Cách chữa ho khan cho trẻ và nên hay không nên ăn gì

Bé ho khan có đờm nhiều về đêm kiêng ăn gì và cách trị ho hiệu quả cho trẻ nhanh nhất. Do hệ hô hấp và sức đề kháng của trẻ còn yếu nên khi trời gió hay thời tiết thay đổi là trẻ bị ho. Thông thường trẻ mắc những loại ho như ho khan, ho có đờm, ho khò khè… Nhưng nhìn chung đều có cách điều trị và kiêng cữ thức ăn như nhau. Hãy cùng mecuti.vn tham khảo những thông tin dưới đây để có thêm kinh nghiệm chăm sóc khi bé bị ho một cách tốt nhất, giúp bé nhanh chóng vượt qua căn bệnh ho này hiệu quả nhất.

1. Những thực phẩm không nên cho bé ăn khi bị ho

Không dùng đồ ăn, uống lạnh

Đông y cho rằng “đồ lạnh hại phổi”, cho thấy phổi sẽ là cơ quan đầu tiên bị tác động khi ăn, uống lạnh. Trong khi đó, triệu chứng ho phần lớn liên quan đến phổi. Lúc ho nếu dùng đồ lạnh, dễ làm cho phổi bị tắc nghẽn, triệu chứng ho sẽ càng nghiêm trọng, lâu ngày khó chữa.

Ngoài ra, phần lớn trẻ bị ho đều có đờm, đờm nhiều hay ít đều liên quan đến lá lách. Lá lách có vai trò quan trọng với việc tiêu hóa và hấp thu đồ ăn, uống của cơ thể người. Ăn uống lạnh gây hại lá lách, làm chức năng của cơ quan này suy giảm, càng khiến đờm sinh ra nhiều hơn. Tất cả đồ ăn, uống, thậm chí nước rửa mũi, họng cho trẻ trong lúc này đều nên làm ấm trước khi dùng.

Không dùng đồ nhiều mỡ, ngọt

Nguyên nhân của triệu chứng ho chủ yếu do cơ thể nhiệt, nhất là ở trẻ. Bữa ăn hàng ngày nếu nhiều chất béo, nhiều đường sẽ khiến trẻ nóng trong, làm ho nặng hơn còn đờm thì đặc lại, khó bật được ra ngoài. Nhất là với những trẻ ho do viêm phế quản co thắt, nếu ăn nhiều đồ béo, đờm và nhiệt sẽ kết đặc lại, chặn đường hô hấp khiến khó thở hơn, làm bệnh khó chữa hơn. Vì thế khi trẻ ho, cần cho ăn thanh đạm, tốt nhất là cháo hạt sen hoặc ý dĩ.

Không ăn ruột quít, quất

Nhiều người vẫn cho rằng quít, quất có tác dụng chống ho nên cho trẻ ngậm, ăn quất khi bị ho. Trên thực tế, chỉ vỏ quít, quất có tác dụng chữa ho, còn ruột loại quả này lại khiến nhiệt và đờm tăng thêm. Các loại quả được khuyên cho trẻ dùng khi ho là lê và táo đỏ.

Cá, tôm, cua

Nếu cho bé ăn các thực phẩm này khi đang bị ho, bệnh sẽ càng nặng hơn. Việc này có liên quan đến tính kích thích của vị tanh với hệ hô hấp và do trẻ bị dị ứng với chất protein trong tôm cá.
Thực phẩm bồi bổ

Không ít bậc phụ huynh cho các bé cơ thể bị suy nhược dùng thực phẩm chức năng có tác dụng bồi bổ. Tuy nhiên khi trẻ bị ho, nên dừng việc sử dụng các thực phẩm này để tránh khiến bệnh ho khó chữa trị hơn.

2. Cách trị ho cho trẻ theo y học cổ truyền

Bên cạnh việc điều bởi bác sĩ chuyên khoa, ông cha ta có những bài thuốc dân gian có thể trị ho cho trẻ rất công hiệu mà không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bé.

Uống mật ong trước giờ đi ngủ

Các bác sĩ của BV Nhi bang Pennsylvania (Hoa Kỳ) đã rút ra kết luận, sau khi thử nghiệm trên 105 bé cho uống mật ngọt, ở những bé được uống 1 muỗng mật ong nguyên chất trước giờ ngủ, các cơn ho đêm giảm đáng kể, bé ngủ ngon và ngủ sâu hơn. Chỉ sử dụng cách này với bé trên 1 tuổi.

Quất hồng bì ngâm đường phèn

Cách này áp dụng được cho cả trẻ dưới 1 tuổi. Trong quất hồng bì có chứa tinh dầu giúp kích thích hệ hô hấp, long đờm và tống đờm ra ngoài.

Ngoài ra, vitamin C trong quất hồng bì còn giúp trẻ tăng sức đề kháng và chống cảm cúm. Mỗi ngày cho trẻ dùng một thìa quất hồng bì ngâm đường phèn không những có tác dụng chữa ho cho trẻ em, mà còn rất có lợi nhiều mặt cho sức khỏe của trẻ.

Cam nướng chữa ho cho trẻ em

Quả cam tươi, màu vàng, rửa sạch ngâm nước muối thật sạch, nướng bằng lò vi sóng rồi bóc vỏ cho bé ăn, có tác dụng cầm ho và giảm đờm. Đây là cách chữa ho trẻ em được nhiều bé ưa thích vì cam nước có mùi vị rất thơm.

Lá hẹ hấp đường phèn

Ngoài tác dụngchữa ho cho trẻ em, hẹ còn có công dụng trị cảm ho, sốt sổ mũi, hẹ rất lành tính và cách làm rất đơn giản, chọn từ 5 – 10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy và cho bé uống 2 lần/ngày, mỗi ngày từ 2 – 3 thìa cà phê- sẽ dịu ngay cơn ho.

Nước tỏi ngâm mật ong

Giã nát 2 tép tỏi rồi trộn với lượng 2 thìa cà phê mật ong, hấp cách thủy và cho bé uống 1 – 2 lần/ngày. Phương pháp này cần lưu ý là không hấp chín tỏi, chỉ cần nếm thử có mùi hắc của tỏi là được, trước khi dùng nên cho bé uống nước lọc.

Chữa ho bằng cải cúc

Cải cúc rửa sạch, thái nhỏ, trộn với mật ong và hấp cách thủy 20 phút cho ra nước, cho bé uống từ 3 – 5 ngày.

Củ nghệ tươi

Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Hạt chanh

Hạt chanh xay nhuyễn hòa mật ong, thêm một ít nước lọc, khi cơm sôi vừa cạn ta hấp vào cho tới khi cơm chín là đủ, lấy ra cho bé uống mỗi lần 2-3 thìa cà phê, cứ nhứ thế ngày uống 3 lần cho đến khi bé khỏi bệnh.

Sau khi xem xong bài viết Bé ho khan có đờm nhiều về đêm kiêng ăn gì và cách trị ho hiệu quả cho trẻ nhanh nhất trên đây chắc hẳn các mẹ đã biết chăm sóc cho bé khi bị ho đúng cách nhất. Nếu trẻ có dấu hiệu ho lâu ngày mà vẫn chưa hết thì tốt nhất nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để tiện theo dõi tìm rõ nguyên nhân. Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh hạnh phúc và đừng quên đồng hành cùng mecuti.vn nhé!