Cách chữa phỏng bô xe máy

Khi tham gia giao thông bạn không khỏi những lúc gặp phải các sự cố. Nếu bị phỏng bô xe máy thì nên chữa như thế nào để không để lại sẹo. Hãy cùng tham khảo các cách sau để các vết bỏng chỉ là chuyện nhỏ.



Phỏng (bỏng) do ống pô xe máy ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, vì đa phần người bị tai nạn này là phụ nữ.Khi bị phỏng bởi ống pô xe máy cần phải sơ cứu ngay giống như các trường hợp phỏng do nhiệt khác. Điều nên làm là tưới nước lạnh sạch lên vùng phỏng hoặc ngâm vùng bị phỏng vào nước lạnh sạch càng sớm càng tốt. Để khoảng 15-20 phút, sau đó băng ép nhẹ vùng phỏng bằng gạc vô trùng. Người bị phỏng ống pô xe nên tránh là không nên tự điều trị bằng các thuốc tự có hay bằng các kinh nghiệm dân gian, cần phải được bác sĩ xác định tổn thương bỏng nông hay sâu để có phương pháp điều trị thích hợp. Cho dù diện tích bỏng hẹp, ít ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu điều trị không tốt có thể làm quá trình liền vết thương chậm, ảnh hưởng đến sinh hoạt và để lại di chứng đặc biệt về thẩm mỹ. Phỏng pô xe máy thường để lại di chứng hay nói cách khác là “dấu ấn” không mấy thẩm mỹ sau khi khỏi, đặc biệt là với chị em. Nhiều người đã không tự tin mặc váy ngắn khi đã có vết thẹo sậm màu và loang lổ trên bắp chân.

Để hạn chế điều này, trước hết vết bỏng phải được điều trị đúng để khỏi càng sớm càng tốt, khỏi càng sớm càng ít để lại sẹo hoặc sẹo sẽ ít xấu hơn. Một lưu ý là không nên bôi nghệ tươi hay các loại kem có nghệ lên vết bỏng để “hết thâm”, bởi theo thống kê của Viện Bỏng quốc gia, tỷ lệ dị ứng do nghệ tươi khá cao, hơn nữa có một tỷ lệ không ít người sau khi bôi nghệ đã bị tình trạng đen bóng lâu dài ở vết sẹo rất khó khắc phục. Hiện nay đã có những kỹ thuật và sản phẩm mới có thể khắc phục hoàn toàn hoặc đáng kể tình trạng sẹo thâm hay loang lổ do phỏng pô xe máy, đó là việc sử dụng các sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc kết hợp với các sản phẩm ức chế men tyrosinaza bôi lên vết sẹo thâm nếu vết sẹo đó dưới 3 tháng. Với các vết sẹo đã ngoài 3 tháng, cần sử dụng kỹ thuật dermaroller. Sử dụng đúng các tấm dính bằng gel silicon cũng cho thấy hiệu quả.

Vậy nên khi bị phỏng ống pô xe, hãy để vết phỏng dưới vòi nước sạch để nước làm giảm nhiệt độ và làm nhẹ vết bỏng. Cách chữa trị tốt nhất là đến các bác sĩ để họ kiểm tra vết bỏng và có cách điều trị thích hợp, vừa để vết thương mau lành vừa không để lại vết thâm trên chân gây mất thẩm mỹ. Đừng chủ quan với những vết thương này, hãy biết cách giữ gìn vẻ đẹp của đôi chân chúng ta.

     Phỏng (bỏng) do ống pô xe máy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, vì đa phần người bị tai nạn này là phụ nữ.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Viện Bỏng quốc gia cho biết, nhiều người nói phỏng ống pô xe máy là một tai nạn hầu như chỉ Việt Nam mới có, đơn giản vì Việt Nam là nước quá nhiều xe máy.

Tuy nhiên, phỏng do ống pô xe máy nóng thì có thể gặp ở bất cứ nơi nào, với bất cứ ai bất cẩn. Ở nước ta, nếu để ý trên đường sẽ thấy cứ 10 người chân trần, thì 5-7 người đã có dấu ấn của pô xe.

Trên thực tế, và cũng theo thống kê của Viện Bỏng quốc gia, đối tượng bị phỏng do pô xe máy nóng nhiều nhất là phái “chân dài”. Có lẽ, do các chân dài thường thích diện váy ngắn, quần short.

Hơn nữa, khi đi trên đường, có va chạm xảy ra, phụ nữ chân yếu tay mềm nên dễ bị tai nạn hơn, xử lý không kịp thời và nhanh nhạy. Trẻ em cũng là đối tượng dễ bị phỏng pô xe do  hiếu động.
Sơ cứu ngay

Khi bị phỏng bởi ống pô xe máy, theo tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, cần phải sơ cứu ngay giống như các trường hợp phỏng do nhiệt khác.

Điều nên làm là tưới nước lạnh sạch lên vùng phỏng hoặc ngâm vùng bị phỏng vào nước lạnh sạch càng sớm càng tốt. Để khoảng 15-20 phút, sau đó băng ép nhẹ vùng phỏng bằng gạc vô trùng.

Thời gian lành vết thương của phỏng ống pô xe máy khá lâu, khiến cuộc sống của người gặp tai nạn ảnh hưởng khá nhiều, đặc biệt với những phụ nữ đang mang bầu hoặc nuôi con nhỏ.

Thời gian khỏi của vết phỏng phụ thuộc vào tính chất vết phỏng đó nông hay sâu, điều trị đúng hay sai.

Tuy nhiên, không như suy nghĩ của nhiều người là phỏng pô xe máy là loại phỏng nhẹ, mà thực tế, phỏng pô xe máy thường rất dễ bị phỏng sâu (do nhiệt độ của ống pô rất cao) do vậy, thời gian điều trị thường kéo dài, thậm chí 3-4 tuần.

Theo các bác sĩ, việc đầu tiên mà người bị phỏng ống pô xe nên tránh, đó là không nên tự điều trị bằng các thuốc tự có hay bằng các kinh nghiệm dân gian, cần phải được bác sĩ xác định tổn thương bỏng nông hay sâu để có phương pháp điều trị thích hợp.

Cho dù diện tích bỏng hẹp, ít ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu điều trị không tốt có thể làm quá trình liền vết thương chậm, ảnh hưởng đến sinh hoạt và để lại di chứng đặc biệt về thẩm mỹ.

Hạn chế sẹo loang lổ

Phỏng pô xe máy thường để lại di chứng hay nói cách khác là “dấu ấn” không mấy thẩm mỹ sau khi khỏi, đặc biệt là với chị em. Nhiều người đã không tự tin mặc váy ngắn khi đã có vết thẹo sậm màu và loang lổ trên bắp chân.

TS Lượng cho biết, để hạn chế điều này, trước hết vết bỏng phải được điều trị đúng để khỏi càng sớm càng tốt, khỏi càng sớm càng ít để lại sẹo hoặc sẹo sẽ ít xấu hơn.
Một lưu ý là không nên bôi nghệ tươi hay các loại kem có nghệ lên vết bỏng để “hết thâm”, bởi theo thống kê của Viện Bỏng quốc gia, tỷ lệ dị ứng do nghệ tươi khá cao, hơn nữa có một tỷ lệ không ít người sau khi bôi nghệ đã bị tình trạng đen bóng lâu dài ở vết sẹo rất khó khắc phục.

Hiện nay đã có những kỹ thuật và sản phẩm mới có thể khắc phục hoàn toàn hoặc đáng kể tình trạng sẹo thâm hay loang lổ do phỏng pô xe máy, đó là việc sử dụng các sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc kết hợp với các sản phẩm ức chế men tyrosinaza bôi lên vết sẹo thâm nếu vết sẹo đó dưới 3 tháng.

Với các vết sẹo đã ngoài 3 tháng, cần sử dụng kỹ thuật dermaroller. Sử dụng đúng các tấm dính bằng gel silicon cũng cho thấy hiệu quả.



Các bước xử trí vết thương ngay sau khi bị phỏng:


1. Ngay lập tức làm mát vùng da bị phỏng bằng cách đặt vết phỏng dưới vòi nước hoặc dội nhiều nước sạch lên vết phỏng trong vài phút.

2. Nếu có sẵn nên bôi phủ vết phỏng bằng thuốc mỡ đặc trị phỏng để làm dịu và giúp vết phỏng mau lành.

3. Băng lại bằng gạc sạch.

4. Thay băng sau 24 giờ và sau đó mỗi 2 – 3 ngày: Rửa vết thương bằng nước muối, bôi thuốc mỡ đặc trị (Biafin hoặc Silvirin) phủ kín vết phỏng và băng lại bằng gạc sạch.

Những sai lầm trong sơ cứu bỏng:

Rất nhiều người vẫn có quan niệm sai lầm khi dùng kem đánh răng, mỡ trăn, dầu cá, nước mắm… bôi lên vết thương bỏng. Thực chất kem đánh răng có chất kiềm nhẹ, khi bôi lên vết bỏng sẽ làm tăng đau đớn. Còn mỡ trăn và dầu cá đều có thể chữa bỏng nhưng phải dùng đúng lúc. Chất Vitamin A trong dầu cá và mỡ trăn có tác dụng kích thích sự tái tạo tế bào biểu mô.

Vì vậy, người ta thường sử dụng kết hợp với các thuốc khác tạo thành hợp chất có tác dụng như mỡ, kem. Tuy nhiên thuốc chỉ định cho những trường hợp bị bỏng sâu, dùng vào tuần lễ thứ ba sau khi bỏng. Không dùng mỡ trăn và dầu cá vào việc sơ cứu. Chưa kể những lọ mỡ trăn để lâu thì hầu hết bị nhiễm vi sinh, dầu cá thì tanh ruồi dễ bay vào và kết quả là vết thương bị nhiễm trùng. Do vậy sơ cứu vết bỏng này ta chỉ nên dùng nước sạch là tốt nhất.

Xử lý sẹo thâm sau khi bị bỏng như thế nào?

Vết bỏng cũng thường để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ. Nguyên nhân do tình trạng tăng sắc tố tạm thời hoặc vĩnh viễn tại vùng bỏng nhiệt, tổn thương thuộc nhóm bệnh tăng sắc tố da


Mức độ nặng c���a bỏng được xác định bởi:

- Độ sâu của vết bỏng (độ 1 – 4).

- Kích thước vết bỏng.

- Nguyên nhân gây bỏng( nhiệt độ, điện, hoá chất, phóng xạ, ma sát)

- Phần cơ thể bị bỏng.

- Tuổi và sức khoẻ của người bị bỏng.

- Một số chấn thương khác.

Bỏng nhẹ:

Bỏng nhẹ thường là bỏng độ 1 và có thể chữa trị tại nhà. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng trong quá trình chữa bỏng rất quan trọng. Bất cứ vết bỏng nhẹ đều do nguyên nhân chủ quan gây ra, cần được chuyên gia y tế đánh giá. Những người có nguy cơ cao khi bị bỏng nhẹ cần nói chuyện với chuyên gia y tế của họ để phòng ngừa biến chứng.

Bỏng vừa

Những vết bỏng được coi là bỏng vừa bao gồm:Bỏng độ 2 che phủ 15 – 20% cơ thể người lớn hoặc 10 – 20% cơ thể trẻ em.

Bỏng độ 3 che phủ 2 – 10% cơ thể

Bỏng độ 2, độ 3 ở trẻ nhỏ và người già. Bỏng thường xảy ra ở nhóm người này vì họ dễ mất dịch cơ thể và nhiễm trùng. Khi một đứa trẻ bị bỏng vừa, đến gặp bác sĩ là rất quan trọng.Bác sĩ sẽ xử lý vết bỏng và đánh giá mức độ bỏng. Trẻ em cần được bảo vệ trước những tình huống này khi bỏng xảy ra.

Bỏng gây tổn thương ở những người có bệnh như đái tháo đường, bệnh mạch máu ngoại biên. Bỏng độ 2 hay độ 3, thậm chí bỏng nhẹ ở mặt, tai, mí mắt, tay chân, vùng háng, trên khớp nghiêm trọng hơn vì nhiều lý do, chẳng hạn như tăng nguy cơ nhiễm trùng, những biến chứng do sẹo. Sẹo gây ra nhiều vấn đề ở các khu vực này. Cơ thể chữa bỏng bằng cách kéo da từ những vùng xung quanh đến nơi bị bỏng.

Mô sẹo hình thành làm thay đổi hình dạng, chức năng của vùng bị bỏng. Ví dụ, một vết bỏng nặng ở tay có thể ảnh hưởng đến chức năng của các ngón tay, làm giảm khả năng sử dụng tay của con người. Sẹo ở mặt gây biến dạng mặt đòi hỏi phải phẫu thuật thẩm mỹ để sửa lại. Vùng bỏng lớn có thể phải phẫu thuật ghép da.

Tất cả các loại bỏng vừa đều phải đến gặp chuyên gia y tế. Nhiều vết bỏng loại này có thể chữa trị tại nhà theo sự chỉ dẫn của các chuyên gia. Nhiễm trùng thường có liên quan với bỏng vừa. Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng là rất quan trọng. Một số bỏng vừa cần đến bệnh viện và được chăm sóc chuyên môn.

Bỏng nặng:

Tất cả vết bỏng nặng cần được đánh giá của chuyên gia y tế để xử lý và đề phòng biến chứng. Bỏng nặng gồm có:

Bỏng độ 2 che phủ hơn 20% cơ thể.

Bỏng độ 3 che phủ hơn 10% cơ thể.

Bỏng độ 4.

Bỏng điện gây bỏng da.

Bỏng hoá chất gây ra bỏng sâu.

Bỏng là biến chứng của tổn thương do khói hít vào.

Bỏng cùng với các tổn thương khác như gãy xương.

Bỏng ở những người có bệnh như đái tháo đường, bệnh mạch ngoại biên

Bỏng quanh ngực hoặc chi

Bỏng dính đến mặt, tay chân hoặc vùng háng.

Bỏng dính đến các khớp trọng yếu

Bỏng độ 1:

Bỏng độ 1 là vết bỏng đỏ nhẹ ở lớp trên cùng của da, như rám nắng nhẹ. Da bị bỏng có thể đau, sưng nhẹ. Bỏng có thể khiến bệnh nhân sốt nhẹ.

Bỏng độ 1 thường chữa khỏi tại nhà trong 3 – 5 ngày, thường không gây ra phỏng rộp và sẹo.

Bỏng độ 2:

Bỏng độ 2 gây tổn thương da do nhiệt, phóng xạ, hoá chất, điện, ma sát. Bỏng này còn gọi là bỏng dày khu trú. Có 2 dạng bỏng độ 2 được xác định bởi độ sâu của bỏng.

Bỏng dày khu trú ở bề mặt gây tổn thương lớp da thứ nhất và thứ 2 và thường gây ra do nước nóng hoặc vật nóng. Da xung quanh vết bỏng trắng khi ấn  rồi trở lại đỏ. Vết bỏng ẩm, đau với vết phỏng rộp và sưng kéo dài ít nhất 48 h.

Bỏng dày sâu: gây tổn thương ở lớp sâu của da, là những vùng trắng xen lẫn đỏ. Chúng thường do tiếp xúc với dầu, mỡ, nước súp, chất lỏng của lò vi sóng nóng. Loại bỏng này không đau, gây nhạy cảm với áp lực. Da lốm đốm, còn trắng khi ấn, có thể xuất hiện giống sáp ở một số khu vực, thường khô, ẩm nhẹ. Khả năng nhiễm trùng thường liên quan đến bỏng loại này.

Phải mất vài ngày trước khi các triệu chứng hình thành và trở nên rõ ràng khi vết bỏng ở ngoài da hoặc sâu.

Xử lý bỏng độ 2 đa dạng phụ thuộc vào kích thước, độ sâu, tuổi và sức khỏe người bệnh nói chung. Với tất cả các loại bỏng, việc theo dõi, xử lý nhiễm trùng rất quan trọng . Bỏng độ 2 có thể loại bỏ sẹo sau khi chữa khỏi.

Bỏng độ 3:

Bỏng nặng nhất gây đau, liên quan đến tất cả các lớp của da. Lớp mỡ, cơ, thậm chí xương có thể bị ảnh hưởng. Các khu vực có thể chấm hồng đen, xuất hiện khô và trắng. Khó hít vào và thở ra, CO gây độc và một số tác động độc khác có thể xảy ra nếu khói hít vào kèm theo bỏng.

Chữa bỏng bằng đông y

Vỏ xoan chữa bỏng?

Vỏ cây xoan chữa được bỏng là cây xoan nhừ, còn gọi là xoan trà, xoan rừng hay lát xoan, ở Sa Pa gọi là cây nếnh, Lạng Sơn gọi cây mắc miễu, miền Nam gọi là cây xuyên cóc.

Nước sắc đặc của vỏ cây xoan nhừ khi bôi lên vết bỏng tạo ra một màng che phủ mềm mại, bền chắc, không bị rách hoặc nứt, không bị căng và bám chặt hơn so với màng Colodion, Fibrin à làm khô các vết thương bỏng, không bị nhiễm khuẩn tại chỗ, không có mùi hôi thối, làm giảm số lần thay băng, rút ngắn thời gian điều trị. Các vết bỏng rộng thì tự biểu mô hóa dưới lớp màng. Đối với bỏng độ 2: Bỏng trung bì nông thì sau 8-12 ngày màng bắt đầu bong. Đối với các vết thương bỏng trung bì sâu hơn thì sau 10-20 ngày màng mới bong ra.

Bài thuốc chữa bỏng: Vỏ xoan nhừ tươi 6.000 gam, sắc kiệt với nước, cô đặc lại thành cao khoảng 1.000 ml, trung hòa bằng Natricarbonate cho pH = 7 (trung tính) để bôi khỏi xót. Có thể chế thành dạng bột. Rửa sạch vết bỏng, cắt lọc các nốt phồng rộp và thượng bì đã hoại tử, lau cho sạch, thấm khô cho vô khuẩn, rắc bột hoặc bôi cao lên kín vết thương. Không nên dùng cho vết bỏng sâu, vết bỏng đã nhiễm khuẩn xuất tiết nhiều và có mủ.

Chữa bỏng bằng củ nghệ

Nghệ vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí, chỉ thũng, thông kinh, tiêu mủ, lên da non. Với những trường hợp bỏng nhẹ thông thường, dùng bài thuốc bằng nghệ sau đây:

Bài 1: Lá chè tươi 100 g, nghệ 50 g. Đem lá chè tươi rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội rồi vò lấy nước đặc. Củ nghệ rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước. Trộn lẫn hai thứ với nhau thành một dung dịch sền sệt. Dùng một tăm bông sạch để chấm thuốc, bôi nhẹ lên chỗ da bị bỏng. Cứ bôi từng lượt như vậy cho đến khi chỗ bỏng hết đau rát. Sau đó lấy vải màn sạch che vết bỏng lại.

Trong những ngày sau, cần bôi thuốc mỗi ngày 2-3 lần. Nếu vết bỏng nhẹ, chỉ sau 2-3 ngày, chỗ bị bỏng sẽ tróc vảy, lên da non. Lấy nước nghệ tươi chấm vào chỗ da non để tránh sẹo.

Bài 2: Nghệ già 1 củ, dầu lạc hay dầu vừng vừa đủ. Nghệ giã nát, nấu với dầu lạc hay dầu vừng, quấy đều. Sau đó cho thuốc vào lọ sạch, dùng dần.Khi bị bỏng, lấy tăm bông sạch quệt thuốc bôi vào chỗ bỏng. Chỗ bỏng sẽ khỏi nhanh và không thành sẹo.

Trường hợp của bạn là bỏng nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà theo những chỉ dẫn ở trên. Tuy nhiên bạn cần lưu ý giữ vệ sinh vết thương để tránh nhiễm trùng. Khi có dấu hiệu nhiễm trùng, cần đi khám ngay lập tức.

 (ST).


Bi phỏng bô xe máy dùng nước mắm để sơ cứu có được không?
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Chưa thấy ai bỏng bô dùng nước mắm như ấy.Ấy dùng mỡ trăn đi ấy ạ. Tớ bị bỏng bô kinh dị thế này: bị bỏng 1 chân, bôi mỡ trăn, đang lành lành thì 1 hôm đi gặp mưa, nước mưa (cống) trên đường thấm vào --> nhiễm trùng --> chàm vi trùng---> lan khắp chân bị bỏng + ngủ nghiêng --> lan 2 chân, toàn mụn nước. Đi khám bác sĩ bác ấy cho thuốc, uống cả 2 tháng gần 1 triệu tiền thuốc. Giờ thậm chí không có tí sẹo nào dù cho ny tớ tìm đỏ mắt. Túm lại tớ thấy: - Dùng mỡ trăn tốt - Uống vitamin B bổ da, thúc đẩy tái tạo da - Kiêng khem (tớ kiêng được có mỗi tháng đầu, tháng sau ăn rau muống nhoay nhoáy) - Tránh đi ra đường những hôm dự báo thời tiết bảo mưa, kẻo nước bẩn dây vào. Với lại, bác sĩ bảo tớ là tuyệt đối không bôi nghệ cho đến khi da non đã trưởng thành, vì nếu vừa lên da non đã bôi ngay gây "bỏng" da non vì nghệ tươi chứa erythromycin là chất kháng sinh. Những người bôi nghệ quá sớm thậm chí gây phản tác dụng và để lại sẹo đậm hơn P/S là tớ không hề dùng nghệ trong suốt quá trình trị vết bỏng + vết chàm.
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Bac si cho Em hoi me Em bi bong bo xe may duoc mot tuan roi nhu me Em khong biet va lay kem dang rang noi vao va lay ca kem lo hoi de boi vao nua vay bay gio phai chua the nao Bac si cho e Loi khuyen
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Ấy ơi dùng mỡ trăn đi ấy ạ. Tớ bị bỏng bô kinh dị thế này: bị bỏng 1 chân, bôi mỡ trăn, đang lành lành thì 1 hôm đi gặp mưa, nước mưa (cống) trên đường thấm vào --> nhiễm trùng --> chàm vi trùng---> lan khắp chân bị bỏng + ngủ nghiêng --> lan 2 chân, toàn mụn nước. Đi khám bác sĩ bác ấy cho thuốc, uống cả 2 tháng gần 1 triệu tiền thuốc. Giờ thậm chí không có tí sẹo nào dù cho ny tớ tìm đỏ mắt. Túm lại tớ thấy: - Dùng mỡ trăn tốt - Uống vitamin B bổ da, thúc đẩy tái tạo da - Kiêng khem (tớ kiêng được có mỗi tháng đầu, tháng sau ăn rau muống nhoay nhoáy) - Tránh đi ra đường những hôm dự báo thời tiết bảo mưa, kẻo nước bẩn dây vào. Với lại, bác sĩ bảo tớ là tuyệt đối không bôi nghệ cho đến khi da non đã trưởng thành, vì nếu vừa lên da non đã bôi ngay gây "bỏng" da non vì nghệ tươi chứa erythromycin là chất kháng sinh. Những người bôi nghệ quá sớm thậm chí gây phản tác dụng và để lại sẹo đậm hơn P/S là tớ không hề dùng nghệ trong suốt quá trình trị vết bỏng + vết chàm.
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Em bị phỏng bô sang ngày hôm sau thi em lay mỡ trăn bôi vào sau nay no co de lai sẹo không?
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
bạn ơi, khi da của mình khô và tróc ra thì bị lốm đốm thâm ở những lỗ chân lông, lúc này mình mới bắt đầu bôi nghệ tươi vào, ko biết là sau này có bị thâm da ko nhỉ? Hôm qua khi đang tắm thì mới phát hiện ra là vết thẹo ngày càng thâm, ai cũng kêu mình bôi nghệ nhưng giờ phân vân quá bạn ạ. Hãy chỉ cho mình ít kinh nghiệm với.
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
tra loi cua bac si se khong sao
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
Ấy ơi dùng mỡ trăn không sao nhé. Tớ bị bỏng bô kinh dị thế này: bị bỏng 1 chân, bôi mỡ trăn, đang lành lành thì 1 hôm đi gặp mưa, nước mưa (cống) trên đường thấm vào --> nhiễm trùng --> chàm vi trùng---> lan khắp chân bị bỏng + ngủ nghiêng --> lan 2 chân, toàn mụn nước. Đi khám bác sĩ bác ấy cho thuốc, uống cả 2 tháng gần 1 triệu tiền thuốc. Giờ thậm chí không có tí sẹo nào dù cho ny tớ tìm đỏ mắt. Túm lại tớ thấy: - Dùng mỡ trăn tốt - Uống vitamin B bổ da, thúc đẩy tái tạo da - Kiêng khem (tớ kiêng được có mỗi tháng đầu, tháng sau ăn rau muống nhoay nhoáy) - Tránh đi ra đường những hôm dự báo thời tiết bảo mưa, kẻo nước bẩn dây vào. Với lại, bác sĩ bảo tớ là tuyệt đối không bôi nghệ cho đến khi da non đã trưởng thành, vì nếu vừa lên da non đã bôi ngay gây "bỏng" da non vì nghệ tươi chứa erythromycin là chất kháng sinh. Những người bôi nghệ quá sớm thậm chí gây phản tác dụng và để lại sẹo đậm hơn P/S là tớ không hề dùng nghệ trong suốt quá trình trị vết bỏng + vết chàm.
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
toi bi bong ngay hom qua toi vao nha ngam nuoc
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
toi bi phong bo xe may ngay hom qua nhung ma no bi rach phan da tham va no cu chay nuoc.cho toi hoi chua nhu the nao?
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Ở tên thì kêu k nên bôi nghệ, dưới thì bảo bôi chữa sẹo là sao??
hơn 1 tháng trước - Thích
Bạn nên mua thuốc mỡ đặc trị và thoa sau khi làm sạch vết thương. Băng kín bằng gạc và thay băng sau 24h nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Toi bi bong bo xe may hon hai thang roi ma van chua kh?i thi co qua lau ko
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Quá lâu rồi đó bạn. Chắc bạn bị nhiễm trùng rồi. Bạn nên đi khám xem thế nào nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
vet bong bo xe da troc lop da thi phai lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Coi như da đã lành rồi, bạn có thể dùng các loại thuốc trị sẹo hoặc vết thâm bôi ngoài
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
minh bi bong ong bo xe ma minh boi dau mu u ma k thay lanh minh bi duoc 3 ngay roi ma van thay chay nuoc vay minh co bi sao k
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Khi vết bỏng pô xe máy phồng lên, có nước dịch dưới da, thì nên đắp thuốc gì? và khi này tôi vẫn rửa bằng dung dịch Nacl 0,9% đượckhông?
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Ai bt
hơn 1 tháng trước - Thích
Hien tai toi co Thai duoc 5 thang bi bong bo xe may, hien tai vet thuong lam u mu .chay hach .toi phai uong thuoc gj va xu ly vet thuong ra sao .
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận