Cách chữa rạn da ở tuổi dậy thì cực đơn giản
Thực phẩm chống rạn da cho mẹ bầu luôn xinh đẹp
Điều trị rạn da bằng laser công nghệ mới
Chữa rạn da bằng laser hiệu quả tốt
Chữa rạn da khi mang thai bằng những phương pháp hoàn toàn tự nhiên
1. Nguyên nhân gây rạn da
Về cơ bản, rạn da là kết quả của việc collagen và các lớp đàn hồi của da bị phá vỡ. Các dấu hiệu ban đầu có thể là cảm giác nóng ran trên da, ngứa hoặc thậm chí có người cảm thấy như bị kim chích nhẹ. Những người bị rạn da nhiều hơn là những người sở hữu làn da có độ đàn hồi thấp hơn – đồng nghĩa với việc càng mang thai khi quá nhiều tuổi càng có nguy cơ bị rạn da cao, nhất là những người sinh con ở độ tuổi sau 35 tuổi.
Tùy thuộc vào màu da mà vết rạn lúc đầu có màu hồng, nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Theo thời gian, sắc tố nâu đỏ dần biến mất và các vết rạn da sẽ trông giống như những vết sẹo màu trắng đục.
Trên thực tế, không ai có thể biết trước được mình có bị rạn da hay không. Tuy vậy gene đóng một vai trò không nhỏ bởi mỗi người đều được thừa hưởng mẫu da từ cha mẹ - điều đó có nghĩa là nếu mẹ bạn bị rạn da khi mang bầu bạn thì rất có thể bạn cũng sẽ bị rạn da khi mang bầu em bé của mình. Ngoài ra những người mang thai đôi hoặc thai ba sẽ dễ bị rạn da hơn bởi bụng họ sẽ to hơn, da phải giãn nhiều hơn để có đủ “chỗ ở” cho các bé.
2. Những cách ngăn ngừa rạn da cho bà bầu
- Chế độ dinh dưỡng đa dạng: Rạn da có thể do thiếu hụt 2 yếu tố thiết yếu: vitamin và protein. Vì thế, một chế độ ăn uống khỏe mạnh, giàu vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa giúp làn da được nuôi dưỡng tốt từ bên trong. Ngoài ra, mẹ bầu có thể thêm các thực phẩm giàu omega 3 như cá chứa dầu vì nó có tác dụng tăng sự khỏe mạnh cho làn da. Rau quả tươi, trứng, ngũ cốc, cá... phải được bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Sự đa dạng trong thực phẩm làm da tăng sức đàn hồi.
Ngoài ra, mẹ bầu nên chăm chỉ uống nước. Uống đủ nước giúp da được cung cấp đủ độ ẩm từ bên trong, vì vậy sẽ hạn chế các vết rạn da ở mức tối thiểu. Không có kem giữ ẩm nào tốt nhất cho da nếu bạn lười uống nước.
Uống đủ vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là cách đảm bảo dinh dưỡng cho thai phụ. Đồng thời, cũng là cách quan trọng để có làn da khỏe đẹp cho cả mẹ và bé.
- Kiểm soát cân nặng để ngừa rạn da: Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng của mình để ngăn ngừa rạn da. Vẫn còn nhiều mẹ bầu hiểu sai về khái niệm “ăn cho hai người” nên họ cố gắng ăn thật nhiều. Đây là một quan niệm không đúng khoa học. Hãy đảm bảo bạn ăn uống cân bằng và tăng cân vừa đủ trong thai kỳ, cách tốt nhất là tăng cân đều và từ từ. Bởi tăng cân đột ngột là một trong những lý do khiến mẹ bầu bị rạn da.
- Tập thể dục cũng giúp ngăn ngừa rạn da: Độ đàn hồi của làn da sẽ tốt hơn khi mẹ bầu chăm chỉ tập thể dục. Trong quá trình tập, các tuyến dầu dưới da kích thích tiết bã nhờn, khiến da không bị khô, cung cấp độ ẩm cho da và hạn chế những vết rách do rạn.
Yoga được khuyến khích vì nó có nhiều bài tập nhẹ phù hợp cho phụ nữ mang thai. Dù tập động tác nào, bạn cũng không nên duỗi hoặc căng mạnh cơ vùng bụng, vùng chậu hoặc căng cơ quá nhiều.
