Cách chữa cảm cúm hiệu quả

Cảm cúm là bệnh phổ biến trong lúc thời tiết giao mùa, nhất là vào mùa đông. Bệnh thường được xem là bệnh “cảm xoàng”, chỉ cần “ăn bát cháo hành” đã khỏi.

Tuy nhiên, thực tế, nếu lơ là, không trị kịp thời, bệnh dễ dẫn đến các biến chứng như viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp, viêm phổi… Những cách chữa trị cảm cúm từ triệu chứng được bác sĩ Tạ Thị Kim Dung, nguyên giảng viên Khoa Tai Mũi Họng Trường đại học Y Hà Nội, nguyên bác sĩ Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ một cách khoa học, dễ hiểu sẽ giúp chúng ta chọn cách điều trị phù hợp cho các triệu chứng gặp phải.

Chữa trị tự nhiên với những dấu hiệu đầu tiên

Cảm cúm là bệnh lý nhiễm vi rút cúm ở đường hô hấp trên. Vì vậy, trong quá trình giao tiếp, chúng ta dễ bị lây lan do các triệu chứng hắt hơi, ho của người bệnh. Thời gian ủ bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng nhưng nếu để ý, chúng ta sẽ thấy có hắt hơi với mức độ ít và thưa (3-4 lần/ngày), người uể oải, khó chịu, chán ăn. Để kháng bệnh, chúng ta có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ chất như protein, rau xanh, tăng cường trái cây, đặc biệt là loại có nhiều vitamin C. Thêm thời gian nghỉ ngơi, súc miệng bằng nước muối pha loãng, hạn chế uống nước đá cũng là những cách hỗ trợ để bệnh tự khỏi.

Chủ động để trị cảm cúm có triệu chứng thông thường

Cảm cúm được thấy rõ ràng nhất với các triệu chứng như hắt hơi (hắt xì, nhảy mũi) liên tục, sổ mũi/nghẹt mũi, đau đầu. Các triệu chứng về đường mũi vốn bị xem nhẹ nhưng là bước đầu tiên của nhiễm trùng đường hô hấp, dẫn đến các bệnh như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi...

Để chữa trị các triệu chứng này, người bệnh thường cần loại thuốc có hoạt chất phenylephrine để giúp co mạch, chống sung huyết mũi để giảm hắt hơi, sổ mũi/nghẹt mũi; hoạt chất paracetamol giúp giảm nhức đầu, đau nhức mình mẩy cũng như hạ sốt an toàn. Bên cạnh đó, người sử dụng cũng cần thêm hoạt chất caffeine để giúp tỉnh táo hơn khi làm việc, học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày. Caffeine còn có tác dụng giúp đẩy nhanh và mạnh hiệu quả giảm đau của paracetamol. Các thành phần này có trong các thuốc riêng rẽ hoặc có trong viên nén tổng hợp 3 thành phần trị cảm cúm thông dụng trên thị trường.

Cảm cúm sẽ tiến triển với các triệu chứng nặng hơn, đa dạng hơn như hắt hơi, sổ mũi/nghẹt mũi, đau đầu/đau nhức mình mẩy, ho, có đờm, đau họng. Để ngăn ngừa triệu chứng này, bên cạnh 3 thành phần kể trên, người bệnh cần bổ sung thêm loại thuốc có một số thành phần khác, đó là: Noscapine để trị ho, Terpin Hydrate giúp loãng dịch phế quản, loãng đờm, Vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nắm vững các triệu chứng cảm cúm và các thành phần của thuốc, người bệnh có thể mua viên nén tổng hợp 6 thành phần để chữa trị tại nhà. Uống nhiều nước, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý là những việc làm hữu ích để giúp cơ thể mau hết bệnh và phục hồi sức khỏe.Tìm hiểu thành phần của thuốc để trị cảm cúm có triệu chứng nặng

Những dấu hiệu cần đi khám bệnh ngay

Với những người bệnh dễ có nguy cơ biến chứng cao như trẻ em nhỏ, người già, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính và suy giảm miễn dịch thì khi có các triệu chứng đầu tiên của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu thì cần đi khám bệnh ngay để được tư vấn kịp thời.

Với người bệnh thông thường thì nên đi đến bác sĩ tư vấn khi gặp các trường hợp như cảm cúm kéo dài trên 7 ngày, chảy mũi đục xanh (hoặc vàng), đau nhiều ở vùng má, vùng trán, đau tai, sốt cao, đau cơ hoặc khó thở, đau ngực, đau bụng…

Tóm lại, từ một số triệu chứng thông thường, nếu chúng ta không chú ý thì dễ dẫn đến tình  trạng bệnh nặng hơn, không chỉ tổn hại sức khỏe mà còn hao tốn nhiều công sức, tiền của của người bệnh và gia đình. Vì “sức khỏe là vàng” nên chúng ta cần bảo vệ “vàng” ngay từ đầu khi có dấu hiệu bị “thất thoát” để đảm bảo cuộc sống luôn khỏe khoắn và tươi đẹp.

Khi bị cảm nhẹ, bạn không nhất thiết phải dùng thuốc Tây. Một số cách chữa đơn giản của Đông y sẽ giúp bạn khỏe hơn mà không có tác dụng phụ.

Các vị thuốc chữa cảm mạo dễ kiếm:

Tía tô: Có tác dụng hạ sốt cầm nôn, kích thích tiêu hóa, an thai.

Trần bì (vỏ quýt): Hóa đờm, mạnh dạ dày, giúp ra mồ hôi.

Gừng: Tán hàn, giải cảm, long đờm, trừ phong tà, rét lạnh, nhức đầu, ngạt mũi, trị ho, nôn mửa, kích thích tiêu hóa.

Hương phụ (củ gấu): Thông kinh, giảm đau.

Bạc hà: Hạ sốt, làm ra mồ hôi, tán phong nhiệt, sát khuẩn. Dùng chữa cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi do lạnh, ho do lạnh.

Lá tre (trúc diệp): Thanh nhiệt, hạ sốt, an thần.

Kinh giới: Giải cảm, trừ phong, thanh nhiệt, thông huyết mạch, trị cảm cúm, cảm sốt, trị bệnh sởi.

Hoắc hương: Trị nôn mửa, kích thích tiêu hóa, thông bộ máy hô hấp. Chữa cảm cúm, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi.

Cảm hàn (phong hàn)

Triệu chứng: Sốt, sợ lạnh, sợ gió, toàn thân đau mỏi, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, lưỡi có một lớp rêu màu trắng mỏng.

Tía tô (cả lá và cành), hương phụ mỗi vị 12 g; trần bì, gừng, cam thảo nam mỗi vị 6 g. Đổ 400 ml nước, sắc còn 200 ml, uống lúc còn nóng cho ra mồ hôi. Uống 1-3 thang. Nếu có đầy bụng, buồn nôn, cho thêm: hoắc hương, hậu phác mỗi vị 12 g. Trẻ em uống 2/3 - 1/3 liều của người lớn, tùy tuổi.

Cảm nhiệt (phong nhiệt)

Triệu chứng: Sốt nóng, sợ gió, đầu nặng, ra mồ hôi, ho, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng. Khám thấy họng đỏ.

Bạc hà 8 g; kim ngân hoa, cam thảo nam, kinh giới mỗi vị 12 g; lá tre 20 g. Đổ 400 ml nước, sắc lấy 200 ml để nguội rồi uống.

Xông giải cảm (dùng cho hai thể cảm hàn và cảm nhiệt)

Lá bưởi, cúc tần, hương nhu, ngải cứu, tía tô, lá sả, lá tre mỗi thứ một nắm bằng nhau, cho vào nồi đậy vung thật kỹ, đun sôi vài phút, rồi xông. Khi xông, chùm trăn kín và từ từ mở vung để hơi nóng bốc lên từ từ tránh bỏng. Khi bệnh nhân ra mồ hôi và cảm thấy dễ chịu thì ngừng xông, không được kéo dài; sau khi xông nên ăn cháo hành cho chút muối. Nếu có cháo thịt, trứng thì càng tốt.

Chú ý: Xông ở nơi kín gió, không xông với thể cảm sốt ra mồ hôi nhiều, trẻ nhỏ dưới 7 tuổi, người già yếu, phụ nữ có thai hoặc đang có kinh, người bệnh mất máu, mất nước nặng.

Đánh gió chữa cảm (cả cảm hàn và cảm nhiệt)

Phương pháp đánh gió có tác dụng tốt với các bệnh ngoại cảm chưa tổn thương tạng phủ. Về nguyên liệu dùng để đánh gió, có thể lựa chọn: Trứng luộc (lòng trắng) + bấm bạc; gừng tươi (củ) + tóc rối + rượu 40- 60 độ; lá trầu không + dầu tây (dầu hỏa).

Bệnh nhân có thể nằm hay ngồi, người đánh gió đứng bên cạnh hay phía sau người bệnh. Gừng tươi 50 g giã nhỏ sau đó lấy mớ tóc rối quấn xung quanh gừng, ngoài cùng bọc bằng vải mỏng hoặc khăn mùi xoa rồi nhúng vào chén rượu, sau đó chà xát hai bên cột sống từ cổ tới mông, có thể làm rộng ra hai bên khối cơ của lưng và thắt lưng, rượu khô lại tẩm tiếp và xát như vậy khoảng 10-20 phút (vùng da nơi đánh gió nóng và hơi đỏ).

Phòng cảm bằng rượu tỏi

Mùa rét cần giữ ấm và đeo khẩu trang khi đi ra đường để tránh cảm lạnh. Khi nơi ở có dịch cúm, cần phòng bệnh bằng cách:

Uống rượu tỏi: 100 g tỏi giã nát ngâm với 1/2 lít rượu 60 độ, ngâm trong 2 ngày, lọc trong, mỗi tuần uống 3 lần, mỗi lần uống 20-30 giọt với nước sôi để nguội.

Nhỏ mũi bằng nước tỏi: Nước sôi để nguội hòa với tỏi đã giã (3 nhánh tỏi pha 10-15 giọt nước) lọc nước trong, nhỏ vào mũi. Không được nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh (mà chỉ nên cho ngửi).

Các bài thuốc dân gian trị cảm cúm hiệu quả

Cảm cúm là bệnh thường gặp, đặc biệt trong thời điểm giao mùa hiện nay, cảm cúm luôn là nỗi lo không chỉ riêng ai.

Dưới đây là bài thuốc dân gian của một số nước trên thế giới, được cho là mang lại hiệu quả cao:

1. Mỹ - Súp gà nóng

Tại Mỹ, soup gà nóng được coi là “penixilin dạng lỏng” trị cảm cúm vô cùng hiệu quả. Những thành phần dinh dưỡng và nhiệt độ cao(khi ăn nóng) có tác dụng làm giảm chứng ho, đau họng, chảy nước mũi, rùng mình, mệt mỏi…

2. Phần Lan - Nước ép hồng lựu (nho Hy Lạp)

Hồng lựu là loại quả mọng không những có tác dụng trị cảm cúm mà còn có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa amiđan sưng tấy. Hồng lựu rất giàu vitamin C (nhiều hơn gấp 4 - 5 lần lượng vitamin C trong cam quýt).

3. Ấn Độ - Canh gừng

Gừng là bài thuốc dân gian được ưa chuộng hàng đầu trong trị cảm cúm của người Ấn Độ và người Trung Quốc. Uống một bát canh gừng cay, còn nóng hổi sẽ giúp người bệnh toát mồ hôi, đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, nhanh chóng chấm dứt cơn cảm cúm khó chịu.

Xắt gừng thành những miếng nhỏ, cho gừng đã xắt nhỏ vào đun sôi trong khoảng từ 5 - 10 phút theo tỷ lệ 4 muỗng gừng 1 cốc nước. Sau đó cho thêm chút đường đỏ (đường đỏ có tác dụng giữ ấm dạ dày), uống nhiều lần một ngày, đặc biệt nên uống trước khi đi ngủ.

Người Ấn Độ còn xay nhỏ gừng tươi để đắp lên ngực hoặc lên trán người mắc cảm cúm có tác dụng làm giảm cảm giác khó chịu và giảm nhiệt độ cơ thể nếu sốt cao.

4. Người da đỏ (Bắc Mỹ) - Rễ cây rau sam đắng

Gốc rau sam đắng được người da đỏ Bắc Mỹ vô cùng coi trọng trong việc trị đau họng, khàn giọng và cảm cúm.

5. New Zealand - Nước chanh mật ong

Nước chanh mật ong là phương pháp chữa cảm cúm truyền thống của người New Zealand.

Cách làm vô cùng đơn giản: Đun nước sôi ở nhiệt độ cao nhất tiếp đó cho nước cốt chanh vào tiếp tục đun sôi, cuối cùng cho thêm chút mật ong vào là có thể dùng được. Người New Zealand cho rằng, mật ong có tác dụng giảm đau họng, nước chanh lại giúp nâng cao hệ miễn dịch một cách hiệu quả.

6. Nam Phi - Bia gừng tươi

Dùng gừng tươi trị cảm cúm là bài thuốc truyền thống của rất nhiều nước trên thế giới, Nam Phi cũng không ngoại lệ. Người Nam Phi thích dùng gừng tươi kết hợp với bia để trị cảm cúm.

Họ bỏ 2 muỗng mật ong, nước chanh và gừng tươi vào 1 cốc bia, tiếp tục cho thêm vài giọt dầu khuynh diệp vào cốc bia rồi từ từ uống. Loại nước uống này có tác dụng làm giảm cảm giác đầy bụng, khó chịu, ngạt mũi, đau họng…

16 cách loại bỏ ngạt mũi hiệu quả mùa lạnh

Mùa đông, đặc biệt là vào những ngày lạnh trời, hệ miễn dịch của cơ thể thường yếu đi và làm phát sinh nhiều chứng bệnh, phổ biến nhất là cảm cúm, ho, sốt và ngạt mũi. Có một số cách có thể giúp bạn điều trị tại gia hiệu quả mà không cần đến gặp bác sĩ...

