Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em hiệu quả an toàn
7 cách chữa mụn đầu đen tận gôc cực dễ dàng
Cách chữa mụn nhọt ở nách nhanh khỏi
Mụn nhọt, rôm sảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè. Nhiều mẹ chưa sử dụng đúng cách trị mụn nhọt, xem nhẹ dẫn đến các biến chứng nặng hơn, thậm chí có thể nguy hiểm tính mạng. Vậy làm thế nào để phòng tránh và điều trị.
Cơ chế bệnh sinh
Nguyên nhân chính gây ra bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ là do thời tiết nóng nực, mồ hôi ở trẻ tiết ra nhiều và không thoát ra hết nên ứ đọng trong ống bài tiết. Miệng ống bị các tác nhân như bụi, tế bào da chết bít kín khiến làn da nổi lên nhiều nốt sẩn nhỏ, lấm tấm màu hồng mọc thành từng đám, có khi dày đặc. Rôm sảy sẽ mọc nhiều ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ, ngực… Đa số, trẻ chỉ bị rôm sảy thông thường, không gây tác hại gì, tuy nhiên, nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ, da bé dễ bị nhiễm khuẩn thành những nốt mụn mủ và nhọt. Đặc biệt, mụn nhọt xuất hiện nhiều hơn ở những trẻ yếu, có sức đề kháng kém, do nhiễm khuẩn cấp tính loại tụ cầu vàng ở lỗ chân lông, gây viêm nang lông và các tổ chức xung quanh. Khi không được điều trị đúng, có thể gây biến chứng vào thận gây viêm cầu thận cấp, biến chứng vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, có thể dẫn tới tử vong.
Làm sao giúp trẻ hết mụn nhọt?
Theo Đông y, mụn nhọt do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên. Nguồn gốc của bệnh thường là do gan yếu, không còn khả năng lọc và thải độc tố trong máu, gây tích tụ chất độc. Khi chất độc tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến những triệu chứng của chứng tích nhiệt được thể hiện ra bên ngoài như nổi mề đay, mẩn ngứa, rôm sảy, mụn nhọt. Bệnh hay gặp vào mùa hè và đối tượng chính là trẻ nhỏ.
Các chuyên gia Đông y cho biết, muốn điều trị triệt để để bệnh không tái phát phải tìm tới cái gốc của bệnh. Việc thoát mủ, điều trị thuốc… chỉ là biện pháp phòng chống nhiễm trùng, tránh nguy hiểm sức khỏe tạm thời. Còn về lâu dài, cần thanh nhiệt, lương huyết, đặc biệt coi trọng việc giải nhiệt độc và nâng cao tạng can (gan) để giúp cơ thể thải hết chất độc, tránh hoàn toàn mụn nhọt. Y học cổ truyền thường dùng các thảo dược thanh nhiệt như: Sài đất, Diệp hạ châu, Kim ngân hoa, Hạ khô thảo, Thổ phục linh…
Trong những ngày hè nắng nóng, cơ thể trẻ tiết ra lượng mồ hôi nhiều hơn cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nóng trong, gây mụn nhọt, rôm sảy. Để phòng bệnh, các mẹ phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Tắm cho trẻ bằng nước sạch hàng ngày để mồ hôi bài tiết được dễ dàng. Cần cho trẻ mặc quần áo vải mỏng, rộng, nhạt màu, nên chọn loại sợi tự nhiên, thấm mồ hôi tốt. Các mẹ nên dành cho trẻ những gian phòng thoáng mát, rộng rãi nhất. Cho trẻ ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng. Không gãi và nặn mụn nhọt, nhất là đinh râu vì nặn làm tổn thương hàng rào bảo vệ, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết. Không dùng kháng sinh hay bất cứ thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.