Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả


Đau bụng kinh đôi khi là cơn ác mộng đối với chị em khi tới kỳ kinh nguyệt. Sự xuất hiện của cơn đau vào mỗi tháng ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và công việc, chưa nói đến những vấn đề riêng tư. Những người bị đau bụng kinh chỉ mau chóng mong được thoát khỏi đau đớn này, ít nhất là có thể giảm bớt được cơn đau...



Các chuyên gia đã tìm hiểu và dần tìm ra được một vài bí quyết giúp giảm đau bụng kinh. Bạn có thể thực hiện theo như sau...

Chú ý chế độ ăn uống từ 3 đến 5 ngày trước kỳ kinh nguyệt

Trước khi đến kỳ kinh nguyệt từ 3 – 5 ngày bạn nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu. Tránh thực phẩm tươi sống, thực phẩm nhiều gia vị hay những thực phẩm lạnh có thể kích thích tử cung, ống dẫn trứng hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau bụng.

Nên ăn thực phẩm chua

Những thực phẩm có hương vị chua như bắp cải muối, salad, nộm, canh chua... là những thực phẩm viện trợ tốt trong việc giảm cơn đau do kinh nguyệt.

Thường xuyên tiêu thụ trái cây và rau củ

Thường xuyên tiêu thụ một số loại trái cây và rau quả giúp lưu thông máu và khí huyết trong cơ thể. Giữ chế độ ăn uống cân bằng giữa thức ăn mặn và ngọt vì chúng có thể gây đầy hơi. Nếu được hãy ăn thành nhiều bữa cho dễ tiêu hóa.

Cân bằng chế độ ăn giúp giảm đau bụng kinh. (Ảnh minh họa)

Bổ sung vitamin

Nhiều bệnh nhân chú ý tới sự tiêu thụ vitamin hàng ngày thấy ít bị đau hơn khi tới kỳ kinh nguyệt. Do đó khuyến cáo họ nên dùng vitamin tổng hợp liều thấp để làm giảm các cơn đau khó chịu.

Bổ sung các khoáng chất

Bổ sung các khoáng chất như canxi, kali và magiê khoáng sản cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh. Magnesium cũng rất quan trọng, bởi vì nó giúp cơ thể hấp thụ canxi. Bạn nên tăng cường lượng canxi và magie trong giai đoạn trước và trong khi kinh nguyệt.

Tăng cường các bài tập thể dục thể chất phù hợp

Tránh lao động nặng nhọc và tăng cường các bài tập tập thể dục phù hợp có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng của đau bụng kinh.


Tập thể dục nhẹ nhàng có thể giảm đau bụng kinh. (Ảnh minh họa)

Tránh thực phẩm có chứa caffeine

Ăn thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, sô cô la, trà sẽ làm cho bạn lo lắng, có thể đã góp phần gây ra sự khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt. Cà phê có chứa dầu dễ kích thích ruột non. Nếu trong thời kỳ hành kinh bạn còn dễ bị phù nề thì nên tuyệt đối tránh rượu vì có thể làm trầm trọng thêm vấn đề này.

Không sử dụng thuốc lợi tiểu

Nhiều phụ nữ tin rằng thuốc lợi tiểu có thể làm giảm sưng và khó chịu kinh nguyệt, nhưng trong thực tế, thuốc lợi tiểu lại góp phần loại bỏ khoáng chất cùng với nước trong cơ thể, do đó khiến các triệu chứng nặng hơn như đã giải thích ở trên.

Giữ ấm

Giữ ấm cơ thể sẽ thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ bắp, đặc biệt là sự co thắt và tắc nghẽn trong các khu vực vùng chậu. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước ấm, dùng túi giữ nhiệt, ủ nóng hay chai nước nóng để đặt lên bụng trong một vài phút giúp giảm cơn đau đáng kể.

Tắm muối khoáng

Thêm 1 chén muối và 1 chén bicarbonate natri trong bồn tắm. Tắm bằng nước ấm trong khoảng 20 phút giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau bụng kinh hiệu quả.