Tổng hợp các cách điều trị ngạt mũi trên Livestrong, lifestyle.iloveindia:

1 - Trà gừng

Các thầy lang thường sử dụng củ gừng để điều trị cảm lạnh và những triệu chứng của nó, bao gồm cả ngạt mũi và sung huyết phổi. Trong cuốn sách Alternative Cures (Phương pháp điều trị thay thế) của Bill Gottlieb cho biết, uống trà gừng sẽ giúp chống lại ngạt mũi rất hiệu nghiệm. Cách làm là cứ mỗi củ gừng tươi thì đổ 2 cốc nước vào và đun sôi khoảng 10 phút. Sau đó vớt bã gừng ra, bỏ thêm đường và chút mật ong vào nước trà, cho thêm chút nước chanh càng tốt. Cứ 2-3 tiếng lại uống một cốc cho đến khi nước mũi chảy ra nhiều và hết ngạt.

2 - Củ cải ngựa

Theo cuốn sách “1.801 Home Remedies: Trustworthy Treatments for Everyday Health Problems” thì củ cải ngựa (Horseradish root) rất tốt cho việc thông mũi, cải thiện tuần hoàn ở đường mũi và thúc đẩy quá trình loại bỏ nước mũi nhầy. Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên lấy củ cải ngựa mài thành bột, và mỗi lần ăn khoảng nửa thìa súp đầy. Để tránh sự kích thích dạ dày, không nên sử dụng phương pháp này nếu bụng đói.

3 - Nhỏ nước muối

Đây là cách dễ làm và được nhiều người sử dụng. Bạn có thể mua lọ nước muối ở hiệu thuốc hoặc có thể tự chế. Cách chế biến như sau: Lấy 1 muỗng muối bỏ vào một cốc nước đun sôi để nguội, hoà tan. Sau đó đổ vào ống nhỏ giọt hoặc ống xịt và nhỏ lên 2 lỗ mũi. Có thể nhỏ nhiều lần trong một ngày. Nước muối sẽ giúp chống khuẩn, làm lãng nước mũi đặc và thông mũi nhanh chóng. Cách này đặc biệt an toàn ngay cả đối với trẻ mới sinh được 6 tuần tuổi.

4 - Dọn dẹp giường chiếu

Mỗi buổi tối khi chúng ta ngủ, có hàng triệu tế bào chết rơi ra khỏi cơ thể. Lâu ngày, các tế bào này tích luỹ dần và gây ra những vấn đề về hít thở, bao gồm cả ngạt mũi. Do vậy, bạn nên thường xuyên giặt ga trải giường, chiếu và chăn, gối…để giúp cho phòng ngủ có không khí thoáng. Đặc biệt là vào những tháng mùa đông thì không khí hanh, làm da khô và nhiều tế bào rụng hơn. Theo các chuyên gia, chiếu chăn được giặt ít nhất mỗi tuần một lần sẽ góp phần ngăn ngạt mũi tốt.

5 - Tinh dầu khuynh diệp

Dầu khuynh diệp (bạch đàn), được bán phổ biến ở các hiệu thuốc, có khả năng chống tức ngực và làm thông lỗ mũi khi bị ngạt bằng cách hít thật sâu loại dầu này. Andrea Candee, tác giả của cuốn “Gentle Healing for Baby and Child” khuyên rằng, mỗi khi bị khó thở do ngạt mũi, bạn nhỏ vài giọt dầu khuynh diệp vào trong một chiếc lọ nhỏ và thỉnh thoảng lại mở nắp ra và hít thật sâu vài lần. Hoặc có thể nhỏ 10-15 giọt vào nước tắm ấm. Và nhớ rằng hãy hít thở thật sâu trong lúc tắm để nhận được hiệu quả tốt nhất.

6 - Ăn gia vị cay nóng

Nếu bạn ăn được cay, thì đây cũng là cách để trị ngạt mũi. Những thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạc... sẽ làm chảy nước mũi. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn và làm dịu triệu chứng ngạt mũi.

7 - Uống nhiều nước

Nước là thứ tốt nhất để chống sự khử nước của cơ thể. Khi vào cơ thể, nước sẽ làm loãng các nước nhầy của mũi và tăng cường khả năng phục hồi khi bị cảm cúm. Mỗi ngày bạn nên uống 8-10 cốc nước, đặc biệt là nước nóng càng tốt.

8 - Nước chanh hoà mật ong

Lấy một thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Khấy đều và uống mỗi ngày 3 cốc. Mật ong sẽ nhanh chóng loại bỏ tắc mũi và chống ho hiệu quả.

9 - Chườm khăn nước nóng lên tai

Đây là mẹo mà nhiều người thường sử dụng. Trước khi đi ngủ, bạn lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút. Nó sẽ làm chứng ngạt mũi dịu đi. Lý do là ở tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.

