Cách chữa nấc cho trẻ các mẹ nên biết

Nhiều người mẹ tỏ ra lo lắng khi bé nhà mình nấc quá nhiều. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp nấc là phản ứng bình thường của cơ thể. Trong thực tế, ngay từ trong bụng mẹ, bé đã biết nấc.

Nguyên nhân nấc ở bé nhũ nhi

Nấc xảy ra do cơ hoành (ở cuối ngực) co thắt do bị kích thích. Điều này do vài lý do phổ biến như sau:

- Cho ăn: Nhiều bé bị nấc sau khi ăn. Nguyên nhân là do bé nuốt phải nhiều không khí cùng với sữa trong quá trình bú. Không khí làm cơ hoành co thắt, gây nấc.
- Nhiệt độ: Thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến bé gặp trục trặc, trong đó có nấc. Khi bé tiếp xúc với không khí lạnh, bé bị nấc nhiều hơn. Vì thế, tốt nhất là luôn giữ ấm cho bé.

- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): còn gọi là bệnh trào ngược axit, xảy ra khi các axit từ dạ dày trào lên thực quản. Điều này xuất hiện rất phổ biến ở những bé còn nhỏ. Nếu nấc nhiều, bạn nên đưa bé đi khám.


Cách chữa nấc cho con

Nấc cục ở bé thường không phải vấn đề nghiêm trọng nên cha mẹ không cần bận tâm quá nhiều. Dưới đây là một số gợi ý chữa nấc an toàn:

- Vỗ lưng: cách đơn giản nhất chữa nấc là vỗ nhẹ trên lưng bé. Có thể vỗ cả ở vai nhưng phải vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát. Điều này giúp bé ợ hơi và hết nấc.

- Uống từng ngụm nước nhỏ: cho bé uống từng hớp nước nhỏ để ngừng cơn nấc. Khoảng 2,5ml nước lọc là đủ ngăn chặn cơn nấc.

- Đường: Với bé đến tuổi ăn dặm, đặt một ít đường trên lưỡi giúp bé chữa nấc. Vị ngọt của đường làm sao lãng các dây thần kinh và ngăn chặn chúng co thắt.

- Thay núm vú bình sữa: nếu núm vú quá lớn, tức là bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Sữa sẽ chảy nhỏ giọt khi dốc ngược bình sữa thay vì chảy ồ ạt là đảm bảo núm vú phù hợp.

 

Bé nhà mình hiện được 4 tháng tuổi và rất hay bị nấc. Mỗi lần như vậy cả hai vợ chồng đều xót con, sốt ruột tìm mọi cách để bé hết nấc. Thế nên, mình 'thu lượm' được một vài cách chữa nấc cho trẻ khá hay, xin chia sẻ cùng các mẹ nhé!

Trẻ sơ sinh bị nấc đa phần là do bú quá no kèm theo nuốt hơi vào dạ dày. Ngoài ra, nếu thời tiết quá lạnh, trẻ cười đùa nhiều hoặc vừa ăn uống, vừa cười cũng dễ bị nấc. Thông thường, chỉ một thời gian ngắn khoảng vài chục phút là cơ thể tự cân bằng và hết nấc cụt. Nhưng cũng có trường hợp nấc cụt kéo dài cả ngày hoặc vài ngày. Các bà mẹ không phải lo lắng khi trẻ nấc nhiều lần khi ăn, hãy cứ tiếp tục cho trẻ ăn và nấc sẽ tự hết.

Để chữa nấc cho trẻ sơ sinh, bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, hãy bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ.

Ngoài ra, bạn có thể dùng hai ngón tay trỏ nhét chặt hai lỗ tai của trẻ chừng nửa phút; hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng trẻ lại trong vòng 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại 15-20 lần.

Một cách đơn giản nhất chữa nấc là vỗ nhẹ trên lưng bé. Có thể vỗ cả ở vai nhưng phải vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát. Điều này giúp bé ợ hơi và hết nấc. Hoặc, cho bé uống từng hớp nước nhỏ để ngừng cơn nấc. Khoảng 2,5ml nước lọc là đủ ngăn chặn cơn nấc.

Với bé đến tuổi ăn dặm, đặt một ít đường trên lưỡi giúp bé chữa nấc. Vị ngọt của đường làm sao lãng các dây thần kinh và ngăn chặn chúng co thắt.

Thay núm vú bình sữa: nếu núm vú quá lớn, tức là bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Sữa sẽ chảy nhỏ giọt khi dốc ngược bình sữa thay vì chảy ồ ạt là đảm bảo núm vú phù hợp.

Cuối cùng, các mẹ có thể dùng mật ong để chữa nấc cũng rất hiệu quả. Lấy khăn sữa nhỏ của bé hoặc cái đánh tưa dành cho trẻ sơ sinh, quấn vào ngón tay trỏ, chấm một ít mật ong rồi đưa vào miệng của bé. Cách này còn giúp bé hết tưa lưỡi.

Lưu ý: Nếu trẻ bạn bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa tới bác sĩ khám và tìm nguyên nhân nấc để được can thiệp sớm.

Ps: Nếu con bị nấc, các mẹ thử áp dụng mấy cách trên xem thế nào nhé!

Trẻ sơ sinh bị nấc đa phần là do bú quá no kèm theo nuốt hơi vào dạ dày.

Ngoài ra, nếu thời tiết quá lạnh, trẻ cười đùa nhiều hoặc vừa ăn uống, vừa cười cũng dễ bị nấc. Thông thường, chỉ một thời gian ngắn khoảng vài chục phút là cơ thể tự cân bằng và hết nấc cụt. Nhưng cũng có trường hợp nấc cụt kéo dài cả ngày hoặc vài ngày. Các bà mẹ không phải lo lắng khi trẻ nấc nhiều lần khi ăn, hãy cứ tiếp tục cho trẻ ăn và nấc sẽ tự hết.

Để chữa nấc cho trẻ sơ sinh, bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, hãy bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ.

Ngoài ra, bạn có thể dùng hai ngón tay trỏ nhét chặt hai lỗ tai của trẻ chừng nửa phút; hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng trẻ lại trong vòng 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại 15-20 lần.

Một cách đơn giản nhất chữa nấc là vỗ nhẹ trên lưng bé.

Có thể vỗ cả ở vai nhưng phải vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát. Điều này giúp bé ợ hơi và hết nấc. Hoặc, cho bé uống từng hớp nước nhỏ để ngừng cơn nấc. Khoảng 2,5ml nước lọc là đủ ngăn chặn cơn nấc. Với bé đến tuổi ăn dặm, đặt một ít đường trên lưỡi giúp bé chữa nấc. Vị ngọt của đường làm sao lãng các dây thần kinh và ngăn chặn chúng co thắt.

Thay núm vú bình sữa:

Nếu núm vú quá lớn, tức là bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Sữa sẽ chảy nhỏ giọt khi dốc ngược bình sữa thay vì chảy ồ ạt là đảm bảo núm vú phù hợp.

Cuối cùng, các mẹ có thể dùng mật ong để chữa nấc cũng rất hiệu quả.

Lấy khăn sữa nhỏ của bé hoặc cái đánh tưa dành cho trẻ sơ sinh, quấn vào ngón tay trỏ, chấm một ít mật ong rồi đưa vào miệng của bé. Cách này còn giúp bé hết tưa lưỡi.

Lưu ý: Nếu trẻ bạn bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa tới bác sĩ khám và tìm nguyên nhân nấc để được can thiệp sớm.

Cơn nấc cụt không chỉ gây mệt mỏi, phiền toái mà còn làm bạn phát ngượng nếu đang ở một sự kiện lịch sự hay chốn đông người.

Thực ra, có rất nhiều cách chữa đơn giản.
 
Nấc cụt xảy ra do sự co thắt đột ngột của cơ hoành, thường sẽ tự hết. Nếu muốn hết ngay, tùy điều kiện và sở thích, bạn có thể áp dụng một trong những cách sau:
 
- Áp hai viên đá lạnh vào hai bên hầu. Chỉ cần hơn một phút, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả, sự co giật biến mất.
 
- Uống nước từng ngụm nhỏ liên tục, cơn nấc sẽ giảm dần rồi hết.
 
- Nếu muốn chữa nấc cho người khác, bạn có thể làm một động tác gây giật mình (chẳng hạn như hù đột ngột hoặc bất ngờ xuất hiện đập mạnh vào vai, hay đập vỡ một túi giấy được thổi căng bên tai… Việc bất ngờ tạo ra một cuộc tranh luận hay cãi cọ nho nhỏ cũng khiến nạn nhân vì tập trung “chiến đấu” mà hết cả
nấc.
 
- Há miệng hít thở sâu, lấy đầy hơi vào lồng ngực nhưng giữ khí lại mà không thở ra trong vòng 10 – 15 giây. Làm lại mấy lần như vậy, bạn sẽ hết nấc.
 
- Ép nhẹ hai ngón tay vào chỗ động mạch hai bên cổ, tăng dần sức ép cho đến khi có cảm giác tức (trẻ nhỏ sẽ gạt tay ra) thì giảm bớt lực ép. Làm khoảng 5 - 6 lần là khỏi.
 
- Lấy bột tiêu để trước mũi, hít ngửi, bạn sẽ hắt hơi mạnh và hết nấc.
 
- Đưa lưỡi ra ngoài hết cỡ và giữ như vậy trong 5 giây. Lặp lại 5 – 6 lần. Cơn nấc sẽ chấm dứt.
 
- Bịt chặt lỗ tai (tiện nhất là dùng hai ngón tay trỏ) trong khoảng 3 phút, sau đó uống vài ngụm nước lạnh, bạn sẽ hết nấc.
 
- Với trẻ em, bạn nên áp dụng những cách “nhẹ nhàng” như cho uống nước từng ngụm, cù nhẹ hay kể chuyện hài hước cho bé cười nắc nẻ, cho trẻ ngậm một thìa đường và nuốt dần…
 
Để ngăn ngừa cơn nấc, bạn không nên ăn quá nhanh hay quá no. Nếu hay bị nấc, đừng ăn quá nhiều đồ gia vị cay nóng, các đồ uống có cồn và chất kích thích.
 
Nếu cơn nấc xuất hiện thường xuyên hoặc kéo dài, bạn nên đi khám, vì đôi khi nấc là nấu hiệu của bệnh lý nào đó dẫn đến kích thích cơ hoành, chẳng hạn như bệnh màng phổi, viêm phổi, viêm gan, rối loạn dạ dày - thực quản…

(ST).