Tập thể dục

Đặc biệt là trong đêm trước của thời kỳ kinh nguyệt bạn nên đi bộ nhiều hơn hoặc tham gia các vận động thể chất vừa phải khác sẽ giúp cho bạn thoải mái hơn trong khi hành kinh.

Tập yoga

Yoga cũng đóng vai trò hiệu quả trong giảm đau, chẳng hạn như quỳ xuống, uốn cong đầu gối và ngồi trên gót chân. Cúi thấp người xuống, dần dần cho đến khi trán chạm đất, cánh tay kéo dài theo cơ thể. Duy trì vị trí này cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.

Uống thuốc giảm đau

Nếu cơn đau quá nhiều và khó chịu bạn có thể phải cầu cứu đến sự hỗ trợ của thuốc giảm đau


CÁCH XOA BÓP CHỮA ĐAU BỤNG KINH NGUYỆT


Xác định rõ nguyên nhân và xử trí triệt để bằng nhiều biện pháp khác nhau, có thể sử dụng liệu pháp xoa bóp đơn giản.


Đông y gọi đau bụng kinh là thống kinh, một bệnh lý phụ khoa thường gặp. Biểu hiện chủ yếu là trước, trong hoặc sau khi hành kinh xuất hiện tình trạng đau bụng dưới ở các mức độ khác nhau, thậm chí đau không chịu nổi, nằm ngồi không yên, không thể làm việc và học tập được...

Đau bụng kinh được chia làm 2 loại: thứ phát do có những tổn thương thực thể như u xơ tử cung, viêm xoang chậu nội mạc... và nguyên phát thường liên quan đến những căng thẳng về tâm lý, rối loạn nội tiết, tử cung co bóp quá mức... trong đó đau bụng kinh nguyên phát chiếm đa số.

Khi lâm vào tình trạng này, ngoài việc phải xác định rõ nguyên nhân và xử trí triệt để bằng nhiều biện pháp khác nhau, có thể sử dụng liệu pháp xoa bóp đơn giản của Đông y nhằm mục đích làm giảm hoặc cắt cơn đau, hỗ trợ các phương thức trị liệu khác theo trình tự như sau:

- Chọn nơi kín gió, đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa, an ủi và động viên nhằm ổn định tư tưởng.

- Dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau, tay phải ở dưới, tay trái ở trên xoa toàn ổ bụng theo chiều kim đồng hồ trong 1 phút. Sau đó tiếp tục xoa bụng dưới trong nửa phút với thao tác như trên với cường độ bệnh nhân chịu đựng được.


Xoa bóp có thể giảm được chứng đau bụng kinh. (Ảnh minh họa)

- Dùng một bàn tay với các ngón tay khép chặt xát bên phải bụng dưới sang bên trái bụng dưới rồi xát xuống điểm giữa bờ trên xương mu rồi lại xát lên trên bên phải bụng dưới sao cho thành hình "tam giác", cứ luân phiên như vậy trong 1 phút với cường độ bệnh nhân chịu được sao cho vùng bụng dưới nóng lên là được.

- Dùng ngón tay cái day bấm huyệt Khí hải trong nửa phút. Vị trí huyệt Khí hải: ở dưới rốn 1,5 tấc hoặc ở điểm nối giữa 1,5/5 trên với 3,5/5 của đoạn nối rốn và điểm giữa bờ trên xương mu.

- Dùng ngón tay cái day bấm huyệt Quan nguyên trong nửa phút. Vị trí huyệt Quan nguyên: ở dưới rốn 3 tấc hoặc ở điểm nối giữa 3/5 trên với 2/5 dưới của đoạn nối rốn và điểm giữa bờ trên xương mu.

- Dùng ngón tay cái day bấm huyệt Tam âm giao trong nửa phút. Vị trí huyệt Tam âm giao: ở trên chỗ lồi cao nhất của mắt cá trong chân 3 tấc, ngay sát bờ sau trong xương chày hay còn gọi là xương ống chân).

