Cách trị chảy máu cam hiệu quả nhất
Cách cầm máu khi chảy máu cam nhanh nhất
Nguyên nhân chảy máu cam ở phụ nữ mang thai và cách xử trí
Chảy máu cam thường xảy ra phổ biến ở trẻ em. Chảy máu cam thường là nhẹ và dễ dàng điều trị. Đôi khi chảy máu cam có thể nghiêm trọng hơn, nhưng điều này thường ở người lớn tuổi, hoặc ở những người có các bệnh khác như rối loạn máu.
Chảy máu cam, nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa
Chảy máu mũi ở trẻ nhỏ thường không đáng lo ngại lắm, tuy nhiên, tình trạng này kéo dài gây nguy hiểm cho em bé và có thể gây ra thiếu máu, chậm tăng trưởng, phát triển và dẫn đến sự suy yếu của hệ thống miễn dịch.
Chảy máu cam ở trẻ em là một trong chảy máu tự phát thường xuyên nhất. Những hiện tượng này xảy ra một cách bất ngờ và đôi khi khiến cho các bậc cha mẹ lo sợ. Chảy máu mũi ở trẻ nhỏ thường không đáng lo ngại lắm vì ở đầu vách ngăn mũi có một vị trí được gọi là điểm mạch rất nhạy cảm. Tuy nhiên, chảy máu cam kéo dài gây nguy hiểm cho em bé và có thể gây ra thiếu máu, chậm tăng trưởng, phát triển và dẫn đến sự suy yếu của hệ thống miễn dịch.
Do đó, mỗi phụ huynh cần xác định hình thức chảy máu cam và xử lý cho các bé đúng cách.
Hầu hết chảy máu cam xảy ra trong khi trẻ ngủ và hoàn toàn bất ngờ. Một số trường hợp sẽ tự ngưng chảy máu, nhưng một số lại kéo dài và không dừng lại mà không có sự can thiệp.
Chảy máu mũi có nhiều nguyên nhân và có thể là điềm báo trước của căn bệnh nghiêm trọng. Do đó, không bao giờ là quá muộn để thăm khám và tìm hiểu những lý do cho hiện tượng khó chịu này.
Nguyên nhân chảy máu cam
90% trường hợp chảy máu mũi có nguyên nhân là những tổn thương màng mạch ở vách ngăn mũi. Đây cũng là một trong những yếu tố phổ biến nhất gây ra chảy máu cam ở trẻ. Có những tình huống do trẻ tò mò, hiếu kỳ chơi các bộ phận nhỏ, chúng cho vào mũi rồi quên nó đi hoặc là sợ để người lớn biết và chảy máu cam là không thể tránh khỏi.
Một lý do khác gây ra chảy máu cam ở trẻ có thể là các khối u mũi lành tính và ác tính. Hầu hết các trường hợp của trẻ em là lành tính hơn ác tính. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải có sự kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
Đừng quên kiểm tra mức độ ẩm trong phòng em bé là do không khí khô dẫn đến các màng nhầy của vách ngăn mũi mất tính đàn hồi và sức co giãn của nó. Khi đó, chỉ cần trẻ chà xát mũi hay hắt hơi thì cũng đủ để gây máu cam.
Một nguyên nhân rất thường gặp trong mùa hè là trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Trẻ em thường có tật hay ngoáy mũi, vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam.
Viêm mũi mãn tính một bệnh truyền nhiễm gây ra sự mở rộng của các động mạch và tĩnh mạch dẫn đến sự bất thường của hệ thống mạch máu trong khoang mũi cũng là nguyên nhân gây chảy máu mũi.
Các nguyên nhân khác
Vì lý do có tính chất chung là bệnh máu, ví dụ bệnh ưa chảy máu, bệnh gan mãn tính, bệnh viêm xoang mũi mãn tính và các xoang cạnh mũi. Thiếu vitamin C, các bệnh di truyền, liên quan đến thay đổi trong cấu trúc của thành mạch máu, viêm mạch máu… tất cả những điều này làm tăng tính thấm thành mạch, dẫn đến chảy máu cam.
