Cách chữa đau răng khi mang bầu rất an toàn

Cách chữa đau răng khi mang bầu rất an toàn. Khi mang thai phụ nữ gặp rất nhiều vấn đề về răng miệng. Đau răng khi mang thai, viêm lợi khi mang thai. Vậy làm thế nào để chữa đau răng, viêm lợi khi mang thai?



CÁCH CHỮA ĐAU RĂNG KHI MANG THAI
Năm rồng là năm mà theo dân gian là năm đẹp để sinh con. Chính vì thế, năm nay không ít ông bố bà mẹ cố gắng “săn được rồng”. Chẳng vậy mà tỷ lệ sinh năm nay cao hơn hẳn những năm khác. Hạnh phúc khi được mong đợi một đứa trẻ ra đời. Là một người mẹ, hãy thay đổi lối sống của mình và thận trọng để tránh bất kì vấn đề gì ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng thật không may, đau răng có vẻ là một vấn đề phổ biến hay gặp ở phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn ngăn ngừa và hạn chế đau răng
 

Tại sao bà bầu đau răng?

Đau răng, viêm lợi rất thường gặp ở phụ nữ mang thai đem lại những đau đớn, khó chịu. Vậy nguyên nhân do đâu mà đau răng khi mang thai?
 
Răng miệng không được chăm sóc tốt
Điều quan trọng trong việc phòng ngừa đau răng khi mang thai là thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng trước khi mang thai. Kể cả khi bạn đã mang thai rồi, thì việc kiểm tra cũng không phải là quá muộn. Hiện tại, các nghiên cứu cho thấy các vấn đề về viêm lợi khi mang thai luôn trầm trọng hơn bởi vì trong 3 tháng đầu tiên của thai kì, bạn luôn có xu hướng nôn mửa trong khi đánh răng. Do đó, một số phụ nữ mang thai có xu hướng đánh răng ít hoặc không đánh răng ở tất cả các chỗ. Chính điều đó, đã góp phần làm tăng mảng bám, cao răng – là nguyên nhân gây bệnh viêm lợi.
 
Thay đổi nội tiết của cơ thể
Khi bạn đang mang thai, cơ thể sản xuất ra lượng estrogen và progesterone nhiều. Các hormon này làm tăng khả năng giữ nước chính vì thế lợi của bạn sẽ bị sưng. Những triệu chứng này gây ra viêm lợi thai kì. Việc không đánh răng, vệ sinh rang miệng tốt làm gia tăng mảng bám và càng kích thích lợi viêm hơn. Lợi răng sưng nhiều, sẽ làm cho răng nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ. Đó là lý do tại sao bà bầu đôi khi uống đồ lạnh hoặc nóng sẽ gây đau buốt.
 
Ảnh hưởng của răng khôn
Thật không may, nếu bạn bị viêm lợi trùm răng khôn trong thời kỳ mang thai. Viêm lợi trùm răng khôn sẽ gây cho bạn những đau nhức khó chịu, khó há miệng thậm chí sốt và viêm nhiễm nặng hơn. Tốt nhất, nha sĩ sẽ khuyến khích bạn nên cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn sau ba tháng đầu tiên để tránh dùng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh kéo dài.
 

Cách chữa đau răng cho phụ nữ mang thai

Quan trọng nhất là bạn phải đến khám nha sĩ càng sớm càng tốt. Nha sĩ sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc răng miệng để bảo vệ em bé của  bạn. Thông thường với các bệnh nhiễm trùng nha sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh peniciline (là thuốc kháng sinh dùng được cho phụ nữ mang thai) . Việc tránh tia X nha khoa cũng quan trọng để tránh các tia bức xạ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé. Trong trường hợp bắt buộc phải chụp tia X nha khoa, bà bầu  nên được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ.
 
Đối với một số trường hợp khẩn cấp bạn có thể sử dụng một số biện pháp khắc phục tạm thời tại nhà như xúc họng nước muối, thuốc giảm đau paracetamol, chườm nóng và lạnh. chườm nóng có thể làm tan mủ, còn chườm lạnh sẽ làm giảm đau.
 

Phòng đau răng khi mang thai như thế nào

Đau răng, viêm lợi khi mang thai có thể phòng ngừa được. Việc phòng ngừa rất đơn giản đó chính là hãy thay đổi thói quen của bạn, có lối sống lành mạnh và quan tâm chăm sóc sức khỏe răng miệng. Việc phòng ngừa được đau răng, viêm lợi khi mang thai không những khiến cho bạn không phải chịu bất kì đau đớn khó chịu về răng miệng nào mà còn làm giảm chi phí điều trị cũng như những căng thẳng khi mang thai. 
Chăm sóc vệ sinh răng miệng tốt
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Bạn phải đánh răng đúng cách và sử dụng chỉ tơ nha khoa ít nhất 2 lần một ngày. Xúc miệng sau khi ăn và uống đồ uống có gas là biện pháp quan trọng để giảm mảng bám hình thành.
Cung cấp đủ dinh dưỡng và khoáng chất
Trong thời kì mang thai, không những người mẹ phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bản thân và cho con mà còn phải tăng cường cung cấp những khoáng chất như canxi và vitamin. Dùng đủ lượng canxi , 1200mg mỗi ngày sẽ tăng cường sức khỏe cho răng của bạn. Bởi vì, trong thời kì mang thai bà mẹ đã bị mất canxi cho em bé của mình. Nên việc bổ sung canxi là rất cần thiết. Vitamin cũng rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tốt và sự tăng trưởng của em bé. Hơn nữa, vấn đề nha khoa của bạn sẽ được chữa lành nhanh hơn nếu bạn đang khỏe mạnh.
Khám răng định kì
Nên khám nha sĩ định kì 3 – 6 tháng/ lần hoặc khi có bất kì vấn đề gì về răng miệng. Nên lấy cao răng 3 – 6 tháng/lần. Phòng ngừa sâu răng khi mang thai bằng cách sử dụng flouride.
 
CÁCH CHỮA ĐAU RĂNG BẰNG GỪNG HIỆU QUẢ
 
Nguyên nhân gây đau răng thường từ những chiếc lỗ sâu răng bé xíu. Khi trên răng xuất hiện những lỗ sâu, vi khuẩn có cơ hội phát triển nhanh chóng trong khoang miệng do thức ăn, đường và tinh bột bị mắc kẹt lại.
 
Những vi khuẩn này sản xuất ra axít gây hại cho răng. Khi phần hư hỏng ở răng chạm đến dây thần kinh nằm bên trong, bạn sẽ rơi vào thảm cảnh “nằm ôm miệng mà khóc”. Một số nguyên nhân khác cũng khiến bạn phải chịu đựng các cơn đau như răng bị mất miếng trám, bị gãy, mẻ, tình trạng áp-xe răng (xảy ra khi sự viêm nhiễm đã ăn sâu vào lợi) hoặc viêm xoang mũi. Bất kỳ sự viêm nhiễm nào xảy ra ở phần chân răng đều sẽ gây ra các cơn đau.


Nếu chưa thể sắp xếp được thời gian đến nha sĩ, bạn hãy thử áp dụng một số phương pháp giảm đau răng tại nhà sau đây:

- Chấm một ít tinh dầu của nụ hoa đinh hương trực tiếp vào răng bị sâu. Loại tinh dầu này có khả năng diệt khuẩn khá hiệu quả. Chúng còn có tác dụng gây tê nên từ lâu đã được xem là một phương thuốc dân gian chữa đau răng. Ngày nay, người ta đã chứng minh được rằng trong nụ hoa đinh hương có chứa eugenul, hoạt động như một chất anesthetic. Khi mới thoa, tinh dầu hoa đinh hương làm bạn có cảm giác ngứa như ong đốt, nhưng chắc chắn cơn đau răng sẽ giảm liền ngay sau đó.

- Hỗn hợp bột gừng và ớt sừng đỏ cũng cho tác dụng giảm đau răng. Cho hai loại bột này vào một cái chén, nhỏ thêm vài giọt nước để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Dùng một miếng bông gòn nhỏ thấm hỗn hợp bột gừng và ớt rồi đặt chúng vào khu vực đang bị đau. Cần chú ý đặt miếng bông lên trên răng để tránh gây kích ứng cho lợi. Trong trường hợp không có hai loại gia vị cùng lúc, bạn có thể dùng riêng từng loại. Cả gừng và ớt đều có tác dụng làm giảm các cơn đau răng.
- Trà bạc hà vừa có mùi vị thơm ngon vừa có công dụng gây tê. Cho một muỗng lá bạc hà khô vào một ly nước sôi và ngâm khoảng 20 phút. Sau khi trà nguội, dùng chúng để súc miệng, có thể uống luôn sau khi súc miệng xong. Lặp lại thường xuyên khi thấy cần thiết.

- Khuấy một muỗng canh muối vào ly nước ấm và súc miệng trong vòng 30 giây rồi nhổ bỏ. Nước muối sẽ làm sạch khu vực quanh răng và rút bớt chất lỏng là nguyên nhân gây sưng lợi. Có thể áp dụng phương pháp này thường xuyên nếu thấy cần thiết.

- Cho một cục đá nhỏ vào túi ny-lông, dùng chiếc khăn mỏng bọc chúng lại và đặt lên chỗ miệng bị sưng đau trong vòng 15 phút nhằm làm tê dây thần kinh. Ngoài ra, có thể đặt túi đá lên cổ, phía trên của chỗ bị đau răng.

- Một túi trà ấm, còn ướt cũng là mẹo hay để chữa đau răngg. Trong trà đen chứa chất làm se là tannin. Chúng có khả năng làm giảm sưng và giảm đau tạm thời.

- Nếu gặp rắc rối do chứng co rút ở lợi, bạn có thể phải chịu đựng rất nhiều cơn đau khi dùng những thức ăn, đồ uống nóng hoặc quá lạnh. Khi lợi co rút lại, phần ngà răng nằm phía dưới bề mặt men răng sẽ bị lộ ra ngoài, khiến răng trở nên cực kỳ nhạy cảm. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm.

- Thay đổi bàn chải. Hãy chọn những chiếc bàn chải có lông mềm mại để bảo vệ các mô tế bào của lợi và chống co rút.

- Để chặn ngay các cơn đau, bạn có thể thử áp dụng kỹ thuật ấn huyệt. Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào điểm giao nhau nằm giữa ngón cái và ngón trỏ của bề mặt bàn tay còn lại. Ấn mạnh và giữ chặt trong khoảng 2 phút. Biện pháp này kích thích sự giải phóng endorphin, một hóc môn giúp tinh thần cảm thấy phấn chấn hơn do não tiết ra. Tuy nhiên, không được áp dụng kỹ thuật này đối với những phụ nữ đang mang thai.
KINH NGHIỆM CHỮA VIÊM LỢI CHO KẾT QUẢ BẤT NGỜ
 
Phụ nữ mang thai thường bị chứng viêm lợi hoặc sưng mộng răng hoành hành do sức đề kháng của cơ thể kém. Căn bệnh này không ảnh hưởng quá nhiều đến thai nhi nhưng chúng lại làm cho các mẹ đau  đớn, không ăn uống được gì và đương nhiên điều này sẽ dẫn đến những ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của bé.
Những chứng bệnh thường gặp ở răng miệng khi mang thai là viêm lợi, sưng mộng răng, sâu răng, chảy máu chân răng…
Chúng ta đều biết rằng khi mang thai, bà bầu cần hạn chế uống thuốc và trong trường hợp này nếu đi khám, các bác sĩ chỉ có thể cho bạn uống thuốc giảm đau thôi nên rất lâu khỏi bệnh. Vậy phải làm thế nào?
Nước muối pha loãng dùng để súc miệng hàng ngày rất tốt cho răng miệng. (ảnh minh họa)
 
Mình nhờ hồi mang thai cu Bin, mình cũng bị lợi trùm răng khôn (răng số 8) hoành hành dữ dội. Ban đầu là những cảm giác đau nhức ở kẽ chân răng, rồi lợi sưng lên và kéo đau ù hết cả tai, kéo lên cả thái dương. Vì nghĩ không được uống thuốc khi mang thai nên mình đành cố gắng chịu đựng. Tuy nhiên, suốt 2 ngày đầu mình không ăn uống được gì ngoài tí cháo và nước cam. Đến ngày thứ 3 khi không chịu nổi nữa, mình mới đi khám bác sĩ nha khoa. Khám bệnh xong, bác sĩ vệ sinh răng và cũng chỉ kê cho mình một số liều thuốc giảm đau và nói mình cố gắng chịu đựng khoảng 1 tuần sẽ khỏi vì không thể uống thuốc kháng sinh trong thời gian này.
Những ngày đó mình thực sự oải vì khi đó đã mang bầu tuần thứ 30. Mình không ăn uống được gì nhiều nên rất lo lắng cho sự phát triển của em bé.
Mang câu chuyện này đi kể với các chị cùng cơ quan, các chị liền trách mình sao dại quá. Đau đớn không ăn uống được gì sẽ rất ảnh hưởng đến thai nhi và cả sức khỏe của người mẹ. Các chị mách cho mình cách chữa trị rất hay và vô cùng đơn giản để chữa chứng bệnh này đó là bài thuốc với muối. Cách làm đó là pha muối thật với nước đun sôi để nguội dùng để súc miệng hàng ngày. Mỗi lần súc miệng pha thêm với nước ấm và nên súc miệng 3 lần/ ngày. Chỉ vài ngày sau, bệnh sẽ giảm rõ rệt.
Bà bầu cũng nên đánh răng ngày 2 lần và dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng thường xuyên.
 
Phương pháp này nói thực là mình cũng đã nghe nói nhiều lần nhưng cứ coi thường công dụng của nó nên lười làm theo nhưng trong tình thế này mình đành thử và đúng là hiệu quả thật. Chỉ sau 1 ngày đầu mình súc miệng với nước muối 4 lần, triệu chứng đau lợi đã thuyên giảm và chỉ 2 ngày sau đó là chấm dứt hoàn toàn. Đúng là một bài thuốc cực kỳ hiệu quả.
Các chị còn khuyên thêm mình nên dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng sau mỗi bữa ăn và uống đồ mát hàng ngày như nước ép rau diếp cá, rau má hoặc nước bột sắn cũng có công dụng bổ trợ rất tốt.
Sau đợt đau răng đó, mình không còn thấy hiện tượng này trở lại nữa. Với việc súc miệng bằng nước muối hàng ngày còn làm răng mình chắc khỏe và bớt mùi hôi miệng đi nữa đấy các mẹ ạ. Nếu mẹ nào cũng đang rơi vào hoàn cảnh như mình hãy thử nhé. Đảm bảo sẽ rất hiệu quả đấy.

NHỮNG LƯU Ý KHI BỊ ĐAU RĂNG
Bị viêm nướu, đau răng... là những vấn đề nha khoa phổ biến ở nhiều phụ nữ mang thai có thể dẫn đến những nguy hại cho thai nhi. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Nguy hại khi đau răng trong thời gian bầu bí

Đau răng trong khi bầu bí được gây ra bởi sự gia tăng các cấp độ nội tiết tố trong cơ thể làm cho răng và nướu răng dễ bị nhiễm khuẩn.
Nếu tình trạng này không được chữa trị, khối u có thể phát triển trên nướu răng. Kết quả, bạn sẽ dễ bị sưng và chảy máu nướu răng khiến việc ăn uống hoặc nói của bạn bị đau đớn. Trong nhiều trường hợp những vấn đề này không được điều trị sẽ có thể dẫn tới biến chứng khi mang thai như sự sẩy thai, đẻ non hoặc trọng lượng của trẻ sơ sinh nhẹ.

Điều trị đau răng khi mang bầu

Nếu khi mang bầu bạn bị đau răng, hãy sớm có một cuộc hẹn với nha sĩ. Khi bạn tới nha sĩ, bạn cần phải thông báo với họ rằng bạn đang mang thai. Bác sỹ sẽ cung cấp cho bạn những biện pháp điều trị làm giảm đau nhức răng như: kê một số thuốc kháng sinh như penicillin để điều trị các nhiễm trùng.
Trong trường hợp các nhiễm trùng nghiêm trọng thì một số công việc nha khoa có thể được thực hiện bằng việc chụp X-quang. Bạn không cần phải lo lắng về những ảnh hưởng của X- quang và gây mê khi nha sỹ thực hiện biện pháp này bởi vì nha sĩ sẽ có cách tiến hành thích hợp nhất để đảm bảo an toàn cho thai nhi của bạn. Họ sẽ cung cấp cho bạn một phương pháp đặc biệt để bảo vệ thai nhi khỏi những tác động có hại của bức xạ tia X- quang. Hơn nữa, liều gây tê thường được giữ ở mức tối thiểu để đảm bảo bảo vệ thai nhi của bạn.

Biện pháp giảm đau răng khi mang bầu
Có những biện pháp khắc phục đau răng khi mang thai tại nhà khá hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Nếu sau khi đã tiến hành những biện pháp này mà đau răng vẫn không thuyên giảm thì bạn hãy thăm khám bác sỹ nha khoa của bạn nhé.

Đinh hương:
Đây là một biện pháp khắc phục tại nhà tuyệt vời cho việc đau răng trong lúc mang thai vì nó hoạt động như một loại thuốc hiệu quả. Ép, nghiến 1,2 nhánh đinh hương ở giữa răng và để cho nước ép chảy vào trong miệng. Giữ nước đinh hương ở răng đau của bạn trong vòng 1 giờ, bạn sẽ thấy sự đau đớn giảm xuống hẳn.
Dầu đinh hương cũng có thể được sử dụng cho mục đích tương tự.  Lấy bông thấm dầu đinh hương và đặt nó trên răng đau. Khi dầu lan rộng, nó sẽ có tác dụng làm dịu sự đau răng.

Nước muối ấm:
Để chuẩn bị cho giải pháp này, bạn cho một muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm. Đánh sạch răng miệng của bạn và súc miệng bằng hỗn hợp nước muối ẩm khoảng khoảng 30 giây và sau đó nhổ nó ra. Muối giúp khử trùng và có thể giết chết các vi khuẩn có trong miệng, làm dứt cơn đau tạm thời.
 
Lưu ý: 

Các biện pháp nói trên có thể giúp giảm đau  răng trong một thời gian ngắn. Song nếu bạn đau răng nghiêm trọng trong khi mang thai, thì không nên tiếp tục tự điều trị một thời gian dài mà tìm đến nha sĩ càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, trong khi mang bầu, bạn nên đặc biệt chăm sóc nha khoa để ngăn ngừa nhiễm trùng và nướu răng. Sử dụng kem đánh răng có chứa florua để đánh răng hàng ngày và xỉa răng 1lần/ngày. Ăn nhiều canxi, vitamin C và vitamin B12 trong chế độ ăn uống khi mang thai và nó cũng là những thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng. Tránh xa những loại thực phẩm có đường vì chúng làm tăng mảng bám cao răng trên răng.

(ST)