- Dùng mô ngón cái bàn tay miết từ rốn xuống điểm giữa bờ trên xương mu 20 lần.

- Cuối cùng, để bệnh nhân nằm sấp, dùng bàn tay xát mạnh vào vùng xương cùng 30 lần.

Quy trình trên có thể tiến hành mỗi ngày 2 lần, khi có cơn đau có thể làm bổ sung thêm 1 lần nữa, 7 ngày là 1 liệu trình. Tuỳ theo tình trạng đau xuất hiện trước, trong hay sau khi hành kinh mà tiến hành trước đó cho phù hợp.

Với đau bụng kinh nguyên phát, liệu pháp này có thể giải quyết bệnh triệt để, với thể thứ phát chỉ có tác dụng hỗ trợ trị liệu.


3 CÁCH HỮU HIỆU GIÚP GIẢM ĐAU BỤNG KINH

Để giúp chị em tránh các cơn đau khó chịu khi nguyệt san, các chuyên gia đã tìm hiểu và dần tìm ra được 13 cách hữu hiệu giúp giảm đau bụng kinh



Đau bụng kinh đôi khi là cơn ác mộng đối với chị em khi tới kỳ kinh nguyệt

Đau bụng kinh đôi khi là cơn ác mộng đối với chị em khi tới kỳ kinh nguyệt. Sự xuất hiện của cơn đau vào mỗi tháng ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và công việc, chưa nói đến những vấn đề riêng tư. Những người bị đau bụng kinh chỉ mau chóng mong được thoát khỏi đau đớn này, ít nhất là có thể giảm bớt được cơn đau… Các chuyên gia đã tìm hiểu và dần tìm ra được một số cách hữu hiệu giúp giảm đau bụng kinh. Bạn có thể thực hiện theo như sau…

Chú ý chế độ ăn uống từ 3 đến 5 ngày trước kỳ kinh nguyệt

Trước khi đến kỳ kinh nguyệt từ 3 – 5 ngày bạn nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu. Tránh thực phẩm tươi sống, thực phẩm nhiều gia vị hay những thực phẩm lạnh có thể kích thích tử cung, ống dẫn trứng hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau bụng.

Nên ăn thực phẩm chua

Những thực phẩm có hương vị chua như bắp cải muối, salad, nộm, canh chua… là những thực phẩm viện trợ tốt trong việc giảm cơn đau do kinh nguyệt.

Thường xuyên tiêu thụ trái cây và rau củ

Thường xuyên tiêu thụ một số loại trái cây và rau quả giúp lưu thông máu và khí huyết trong cơ thể. Giữ chế độ ăn uống cân bằng giữa thức ăn mặn và ngọt vì chúng có thể gây đầu hơi. Nếu được hãy ăn thành nhiều bữa cho dễ tiêu hóa.

Tăng cường các bài tập thể dục thể chất phù hợp

Tránh lao động nặng nhọc và tăng cường các bài tập tập thể dục phù hợp có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng của đau bụng kinh.

Bổ sung vitamin

Nhiều bệnh nhân chú ý tới sự tiêu thụ vitamin hàng ngày thấy ít bị đau hơn khi tới kỳ kinh nguyệt. Do đó khuyến cáo họ nên dùng vitamin tổng hợp liều thấp để làm giảm các cơn đau khó chịu.

Bổ sung các khoáng chất

Bổ sung các khoáng chất như canxi, kali và magiê khoáng sản cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh. Magnesium cũng rất quan trọng, bởi vì nó giúp cơ thể hấp thụ canxi. Bạn nên tăng cường lượng canxi và magie trong giai đoạn trước và trong khi kinh nguyệt.

Tránh thực phẩm có chứa caffeine

Ăn thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, sô cô la, trà sẽ làm cho bạn lo lắng, có thể đã góp phần gây ra sự khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt. Cà phê có chứa dầu dễ kích thích ruột non. Nếu trong thời kỳ hành kinh bạn còn dễ bị phù nề thì nên tuyệt đối tránh rượu vì có thể làm trầm trọng thêm vấn đề này.

Không sử dụng thuốc lợi tiểu

Nhiều phụ nữ tin rằng thuốc lợi tiểu có thể làm giảm sưng và khó chịu kinh nguyệt, nhưng trong thực tế, thuốc lợi tiểu lại góp phần loại bỏ khoáng chất cùng với nước trong cơ thể, do đó khiến các triệu chứng nặng hơn như đã giải thích ở trên.

Giữ ấm

Giữ ấm cơ thể sẽ thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ bắp, đặc biệt là sự co thắt và tắc nghẽn trong các khu vực vùng chậu. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước ấm, dùng túi giữ nhiệt, ủ nóng hay chai nước nóng để đặt lên bụng trong một vài phút giúp giảm cơn đau đáng kể.

Tắm muối khoáng

Thêm 1 chén muối và 1 chén bicarbonate natri trong bồn tắm. Tắm bằng nước ấm trong khoảng 20 phút giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Tập thể dục

Đặc biệt là trong đêm trước của thời kỳ kinh nguyệt bạn nên đi bộ nhiều hơn hoặc tham gia các vận động thể chất vừa phải khác sẽ giúp cho bạn thoải mái hơn trong khi hành kinh.

Tập yoga

Yoga cũng đóng vai trò hiệu quả trong giảm đau, chẳng hạn như quỳ xuống, uốn cong đầu gối và ngồi trên gót chân. Cúi thấp người xuống, dần dần cho đến khi trán chạm đất, cánh tay kéo dài theo cơ thể. Duy trì vị trí này cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.

Uống thuốc giảm đau

Nếu cơn đau quá nhiều và khó chịu bạn có thể phải cầu cứu đến sự hỗ trợ của thuốc giảm đau.

ĐẬU ĐỎ CHỮA ĐAU BỤNG KINH

Đậu đỏ không chỉ là một thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn là một vị thuốc chữa nhiều bệnh.


Trong đậu đỏ có nhiều protein dưới dạng albumin, lipit (chất béo) có nhiều axit béo không no, có nhiều vitamin B1, B2 và các khoáng chất quý hiếm có hoạt chất sinh học cao, có tác dụng bồi bổ cơ thể nâng cao mức đề kháng...

Trong Đông y, đậu đỏ còn được gọi là xích tiểu đậu là một vị thuốc trong Đông y có tác dụng bồi bổ cơ thể, dùng cho người hư nhược, mới ốm dậy,
phụ nữ sau khi sinh nở.

Xích tiểu đậu còn là vị thuốc có tác dụng lợi thủy hành huyết tiêu sưng tấy, rút mủ. Dùng chữa các bệnh thuỷ thũng, ung nhọt, tả lỵ...

Chữa bế kinh, đau bụng kinh: Đậu đỏ 30g, gạo tẻ 30g, đường mạch nha vừa đủ dùng. Đậu đỏ cùng gạo nấu nhừ cho đường mạch nha vào vừa ngọt, ăn hết trong ngày.

Chữa viêm gan cấp hoặc vàng da: Xích tiểu đậu 30g, táo tầu 30g, nhân hạt lạc 30g, đường cát lượng vừa đủ nấu nhừ lên, chia 3 lần ăn trong ngày.

Chữa xơ gan cổ trướng: Đậu đỏ 200g, cá chép 300g (1 con). Cá chép làm sạch, bỏ nội tạng, vo sạch đậu đỏ, cho nước nấu thành canh, đậu mềm là được.

Ăn cá uống nước canh. Mỗi ngày hay cách ngày ăn 1 lần cho đến khi bệnh khỏi. Công hiệu lợi tiểu, chống phù thũng.


Chữa phù thũng, tiểu tiện không thông bằng đậu đỏ.