Nói chung các nguyên nhân gây chảy máu mũi đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và trải qua một loạt các bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm để có chẩn đoán chính xác.
Xử trí đầu tiên khi trẻ chảy máu cam
Nhưng đôi khi chảy máu mũi (hay còn gọi chảy máu cam) là biểu hiện của những bệnh nặng hơn như tăng huyết áp hay do chấn thương.
Trong những trường hợp như vậy chúng ta hay có khuynh hướng nằm ngữa để máu đừng chảy ra nhưng thực tế là máu lại chảy ngược vào trong. Vậy thì nếu bạn bị hay người khác bi chảy máu mũi bạn hãy làm như sau:
- Cho nạn nhân ngồi
- Kẹp mũi 5-10 phút
- Để tránh chảy máu mũi trở lại: không móc mũi, đừng cúi người xuống trong vài giờ, giữ cho đầu cao hơn tim.
- Nếu chảy máu trở lại: hỉ sạch máu trong mũi, xịt dung dịch rửa mũi có chất giảm sung huyết, kẹp mũi trở lại.
Gọi cấp cứu khi:
- Chảy máu mũi hơn 20 phút.
- Chảy máu mũi sau tai nạn, té hoặc có chấn thương vùng đầu, mặt... có thể làm vỡ mũi
Nếu con của bạn bị chảy máu từ mũi, bạn ngay lập tức xử lý để cầm máu và sau đó cho con tới gặp bác sỹ. Lần đầu tiên nhìn thấy máu trẻ có thể rất hoảng sợ, đó là lý do tại sao huyết áp tăng và khiến chảy máu trở nên mạnh hơn. Vì thế, bạn cần giúp con bình tĩnh và giải thích cho chúng rằng điều này không đáng sợ, nó không làm tổn thương và sẽ sớm vượt qua nó.
Để trẻ ngồi trên một cái ghế, trong bất kỳ trường hợp nào, không để cho trẻ đi và tránh để trẻ ngửa đầu ra - điều này sẽ dẫn đến rò rỉ máu trong cổ họng, ho, nôn mửa và đóng góp thêm vào sự rò rỉ máu.
Cho trẻ cúi đầu về phía trước, bóp cánh mũi của trẻ lại, dùng khăn tay hoặc bông gòn để bịt lỗ mũi ngăn không cho máu chảy ra. Giữ mũi trẻ trong vòng 10 phút, nhớ để ý thời gian chính xác, đừng giữ lâu quá. Tránh để trẻ ngửa đầu ra đằng sau trong lúc đang chảy máu cam. Làm như vậy sẽ khiến cho máu chảy xuống phía sau hốc mũi vào bao tử và có thể gây khó chịu và gây buồn nôn.
Điều trị chảy máu cam
Điều trị chảy máu cam cấp cứu:
Cho bệnh nhân ngồi thẳng để áp suất máu trong mũi giảm bớt, lấy mấy ngón tay bóp mũi để máu đừng chảy ra phía trước, ngồi nghiêng về phía trước, đừng ngửa cổ lên như nhiều người lầm tưởng. Ngước về phía trước để nếu máu có chảy xuống miệng thì nhổ ra. Giữ lượng máu chảy ra trong một chén hay thau để bác sĩ có thể lượng định khi gặp bác sĩ.
Giữ tay trên mũi cho đến khi ngưng chảy máu, nếu thả tay ra mà chảy lại thì giữ tay thêm 5-10 phút nữa. Nếu sau 20 phút vẫn còn chảy thì nên đi bác sĩ hay phòng cấp cứu.
Ðây là những trường hợp nặng, người ta thường phải nhét bông, sợi vải, bong bóng cao su để ép chặt mạch máu. Nếu thấy cao áp huyết thì cho uống thuốc hạ áp huyết. Nếu thiếu máu thì truyền máu, nếu bị bệnh loãng máu thì trị thêm các bệnh này. Vì mũi bị nghẹt có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang nên luôn luôn cho bệnh nhân dùng thêm kháng sinh trong lúc mũi bị nhét bông. Thuốc chống đau cũng rất cần thiết để giúp bệnh nhân nghỉ ngơi và giữ cho áp huyết đừng lên cao.
Chữa trị chảy máu cam tận gốc:
Sau khi máu ngừng chảy và mọi việc tương đối yên ổn, bệnh nhân nên đi khám về tai mũi họng do một bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ tìm nguồn gốc bệnh để điều trị dứt điểm cũng như bảo vệ mũi tốt hơn. Bác sĩ có thể tìm những mạch máu để đốt, có thể giải phẫu để sửa vách ngăn bị lệch…
Thuốc cổ truyền trị chảy máu cam
Chảy máu cam là chứng thường gặp, thường không có dấu hiệu gì báo trước, cũng không kể về thời gian. Có khi trẻ em đang nô đùa cũng chảy máu cam, có khi đêm ngủ máu cam ra lúc nào cũng không hay...
Nếu bị chảy với lượng ít, số lần bị ít, thì ảnh hưởng cũng không lớn. Song nhiều trẻ do việc chăm sóc và quan tâm của gia đình không chu đáo, hiện tượng chảy máu cam sẽ xuất hiện nhiều lần, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đến việc học tập của các cháu.
YHCT cho rằng, chảy máu cam là do nguyên nhân "huyết nhiệt" gây ra "huyết nhiệt sinh phong", tức cơ thể ở trạng thái nhiệt sẽ làm cho "bức huyết vong hành", tức là gây xuất huyết; mà trong trường hợp này là xuất huyết ở mũi.
Do vậy mà YHCT thường sử dụng các vị thuốc và phương thuốc mang tính lương huyết, chỉ huyết, kèm với bổ huyết để điều trị chứng bệnh này.
Một số bài thuốc thường dùng
Khi bị chảy máu cam, trước hết lấy ngón tay trỏ và ngón tay cái, ấn vào chỗ phía trên cánh mũi, hơi ngửa cổ về phía sau. Đồng thời lấy một ít tóc rối, tên vị thuốc là "loạn phát", loạn là "rối", "phát" là tóc.
Trường hợp không có tóc rối có thể cắt ngay một nhúm tóc cũng được. Đem tóc đốt cháy thành than, vò cho thành bột mịn, rồi đặt ngay vào bên lỗ mũi bị chảy máu, hít sâu vào trong, máu sẽ ngừng chảy ngay.
Bài 1: Ngó sen tươi 40 g, móng giò lợn 1 cái. Ninh nhừ, ngày ăn một lần. Cách 2 ngày ăn lại. Làm liền như vậy 2 tuần lễ, là được. Cách này rất dễ làm, và tiện cho các trẻ nhỏ.
Bài 2: Lá sen tươi 50 g, hoặc 20 g khô. Sắc uống. Để tăng tác dụng, cần đem lá sen sao cháy.
Bài 3: Lá cây huyết dụ 12 - 16 g, cỏ nhọ nồi, lá trắc bách diệp, đồng lượng, sao đen, sắc uống, ngày một thang, 2 lần, uống sau bữa ăn 1 giờ 30 phút. Uống liền hai tuần lễ.
Bài 4: Hoa hòe (sao cháy) 12g, trắc bách diệp (sao cháy) 12g, kinh giới tuệ (sao cháy) 12g, chỉ xác (sao vàng xém cạnh) 12g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang, chia 2 lần uống, sau bữa ăn 1 giờ 30 phút. Uống liền 2 tuần lễ.
Bài 5: Thục địa 16g, trạch tả 6g, hoài sơn 8g, bạch linh 6g, sơn thù du 8g, mẫu đơn bì 6g.
Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang, chia 3 lần uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ 30 phút. Uống liền 3 tuần lễ. Cũng có thể làm dưới dạng viên hoàn với mật ong, ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g. Phương này thích hợp cho những trường hợp cơ thể bị huyết nhiệt, do chứng âm hư hỏa vượng, chứng chảy máu cam, nhiều lần, cơ thể gầy và xanh...
Ngoài việc dùng thuốc YHCT ra, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhất là cần bổ sung thêm thường xuyên các loại rau quả tươi, chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin C. Trong trường hợp cần thiết nên kết hợp uống thêm vitamin C và hoa hòe sao đen hàng ngày, dưới dạng chè hãm.
Vì trong hoa hòe chứa rutin, một chất có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm giảm tính thấm của thành mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, làm giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt.
Do đó, nó là thành phần hữu hiệu để đề phòng những biến cố của bệnh xơ vữa động mạch và suy yếu tĩnh mạch, gây chảy máu cam, ho ra máu và các chứng xuất huyết khác.
Cách ngăn chặn máu
Bạn cũng có thể đặt một vật thể lạnh vào mũi của trẻ. Nó có thể là một chiếc khăn được ngâm trong nước đá hoặc khăn lạnh để giảm lưu thông máu trong mũi và cầm máu.
Sau khi máu mũi ngưng chảy, bạn nên kiểm tra lại nhịp tim và huyết áp của trẻ. Lúc đó nhớ đừng để con của bạn thổi mũi hoặc xì mũi để tránh kích thích trở lại.
Nếu sau 20 phút, máu trong mũi của trẻ vẫn không ngừng chảy, cần phải đưa trẻ đến bác sĩ ngay, tránh để bé mất nhiều máu, xây xẩm.
Cách phòng bệnh
Vì chảy máu mũi có rất nhiều nguyên nhân nên khi trẻ xuất hiện chảy máu mũi nhiều lần phải đưa trẻ đi khám và điều trị tại các cơ sở tai mũi họng, để tìm ra nguyên nhân giúp cho việc xử lý triệt để chảy máu mũi.
Ngoài ra, 2 lần một tuần bạn có thể dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi, không nên rửa nước muối nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhầy bảo vệ và dễ bị tổn thương
Nếu trẻ xuất hiện viêm mũi lâu ngày cần khám và điều trị ngay, giải thích cho trẻ không nên ngoáy mũi vì bên cạnh việc gây chảy máu mũi, đây cũng là một nguyên nhân làm nhiễm khuẩn mũi.
Khi thấy trẻ có biểu hiện về mũi, các bậc cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ bình tĩnh ngồi xuống hoặc nằm (nếu có thể) rồi dùng hai ngón tay bịt chặt hai lỗ mũi và thở nhẹ nhàng bằng miệng trong 5 đến 10 phút sẽ hết chảy máu.
Tuy nhiên, vì chảy máu mũi còn rất nhiều nguyên nhân khác nên khi trẻ xuất hiện chảy máu mũi nhiều lần phải đưa trẻ đi khám và điều trị tại các cơ sở tai mũi họng để tìm ra nguyên nhân giúp cho việc xử trí triệt để chảy máu mũi.
Ngoài ra, 2 lần một tuần bạn có thể dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi, không nên rửa nước muối nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhày bảo vệ và dễ bị tổn thương.
Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để các bác sĩ giúp bạn tìm nguyên nhân gây đổ máu cam và hướng dẫn điều trị.
Nguyên nhân chảy máu cam và cách khắc phục kịp thời
Bệnh Sốt xuất huyết ở trẻ em
Nguyên nhân chảy máu cam ở phụ nữ mang thai
Bệnh viêm lợi ở trẻ em và cách điều trị
Xử lý khi bị chảy máu cam
Cách cầm máu khi bị chảy máu mũi hiệu quả
(ST)