Cách chữa đau răng nhanh chóng hết đau
Cách chữa đau răng khi mang bầu hiệu quả
Chữa đau răng bằng cách nào thật đơn giản và hiệu quả
Trong quá trình mang thai, nhiều bà bầu phải trải qua cảm giác đau nhức răng, răng bị yếu đi, nhất là giai đoạn mang thai từ tháng thứ 7-9. Mặc dù, sau khi sinh con tình trạng này sẽ hết, nhưng cũng mang đến nhiều cảm giác khó chịu cho bà bầu.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức răng khi mang bầu
Bà bầu là người có nguy cơ cao nhất trong việc mắc các bệnh răng miệng như: bệnh sâu răng, bệnh viêm lợi... do lượng can xi trong cơ thể dễ bị thiếu hụt vì vừa phải cung cấp canxi cho thai nhi.
Khi thai nhi được 24 - 25 tuần tuổi là thời điểm hệ xương đang hình thành mạnh mẽ. Lúc này lượng canxi thai nhi cần nhiều hơn các tháng trước rất nhiều. Và lượng canxi cần thiết để hình thành xương của trẻ được lấy từ cơ thể của mẹ. Người mẹ không đủ canxi và không bổ sung được canxi qua ăn, uống thì nhiều khả năng thiếu hụt canxi nghiêm trọng, và bệnh đầu tiên gặp phải là các bệnh răng miệng.
Hơn nữa, khi mang bầu, tuyến nước bọt trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi. Trong nước bọt chứa những chất làm chắc men răng, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng. Trong thời gian mang này, lượng nước bọt tiết ra giảm và hậu quả là bị bệnh sâu răng ở bà bầu.
Nước mía có thể giúp chống sâu răng khi mang bầu
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nước mía có công dụng phòng chống sâu răng và hạn chế tình trạng hôi miệng do chứa hàm lượng khoáng chất cao. Bên cạnh đó, loại thức uống này còn chứa nhiều can-xi, crôm, cô-ban, đồng, ma-giê, man-gan, phốt-pho, kali và kẽm.
Ngoài ra, nước mía còn cung cấp sắt và vitamin A, C, B1, B2, B3, B5, B6 cùng với khá nhiều các phytonutrient, chất chống ô-xy hóa, protein và chất xơ hòa tan. Các chất dinh dưỡng này sẽ giúp bà bầu khỏe mạnh hơn.
Để không phải đối mặt với tình trạng đau nhức răng khi mang bầu, bà bầu nên:
- Mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần, sau bữa ăn để giữ vệ sinh răng miệng.
- Bạn có thể pha nước muối nồng độ vừa phải theo công thức: 1 tách nước ấm và 1 muỗng cà phê muối. Súc miệng bằng dung dịch này giúp khử khuẩn tốt, loại bỏ đáng kể những thức ăn có thể đang bị mắc kẹt trong các kẽ răng. Mỗi ngày bạn nên súc miệng 2 - 3 lần, mỗi lần khoảng 30 giây.
- Nếu ở giai đoạn ốm nghén, sau mỗi lần bị nôn cần súc miệng lại bằng nước sạch để giảm axit trong miệng.
- Nếu đánh răng gây buồn nôn cho các bà mẹ mang thai, thì có thể đánh nhẹ nhàng sau đó súc miệng lại bằng dung dịch súc miệng hoặc bằng nước muối loãng.
- Ăn thực phẩm giàu vitamin C, B12, canxi… và hạn chế ăn đồ ngọt, đồ có ga vì những thực phẩm này dễ gây sâu răng, nhất là khi ăn vào buổi tối, trước khi đi ngủ.