- Sử dụng kem chống rạn da: Nhiều người tin rằng các loại sữa dưỡng da, kem và dầu dưỡng thể - trong đó có các loại kem được quảng cáo là chuyên chống rạn da - sẽ giúp họ ngăn ngừa hoặc giảm các vết rạn da. Trên thực tế các sản phẩm này có thể có ích trong việc giảm ngứa khi da bắt đầu rạn và phần nào giúp da ngậm nước tốt hơn. Tuy nhiên không có bằng chứng thực tế nào cho thấy chúng có tác dụng ngăn ngừa rạn da hay làm giảm các vết rạn da bạn đang có.
3. Cẩn thận khi dùng kem chống rạn da
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trưởng một phòng khám sản phụ khoa ở Hà Nội khuyến cáo các mẹ: "Việc bôi kem chống rạn da chỉ là cách hỗ trợ, phù hợp hay không còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hiện nay, chưa có một chuyên gia hoặc nghiên cứu nào khẳng định rằng bôi kem rạn da sẽ phục hồi được làn da. Nhưng có một điều chắc chắn là trong thời gian mang thai, nếu chị em bôi kem chống rạn da quá "nhiệt tình" sẽ dẫn đến nguy cơ bị sẩy thai hoặc sinh non".
Lý giải cho điều này, bác sĩ Dung cho biết: "Khi bôi kem chống rạn da, bà bầu thường phải có thao tác xoa và mát-xa vùng bụng. Việc xoa bụng trong suốt thời gian có thai làm xuất hiện các cơn co tử cung. Các cơn co này càng nhiều, phản ứng đẩy thai trong tử cung ra ngoài càng cao, dẫn đến sẩy thai, động thai, sinh con thiếu tháng. Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, nguy cơ từ việc xoa bụng càng lớn. Do đó, các thai phụ nên tránh việc xoa vùng bụng và tránh mát-xa".
4. Có cách nào điều trị rạn da sau sinh?
Cũng theo bác sĩ Dung, không thể hoàn toàn triệt tiêu các vết rạn một khi chúng đã xuất hiện, nghĩa là chúng ta không thể điều trị tận gốc mà chỉ có thể hạn chế, ngăn ngừa các vết rạn da bằng các phương pháp kết hợp một chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý. Các vết rạn da không có liên quan gì đến vấn đề sức khỏe của bà mẹ và em bé. Đây hoàn toàn là vấn đề thẩm mỹ.
Theo y học phương Tây, điều trị bằng Laser là một trong những phương pháp tốt nhất để phục hồi làn da đã bị rạn bởi với phương pháp này các collagen bị phá vỡ có thể được xây dựng lại. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể có đủ điều kiện kinh tế để điều trị bằng Laser.
Hiện nay có nhiều mẹ xử lý rạn da sau khi sinh bằng cách bôi nghệ hoặc bôi rượu ngâm gừng – nghệ trực tiếp lên vùng da bị rạn trong khoảng 1-2 tháng. Phương pháp này cần đến sự kiên nhẫn khi thực hiện bởi không chỉ phải ngửi mùi rượu mà bạn còn phải chịu đựng màu sắc của nghệ trên da mình nữa, ngoài ra cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh được hiệu quả cũng như các tác động tích cực hay tiêu cực của nó lên cơ thể bạn
Mẹ bầu chẳng lo rạn da nhờ dầu dừa
Không biết các chị em bầu khác như thế nào nhưng nói thật mình là người khá quan trọng hình thức. Vì tính chất công việc là người hay xuất hiện trước đám đông nên mình cũng quan tâm đến vẻ bề ngoài lắm lắm. Ngay khi biết tin mang bầu, bên cạnh việc tìm hiểu những kiến thức về chăm sóc thai nhi, mình cũng thường xuyên tham khảo những phương kế hay để làm đẹp an toàn cho bà bầu.
Nỗi lo lớn nhất của mình khi mang bầu là vấn đề da dẻ, đặc biệt là triệu chứng rạn da. Ngay từ ngày mới mang thai mình đã bị các chị cùng cơ quan trêu đùa rằng phải giữ da không bị rạn kẻo sau này ngại với chồng lắm. Mình cũng được biết thêm rằng hầu như chị em bầu nào cũng bị rạn da đặc biệt vùng da bụng và khi đã bị rạn da rồi thì khó có cách nào có thể chữa trị được và việc chữa trị cũng mất nhiều thời gian hơn. Vì vậy, việc phòng tránh rạn da được hầu hết các chị em đưa ra hàng đầu.
Rạn da là hiện tượng phổ biến khi mang thai. (ảnh minh họa)
Tuy nhiên, việc phòng ngừa ran dạ cũng đâu có dễ. Trên mạng internet có hàng tá những cách phòng ngừa rạn da cho chị em bầu nhưng không phải cách nào cũng có hiệu quả và hiệu quả từng cách cũng tùy thuộc cơ địa mỗi người. Vì vậy mà mình càng lo lắng nhiều hơn. Bên cạnh việc tăng cân từ từ và uống nhiều nước, ăn uống cân bằng điều độ, mình cũng không biết cách nào để phòng ngừa rạn da nữa.
Mình cũng tham khảo ý kiến của nhiều chị em đã có kinh nghiệm bầu bí nhưng cũng chẳng học hỏi được gì. Các chị mách sử dụng kem dưỡng da nhưng mình chưa tìm được loại nào cho phù hợp và còn lo kem dưỡng da không an toàn cho em bé nữa.
Mấy tháng trước chồng mình về quê có việc, khi lên anh cầm cho mình một lọ đựng nước gì đó rất trong và có mùi thơm đặc biệt. Khi mở ra thì mùi kẹo dừa thơm phức bay lên mũi. Mình hỏi anh cái này để làm gì, chồng nói là của mẹ chồng gửi lên cho. Đây là dầu dừa để phòng ngừa rạn da cho bà bầu. Anh còn nói lại là mẹ bảo dầu dừa có công dụng phòng rạn da rất tốt, nên bôi ngay từ tháng thứ 4 mang bầu. Bôi đều đặn hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả. Ngày trước chưa có những loại mỹ phẩm phòng rạn da, mẹ cũng toàn sử dụng loại dầu này.
Ngoài ra dầu dừa còn có công dụng tốt sữa cho sản phụ sau sinh, phòng ngừa nứt núm ti cho chị em đang cho con bú và đặc biệt có công dụng làm mờ vết rạn da cho những mẹ đã không may bị rạn da sau khi bầu bí. Những người ở quê trước đây còn sử dụng dầu dừa như một sản phẩm làm đẹp, bóng tóc nữa.
Dầu dừa có công dụng phòng ngừa và chữa trị rạn da hiệu quả. (ảnh minh họa)
Lúc đó mình đang mang thai tháng thứ 5 nên sử dụng luôn dầu dừa mẹ chồng gửi. Buổi tối nào sau khi tắm mình cũng bồi dầu dừa lên da bụng. Ngày nào chẳng may quên thì ông xã cũng nhắc nhở hoặc bôi hộ mình. Đến giờ mình đã gần đến ngày sinh nở mà chưa thấy dấu hiệu rạn da gì các mẹ nhé.
Ngoài việc làm dầu dừa cho mình, mẹ chồng còn mách khá nhiều mẹo dân gian hay để phòng ngừa hoặc chữa những bệnh thông dụng khi bầu bí. Đúng là các mẹ đi trước có nhiều kinh nghiệm đáng quý thật. Mình mang thai tập 1 nên chẳng có chút kiến thức gì, may mà có được mẹ chồng tâm lý và hiểu biết. Nhờ mẹ chồng mà suốt gần 9 tháng qua, mình thấy việc bầu bí cứ nhẹ nhàng như lông hồng vậy.
Cách đơn giản ngừa rạn da cho bà bầU
Chỉ với một vài cách phòng ngừa đơn giản, có thể duy trì được tính đàn hồi của da.
Những vết rạn (nứt) trên da là điều khó chịu và mất thẩm mỹ đối với hầu hết chị em khi mang thai.
Thông thường, những vết rạn da xảy ra do da bị kéo căng quá nhanh, vì trọng lượng cơ thể của thai phụ tăng nhanh trong thời gian thai nghén. Và khi da bị kéo căng nhanh hơn mức đàn hồi, sẽ dẫn đến bị rạn da. Những nơi dễ bị rạn là bụng, ngực, hông, đùi và mông.
Tuy nhiên, với một vài cách phòng ngừa đơn giản, có thể duy trì được tính đàn hồi của da, giúp chị em giảm bớt nguy cơ bị rạn da khi mang thai:
- Thường xuyên làm ẩm da bằng dầu ca cao (dầu thực vật được chiết xuất từ cây ca cao) hoặc các loại mỹ phẩm, nước rửa có chứa vitamin E. Nên thực hiện từ 3 - 4 lần/ngày, nhất là vào buổi sáng, sau khi tắm và buổi tối trước lúc đi ngủ.. Lưu ý, nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng mỹ phẩm.
Uống nhiều nước không chỉ giúp bạn và thai nhi tránh nguy cơ bị mất nước
mà còn giúp da mềm mại. (ảnh minh họa)
- Nên tắm mỗi ngày bằng nước ấm. Nước ấm sẽ giúp da duy trì độ mềm mại và tính đàn hồi. Dùng một miếng vải mềm hoặc bọt biển chà nhẹ lên các khu vực da dễ bị rạn để gia tăng tuần hoàn máu đến da.
- Chế độ ăn cũng đóng vai trò quan trọng. Uống nhiều nước không chỉ giúp bạn và thai nhi tránh nguy cơ bị mất nước mà còn giúp da mềm mại.
Cố gắng tuân thủ chế độ ăn lành mạnh. Nhiều chị em nghĩ rằng, khi mang thai cần phải ăn cho hai người và họ ăn bất cứ món nào mà họ muốn. Tuy nhiên, những loại thực phẩm nghèo dinh dưỡng có thể làm tăng cân nhanh, dẫn đến làm rạn da.
- Sau khi sinh nở, chị em cần nhớ là vẫn phải tiếp tục duy trì chế độ chăm sóc da như khi mang thai. Bởi trong quá trình da bị co lại cũng có thể gây rạn da như khi bị kéo căng. Duy trì việc chăm sóc sẽ giúp da căng và co diễn ra bình thường.
Nếu sau khi thực hiện những biện pháp phòng ngừa trên nhưng vẫn bị rạn da, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu.
"Hô biến" rạn da nhờ trứng
Lòng trắng trứng được coi là "thần dược" cho những vết rạn da khi mang bầu đấy các mẹ!
Các mẹ ơi, em vừa học được một tuyệt chiêu đối phó với những vết rạn da vô cùng hiệu quả nhé! Nhờ vậy mà sinh bé Cốm xong em chẳng phải buồn phiền vì hậu quả chúng gây ra. Không như con bạn em, khắp bụng với đùi, cả ngực nữa chi chít "dấu tích" rạn da khi bầu bí. Lần nào sang thăm em nó cũng than phiền cả giờ liền, thế mà chính nó là người mách em "bí kíp" hay ho này đấy! Các mẹ đừng ngạc nhiên nhé, là vì bạn em học được khi nó đã sinh xong rồi, nên chỉ em kịp thực hiện thôi.
Trở lại câu chuyện của đứa bạn "Mrs. Than phiền" của em một chút nhé! Vốn xinh xắn nhất nhóm nên đương nhiên trở thành người "mở màn" lên xe hoa. Rồi nó có em bé, là đứa đầu tiên nên chẳng học được kinh nghiệm bầu bí từ ai. Thế nên sinh con xong nó khổ sở vì những vết rạn vẫn in hằn khắp người. Hồi đầu sang thăm bạn bè thi thoảng lại "dọa" tước ngôi "hoa hậu" của nó, nhưng giờ chẳng ai dại gì "ho he" trêu chọc, bởi sẽ phải ngồi nghe nó than thở cả ngày trời ấy. Mà không chỉ với bạn bè đâu, gặp ai nó cũng kêu ca về vụ rạn da đó. Vậy nên bạn bè mới đặt biệt danh cho nó là "Mrs. Than phiền". Em thì nhiều lúc cáu với nó vì nghĩ rằng mấy vết rạn da thôi chứ có gì to tát đâu mà phải "làm ầm" lên như thế. Cho tới khi mang thai thì em mới thực sự hiểu được "nỗi lòng" của bạn.
Vừa ngồi nhăn nhó vì đau và ngứa do rạn da, em vừa nghe đứa bạn "hả hê" "giảng" cho một bài: "Bà thấy đấy, không phải tôi than phiền vô cớ đâu nhé! Nhưng đau, ngứa thì đã đành, không kể sau này sẽ có khả năng bị chồng chê rất cao, rồi phải chia tay bãi biển, bể bơi vì không mặc được bikini nữa, cả váy ngắn cũng chia tay luôn..." Chưa nghe bạn nói hết, em phải ra hiệu cho nó ngừng lại, và bắt đầu ...lo lắng. Em tuy không xinh nhưng may được làn da mịn màng mà chồng thường ví "giống như da em bé vậy". Đó là "vũ khí" để em ghi điểm với chồng, vậy mà giờ đây những vết rạn đang "hủy hoại" nó không thương tiếc. Ôi, chắc sau này chồng em sẽ bồ bịch mất, vì da vợ xấu xí rồi mà, buồn quá!
Lòng trắng trứng "hô biến" các vết rạn da khi mang bầu. (Ảnh minh họa)
Tới lượt bạn em tiếp tục hả hê: "Có cần tôi "cứu cánh" không? Nhưng bà phải hứa không gọi tôi là "Mrs. Than phiền" nữa cơ". Em xịu mặt: "Bà mà "cứu" được thì đã chẳng bị gọi như thế!" Nhưng nó vẫn tỏ ra tự đắc: "Là vì hồi đó tôi chưa có kinh nghiệm thôi. Nhưng cái tính hay than thở của tôi cũng có ích lắm đấy nhé. Nhờ nó mà tôi được người ta chỉ cho cách chữa rạn da hay lắm! Tiếc là tôi sinh rồi nên giờ để dành cho các bà đây!" Em nhìn bạn chằm chặp, lắc lắc tay nó như một vị cứu tinh thực sự: "Chỉ cho tôi luôn đi, năn nỉ đấy, tôi thề, tôi hứa..." Bạn bật cười, dặn dò: "Mỗi ngày bà dùng lòng trắng trứng bôi vào chỗ rạn, chờ nó khô đi rồi rửa lại bằng nước lạnh, đảm bảo hết ngay!" Em tỏ ra nghi ngờ: "Đơn giản thế? Liệu có hiệu quả không đấy? Mà có ai thử chưa chứ tôi không muốn làm chuột bạch đâu nhé" Bạn em phụng phịu: "Là chị dâu tôi chỉ cho đấy, bà không tin thì để cho nó rạn tiếp đi. Tôi đang tiếc vì hồi đó không biết đường gọi điện về hỏi chị ấy đây, nhưng lần sau chắc chắn sẽ áp dụng". Em đành phải làm theo cách của bạn, vì nói thật chẳng còn cách nào khác các mẹ ạ, mà em thì đang lo lắng quá.
Em bị rạn da nhiều nên ông xã thường trêu: "Tốn kém trứng quá bà xã ạ, có khi phải nuôi cả đàn gà mất, mà anh chán ăn lòng đỏ quá rồi". Em bảo: "Thế vợ cứ kệ cho da nó rạn "thoải mái" nhé!" thì chồng cuống quýt ngăn lại và lọ mọ giúp em "dưỡng da". Chắc chồng cũng tiếc làn da mịn màng trước đây của em nên mới nhiệt tình thế. Cứ kiên trì bôi lòng trắng trứng như vậy mà hiệu quả thật đấy các mẹ ạ! Ban đầu em cũng không tin lắm, nhưng giờ sinh Cốm rồi mà da em chả còn dấu tích đáng ghét nào nữa nhé! Thích thật đấy! Nhờ trứng "hô biến" những vết rạn xấu xí mà da em giờ vẫn đẹp như hồi con gái.
"Kem dưỡng da trị rạn" từ trứng này hết sức đơn giản các mẹ ạ, mọi người chịu khó dùng đều đặn hàng ngày như em để giữ cho da luôn đẹp nhé! Tách lòng trắng trứng, đánh đều rồi thoa lên vùng da rạn, chờ nó khô đi thì rửa sạch bằng nước lạnh là xong. Tuy nhiên các mẹ lưu ý là đừng để trứng dính vào chăn chiếu kẻo tanh lắm ạ.
Chống rạn da bằng dinh dưỡng cho mẹ bầu. Rạn da mông
Một lối sống lành mạnh, một chế độ dinh dưỡng thích hợp cũng sẽ góp phần giúp bạn giảm rạn da.
Rạn da là tình trạng mô liên kết dưới da bị căng giãn quá mức dẫn tới đứt gãy. Nguyên nhân gây rạn da chủ yếu là do tăng cân quá nhanh (tăng cân trong tuổi dậy thì, thai kỳ, người béo). Ngoài ra, một số yếu tố dinh dưỡng, chế độ sống cũng có thể làm mô liên kết dưới da (được tạo ra bởi collagen và elastin) bị suy giảm, đứt gãy.
Giữ cân nặng hợp lý
Tăng cân là yếu tố quan trọng khiến da bị rạn nứt. Với thai phụ, việc tăng cân nhanh và kéo dài suốt thai kỳ càng khiến họ bị rạn da nghiêm trọng. Nhưng nhiều chị em luôn nghĩ rằng mang thai là ăn cho cả hai người, ăn càng nhiều, con càng khỏe nên càng khiến vấn đề của họ trầm trọng hơn. Do đó để khỏe mạnh, bạn nên lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không dễ làm tăng cân như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, thịt. Bạn tránh chọn thức ăn nhanh, đồ hộp bởi chúng vừa làm mất cân bằng dinh dưỡng mà lại khiến bạn tăng cân nhanh.
Hãy uống nhiều nước
Độ mềm mại, đàn hồi của da phụ thuộc vào lượng nước bạn cung cấp cho da mỗi ngày. Nếu thường xuyên để cơ thể mất nước, da sẽ khô, cấu trúc dễ bị phá vỡ dẫn đến rạn nứt. Bởi vậy, hãy uống đủ nước mỗi ngày (1,5-2 lit), trong trường hợp làm việc ở môi trường đặc biệt (ngồi phòng máy lạnh, làm ngoài trời nắng…) bạn cần uống nhiều nước hơn (khoảng 3 lit).
Đối với thai phụ thì nên uống khoảng 3 – 4 lít nước (tương đương với 10 - 12 cốc nước) mỗi ngày. Nếu là mùa hè thì cần uống thêm 1 - 2 ly nữa (11 - 13 cốc) để bù lại lượng nước bị thất thoát qua đường mồ hôi.
Cho da “ăn” vitamin
Chế độ ăn nghèo protein, kẽm, vitamin E, vitamin C, vitamin A dễ khiến da bị lão hóa, xỉn màu và đàn hồi kém nên bị rạn. Thiếu vitamin cũng khiến quá trình tổng hợp collagen và duy trì quá trình hydrate hóa của da gặp trở ngại. Bởi thế bổ sung đầy đủ vitamin là cách tốt giúp da khỏe mạnh. Nhưng bạn nên chọn cách bổ sung vitamin bằng thực phẩm hơn là dùng viên uống bổ sung. Các thực phẩm giàu vitamin là khoai lang, hoa quả, các loại hạt, dầu thực vật, rau xanh.
Bổ sung collagen tự nhiên
Khi collagen bị suy giảm, da sẽ đứt gẫy. Có nhiều loại thực phẩm cung cấp collagen phong phú. Đậu nành và sản phẩm từ đậu nành giàu genistin - chất này giúp cơ thể tổng hợp ra collagen đồng thời cũng làm giảm các loại enzyme gây lão hóa da.
Những trái cây màu đỏ như cà rốt, cà chua là nguồn cung cấp collagen phong phú. Dưa leo, cần tây giàu vitamin A nên cũng kích thích quá trình sản xuất collagen tốt hơn. Acid béo omega-3 cũng là nguồn để tổng hợp collagen. Nhưng bạn nên bổ sung omega-3 trực tiếp từ thực phẩm như cá hồi, cá ngừ hơn là dùng các dạng viên uống bổ sung.
Kem chống rạn tăng cường hiệu quả
Ngoài chế độ ăn thích hợp, để tăng cường hiệu quả chống rạn, bạn có thể chọn các loại kem có công dụng dưỡng ấm, chống rạn. Kem chống rạn có thành phần dưỡng ẩm giúp da mềm mại, các thành phần collagen, elastin giúp da tăng độ đàn hồi, phục hồi và chống rạn. Kết hợp việc ăn uống (bổ trong) với kem chống rạn da (bôi ngoài) sẽ tạo hiệu ứng cộng hưởng giúp bạn chăm sóc da tốt nhất.
Chữa rạn da khi mang thai
Mẹo chống rạn da cho bà bầu hết âu lo
Cách làm trắng đẹp da sau khi sinh hiệu quả bất ngờ
Rạn da khi mang thai
Phòng ngừa rạn da khi mang thai
Chăm sóc da sau khi sinh không thành vấn đề
Sau khi sinh có được dùng kem dưỡng da
Làm sao để hết rạn bụng sau khi sinh nhanh
(ST)