Cách chữa mụn cơm ở tay bằng phương pháp tự nhiên

Phần lớn các mụn cơm, nhất là ở trẻ em thường kéo dài từ 3 đến 5 năm rồi tự nó mất đi.Tuy nhiên ta cũng có rất nhiều những biện pháp tự nhiên có thể đẩy lùi các mụn cơm này cực kỳ nhanh và hiệu quả. Cùng suckhoehoanmy tham khảo bài viết sau đây nhé!

http://image2.tin247.com/pictures/2013/07/30/ytp1375160293.jpg

Mụn cơm(Hột Cơm)
- Mụn cơm, mụn cóc là một dầy sừng khu trú gồm các tổn thương da và niêm mạc gây nên bởi virus gây sùi ở người (human papilloma virus – HPV). Các tổn thương khi bị bệnh mụn cóc, hạt cơm có thể lây nhiễm giữa các vùng khác nhau trên cơ thể hay sang người khác khi có sự tiếp xúc với các dịch tiết của tổn thương.

- Mụn cơm, mụn cóc xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây nên những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

- Làm thế nào để đẩy lùi bệnh hạt cơm, mụn cóc? Chúng ta hãy cùng nghiên cứu những cách chữa trị bằng phương pháp dân gian và hiệu quả thực tiễn từ những người đã điều trị bằng phương pháp này.

Biểu hiện bệnh
- Hạt cơm bàn chân: thường gặp là dạng myrmecie (do HPV types 1 gây nên).
+ Tổn thương cơ bản là một điểm dầy sừng hình tròn sùi vào sâu, đau nhất là khi vận động hoặc đụng chạm vào, thường đơn độc hoặc có một vài tổn thương đơn lẻ. Tổn thương dạng đĩa xung quanh vòng bởi một hình nhẫn dầy sừng, phần trung tâm dầy sừng mà bề mặt tạo thành những điểm đen (có thể do mao mạch bị tắc hoặc bị bít bởi bụi). Đây là loại tổn thương thường gặp.

- Hạt cơm thường: do HPV types 2 gây ra.
+ Thương tổn là tổn thương sùi ra ngoài bề mặt hình bán cầu hoặc dẹt, đường kính từ vài mm đến 1-2cm, ở trung tâm có thể lõm xuống. Bề mặt hạt cơm tăng gai, thậm chí tạo thành rãnh, khía. Quanh các đám dầy sừng lại có những đám dầy sừng kế cận tạo thành như miệng giếng. Số lượng thay đổi từ một vài cái đến vài chục cái, đôi khi tập hợp lại.

+ Vị trí thường gặp là ở mu bàn tay và các ngón, ít gặp ở lòng bàn tay.

+ Hạt cơm filiformes vị trí ưu thế của các hốc tự nhiên (bán niêm mạc) hoặc vùng cổ, vùng mọc râu (tự lây nhiễm bởi cạo râu) thường kết hợp với các tổn thương hình bán cầu, bề mặt bóng. Hạt cơm ở tay được gây ra bởi HPV2 và HPV1 (13%). Hiếm gặp hơn là những tổn thương sùi ở trong hoặc ra ngoài, kết hợp với HPV4 hoặc HPV7.

- Hạt cơm phẳng: Do HPV types 3, 10 gây ra.
+ Tổn thương là những sẩn nhỏ hiếm khi nổi cao, màu vàng hoặc màu vàng nhạt, bề mặt bóng, mảnh, thường tập trung thành dải (do khi bệnh nhân gãi hạt cơm có thể mọc theo vết xước gọi là hiện tượng Kobner) hoặc tạo thành mảng, cảm giác thường hơi ngứa. Vị trí ưu thế ở mu bàn tay, ngón tay, cánh tay, đầu gối và mặt trước cẳng chân.

+ Thường gặp ở người suy giảm miễn dịch, thương tổn nổi cao hoặc kích thước lớn. Nó tồn tại dai dẳng nhiều tháng hoặc nhiều năm, có thể có dấu hiệu viêm ở xung quanh hoặc có vòng giảm sắc tố.

Những người có thể bị mụn cơm
- Nam giới, nữ giới, trẻ em ở mọi lứa tuổi.

- Tỷ lệ mắc ở trẻ em cao hơn người lớn vì trẻ hiếu động, thường xuyên làm trầy xước chân tay, hay đi chân không, cắn móng tay, nghịch đất cát, lê la dưới đất…

- Phụ nữ làm móng, cắt khóe móng chân, tay, cũng là nguyên nhân gây mụn cóc.

Bệnh có lây nhiễm?
- Các tổn thương này có thể lây nhiễm giữa các vùng khác nhau trên một cơ thể hay sang các cá thể khác khi có sự tiếp xúc các dịch tiết của tổn thương.

- Điều này giải thích vì sao một người ban đầu chỉ bị hạt cơm ở chân, sau lại thấy một tổn thương ở trán, mũi, vành tai hay những người khác trong gia đình cũng bị tương tự.

Điều trị bằng phương pháp dân gian
+ Dùng lá tía tô (Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả cao nhất)

- Lấy một chiếc khăn sạch dùng nước ấm lau chỗ có mụn, trà đi trà lại (tránh để trầy xước, chảy máu). Mục đích để khi đắp lá, dung dịch từ lá sẽ thẩm thấu vào hạt cơm, mụn cóc một cách nhanh nhất.

- Rửa sạch lá tía tô (cả cuống lá) sau đó giã nát hoặc vò nát rồi đắp vào chỗ có mụn cóc.

- Dùng vải quấn chặt hoặc dùng băng dính cố định chỗ đắp lá.

- Thời gian đắp lá tốt nhất là buổi tối để tránh nước hoặc các cử động làm xô lệch vết đắp.

- Đắp liên tục trong vài tuần sẽ thấy miệng mụn se lại, teo nhỏ và dần biến mất. Mụn cái chính mất đi, các mụn con xung quanh một thời gian cũng sẽ biến mất.
+ Dùng tỏi
- Lấy một nhánh tỏi tươi, cắt ra thành nhiều lát sau đó trà đi, trà lại lên chỗ mụn cóc sao cho nước tỏi ngấm lên mụn cóc càng nhiều càng nhanh khỏi.

- Đắp trực tiếp nhánh tỏi lên chỗ có mụn nhưng không để lâu quá 10 phút vì tỏi có thể làm da bị dộp lên.

- Hàng ngày đắp hoặc trà tỏi từ 1 đến 2 lần.

- Tránh tiếp xúc với nước.

+ Dùng vỏ chuối
- Đắp vỏ chuối lên mụn cóc (mặt trong quả chuối).

- Hoạt chất trong vỏ quả chuối có thể làm mụn cóc tiêu đi từ từ.

- Đắp nhiều lần trong ngày.

- Lưu ý tránh nước.

+ Dùng đu đủ xanh
- Cắt những vết cắt cạn trên vỏ một trái đu đủ xanh, sẽ thấy nhựa trắng chảy ra.

- Pha một chút nước với chất nhựa từ vỏ đu đủ, sau đó bôi lên chỗ có mụn. Chất enzym có tác dụng tiêu hủy các tế bào chết.

- Bôi hỗn hợp nước trên một ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

- Lưu ý tránh nước.

+ Lô hội
- Dùng một miếng bông hay một miếng vải mềm nhỏ thấm lấy chất nhựa của cây lô hội bằng cách tách đôi lá lô hội.

- Sau đó thấm lên nốt mụn cơm trong vòng khoảng 1 phút hoặc có thể dùng dây buộc miếng vải hoặc bông có nhựa cây lô hội lên nốt mụn mỗi ngày vài giờ.

- Lưu ý tránh nước.

+ Tinh chất trà xanh
- Bôi trực tiếp tinh chất dầu xanh lên chỗ bị mụn.

- Ngày bôi 2 đến 3 lần. Hiệu quả nhất là bôi vào buổi tối trước khi đi ngủ.