Chữa phù thũng, tiểu tiện không thông: Đậu đỏ 20g, hạt bo bo 30g, gạo 30g, đường vừa đủ. Cho đậu đỏ đã ngâm mềm vào nồi nấu sôi, hạ lửa chờ đậu mềm nhừ thì cho bo bo và gạo nấu tiếp đến nhừ cho đường vừa ngọt thành chè đậu đỏ, ngày ăn 2 lần trong nhiều ngày.

Món này có công hiệu hồi phục chức năng hệ tiêu hoá, lợi tiểu.

Lợi sữa, thông tiểu: Đậu đỏ 250g. Đậu đỏ vo sạch cho vào nồi, đổ 500ml nước nấu trong 20 phút, bỏ đậu uống nước.

Cần uống liền 3 - 5 ngày sẽ thông sữa, tiêu phù.

Chè thanh nhiệt trừ thấp: Đậu đỏ 50g, củ mài (hoài sơn) 50g, đường vừa phải.

Chữa sỏi tiết niệu:
Đậu đỏ 50g, gạo tẻ 50g, màng trong mề gà (kê nội kim) 20g phơi khô tán bột, đường trắng vừa đủ.

Lấy đậu đỏ cùng gạo nấu thành chè, trộn màng gà trong mề gà đã tán bột vào, cho đường khuấy đều, ngày ăn 2 lần. Một liệu trình là 30 ngày.

Chữa đau lưng: Đậu đỏ 50g, vỏ dưa hấu 50g, rễ cỏ tranh 50g. Tất cả sắc uống chia 2 lần trong ngày, cần sử dụng vài ngày.

TRỊ ĐAU BỤNG HÀNH KINH

Phương pháp trị đau bụng hành kinh chủ yếu là uống thuốc; nhưng tác dụng của tâm lý trị liệu và sự nghỉ ngơi cũng không thể coi nhẹ, đặc biệt là với phụ nữ trẻ tuổi bị đau bụng hành kinh nguyên phát. Khi bắt đầu có kinh, họ thường có những thay đổi về tâm lý như sợ hãi, lo lắng, u uất... Những phản ứng tâm lý này cũng làm tăng thêm mức độ đau bụng hành kinh. Uống thuốc để điều trị đau bụng hành kinh là phương pháp không thể thiếu:

THUỐC TRỊ ĐAU BỤNG KINH

Ðau bụng kinh còn gọi là thống kinh, là cơn đau ở vùng thắt lưng hoặc bụng xảy ra khi người phụ nữ hành kinh.

Chữa đau bụng kinh bằng y học cổ truyền

Những phụ nữ hay bị đau bụng khi hành kinh có thể khắc phục tình trạng này bằng cách tự tạo lập một cuộc sống tinh thần thoải mái. Trước và trong kỳ kinh, nên tránh ăn các đồ sống lạnh, ưu tiên các thực phẩm có tính ấm như trứng gà, đường đỏ, thịt dê, thịt lợn, nấm, mộc nhĩ...

Giảm đau bụng khi có kinh nguyệt

Kỳ kinh là những ngày cực hình đối với nhiều phụ nữ bởi nó đi kèm với những cơn đau bụng ghê gớm. Dưới đây là một vài gợi ý để giảm chứng bệnh này:

Những điều "kiêng"trong kỳ kinh nguyệt

Việc đấm lưng sẽ gây đau thêm và tổn hại cho tử cung. Ngoài ra, nhổ răng, khám sức khoẻ, hò hát, ăn mặn… cũng là việc không nên làm khi đang “thấy tháng”. Các chuyên gia sức khoẻ khuyên nên tránh những hoạt động sau trong thời gian hành kinh:

Ngải cứu- vị thuốc của chị em


Người đang có thai nếu thấy đau bụng, ra máu thì có thể dùng lá ngải cứu 16 g, tía tô 16 g, cho 600 ml nước sắc còn 100 ml, thêm chút đường, chia 3-4 lần uống trong ngày. Ngải cứu có tác dụng an thai.

Đấm lưng trong thời kỳ kinh nguyệt, nên hay không?

Trước và trong những ngày có kinh, nhiều bạn gái thường có triệu chứng đau bụng, căng tức ngực, đặc biệt là cảm thấy đau mỏi ở lưng và vùng thắt lưng. Và để làm giảm những khó chịu đó, nhiều bạn đã chọn cách ''đấm lưng''. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa thì đấm lưng trong những ''ngày ấy'' là có hại cho cơ thể bạn.

Phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt nên ăn thực phẩm ấm nóng

Chyên gia cho thấy, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt không thích hợp ăn đồ lạnh. Bởi thức ăn, đồ uống lạnh sẽ làm giảm tốc độ tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng đến co bóp của tử cung và bài trừ kinh nguyệt, dễ gây bế tắc kinh, làm đau bụng kinh.

Ngâm chân thuốc Đông y giảm buồn bực kỳ kinh nguyệt

Phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt thường cảm thấy chán chường buồn bực, đặc biệt là những người đau bụng kinh. Nhưng nếu tâm trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến công việc, học tập và nghỉ ngơi.

Chăm sóc kinh nguyệt ở trẻ gái vị thành niên

Tuổi dậy thì của các em gái thường bắt đầu sớm hơn các em trai khoảng 2-3 năm. Biểu hiện dậy thì của các em gái được khẳng định từ khi các em xuất hiện kinh nguyệt lần đầu, mặc dầu trước đó về hình dáng cơ thể và phát triển tinh thần ở các em đã ít nhiều có biến đổi.

Hiện tượng đau bụng kinh nguyệt
Trị đau bụng kinh bằng thực phẩm
Bị đau bụng kinh phải làm thế nào
Đau bụng dưới ở phụ nữ
Nguyên nhân đau bụng dưới 
Những việc nên làm khi kinh nguyệt thất thường


(st)
lam the nao de het dau bung kinh ma khong phai uong thuoc vi em so uong thuoc nhieu se co hai cho sau nay
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
mjk k mun dau bung nua au..huhu that la kho chju va kinh hoang!!!!!!!!!!!!!!
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Thấy bảo lấy chồng thì hết nhưng đa phần đều phải dùng đến thuốc bạn à
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Chỉ còn cách tới bác sĩ khám cắt thuốc và điều tị thôi.À nghe nói lấy chồng thì đỡ đấy
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Em nay 25 tuoi,da co gia dinh,va con em nay 3 tuoi,em co dat vong ,va vong van on djnh suot tgjan qua,nhung sau khj quan he thi em bi dau bung duoi,cam gjac nang nhu tre xuong nhung khoang 2 hom la khoi,em ko bjet nhu the nao co can phaj uong thuoc khi bi dau khong,
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Đau bụng dưới sau khi quan hệ có thể do tâm lý chưa thoải mái dẫn đến căng cơ, do quan hệ chưa đúng cách dẫn đến tổn thương vùng kín hoặc do nhiễm bệnh phụ khoa. Theo trường hợp của bạn có khả năng là do nguyên nhân thứ 3. Bạn nên đi khám phụ khoa cho chắc chắn cũng là kiểm tra vị trí vòng đặt có bình thường hay không. Chúc bạn vui khỏe!
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
bạn của em tới kỳ đau bụng giữ dội, máu ra thì đen đặc, hay bị trể kinh vậy có sao không bác sĩ
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Kinh nguyệt màu đen sậm , đóng cục do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan gây nên như: stress, mất ngủ, ăn uống không điều độ,…Các bệnh như: viêm phụ khoa, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang cũng là một trong số những bệnh phụ khoa gây nên tình trạng trên. Để biết rõ nguyên nhân bạn phải đi khám sớm để được chuẩn đoán và tư vấn điều trị nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
E mỗi lần đến tháng rất đau bụng, đau lưng, chân tay mỏi mệt. Dường như nhiều lúc e không thể chịu được nữa. Đến kì kinh e thường hay muốn đi ngoài và ngủ.bác sĩ nv liệu e có làm sao không a?
hơn 1 tháng trước - Thích
Có thuốc nào trị triệt để đau bụng kinh k b.s
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận