Bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì để nhanh khỏi
Chữa khó tiêu cho bà bầu cực đơn giản mà an toàn
Chữa đầy bụng xì hơi hết khó chịu cực nhanh
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng, trướng hơi, khó tiêu là do chế độ ăn uống, dinh dưỡng của trẻ không hợp lý và khoa học. Nếu bị đầy bụng, rối loạn tiêu hóa lâu ngày sẽ làm cho trẻ khó lên cân, biếng ăn, dễ nôn ói. Để cải thiện tình trạng bệnh mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống của trẻ, đồng thời biết cách massage bụng, vuốt lưng cho bé giúp bé dễ ợ tiêu.
Vuốt lưng cho bé là một biện pháp giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi bé bú xong. Bạn hãy thực hiện theo những cách đơn giản dưới đây để bé ợ tiêu. Có 3 tư thế chính được sử dụng phổ biến nhất giúp bé ợ tiêu. Bạn hãy chọn ra một tư thế thích hợp nhất cho bé và cho cả mình nhé.
Tư thế 1: Bế bé ngồi thẳng dậy
Đặt bé ngội thẳng trong lòng mẹ. Sau đó dần dần cho bé ngả người về phía trước. Đặt cả bàn tay ngang ngực bé đồng thời vỗ vỗ hoặc xoa xoa lưng bé.
Tư thế 2: Bế bé ngả vào vai mẹ
Bế bé ngả vào vai mẹ và duỗi hai tay xuống. Một tay vỗ hoặc xoa lưng bé. Một tay ôm mông bé.
Tư thế 3: Nằm úp trong lòng mẹ
Đặt bé nằm úp trong lòng mẹ, giữ bé thật chặt. Đồng thời, vỗ hoặc xoa lưng bé. Áp lực nhẹ nhàng của đùi mẹ tác động lên bụng bé sẽ giúp bé ợ tiêu. Bên cạnh đó, những động tác xoa, vỗ từ bên này sang bên khác sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, giảm bớt sự khó chịu.
Bé bị đầy hơi, trướng bụng – Mẹ phải làm gì?
Đầu tiên, cha mẹ cần kiểm tra xem bé ăn cái gì, hệ tiêu hóa của bé mới đây có tốt không (đi tiêu thế nào), bé có bị ốm, bị bệnh không… nếu cần, nên đưa bé đi khám. Hoặc đơn giản là thử vài mẹo chữa trị đầy bụng ở trẻ sơ sinh tự nhiên nhất mà không cần đến thuốc.
Mẹo trị đầy bụng ở trẻ sơ sinh với củ hành, tỏi
Nướng một củ hành hoặc tỏi bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé bị đầy bụng (không đặt trực tiếp hành, tỏi lên da bé vì có thể gây bỏng). Một lát bé sẽ xì hơi được và đỡ đầy bụng. Với bé lớn hơn, có thể phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho bé.
Giúp bé “xì hơi” bằng vài động tác
– Cử động chân bé giống như đạp xe có thể giúp bé hết đầy hơi: Đặt bé nằm ngửa sau đó lấy một chân bé kéo ngược lên ngực. Thực hiện thật nhẹ nhàng. Sau đó lại đẩy xuống đồng thời đẩy chân bên kia lên. Cử động này tương tự như khi ta đạp xe đạp. Nó khiến cho bé thích thú mà lại có thể giảm được khí trong bụng.
Chú ý là không nên làm động tác này sau khi bé ăn no. Sau khi bé ăn xong cần cho bé nghỉ ngơi khoảng 15 phút rồi mới được thực hiện.
– Làm cho bé đưa hơi từ dạ dày ra bằng cách vuốt lưng cho bé. Bé không tự làm được và bạn cần phải giúp bé một tay.
Bạn nên làm điều này thường xuyên. Trước tiên, bạn nên ngồi thẳng trên một chiếc ghế dễ chịu. Đặt bé yêu ngồi vào trong lòng bạn và để lưng, đầu của bé đặt lên cánh tay. Tay bạn nên dựa vào thành ghế để có lực đỡ bé. Bạn dùng bàn tay giữ đầu, cổ của bé đồng thời khuỷu tay đỡ lưng. Bạn có thể cho bé bú hoặc cho bé bú bình theo cách này sẽ giúp bé giảm được hơi trong dạ dày cũng như khỏi bị nôn trớ. Khi bé ăn xong, bạn nên vuốt nhẹ dọc theo lưng cho bé để bé đưa hơi từ dạ dày ra ngoài.
– Ôm bé: Ôm bé sát vào ngực mẹ, đu đưa bé nhẹ nhàng hoặc bế bé hơi ngả người xuống, với bụng của bé nằm ngang trên cánh tay mẹ. Vị trí này giúp bé xì hơi tốt và một số người mẹ nhận thấy, bé xì hơi được thì đỡ bị đầy bụng.
Massage trị đầy bụng cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Massage là cách làm giảm đầy hơi hiệu quả. Nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của con. Tuy nhiên, không nên massage ngay sau khi bé vừa ăn xong.
Chườm nóng trị đầy bụng ở trẻ sơ sinh
Dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng cho bé. Tận dụng được hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ giảm được chứng đầy hơi cho bé. Để làm việc này, lấy 2 chiếc khăn tay và làm ấm chúng, không nên quá nóng. Bạn có thể nhúng nước nóng và vắt khô. Kiểm tra độ nóng bằng cách chườm lên tay bạn. Sau đó, gấp một chiếc khăn lại thành gói và đặt lên vùng bụng của bé. Lấy chiếc khăn thứ hai và quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất. Cần cẩn thận quấn không quá chặt, không quá nóng.
Các mẹ lưu ý: Nhiều bé bị trướng bụng kèm nôn trớ, rối loạn tiêu hóa cần được đưa đi khám để bác sĩ cho uống men tiêu hóa để khắc phục.
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và chữa trị cho trẻ bị đầy hơi trướng bụng của các mẹ
(Mẹ bé Vic): Các mẹ ơi, từ hôm qua đến giờ bé nhà em tự nhiên bị trướng bụng. Cái bụng của bé nó phình tướng lên mà không biết nguyên nhân gì. Sáng nay bé vẫn đi ngoài bình thường. Bé chẳng chịu chơi, hoạt động mấy. Không hiểu vì bé bị đau bụng hay vì bé mệt nữa. Chả là bé nhà em đang bị sốt viêm họng mà không uống được thuốc, cứ uống vào là trớ. Các mẹ có cao kiến gì giúp em với.
(Mẹ Thảo Gấu): Khi con mình bị trướng bụng mình hay nướng củ hành rồi để vào trong một miếng gạc và đặt lên rốn của bé. Một lúc sau bé sẽ đánh hơi và hết chướng bụng đấy. Bạn thử làm xem sao.
(Mẹ bé Vịt): Bé nhà mình tuần vừa rồi cũng có những biểu hiện như của con bạn: trướng bụng, ngoài ra còn thêm nôn trớ (ăn gì cũng nôn, uống nước cũng nôn).
Sau đó, mình đã cho uống motilium và giảm hẳn nôn, trớ. Tuy nhiên những ngày sau đó lại bị đi ngoài! Mình đã cho bé nhà mình đi khám, siêu âm ở bệnh viện Hồng Ngọc. Bác sĩ Thịnh kết luận bé bị viêm ruột và viêm hạch mạc treo ruột. Bé phải điều trị mất gần 1 tuần.
Đến nay, bé đã khỏi hẳn (trộm vía), bụng không bị trướng, không nôn trớ và đi ngoài bình thường. Bác sĩ Thịnh cho biết có rất nhiều trẻ đến khám ở Hồng Ngọc bị bệnh này! Bạn thử cho em bé đi khám xem! cũng không nên tự ý uống thuốc! Bác sĩ Thịnh rất nhiệt tình và cẩn thận. Mình cũng thấy yên tâm. Mình chỉ kể lại kinh nghiệm của mình cho bạn. Bạn tham khảo nhé!
(Mẹ Thỏ Bông): Bé nhà mình bị đầy bụng nên mấy hôm nay lười ăn kinh khủng. Các mẹ có kinh nghiệm gì chia sẻ cho mình với. Cám ơn các mẹ nhiều nhiều.
(Mẹ bé Bin): Để kiểm tra xem có phải chính xác bé biếng ăn do đầy bụng không, bạn phải kiểm tra những thứ sau:
1. Miệng bé có bị hôi không
2. Bụng bé có bị tức không (gõ vào bụng bé để kiểm tra tiếng kêu và hỏi bé xem có bị đau không)
3. Phân bé như thế nào
4. Bé có bị nôn trớ không
Nếu bé bị đầy bụng thông thường, thì bạn cho bé uống men tiêu hóa và đánh gió cho bé bằng gừng nướng với rượu. Nếu bé đầy bụng kèm nôn trớ thì uống thêm Motilum nửa tiếng trước bữa ăn. Tuy nhiên đây là dành cho những bé trên 1 tuổi. Còn dưới đó thì mình nghĩ nên đến bác sĩ.
Mẹ bé Cà Phê tư vấn chữa đầy bụng cho bé theo kinh nghiệm dân gian:
Bé nhà mình cũng bị như vậy vài lần, bà nội có phổ biến kinh nghiệm là dùng lá trầu không hơ nóng (đừng nóng quá) và vuốt bụng cho bé, vuốt khoảng 5 phút theo chiều từ trên xuống dưới, hiệu quả bất ngờ. Cái này chỉ áp dụng cho trường hợp đầy bụng, đầy hơi khó tiêu, còn bé ị phân sống chắc phải dùng thêm men tiêu hoá.