lá trắc bá tươi, lá cây cỏ mực tươi, mỗi loại 30-40 g. Tất cả rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước uống (hoặc làm thang sắc uống), trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ.
Ngoài ra bạn có thể dùng cá quả để chữa bệnh: Cá quả 1 con, tỏi, bạch cập; cá làm sạch cho vào nồi nấu canh với tỏi và bạch cập để ăn.
Chữa trĩ bằng hoa
Các loài hoa cũng có tác dụng chữa bệnh trĩ.
Trong trường hợp bị trĩ xuất huyết: dùng hoa mướp 20g, hoa hoè 10, hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang, hãm uống vài ba lần.
Khi bị trĩ sa, bạn có thể lấy hoa mướp với lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp vào hậu môn. Bài thuốc này còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Trong trường hợp bị sưng nề có thể dùng hoa mào gà 10g, phượng nhãn thảo 10g. Hai thứ đem sắc lấy nước ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 2 lần.
Khi bị nứt kẽ hậu môn, lấy hoa lăng tiêu 100g sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước cháo gạo nếp.
Bệnh khốn bệnh khổ”
Trĩ là bệnh tạo thành do tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị giãn từ áp lực trong ổ bụng, áp lực trong trực tràng và trong ống hậu môn tăng cao. Bệnh này có hai dạng trĩ nội và trĩ ngoại, triệu chứng dễ nhận biết là người bệnh bị chảy máu mỗi khi đi đại tiện hoặc hiện tượng búi trĩ “thò lò” ra ngoài hậu môn.
Mặc dù không gây nguy hiểm “cháy nhà chết người” nhưng người bị trĩ luôn cảm thấy cực kỳ khó chịu, thường xuyên có cảm giác vướng víu, đứng ngồi không yên. Theo thống kê của các cơ quan y tế, thời gian gần đây căn bệnh tế nhị này trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi có một số trường hợp suýt mất mạng chỉ vì chữa trĩ không đúng cách.
Nhưng từ lâu nay, trĩ chỉ là “bệnh vặt” với người dân huyện Nam Đàn (Nghệ An) bởi họ “cậy” vào bài thuốc của một lương y ở xóm 2 Tăng Tiến, xã Hùng Tiến (huyện Nam Đàn). Theo lời kể của những người từng chữa khỏi bệnh, bài thuốc này đặc biệt hiệu nghiệm, uống vào chỉ sau một ngày là có chuyển biến trông thấy, giúp cầm máu và đỡ đau rát, hết đợt điều trị là cũng hết cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại.
Phần lớn bệnh nhân sau khi chữa khỏi đã nhiệt tình giới thiệu cho những người “cùng chung cảnh ngộ”, khiến ngôi nhà của vị lương y ở cách thành phố Vinh gần 20km lúc nào cũng đông người đến xin thuốc.
Ngôi nhà ở sâu tận trong ngóc ngách, không biển hiệu quảng cáo nhưng từ ngoài quốc lộ đã có thể hỏi đường từ những người dân. Cách ngõ nhà một đoạn đã nghe mùi thuốc bắc thơm lừng. Anh Hoàng Năng Thành (SN 1965) cho biết anh là người kế tục nghề thuốc của cha sau khi ông cụ mất cách đây một thời gian.
Anh đã phải chuyển từ Vinh về sống tại ngôi nhà ở quê để có điều kiện tiếp tục chữa bệnh cho người dân và gìn giữ những bài thuốc gia truyền. Hỏi về bài thuốc chữa trĩ, anh Thành cười: “Phải đến một nửa người đến lấy thuốc ở đây bị mắc bệnh này. Đây là chứng bệnh rất phổ biến và không khó chữa nhưng nhiều người để bệnh nặng mới bất đắc dĩ tìm thầy, chỉ vì… thấy ngại quá”.
|
Anh Thành cắt thuốc và giải thích công dụng của việc đội lá chữa bệnh |
Nhưng thực tế cho thấy phần lớn người bệnh khi bắt đầu phát hiện dấu hiệu lại không đi chữa ngay, một phần vì coi nhẹ bệnh không gây chết người, một phần vì tâm lý ngại nói bệnh ở chỗ tế nhị, nhất là phụ nữ. Để bệnh kéo dài sẽ chuyển nặng mất máu lâu ngày làm suy nhược cơ thể, gây phiền phức vô cùng cho mọi sinh hoạt, thậm chí có thể biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Anh Thành kể có người hơn 10 năm “sống chung với trĩ”, khi khỏi bệnh mới đau khổ tâm sự: “Biết thế chữa sớm vì thú thực, bao năm nay đi đến đâu cũng nể người ta mà ngồi nhin nhín, chứ tui có ngồi được đâu, khó chịu ghê gớm lắm”.
Kỳ dị ngày hai lần đội lá thầu dầu
Một điểm đặc biệt trong bài thuốc chữa trĩ ở đây là người bệnh đều được thầy căn dặn phải nhớ đội lá thầu dầu mỗi ngày nếu muốn bệnh khỏi nhanh. Hỏi những người đã chữa khỏi bệnh về tác dụng của hành động này, hầu hết đều lắc đầu không biết: “Thầy dặn sao thì làm vậy, nghe nói đội lá đó sẽ kéo trĩ đi lên”. Nhiều người không tin vào chuyện kỳ cục như vậy nên cho rằng chẳng qua đây là “mẹo” của thầy thuốc để củng cố tâm lý cho người bệnh, đồng thời “đánh bóng” cho phương thuốc có vẻ bí truyền.
Tuy nhiên lời giải thích của anh Thành lại khiến những ai có ý nghi ngờ đều phải “mắt tròn mắt dẹt” lắng nghe: Việc sử dụng lá thầu dầu là một thủ thuật chiếm vai trò quan trọng trong bài thuốc chữa trĩ. Đội lá không phải là “chiêu trò” gì mà có tác dụng thực sự.
Theo sách Đông y, lá thầu dầu (hay còn gọi là dầu vét) là vị thuốc có tính “thăng đề” (đi lên), khi người bệnh trĩ đội lá thầu dầu trên đầu, tính thăng đề của lá sẽ phát huy tác dụng, hỗ trợ việc đưa búi trĩ thòi ra trở về vị trí ban đầu. Một ngày cần hai lần đội lá, sáng và tối, mỗi lần cách nhau khoảng 12 tiếng, tốt nhất khi thư giãn hoặc làm việc nhẹ.
|
Lá thầu dầu |
Anh Thành chia sẻ thêm thực tế cũng không tránh được có người cho rằng đây chỉ là chữa mẹo. Không phải người bệnh nào cũng hỏi cặn kẽ vì sao phải đội lá và không phải ai anh cũng có điều kiện giải thích. Có người ở xa gọi điện về “khoe” một lần ông ta đội tới bảy lá (quan niệm con số 7 của đàn ông, con số 9 của đàn bà) vì nghĩ đội càng nhiều càng tốt.
Anh Thành khi ấy đã phải “đính chính” chỉ cần đội một lá trong vòng một tiếng là đủ, nếu đội nhiều đội lâu thì sẽ kích thích lớn đến thần kinh. Đội lá thầu dầu mang lại tác dụng tốt và thực hiện đơn giản, lá cây dễ kiếm, bứt một lá đặt lên đầu, đội thêm một chiếc mũ để giữ lá khỏi rơi, người bệnh vẫn đi lại sinh hoạt bình thường. Buổi tối khi có điều kiện nằm nghỉ ngơi, thay vì đội lá có thể đặt lá úp lên rốn sẽ cho tác dụng tốt hơn nữa.
Anh Thành cho biết tùy theo mức độ bệnh và cơ địa từng người, nhìn chung đối với những người bị bệnh trong vòng một năm trở lại, bài thuốc gia truyền của anh có thể giúp trị dứt điểm trong khoảng 12 ngày với 3 thang thuốc, kết hợp với các thủ thuật bên ngoài như đội lá thầu dầu. Cách sắc thuốc cũng yêu cầu tuân thủ quy định: Lần một, đổ 5 bát nước đun cạn lấy bốn bát; hai lần sau đó đều đổ bốn bát lấy 3,5 bát; sau đó tập trung cả mấy lần nước đã gạn rồi đổ thêm hai bát nước nữa đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 30 phút là được.
Thuốc sắc từ mỗi thang uống được trong bốn ngày, mỗi lúc uống cần đun sôi lại để đảm bảo chất lượng. Theo giải thích của anh Thành, nếu uống thuốc đặc quá, cơ địa con người không hấp thụ hết sẽ bài thải. Nếu thuốc nhạt quá lại không đủ độ, vì vậy cách sắc thuốc như trên sẽ giúp thuốc uống lần đầu cũng như lần cuối, không đặc quá, không nhạt quá.
Việc điều trị lần một đơn giản hơn rất nhiều so với phải điều trị lại. Nếu sau khi khỏi, người bệnh không giữ gìn để tái phát thì việc chữa trị phức tạp hơn nhiều, cả liều lượng thuốc và thời gian đều phải kéo dài. Xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh, những người có nguy cơ vướng phải bệnh trĩ là phụ nữ sau khi sinh, những người thường xuyên phải làm việc chân tay quá nặng và cả những người phải ngồi làm việc triền miên ít vận động, hoặc những “đệ tử” của bia rượu và các chất kích thích có hại…
Theo lời khuyên của lương y, những người thuộc các nhóm trên cần biết giữ gìn sức khỏe để không gặp phải căn bệnh khó chịu trên, nếu phát hiện có dấu hiệu cần chữa trị càng sớm càng tốt, và tránh để tái phát.
CÁCH CHỮA BỆNH BẰNG THIÊN LÝ
Thiên lý là cây mọc leo, thân hơi có lông, nhất là ở những bộ phận còn non. Lá hình tim, đầu lá nhọn, có lông trên các gân lá. Hoa khá to, mọc thành chùm, màu vàng xanh lục nhạt, thơm, có cuống to, hơi có lông, dài 10-20mm, mang nhiều tán mọc mau liền với nhau.
Lá và hoa thiên lý không những chế biến thành món ăn khá ngon mà còn được dùng làm thuốc chữa bệnh trĩ và sa dạ con hiệu nghiệm. Người phụ nữ mang thai bị trĩ cũng có thể dùng hoa thiên lý để trị bệnh mà không phải lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi.
Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ lá thiên lý: Lá thiên lý non 100 g, muối hạt 5 g. Rửa sạch lá thiên lý rồi giã nhỏ với muối, cho thêm khoảng 30 ml nước hòa tan rồi lọc lấy nước. Vệ sinh vùng hậu môn sạch bằng thuốc tím hoặc nước ấm sau đó dùng nước cất thiên lý tẩm bông đắp lên chỗ bị trĩ rồi băng lại. Ngày làm 1-2 lần, trong 1 tuần thì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm. Kết hợp với uống 3 đến 4 bát nước lá thiên lý tươi một ngày. Đây cũng là bài thuốc chữa bệnh sa dạ con.
Để tăng hiệu quả bạn có thể dùng trực tiếp món canh lá và hoa thiên lý, vừa ngon miệng lại có tác dụng cho sức khỏe.
Nấu canh lá, hoa thiên lý với thịt bò, thịt lợn nạc ăn hàng ngày vừa làm mát cơ thể lại bổ sung nhiều dưỡng chất vô cùng phong phú như chất xơ chiếm 3%, chất đạm 2,8 %, chất bột đường, các vitamin C, B1, B2, PP, tiền vitamin A (caroten) cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm có hàm lượng cao…
Những tác dụng chữa bệnh của cây thiên lý đã làm mình vô cùng bất ngờ.
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường phải đối mặt với rất nhiều bệnh như ốm nghén, ngứa vùng kín, đau lưng, đau bụng…và nếu mẹ bầu nào bị mắc trĩ thì sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn rất nhiều. Đặc biệt khi mẹ bầu có dấu hiệu chảy máu ở hậu môn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé do gia tăng sự thiếu máu ở giai đoạn này.
Bạn sẽ dễ mắc bệnh trĩ khi thai nhi trong bụng ngày một lớn dần lên vì vậy sẽ dẫn đến áp lực bụng tăng cao, nhất là cuối thai kỳ làm cho sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng cao ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho chùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là bạn sẽ bị bí đại tiện tăng cộng với quá trình bồi bổ lượng canxi và sắt khiến cho cơ thể bạn bị nóng, hậu môn bị nứt khiến bạn dễ mắc trĩ. Có khoảng 50% chị em khi mang thai và sau sinh đều mắc bệnh trĩ vì vậy việc bổ sung một lượng thức ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước, thường xuyên luyện tập những bài tập liên quan tới xương chậu hay giảm thiểu triệu chứng táo bón sẽ giúp bạn cải thiện phần nào xong để bệnh trĩ không bị tái phát nhiều người đã phải tìm đến y bác sĩ để cắt bỏ hoặc có nhiều người phải chịu cảnh sống chung với lũ.
Trĩ là căn bệnh khá phổ biến trong thai kỳ. (ảnh minh hoạ)
Nhưng với mình thì khác bệnh trĩ đã hoàn toàn biến mất khi mình phát hiện sau một thời gian mang thai và mình đã điều trị bằng biện pháp dân gian rất hiệu quả vì đến tận bây giờ khi mình đang mang thai bé thứ bệnh trĩ đã không quay trở lại với mình nữa và mình cảm thấy rất yên tâm với cách dân gian này. Hy vọng với những chia sẻ của mình sẽ giúp mẹ bầu tránh được bệnh trĩ, giúp cho cơ thể mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong thai kỳ.Ngày mình lấy chồng cũng là ngày mình rời xa mảnh đất nơi chôn rau cắt rốn, theo anh về làm dâu của mẹ. Mảnh đất quê lúa Thái Bình nơi có những cánh đồng lúa xanh mướt trải dài đến bất tận. Quê anh nghèo lắm nhưng người dân quê anh sống rất cởi mở, chân tình. Những con người nông dân chân chất một nắng hai sương chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Ấy vậy mà họ truyền tai nhau từ đời này cho đến nay bài thuốc dân gian về cây thiên lý. Những tác dụng ngoài sức tưởng tượng của mình khi nghe chuyện về cây thiên lý như một câu chuyện cổ tích, vị thuốc thần dược của chị em. Mẹ mình bảo cây thiên lý tuy thân hình nhỏ bé nhưng mang nhiều công dụng. Hoa và lá thiên lý là món ăn dân giã của miền quê nghèo này. Từ phần rễ cây thiên lý có tác dụng chữa đái buốt, hoa thiên lý giúp thanh nhiệt, giải độc, an thần làm sáng mắt, tiêu viêm mắt, lá thiên lý có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn trị những vết loét, mụn nhọt đặc biệt chữa được cả bệnh trĩ ngoại và sa dạ con…Khi nghe mẹ kể chuyện đến đây mình như được cởi tấm lòng, mình đã kể cho mẹ nghe chuyện thầm kín của mình bấy lâu. Ngày còn con gái mình đã từng mắc bệnh trĩ nhưng có lẽ ở cấp độ nhẹ vì mình để ý những ngày mình ăn nhiều rau, uống nhiều nước và tập thói quen đi đại tiện hàng ngày thì không thấy dấu hiệu gì đáng lo ngại nhưng chỉ khi những ngày đông rét mướt, nước chẳng buồn uống, lười nhác mỗi khi đi đại tiện nên có tuần mình mới đi một lần và dấu hiệu là máu ở hậu môn xuất hiện…Và dấu hiệu chảy máu ở hậu môn thường xuyên xuất hiện nhiều hơn khi mà mình mang thai bé Chip. Những tháng đầu khi bị cơn nghén hành hạ, cứ nhìn hay gửi thấy mùi thức ăn thì ôi thôi mình nôn ọe mãi, cơ thể luôn trong tâm trạng mệt mỏi, chỉ cố gắng tự ép mình uống hai ly sữa mỗi ngày. Ba tháng liền mình sút đi 2 kg nên mình rất lo cho em bé trong bụng.
Hoa thiên lý có rất nhiều công dụng chữa bệnh. (ảnh minh hoạ)
Sang tháng thứ tư, thứ năm chứng ốm nghén có phần thuyên giảm mình ăn có phần khấm khá hơn và việc bổ sung sắt, canxi hàng ngày khiến cơ thể mình bị nóng và mụn ngứa cứ thế phát tán ra lên mặt, tay, chân. Tệ hại hơn là mình bị táo bón trầm trọng nhất là khi đi đại tiện, đó là những lần kinh hoàng đối với mình và rồi bệnh trĩ đã quay trở lại...Sau đó, mẹ đã hướng dẫn cho mình cách chữa trĩ rất đơn giản nhé. “Lá thiên lý non 100 g, muối hạt to 5 g. Rửa sạch lá thiên lý rồi giã nhỏ với muối thêm khoảng 30 ml nước hòa tan rồi lọc lấy nước. Vệ sinh vùng hậu môn sạch bằng thuốc tím hoặc nước ấm sau đó dùng nước cất thiên lý tẩm bông gòn đắp lên chỗ lòi dom rồi băng lại. Ngày làm 1-2 lần, trong 1 tuần thì tình trạng lòi dom sẽ khỏi.”. Mẹ mình còn kết hợp nấu canh thiên lý với một số thực phẩm khác như thịt nạc, thịt bò, sò điệp cho mình ăn hàng ngày vì hoa thiên lý rất tốt cho thai phụ với những thành phần dinh dưỡng vô cùng phong phú như chất xơ chiếm 3%, chất đạm 2,8 %, chất bột đường, các vitamin C, B1, B2, PP, tiền vitamin A (caroten) cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm có hàm lượng cao…Mình đã khỏi bệnh trĩ từ khi dùng lá thiên lý và đến bây giờ khi mang thai bé thứ hai, mình không thấy bệnh trĩ tái phát nữa. Mình vô cùng vui sướng và cảm thấy an tâm hơn rất nhiều.
Như các bạn cũng biết hoa và lá thiên lý thường xuất hiện trong bữa ăn của mỗi gia đình nhưng ít ai biết đến công dụng tuyệt vời này. Hy vọng với những chia sẻ của mình sẽ giúp mẹ bầu thêm món ăn với hoa thiên lý vào thực đơn trong chế độ dinh dưỡng cũng như một mẹo vặt nhỏ để xử lý tình huống khi mẹ bầu hoặc một vài thành viên trong gia đình bị mắc bệnh trĩ.
Cách chữa bệnh trĩ nhẹ
Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh trĩ hiện nay chưa rõ ràng. Người ta nhận thấy trĩ xảy ra đa số ở người lớn tuổi, nam bị nhiều gấp đôi nữ.
Các yếu tố thuận lợi khiến bệnh trĩ dễ xảy ra là:
- Viêm đại tràng mạn tính và táo bón kinh niên: khi bị những bệnh này, bệnh nhân khi đi cầu phải rặn nhiều khiến áp lực trong ống hậu môn tăng lên khiến tĩnh mạch hậu môn bị căng lên khi phân đi qua, lâu ngày sinh ra trĩ.
- Áp lực ổ bụng tăng thường xuyên: thường gặp ở những người phu khuân vác, ho nhiều do bệnh ở phổi, phế quản tạo điều kiện thuận lợi cho trĩ xuất hiện.
- Tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may.
- Ở những người bị ung thư trực tràng, thai ở những tháng cuối, các tĩnh mạch bị chẹn cản trở máu hồi lưu dẫn đến dễ bị trĩ.
Triệu chứng bệnh trĩ
:
- Thường gặp là có cảm giác khó chịu, đau, có khi kèm chảy máu mỗi khi đi cầu.
- Trĩ sa (là trĩ nhô ra ngoài hậu môn) làm chảy chất nhầy và ngứa quanh hậu môn. Nếu trĩ sa bị nghẽn mạch và nghẹt búi trĩ thì gây đau dữ dội.
Cách chữa bệnh trĩ nhẹ
:
- Trường hợp nhẹ: Tránh đừng để bị táo bón bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau, tập thói quen đi cầu đều đặn. Dùng tọa dược và các loại kem có chứa corticoid, các chất chống co thắt, các chất bảo vệ mạch máu và chích gây tê tại chỗ để giảm viêm và giảm đau. Cụ thể bạn có thể dùng Proctolog nhét hậu môn ngày 1- 2 viên; hoặc bôi thuốc mỡ Preparation-H lên vùng bị trĩ bất cứ lúc nào có triệu chứng, 3 – 5 lần/ngày.
Hoặc bạn có thể áp dụng cách điều trị dân gian là: 1. Lá dấp cá: một mớ, giã nhỏ. Sau đó bỏ lên 1 tờ giấy rồi ngồi lên ( phải bỏ quần ra). Mỗi lần ngồi khoảng 5 phút, ngày làm 2 lần, chỉ 2-3 ngày là khỏi. 2. Thả lỏng toàn thân, tay để sát 2 bên đùi, lưỡi đặt vào vòm họng trên, phối hợp hít vào, co hậu môn lên, nín thở, rồi thở ra chậm, thả lỏng toàn thân.
Co, nhún hậu môn là cách để các cơ quan hậu môn luôn hoạt động, tăng lưu thông máu phòng và trị các chứng ứ huyết tĩnh mạch, trĩ nội, trĩ ngoại, táo bón, viêm ruột mãn tính, viêm và tổn thương da hậu môn. Rất có lợi cho sức khỏe, nhất là đối với người cao tuổi. Thỉnh thoảng lại co, nhún hậu môn nhiều lần từ 1-2 phút. Sau khi đại tiện phải co nhún ngay 2-3 phút để nhanh chóng phục hồi cơ năng hậu môn, tránh lòi dom.
- Nếu trường hợp nặng hơn thì tiêm thuốc gây xơ hoặc phẫu thuật lạnh bằng chất cực lạnh như khí carbonic, nitrogen lỏng làm lạnh búi trĩ, sau vài ngày thì búi trĩ hoại tử vô trùng không đau, 3 – 6 tuần thì lành sẹo, sẹo mềm và đẹp.
- Thắt búi trĩ bằng dây thun với dụng cụ đặc biệt.
- Mổ cắt trĩ nếu là trĩ sa.
ệnh trĩ và những bài thuốc điều trị
Để phòng bệnh, cần tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm áp lực trong khoang bụng tăng đột ngột.
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM phân tích các triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và một số bài thuốc trị bệnh trĩ hiệu quả.
Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do sự phình dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Khi tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém, máu đi đến đây sẽ không lưu thông được, ứ đọng làm cho tĩnh mạch bị dãn, phình ra.
Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
Trĩ nội là khi các búi trĩ chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa.
Trĩ ngoại là khi các búi trĩ sa hẳn ra ngoài, mạch bị tắc gây phù nề và nghẹt không tụt trở lại trong lòng hậu môn được nữa, kèm theo triệu chứng nứt hậu môn và rất đau mỗi khi đại tiện.
Trĩ ngoại gây trở ngại nhiều tới cuôc sống của người bệnh, họ không dám ăn uống vì sợ phải đại tiện nhiều lần. Một số trường trường hợp do chảy máu nhiều sẽ dẫn tới thiếu máu nặng.
|
Ngồi làm việc quá nhiều cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Ảnh: congso |
Có 2 triệu chứng chính
- Chảy máu: Là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn.
Về sau mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy, có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu.
Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.
- Sa búi trĩ: Thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu. Lúc đầu, mỗi khi đại tiện thì thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được.
Càng lâu ngày, khối đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng, khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biếng chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.
Cần phân biệt bệnh trĩ với một số trường hợp có chảy máu hậu môn khác
- Bệnh ung thư hậu môn, trực tràng, cũng có triệu chứng chảy máu giống như bệnh trĩ, nếu bệnh nhân cứ cho là mình bị bệnh trĩ, không chịu đi khám và điều trị, đến khi ung thư phát triển to thì không còn khả năng điều trị được.
- Trường hợp polype trực tràng cũng cho dấu hiệu chảy máu, đây là bệnh cần can thiệp cắt bỏ thì mới hết bệnh chứ không thể điều trị bằng thuốc.
- Khi bị trĩ ngoại, búi trĩ sa ra ngoài, thường lầm với sa trực tràng (loài dom), cách điều trị của hai loại bệnh này lại hoàn toàn khác nhau.
Nguyên nhân
Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do táo bón lâu ngày, bệnh lỵ, nóng trong người do ăn uống các chất cay nóng (tiêu, ớt, cà ri, cà phê, rượu bia...), tăng áp lực ổ bụng do lao động, tư thế, sinh hoạt…
- Táo bón lâu ngày: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
- Bệnh lỵ: Khi bị bệnh lỵ, bệnh nhân đại tiện nhiều lần trong ngày, và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.
- Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác... làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
- Tư thế: Bệnh trĩ thường gặp ở những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại, như thư ký bàn giấy, lái xe, nhân viên bán hàng, thợ may …
Ngoài ra, khi bị u bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân chứ không trị như bệnh trĩ.
Phòng ngừa bệnh trĩ
- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng lên đột ngột. Sử dụng giấy vệ sinh mềm, sạch, hoặc dùng các loại xà phòng ít tính acid để làm sạch vùng hậu môn. Vận động thể lực vừa sức, nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ, đi xe đạp…
- Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà đậm, thuốc lá... Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu, cà ri, gừng, riềng...
|
Tránh ăn các gia vị, thức ăn cay, nóng. Ảnh: delta |
Ăn nhiều chất xơ từ các loại rau quả để chống táo bón. Nên ăn thức ăn dạng luộc chín, nấu canh, hấp, tránh dạng chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu, hoặc dạng nướng…
Hạn chế ăn muối, vì muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ.
Một số bài thuốc nam trị bệnh
- Chỉ huyết thang: Lá huyết dụ tươi 40 g, lá cây sống đời tươi 20 g, lá cây cỏ mực tươi (hoặc lá cây xích đồng nam tươi) 20g. Ba thứ rửa sạch, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn.
- Ngẫu tiết thang: Ngẫu tiết 20 g, cỏ mực 20 g, trắc bá diệp 16 g, bồ hoàng 16 g. Tất cả sao đen, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn hoặc lúc bị chảy máu.
- Hòe hoa tán: Hoa hòe sao đen, hoa kinh giới sao đen, lá trắc bá sao đen, chỉ xác sao. Tất cả lượng bằng nhau, rửa sạch, phơi sấy khô, tán và rây lấy bột mịn, cho vào lọ sạch để bảo quản (có thể chia thành từng gói nhỏ, mỗi gói 10 g). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g, với nước sôi để nguội hoặc nước cơm, trước bữa ăn 30 phút hoặc khi đang chảy máu. Tùy tình hình bệnh, có thể gia thêm cỏ mực, địa du, bồ hoàng…
- Tứ sinh thang (Bốn loại thuốc tươi): Lá sen tươi, lá ngãi cứu tươi, lá trắc bá tươi, sinh địa hoàng tươi. Tất cả lượng bằng nhau 30-40g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước để uống hoặc làm thang sắc uống, trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ.
Tác dụng: Điều trị các bệnh mãn tính có thể là nguyên nhân gây ra trĩ như viêm phế quản, dãn phế quản, táo bón, bệnh lỵ, mập phì…
- Chữa trĩ ra máu: Vỏ quả ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột mịn, trộn đều với dầu mè để bôi hoặc đắp, ngày 3-4 lần.
- Chữa đại tiện ra máu: Trĩ ra máu: Vỏ quả ấu 60g, cỏ mực 8g, trắc bá diệp (sao đen) 8g, hoa hoè (sao) 8g, gương sen (sao) 8g. Sắc với 750ml nước, còn 300ml chia 2 lần uống trước bữa ăn.