9 - Xông nước muối

Lấy một bát nước nóng và bỏ 2 thìa muối vào, kề mũi gần bát và hít hơi nước bốc lên. Hơi nước muối sẽ giúp thông mũi và đẩy nước mũi nhầy ra ngoài.

10 - Ăn súp thịt gà

Từ lâu, nhiều nước trên thế giới thường ăn súp gà để trị cảm cúm. Nhưng các nhà khoa học còn phát hiện chúng còn có tác dụng thông mũi cực kì hiệu quả. Nếu cho thêm ít tỏi và ớt cộng thêm ít nước chanh thì càng tăng thêm hương vị và chống bệnh hiệu nghiệm.

11 - Mátxa mũi

Lấy ngón cái và ngón trỏ hoặc hai nhón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sống mũi. Thực hiện như vậy nhiều lần trong ngày cho đến khi bạn có thể thở dễ dàng.

12 - Làm ẩm không khí trong nhà

Không khí thiếu độ ẩm cũng là một trong những nguyên nhân làm bạn ngạt mũi, đặc biệt là khi thời tiết bước vào thu và đông. Do vậy, bạn nên giữ độ ẩm cho căn phòng hợp lý. Theo các chuyên gia nhiệt độ ở mức 28 độC là sẽ tốt để chống ngạt mũi.

13 - Nhỏ nước tỏi

Không chỉ được sử dụng làm gia vị nấu nướng, tỏi còn được sử dụng để làm thông ngạt mũi. Cách làm là bạn có thể bóc vỏ tỏi, nghiền lấy nước. Bạn cũng có thể trộn thêm với mật ong và nước ép cây lô hội. Sau đó, lấy tăm bông nhúng vào “thuốc” đó và đặt lên lỗ mũi từ 5-10 phút.

14 - Tắm nước nóng

Tắm nước nóng cũng là cách để trị ngạt mũi. Hơi nước nóng tháo gỡ sự tắc lỗ mũi đồng thời tiêu diệt những virus gây ra sổ mũi.

15 - Xông hơi hành

Lấy vài củ hành bóc vỏ dập nát (hoặc hành lá rửa sạch thái nhỏ), bỏ vào ấm và đổ một cốc nước (hoặc giấm) vào đun sôi. Sau đó đổ ra bát và xông mũi. Cách này sẽ nhanh chóng làm tan nước nhầy của mũi và thông ngạt mũi

16 - Nói không với thuốc lá

Những người hút thuốc hoặc bị ảnh hưởng bởi khói thuốc thường dễ bị tổn thương ở tuyến xoang và bị sưng ở màng xoang, kết quả là bị mắc bệnh xoang mãn tính. Nhiều người hút thuốc bị xoang mãn tính thường không biết điều này nhưng sự thực là khói thuốc đã gây ra sự khó thở cho bạn. Do vậy, nếu muốn chống ngạt mũi, bạn nên ngừng hút thuốc.

Giao mùa, nhất là khi thời tiết chuyển sang thu đông là thời gian chúng ta dễ bị cảm lạnh và cảm cúm nhất. Đa số chúng ta khi có các triệu chứng cảm lạnh hay cúm thì đều tìm đến thuốc tây y để chữa trị. Nhưng có một bí quyết trị cảm hiệu quả, lại có sẵn ngay trong nhà mình mà không phải ai cũng biết. Đó là dùng các loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày.

 

 

Giao mùa, nhất là khi thời tiết chuyển sang thu đông là thời gian chúng ta dễ bị cảm lạnh và cảm cúm nhất.
(Ảnh: Internet)

- Nước chanh: Nước chanh là thức uống tuyệt vời để làm dịu đau cổ họng, làm sạch máu, và nới lỏng chất nhầy trong họng. Cách đơn giản nhất là thêm một nửa thìa cà phê nước cốt chanh vào một tách nước ấm để uống hàng ngày.

- Cháo gà: Ngay từ hồi thế kỷ 12, một bác sĩ và triết gia Do Thái Maimonides đã phát hiện ra rằng cháo gà có thể điều trị cảm lạnh và cúm.

- Mù tạt: Mù tạt có công dụng làm giảm sốt, loại bỏ độc tố và giúp chữa lành các màng nhầy trong phổi.

- Gừng: Trà gừng có thể giúp tiêu diệt vi trùng, như là một chất kháng virus và cũng rất tốt cho dạ dày. Đun sôi hai muỗng canh gừng tươi trong hai cốc nước trong mười lăm phút, sau đó để nguội rồi uống. Hoặc có thể dùng gừng để tắm, giúp kích thích bạch huyết và thoát mồ hôi.

- Tỏi: Nhìn chung, tỏi có công dụng rất tốt trong phòng ngừa và điều trị cảm lạnh và cúm. Ngoài ra, tỏi còn có tính chất chống nấm, kháng khuẩn và kháng virus. Các nhà nghiên cứu ở Anh phát hiện ra rằng tỏi có thể tăng tốc độ phục hồi từ bệnh cúm và tăng sức đề kháng.

- Bạc hà: Trà bạc hà giúp thoát mồ hôi. Nên uống một tách trà bạc hà trước khi đi ngủ sẽ giúp tránh được những cơn sốt hay cảm lạnh về đêm.

Gừng, tỏi, bạc hà có tác dụng chữa cúm và cảm lạnh rất tốt. (Ảnh: Internet)

- Dầu thầu dầu: Đặt gói dầu thầu dầu được đặt trên ngực có thể giúp lưu thông đến phổi.

- Cam và trái cây: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Vitamin C được tìm thấy trong nước ép cam, nếu uống hàng ngày, có thể rút ngắn thời gian bị bệnh cúm. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cứ 6 giờ lại uống 1.000 mg vitamin C sẽ có thể giảm, hoặc thậm chí ngăn ngừa các triệu chứng cúm.

- Sữa chua: Trong sữa chua có chất men có thể khôi phục lại các vi khuẩn đường ruột.

- Cây bạc hà đắng: Tinh dầu của cây bạc hà đắng còn được sử dụng làm thành phần của thuốc ho xi-rô. Vì vậy mà trà làm từ loại cây này cũng có tác dụng trị ho.

- Mật ong: Mật ong có đặc tính chữa bệnh rất lớn. Nó có thể được dùng để giảm ho và tăng khả năng miễn dịch. Một thìa mật ong và một chút nước cốt chanh tươi cũng có thể tạo thành một loại xi-rô trị ho hiệu quả, nhất là đối với trẻ em.

- Trà gừng và thì là: Thêm một muỗng cà phê hạt thì là và một chút gừng khô hoặc tươi vào một ly nước sôi. Uống những khi cần thiết sẽ làm giảm cơn lạnh và triệu chứng cúm.

- Muối: Muối dùng để súc miệng rất tuyệt vời và có thể làm dịu cổ họng bị đau. Sử dụng nước ấm và có thể thêm một chút tinh chất từ củ nghệ để thêm tác dụng chống viêm.

- Kiwi: Kiwi có lợi trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Đó là bởi trong quả kiwi có lượng Vitamin C cao và dường như có tác dụng bảo vệ cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em.

- Nước: Uống nhiều nước giúp tăng cường sự lưu thông trong cơ thể. Tắm cũng vậy. Tắm nước nóng hoặc nước gừng có thể giúp hạ sốt.

- Hoa cúc: Được sử dụng trong y học cho hàng ngàn năm, hoa cúc có thể được có tác dụng dù là ở dạng trà để uống hay tinh dầu hoa cúc để hít. Hít hơi nước từ chiết xuất từ ​​hoa cúc đã được cho rằng có thể giúp làm dịu các triệu chứng cảm lạnh.

Lưu ý: Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn, cần đi khám để được điều trị tích cực hơn. Nhất là khi có các dấu hiệu như yếu đi đột ngột, hoặc sốt cao... thì nên đi bác sĩ càng sớm càng tốt.

Có một bí quyết trị cảm hiệu quả, lại có sẵn ngay trong nhà mình mà không phải ai cũng biết. Đó là dùng các loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày.

Giao mùa, nhất là khi thời tiết chuyển sang thu đông là thời gian chúng ta dễ bị cảm lạnh và cảm cúm nhất. Đa số chúng ta khi có các triệu chứng cảm lạnh hay cúm thì đều tìm đến thuốc tay y để chữa trị. Nhưng có một bí quyết trị cảm hiệu quả, lại có sẵn ngay trong nhà mình mà không phải ai cũng biết. Đó là dùng các loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày.

- Nước chanh: Nước chanh là thức uống tuyệt vời để làm dịu đau cổ họng, làm sạch máu, và nới lỏng chất nhầy trong họng. Cách đơn giản nhất là thêm một nửa thìa cà phê nước cốt chanh vào một tách nước ấm để uống hàng ngày.

- Cháo gà: Ngay từ hồi thế kỷ 12, một bác sĩ và triết gia Do Thái Maimonides đã phát hiện ra rằng cháo gà có thể điều trị cảm lạnh và cúm.

- Mù tạt: Mù tạt có công dụng làm giảm sốt, loại bỏ độc tố và giúp chữa lành các màng nhầy trong phổi.

- Gừng: Trà gừng có thể giúp tiêu diệt vi trùng, như là một chất kháng virus và cũng rất tốt cho dạ dày. Đun sôi hai muỗng canh gừng tươi trong hai cốc nước trong mười lăm phút, sau đó để nguội rồi uống. Hoặc có thể dùng gừng để tắm, giúp kích thích bạch huyết và thoát mồ hôi.

- Tỏi: Nhìn chung, tỏi có công dụng rất tốt trong phòng ngừa và điều trị cảm lạnh và cúm. Ngoài ra, tỏi còn có tính chất chống nấm, kháng khuẩn và kháng virus. Các nhà nghiên cứu ở Anh phát hiện ra rằng tỏi có thể tăng tốc độ phục hồi từ bệnh cúm và tăng sức đề kháng.

- Bạc hà: Trà bạc hà giúp thoát mồ hôi. Nên uống một tách trà bạc hà trước khi đi ngủ sẽ giúp tránh được những cơn sốt hay cảm lạnh về đêm. 

- Dầu thầu dầu: Đặt gói dầu thầu dầu được đặt trên ngực có thể giúp lưu thông đến phổi. 

- Cam và trái cây: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Vitamin C được tìm thấy trong nước ép cam, nếu uống hàng ngày, có thể rút ngắn thời gian bị bệnh cúm. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cứ 6 giờ lại uống 1.000 mg vitamin C sẽ có thể giảm, hoặc thậm chí ngăn ngừa các triệu chứng cúm.

- Sữa chua: Trong sữa chua có chất men có thể khôi phục lại các vi khuẩn đường ruột.

- Cây bạc hà đắng: Tinh dầu của cây bạc hà đắng còn được sử dụng làm thành phần của thuốc ho xi-rô. Vì vậy mà trà làm từ loại cây này cũng có tác dụng trị ho.

- Mật ong: Mật ong có đặc tính chữa bệnh rất lớn. Nó có thể được dùng để giảm ho và tăng khả năng miễn dịch. Một thìa mật ong và một chút nước cốt chanh tươi cũng có thể tạo thành một loại xi-rô trị ho hiệu quả, nhất là đối với trẻ em.

- Trà gừng và thì là: Thêm một muỗng cà phê hạt thì là và một chút gừng khô hoặc tươi vào một ly nước sôi. Uống những khi cần thiết sẽ làm giảm cơn lạnh và triệu chứng cúm.

 

- Muối: Muối dùng để súc miệng rất tuyệt vời và có thể làm dịu cổ họng bị đau. Sử dụng nước ấm và có thể thêm một chút tinh chất từ củ nghệ để thêm tác dụng chống viêm.

- Kiwi: Kiwi có lợi trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Đó là bởi trong quả kiwi có lượng Vitamin C cao và dường như có tác dụng bảo vệ cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em. - Nước: Uống nhiều nước giúp tăng cường sự lưu thông trong cơ thể. Tắm cũng vậy. Tắm nước nóng hoặc nước gừng có thể giúp hạ sốt.

- Hoa cúc: Được sử dụng trong y học cho hàng ngàn năm, hoa cúc có thể được có tác dụng dù là ở dạng trà để uống hay tinh dầu hoa cúc để hít. Hít hơi nước từ chiết xuất từ ​​hoa cúc đã được cho rằng có thể giúp làm dịu các triệu chứng cảm lạnh.

Lưu ý: Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn, cần đi khám để được điều trị tích cực hơn. Nhất là khi có các dấu hiệu như yếu đi đột ngột, hoặc sốt cao... thì nên đi bác sĩ càng sớm càng tốt.

(ST).

Say nắng,e bị cảm sổ mũi,chảy nuớc mũi,cách trị bệnh mẹo.
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Các bài thuốc từ bồ công anh, rau má, cam thảo đất, nước tỏi - nghệ... chữa cảm cúm hiệu quả. Đóng kín cửa, chưng cách thủy giấm ăn cho bốc hơi có thể phòng bệnh trong mùa cúm. Bệnh cúm cũng là cảm mạo nhưng khởi phát đột ngột, lây nhiễm rất nhanh, tạo thành dịch bệnh nguy hiểm. Triệu chứng bệnh là sốt cao (39-40oC), nhức đầu, đau nhức toàn thân, nghẹt mũi, sổ mũi, cổ họng đau rát, người bơ phờ, mệt mỏi. Có thể gây biến chứng ở hệ hô hấp và ở ruột. Phép chữa: Sơ phong tuyên phế, giải độc, giải biểu. Dược liệu: Sử dụng dược liệu giống như cảm mạo thông thường nhưng tăng liều lượng và gia thêm một vài vị thuốc có tính giải độc như bồ công anh 12-16g, kim ngân hoa 12-16g, thổ phục linh 12-16g, liên kiều 12-16g, chi tử 10-12g, rau má 10-12g, có mực 10-12g, cỏ mần trầu 8-10g… Các bài thuốc từ bồ công anh, rau má, cam thảo đất, nước tỏi - nghệ... chữa cảm cúm hiệu quả. Đóng kín cửa, chưng cách thủy giấm ăn cho bốc hơi có thể phòng bệnh trong mùa cúm. Bệnh cúm cũng là cảm mạo nhưng khởi phát đột ngột, lây nhiễm rất nhanh, tạo thành dịch bệnh nguy hiểm. Triệu chứng bệnh là sốt cao (39-40oC), nhức đầu, đau nhức toàn thân, nghẹt mũi, sổ mũi, cổ họng đau rát, người bơ phờ, mệt mỏi. Có thể gây biến chứng ở hệ hô hấp và ở ruột. Phép chữa: Sơ phong tuyên phế, giải độc, giải biểu. Dược liệu: Sử dụng dược liệu giống như cảm mạo thông thường nhưng tăng liều lượng và gia thêm một vài vị thuốc có tính giải độc như bồ công anh 12-16g, kim ngân hoa 12-16g, thổ phục linh 12-16g, liên kiều 12-16g, chi tử 10-12g, rau má 10-12g, có mực 10-12g, cỏ mần trầu 8-10g… Hoa bồ công anh cũng là một vị thuốc trị cảm cúm hiệu quả. Ảnh: svn Một số bài thuốc chữa bệnh cúm - Lá húng chanh 10g, bạc hà 8g, kinh giới 10g, cối xay 12g, bạch chỉ 6g, kim ngân hoa 12g, cam thảo đất 12g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. - Rau má 12g, hương nhu 10, đậu ván (sao) 12g, bồ công anh 12g, kim ngân hoa 12g, kinh giới 10g, bạc hà 8g, lá dâu tằm 8g, cam thảo đất 10g, lức dây (cúc tần) 10g. Sắc uống như trên. - Hoàng kỳ 16-30g, cam thảo bắc 4-6g. Đây đều là các thuốc có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Dùng hai vị này sắc cho bệnh nhân uống, kết hợp với uống Tamiflu theo phác đồ của Bộ Y tế. Khảo sát gần 100 trường hợp đều thấy bệnh nhân nâng cao được thể trạng, sức đề kháng tăng, hạ sốt nhanh, số ngày điều trị giảm, có chuyển biến sức khỏe tốt, không có trường hợp bệnh chuyển sang chiều hướng nặng.
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
Tôi bị viêm xoang 2 năm nay ,trị như nào
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Chữa trị viêm xoang, nếu được điều trị đúng sẽ cải thiện sớm và hiệu quả, nhưng đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì kiêng cữ, tuân thủ đúng liều thuốc, thời gian, cũng như lời khuyên của bác sĩ. Có nhiều phương pháp điều trị xoang như: Nội khoa: Kháng sinh, giảm đau, co mạch, chống dị ứng. Thủ thuật: Xông mũi xoang, kê kê, chọc rửa xoang. Đối với bệnh nhẹ không cần sử dụng đến kim, kéo, mà chỉ rửa xoang, làm sạch mũi. Biện pháp này không gây đau và chảy máu. Bên cạnh đó, dùng thuốc kháng sinh đủ liều, đều đặn để diệt vi khuẩn gây bệnh. - Giữ nhiệt độ trong nhà vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng chất tiết. Thuốc chống sổ mũi giúp mủ và chất nhầy thoát ra, nhưng phải cẩn thận khi dùng vì dễ gây hại nhiều hơn khi làm khô mũi quá mức và các chất không thoát ra ngoài được. Kèm theo điều trị bằng thuốc, có thể rửa xoang bằng phương pháp Proetz rất hiệu quả, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu sau vài lần rửa. - Nếu không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật nội soi, nạo vét mủ đọng, chống viêm nhiễm lan toả. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, khả năng phục hồi đạt 80%.
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Con tôi năm nay 10 tuổi, cháu bị cảm, nước mũi loãng nhiều, tắc mũi và sáng rất hay bị đau họng, họng cháu cứ đỏ hết cả lên. Vạy tôi phải làm thế nào để cháu nhanh khỏi bệnh?
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Nhiều khả năng cháu bị viêm họng hạt rồi đấy bạn ạ. Bạn cho cháu đi khám để được chuẩn đoán đúng và điều trị nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Mẹ em bị viêm xoang cách đây nhiều năm, có uống thuốc và đi khám định kỳ nhưng vẫn không khỏi. Không biết có cách nào hay bài thu6oc1 nào hay để chữa trị không? Cám ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
mẹ m chữa viêm xoang bằng cách trc khi đi ngủ giã cây cứt lợn sau đó nhét vào mũi, kiên trì hàng ngày và giờ mẹ mình đã khỏi hoàn toàn 20năm nay rồi.
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
Em bị ho và sốt làm thế nào để chữa ạ mọi người giúp em với
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận