7 cách chữa mụn đầu đen tận gôc cực dễ dàng
Cách chữa mụn nhọt ở nách nhanh khỏi
Cách chữa mụn nhọt ở nách theo tư vấn bác sỹ
Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em hiệu quả an toàn. Hãy tham khảo những bài thuốc sau nếu con bạn dang bị mụn nhọt. Những bài thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên rất an toàn.
CÁCH CHỮA MỤN NHỌT CHO TRẺ
Nhiều người nghĩ trẻ mọc nhọt là do nóng trong người phát ra, nhưng thực ra thủ phạm chính là vi khuẩn. Nếu chủ quan không điều trị kịp thời, chúng có thể gây nhiễm trùng huyết và tử vong, hoặc viêm màng não, viêm phổi, điếc.
Cháu Việt Anh, 2 tuổi, ở quận 2, TPHCM có 4 chiếc mụn to bằng hạt đậu xanh ở trên đầu. Bố mẹ tưởng mụn phát do nóng nên ra sức giải nhiệt bằng cách cho uống các loại nước mát.
Gần một tuần sau, những chiếc mụn này không xẹp đi mà lại to ra bằng đầu đũa, cháu mới được đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong tình trạng sốt cao, hay nôn, tiêu chảy. Các bác sĩ cho biết, nếu nhập viện muộn hơn, trẻ sẽ bị nhiễm trùng huyết, nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ Trần Thị Việt, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, rôm sảy xuất hiện trên người trẻ là do cơ thể phản ứng với nhiệt độ. Lúc này, các bậc cha mẹ chỉ cần vệ sinh da trẻ, cho trẻ nằm ở những nơi thoáng mát để không làm nhiễm trùng da. Nhưng khác với rôm sảy, mụn nhọt là do vi khuẩn gây ra. Từ những nốt rôm sảy không được vệ sinh cẩn thận, vi khuẩn sẽ gây bệnh tạo thành mụn nhọt.
Nhọt trên đầu thường do tụ cầu khuẩn (hay gặp nhất là tụ cầu vàng), có thể xuất hiện một hoặc nhiều cái, mọc riêng lẻ hoặc từng chùm phụ thuộc vi khuẩn gây bệnh. Tùy theo tổn thương, mụn, nhọt sẽ có nhiều kích cỡ khác nhau: to bằng hạt chanh, hạt bắp, trái chanh hoặc có thể bằng… trái táo xanh (áp-xe nguyên một khối cơ).
Khi cơ thể trẻ đề kháng tốt, những vi khuẩn chỉ khu trú trong mụn, nhọt; nhưng nếu sức đề kháng không tốt, vi khuẩn sẽ đi vào máu, gây nhiễm trùng huyết. Lúc đó, trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao 39-40 độ C. Lúc này, nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc bùng phát, trẻ còn có thể bị sốc do độc tố vi khuẩn.
Không ít trường hợp trẻ bị nhiễm trùng huyết, sau đó vi khuẩn đi vào màng não. Nếu phát hiện và điều trị trễ, trẻ có thể bị các biến chứng như điếc, viêm màng não, viêm phổi, áp-xe phổi…
Bác sĩ Việt cho biết, sai lầm thường gặp của các bậc cha mẹ là khi thấy trẻ mọc mụn, nhọt thường nghĩ là do ăn nhiều đồ nóng hoặc thời tiết nóng nên ít khi đưa trẻ đi điều trị ngay. Trong trường hợp này, việc điều trị sớm rất đơn giản, chỉ cần uống thuốc kháng sinh. Nhưng nếu điều trị trễ, phải dùng kháng sinh liều cao theo đường tĩnh mạch, càng hại sức khỏe.
Bác sĩ Việt khuyên, khi thấy trẻ mọc mụn, nhọt, dù sốt hay không sốt cũng nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám để tránh biến chứng. Để phòng ngừa, trong mùa nóng, các bậc cha mẹ nên bảo đảm vệ sinh da, mặc đồ thoáng mát cho trẻ.
Trị rôm sảy, mụn nhọt ở trẻ nhỏ
Rôm sảy nếu không được vệ sinh đầy đủ có thể phát triển thành mụn nhọt. Ở trẻ bình thường, các nốt mụn nhọt sẽ khỏi trong vòng 8-10 ngày. Nhưng nếu sức đề kháng yếu, nhọt có thể mọc liên tiếp hết nốt này đến nốt khác.
Rôm sảy rất phổ biến ở trẻ em trong mùa hè, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chính là trong thời tiết nóng nực, mồ hôi trẻ tiết nhiều không thoát ra được hết, ứ đọng trong ống bài tiết. Miệng ống dễ bị bụi, ghét bít kín khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám, có khi dày đặc. Càng ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể… càng có nhiều rôm.
Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy thông thường, đến khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết không gây tác hại gì. Nhưng cũng có nhiều em ít được chú ý giữ da sạch sẽ, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.
Để trẻ đỡ bị rôm và tránh da bị nhiễm khuẩn trong những ngày hè oi bức, các bậc cha mẹ nên dành cho con những gian phòng rộng rãi, thoáng mát nhất; tránh đưa trẻ đến những nơi hội họp đông người, không khí nóng ngột ngạt, hoặc chen chúc trong những phương tiện giao thông công cộng. Cho các cháu mặc quần áo vải mỏng, rộng, nhạt màu; nên chọn loại sợi tự nhiên, thấm mồ hôi, tránh dùng những loại vải dày, vải nylon bí mồ hôi. Năng tắm rửa cho trẻ để luôn luôn giữ da sạch sẽ, mồ hôi bài tiết được dễ dàng. Hạn chế các thức ăn quá ngọt như chocolate, kẹo, cho uống đủ nước. Không dùng kháng sinh hoặc bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Mụn nhọt, nhất là các nhọt đầu đinh, là một nhiễm khuẩn cấp tính do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây ra. Các cầu khuẩn này thường có sẵn trên da nhưng không gây bệnh. Về mùa hè nóng bức, mồ hôi ra nhiều nhớp nháp trên da, gây nổi rôm sảy, ngứa gãi, làm ảnh hưởng đến lớp sừng. Tụ cầu có điều kiện thuận lợi chui sâu xuống các tổ chức ở dưới, phát triển và gây bệnh. Chúng chui vào các nang lông, gây viêm nang lông và tiết ngoại độc tố làm hoại tử các tế bào chung quanh nang lông, tạo thành ngòi của những nhọt đầu đinh.
Lúc đầu, trên da xuất hiện một nốt đỏ bằng hạt đỗ. Nốt này lớn dần lên, vùng da chung quanh cũng đỏ tấy và rất đau. Đến ngày thứ 3 hoặc thứ 4, nhọt bắt đầu mềm, giữa nhọt xuất hiện một mụn mủ nhỏ. Sau đó nhọt vỡ, ở chỗ mụn mủ chảy ra mủ và cả cái ngòi trắng xanh hơi xốp, để lại một hố lõm sâu. Chỗ lõm này sẽ đầy lên nhanh chóng và nhọt sẽ khỏi trong vòng 8-10 ngày.
Những trẻ em cơ thể suy yếu, không đủ sức chống đỡ với vi khuẩn có thể bị nhọt liên tiếp; nhọt này vừa khỏi nhọt khác lại mọc lên, có khi gây ra các biến chứng nguy hiểm (viêm thận cấp, nhiễm khuẩn huyết…). Nhọt mọc ở những vị trí đặc biệt như môi trên, cánh mũi có thể gây biến chứng nặng như viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, đe dọa tính mạng người bệnh.
Có những trường hợp nhiều nhọt mọc cạnh nhau thành cụm, kết hợp với nhau thành một mảng đỏ lớn rất đau. Trong mảng đỏ này có nhiều nhọt, khi vỡ ra thành nhiều lỗ sâu lỗ chỗ như gương sen hoặc tổ ong, dân gian gọi là nhọt tổ ong (anthrax). Trẻ rất đau, toàn trạng nặng; sốt cao, quấy khóc nhiều, dễ có biến chứng.
Trường hợp chỉ có 1-2 nhọt bắt đầu mọc, ta có thể bôi cồn iốt vào đúng chỗ nhọt, hoặc dùng cao tiêu nhọt dán lên. Nếu nhọt đã mềm, nên đến cơ sở y tế chích tháo mủ. Trường hợp nhọt mọc liên tiếp, hết đợt này đến đợt khác thì nên đến bệnh viện khám tìm nguyên nhân. Đối với những nhọt mọc ở môi trên, cánh mũi lại càng phải thận trọng,
CHỮA MỤN NHỌT BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Da là hệ thống phòng vệ ban đầu rất quan trọng của cơ thể. Trên da luôn có tụ cầu và nhiều vi sinh vật khác. Chúng sẽ tấn công và gaya mụn nhọt khi da bị sây sát hoặc cơ thể suy yếu. Ở trẻ em, làn da rất mỏng và mềm nên dễ bị tổng thương và dẫn đến mụn nhọt.
Vị thuốc tô mộc.
Theo các kinh văn của y học cổ truyền, trẻ em hiếu động, nghịch ngợm được xếp vào loại huyết nhiệt. Huyết nhiệt sẽ dễ sinh các bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa, khiến trẻ hay quấy khóc, ít chịu chơi, đêm khó ngủ vì ngứa, gãi nhiều. Mụn thường nhỏ và nhiều, tổn thương thành mủ. Nhọt là tổn thương to, sâu hơn, thường xuất hiện ít, tổn thương thành mủ có thể gây sốt. Còn rôm sảy là các nốt đỏ mọc dày ở dưới da, không thành mủ - không sốt. Bị mụn nhọt nhiều có thể dẫn tới viêm thận, thấp khớp, nhiễm trùng máu. Càng để lâu càng khó chữa.
Cách phòng mụn nhọt đầu tiên là bảo vệ da không bị sây sát. Da phải được giữ sạch, tắm rửa thường xuyên, nhất là vào mùa hè vì cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Tắm cho trẻ bằng nước sạch, dùng vải mềm kỳ da, tránh làm sây sát. Thay và giặt sạch quần áo mỗi ngày. Cha mẹ nên dạy trẻ chơi ở chỗ sạch, không bụi, tránh chơi gần các vật cứng nhọn có thể làm sây sát da.
Không dùng quá nhiều quả ngọt, nước đường. Nhiều loại quả ngon như dứa, mít, xoài, nhãn, sầu riêng, mãng cầu, chôm chôm... sinh rất nhiều nhiệt lượng.
Để chữa mụn nhọt, rôm sảy, có thể cho trẻ dùng các bài thuốc:
- Sài đất, bồ công anh, kim ngân hoa dùng tươi hoặc khô. Liều tươi gấp 3 hay 5 lần liều khô). Trung bình mỗi vị thuốc 4-10 g khô, sắc uống hằng ngày.
- Thổ phục linh 6 g, tô mộc 6 g, đun uống.
- Lá táo tươi giã đắp vào nhọt đang sưng, nóng đỏ, chưa thành mủ.
- Củ hành tươi giã đắp vào nhọt khi đang sưng, nóng đỏ.
- Rau má tươi nấu nước uống để chữa rôm sảy.
- Cây sài đất rửa sạch, nấu canh hay luộc ăn hằng ngày để phòng và chữa mụn nhọt. Sài đất nấu nước tắm cũng giúp chữa rôm sảy.
- Đun nước tô mộc uống hằng ngày chữa rôm sảy.
Chữa mụn nhọt bằng cây lá quanh ta
Mùa hè nóng bức, thường sinh mụn nhọt. Sau đây là các bài thuốc chữa mụn nhọt lưu truyền lâu đời trong dân gian, rất hiệu nghiệm.
* Hút mụn nhọt đã vỡ bằng khoai lang: Lấy lá khoai lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối giã nhuyễn bọc vào vải sạch đắp vào nơi mụn nhọt. Ngày thay 1 lần.
* Chữa mụn nhọt bằng cây mua bà: Lấy lá non, giã hơ nóng đắp vào chỗ có nhọt. Ngày thay 1 lần.
* Chữa mụn nhọt bằng bí ngô: Lấy cuống bí ngô đốt thành than, rồi đắp vào nơi có nhọt. Ngày thay 1 lần. Hoặc lấy cuống bí ngô đốt thành than, nghiền nát trộn với dầu mè hay dầu sở rồi đắp vào. Ngày thay 1 lần.
* Chữa mụn nhọt bằng lá sen: Dùng ngoài bằng lấy cuống lá sen sắc lấy nước đặc rửa nơi mụn nhọt. Mặt khác lấy lá sen rửa sạch giã nát cùng với cơm nếp rồi đắp vào nơi có nhọt. Ngày thay 1 lần.
* Chữa mụn nhọt bằng rau mồng tơi: Lấy rau mồng tơi tươi, giã nát đắp vào nơi mụn nhọt, ngày thay 2 – 3 lần.
Theo 'Thực liệu kỳ phương' thì cần chờ đúng giờ thìn (tức đúng 8 giờ sáng) hãy hái một nắm ngọn rau mồng tơi không non quá cũng không già (rau bánh tẻ) vào lúc đang có ánh nắng mặt trời chiếu rọi vào vườn rau, sau đó mang vào không rửa (nếu có bụi bẩn lấy khăn sạch lau) và cho vào cối giã nhuyễn cùng chút muối ăn đem đắp vào nơi mụn nhọt, rất hiệu nghiệm.
* Chữa mụn nhọt bằng hoa nhài: Hoa nhài 10g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.
* Chữa mụn nhọt bằng cây chua me đất: Lấy lá giã nhỏ hơ nóng đắp vào chỗ mụn nhọt. Ngày thay 1 lần thuốc.
* Chữa mụn nhọt, đinh độc, vết thương bằng lá ớt: Lấy lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo, mỗi thứ từ 10 – 20g, đem rửa sạch, giã nát cùng ít muối ăn rồi đắp vào vết thương hay mụn nhọt, đầu đinh. Hoặc lấy lá ớt, cành xương rồng bà có gai, lá mồng tơi mỗi thứ 5 – 10g, giã nát đắp vào nơi mụn nhọt. Ngày thay thuốc 1 lần.
* Chữa mụn nhọt bằng lá lô hội (cây lưỡi hổ): Lấy lá lô hội tươi giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt. Ngày thay thuốc 1 lần.
* Chữa mụn nhọt bằng quả vải: Lấy múi vải giã nát với ô mai tạo thành cao và đắp lên mụn. Ngày thay thuốc 1 lần. Hoặc lấy 5 – 7 múi quả vải giã nát cùng với ít hồ nếp dán trên giấy thành miếng cao đắp vào nơi mụn nhọt. Ngày thay 1 lần.
* Chữa mụn nhọt bằng cao nghệ tự chế: Lấy củ nghệ 60g, củ ráy 80g, dầu vừng 80g, nhựa thông 40g, sáp ong 40g. Củ ráy gọt bỏ vỏ cho vào cùng nghệ giã nhuyễn, sau nấu nhừ với nhựa thông, dầu vừng và sáp ong là thành. Lấy phết lên giấy thành miếng cao dán lên nơi có mụn nhọt. Ngày thay thuốc 1 lần.
* Chữa mụn nhọt sưng đỏ bằng rau diếp cá: Lấy rau diếp cá giã nát rịt vào nơi mụn nhọt vào lúc đi ngủ, sáng dậy thấy đỡ đau, rất mau khỏi.
* Chữa mụn nhọt lở loét bằng vừng đen (mè đen): Lấy mè đen rang lên, tán nhỏ. Rửa sạch mủ trên mụn, sau lấy bột mè đen đã tán đắp lên, chỉ vài lần sẽ khỏi.
* Chữa mụn nhọt sưng tấy bằng rau hồng trai và cây sống đời: Lấy rau hồng trai và lá cây sống đời mỗi thứ 25 – 30g, rửa sạch để ráo nước, giã nát tẩm chút nước rồi vắt nước cốt uống, còn bã đắp lên mụn nhọt. Ngày 1 lần, vài lần là khỏi.
* Chữa mụn nhọt bằng lá táo chua: Lấy một nắm con lá táo rửa sạch giã nát cùng ít muối ăn sau đem đắp vào nơi mụn nhọt đang sưng tấy rất hay. Vài lần sẽ khỏi.
Hoa gạo cũng là vị thuốc chữa mụn nhọt hiệu quả.
CÁCH BÀI THUÔC DÂN GIAN CHỮA MỤN NHỌT CHO TRẺ
CHỮA MỤN NHỌT CHẢY NƯỚC VÀNG BẰNG KHOAI SỌ
- Là khoai sọ, tinh mát, vị cay. Có tác dụng trị tả (chữa tiêu chảy), cầm hồ môi, tiêu thũng độc, ung nhọt… Chữa tiêu chảy kiết lỵ.
- Thân (dọc) khoai sọ tính vị giống như lá. Có tác dụng lợi thủy, hòa tỳ (điều hòa chức năng tiêu hóa), tiêu thũng.
Bài thuốc
- Lá và thân khoai sọ đốt tồn tính, nghiền mịn, trộn với dầu vừng bôi vào chỗ bị bệnh.
- Hoặc chỉ cần lá khoai sọ phơi khô, nghiền mịn, rắc vào chỗ bị bệnh.
Chú ý:
- Dùng khoai sọ xát lên da có thể gây dị ứng viêm tấy, nhưng giã gừng sống lấy nước bôi vào sẽ đỡ.
34. CHỮA MỤN NHỌT ĐƠN SƯNG
- Bông gạo có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo, tan huyết ứ, tiêu sưng, giảm đau…
Bài thuốc
- Lấy hoa gạo tươi giã nhuyễn đắp vào vết thương.
35. CHỮA MỤN NHỌT SƯNG ĐỎ BẰNG NHỰA SUNG
- Nhựa cây sung dùng làm thuốc rất tốt. quả sung cũng có tác dụng lợi sữa, lá sung tính mát, vị ngọt, hơi chát.
Bài thuốc
- Lấy nhựa sung phết lên giấy mỏng, dán kín lên chỗ đau.
- Nếu mụn chưa vỡ mủ thì nhớ khoét chừng một lỗ bằng đầu đũa ở đầu nhọt.
CHỮA MỤN NHỌT THỂ DƯƠNG MỚI PHÁT Ở VÙNG ĐẦU MẶT BẰNG XÁC VE SẦU
Bài thuốc
- Cam thảo sống 10g, sinh địa 60g, tang diệp 60g, thuyền thoái 20g, sắc lấy nước uống.
CHỮA MỤN RÒ LÂU NGÀY CÓ MỦ
- Lá chanh, lá quýt rừng hoặc bưởi bung, tinh tre mỗi thứ 30g, phơi hoặc sấy khô tán bột mịn, rắc hàng ngày.
. CHỮA CHỨNG UNG NHỌT KHÔNG VỠ MỦ BẰNG HẠT Ý DĨ
- Lấy 1 hạt ý dĩ cho vào miệng nuốt, nhọt sẽ vỡ ra.
CHỮA UNG NHỌT PHÁ MIỆNG LÂU NGÀY KHÔNG THU MIỆNG
- Dùng vừng đen, sao cháy, tán bột, rắc vào miệng nhọt vài lần nhọt sẽ thu miệng, phương pháp này theo Nam dược thần hiệu.
- Chữa tất cả các loại mụn, ung nhọt, ở thời kỳ chưa vỡ, chữa càng sớm càng tốt, thuốc sẽ làm tan mụn nhọt.
Bài 1
- Con rết sống, to tốt hơn nhỏ, số lượng bao nhiêu cũng được, ngâm rượu mạnh cho vừa ngập. Khi nào rượu ngả màu vàng hoặc màu đen là được, rượu để dành dùng lâu dài.
- Dùng bông tẩm rượu rết, xoa hoặc đắp lên mụn, làm nhiều lần trong ngày, có khi xoa một lần mụn đã tan.
- Bài thuốc này dùng choc cả người lớn.
Bài 2
- Lá cúc hoa tươi 1 nắm nhỏ, lá ớt tươi 1 nắm nhỏ, lá dâm bụt tươi 1 nắm nhỏ, ba thứ rửa sạch, trộn lẫn giã lát, đắp lên mụn nhọt, ngày đắp 2 lần sẽ giảm đau và mụn lặn dần.
CHỮA MỤN NHỌT BẰNG DÂM BỤT, TRẦU KHÔNG
- Cây dâm (mộc cận), vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu sưng.
- Cả lá, vỏ thân, rễ và hoa dâm bụt đều được dùng chữa bệnh.
Bài thuốc
- Hoa dâm bụt, lá trầu không, lá thồm lồm mỗi thứ 50g, giã nát, đắp lên chỗ mụn nhọt, đặc biệt có tác dụng với mụn nhọt đang mưng mủ.
CHỮA HUYẾT NHIỆT GÂY RA MỤN NHỌT, MẨN NGỨA DÙNG BÀI “NGŨ VỊ TIÊU ĐỘC ẨM”
Triệu chứng
- Dị ứng là một phản ứng không bình thường của cơ thể khi có sự xâm nhập của một chất lạ, thường gọi là “dị nguyên”.
- Dị nguyên có thể là bụi, phấn hoa, những lông nhỏ trên cành, lá của một vài loại thực vật, các protein, dịch tiết các loại côn trùng, hóa chất…
- Khi bị xâm nhập lập tức trong cơ thể xuất hiện phản ứng kháng nguyên – kháng thể và một chất trung gian sinh học histamine được phóng thích khỏi các tế bào dưới dạng tự do.
- Chính chất này đã gây nên hiện tượng dị ứng làm mẩn ngứa, nổi mề đay, ban đỏ, phù nề, hắt hơi, sổ mũi, co thắt phế quản, khó thở, đôi khi làm giãn mạch, tụt huyết áp…
Bài thuốc
- Kim ngân hoa 20g, Bồ công anh, cúc hoa, sinh địa, cam thảo đất mỗi thứ 10g.
- Sắc lấy nước uống.
CHỮA NHỌT ĐỘC SƯNG NỀ NHIỀU
- Lá tầm xuân được thu hái quanh năm, có tác dụng sinh cơ và làm liền nhanh vết thương.
Bài thuốc
- Dùng lá và cành non tầm xuân rửa sạch, giã nát với một chút muối ăn rồi đắp lên chỗ tổn thương.
CHỮA CHỨNG UNG NHỌT, ĐẦU ĐINH ĐỘC BẰNG HẠT ĐẬU ĐỎ
- Đậu đỏ (xích tiểu đậu, xích đậu), có vị ngọt chua, tính bình không độc, trị chứng mụn lở thủy thũng, đi tả, đau buốt cơ thể, bế trướng trong thân…
CHỮA CHỨNG ĐẦU ĐINH Ở TRẺ BẰNG GẠO TẺ
Triệu chứng
- Đầu trẻ nổi nhọt bằng hạt đậu, chân nhọt đỏ tía, nhức nhối khó chịu.
Bài thuốc
- Lấy một bát gạo tẻ để nguyên không vo, cho vào nồi nấu như nấu cơm.
- Nồi cơm đang sôi bọt nước dâng lên nắp nồi, lấy nước bôi lên nhọt
CÁC MẸO DÂN GIAN CHỮA ĐINH RÂU
- Đinh râu là một loại mụn nhọt độc xung quyanh môi, mũi, lúc đầu mụn bé như hạt tấm ngứa đau khó chịu, sau đó có thể sưng, nóng, đỏ, đau, sau lan tỏa rộng ra xung quanh.
- Nếu không được chữa trị đúng cách, có thể sưng to cả mặt, đặc biệt có thể biến chứng nhiễm trùng huyết với các triệu chứng sốt cao, rét run, đau đầu, nôn mửa…
- Khi đinh râu mới phát, có thể dùng các bài thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt giải độc hay lương huyết tiêu độc dưới đâ
Bài 1
- Lá bồ công anh (cây diếp dại) 80g, hoa cúc 80g.
- Giã nát cho thêm chút muối lọc lấy nước uống, bã đắp tại chỗ
Bài 2
- Lá táo chua 80g cho vào chút muối giã đắp tại chỗ
Bài 3
- Huyền sâm 20g, sinh địa 12g, thạch cao 40g, kim ngân 40g, bồ công anh 40g, gai bồ kết 16g, đan sâm 12g.
- Sắc uống ngày một thang.
- Rau kinh giới (kinh giới tuệ, giả tô, khương giới), có vị cay, tính ấm, không độc có thể làm tan phong nhiệt…
Bài thuốc
- Dùng một nắm lá kinh giới, thái nhỏ, cho vào nồi đổ vào 5 thăng nước, sắc làm 2 thăng thì chia làm nhiều lần uống
. CHỮA ĐINH NHỌT SƯNG TẤY BẰNG RAU SAM
- Dùng 1 lượng rau sam và vôi bằng nhau, cùng tán nhỏ mịn, trộn với lòng trắng trứng gà đắp lên.
CHỮA ĐINH RÂU BẰNG BÚP DỨA DẠI
- Búp dứa dại và lá đinh hương giã đắp.