Cách chữa say nắng và phòng bệnh

Mùa nóng, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ e, có nguy cơ dễ bị say nắng khi tiếp xúc với ánh nắng gay gắt của mặt trời. Nếu không chú ý và xử lý kịp thời thì sẽ vô cùng nguy hiểm. 
Phòng bệnh:
- Khi đi ra ngoài nắng cần phải có nón, khăn che mặt. 
- Cần có chòi, trại để nghỉ mát khi làm việc suốt ngày ngoài nắng.
- Mùa hè không nên uống nhiều nước đá lạnh hay quạt trực tiếp cho mát. 
Ngoài ra để đề phòng cảm nắng hoặc say nắng, có thể dùng: Lá tre 20g, sắn dây 20g, mạch môn 20g, cam thảo đất 20g, thổ phục linh 20g, hương nhu 30g, sâm đại hành 20g. Tất cả đều nấu trong 3 lít nước sôi, uống thay nước hàng ngày. 
Chữa bệnh say nắng:
Với trường hợp bị say nắng, say nóng, cần phải đưa bệnh nhân vào chỗ râm mát, nới rộng quần áo, có thể đặt bệnh nhân trước quạt, đắp khăn mặt có nước mát và cho bệnh nhân uống nước. Đi nắng về không được không được phép lao vào nhà tắm ngay mà phải nghỉ ngơi một lúc cho ráo mồ hôi, mát mẻ thì mới tắm. 
Một số bài thuốc dân gian đơn giản trị bệnh: 
- Khi người bệnh bị cảm nắng lại sốt cao không có mồ hôi thì sử dụng hương nhu 20g, gừng tươi 6g, nước 500ml, đun sôi trong 15 phút, gạn lấy nước uống nóng, còn bã đắp hai bên thái dương và gan bàn chân,, đắp chăn cho ra mồ hôi; vỏ đậu xanh, sắc lấy nước đặc cho uống rất công hiệu. 
- Nếu cảm nắng bị ngất xỉu: Lấy mè đen (vừng đen, hắc chi ma) rang gần cháy, để nguội tán bột, mỗi lần uống 10 – 12g hòa với nước. 
- Bị trúng nắng nhức đầu, xây xẩm mặt mày: Lấy rau má giã vắt nước cốt cho vài hạt muối rồi uống, còn bã đắp thái dương và gan bàn chân. 
- Trường hợp vừa nôn vừa tiêu chảy: Dùng lá sen tươi giã nát vắt nước cốt cho vài hạt muối rồi uống. 
- Các trường hợp say nắng nhẹ: Bí đao 60g, lá sen 1 tàu, gạo tẻ 80g, nấu thành cháo cho ít đường và ăn khi còn ấm, ngày hai lần. Hoặc dùng bột cúc hoa 15g, gạo tẻ 50g, đường vừa đủ nấu gạo thành cháo, rồi cho bột cúc hoa và đường vào đun sôi thêm một lát, ăn nóng. 
Những thực phẩm giúp chòng chống say nắng:
Xoài xanh: Xoài được coi là thuốc phòng chống say nắng. Lý do là trong xoài giàu vitamin C nên giúp làm tăng hệ miễn dịch và ngăn chặn cảm lạnh mùa hè. 
Sữa: Các thành phần dinh dưỡng trong sữa sẽ làm cơ thể nhanh chóng “hạ họa” và đẩy lùi say nắng. 
Nước dừa: Nước dừa được mệnh danh là siêu thực phẩm với nhiều dinh dưỡng như magie, kali, muối, đường tự nhiên. Những thành phần này giúp cơ thể vừa bớt háo nước vừa giải nhiệt nên chống nắng rất tốt. 
Mướp đắng: Mướp đắng là trái cây có tính mát, vị đắng, có thể giúp giải nhiệt tốt, giảm bớt mệt nhọc. Các chuyên gia khuyên, vào mùa hè bạn nên tăng cường ăn mướp đắng để cải thiện sức khỏe. 
Củ hành: Nhờ giàu hàm lượng lưu huỳnh nên khi ăn hành củ bạn sẽ ngăn được cơn sốt có thể dẫn đến say nắng. 
Nước chanh: Chanh giàu hàm lượng vitamin C. Uống nước chanh sẽ loại bỏ được chóng mặt, buồn nôn, thường diễn ra vào ngày hè oi ả. Ngoài ra còn giúp ngăn chặn sốt, bệnh sởi và mụn đậu mùa. 
Dưa hấu: Dưa hấu có nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe của chúng ta như đường mía, gluco, fructose, citrulline, axit propionic, alanine, axit glutamic, arginine, axit phosphoric, axit malic, muối, carotene, vitamin C... đều tốt cho chống say nắng. 
Đậu xanh: Khi bạn làm việc chân tay nặng nhọc hay đi ngoài đường về đẫm mồ hôi thì nên uống một cốc nước chè đỗ xanh, sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể say nắng và các bệnh liên quan đồng thời xóa đi sự mệt mỏi sau thời gian hao tốn năng lượng. 
Dưa chuột: Y học cổ truyền Trung Hoa có viết rằng dưa chuột là trái cây có tính mát và đắng nên có thể giúp hạ nhiệt, thúc đẩy tiểu tiện và hạ thấp nồng độ cholesterol trong cơ thể... 
Bí ngô: Trong quả bí ngô có chứa nhiều chất beta – carotene, thành phần giúp bảo vệ sức khỏe của da. Ngoài ra, theo đông y thì bí ngô còn giúp hạ nhiệt và chống say nắng tốt. 
Uống nhiều nước: Nước đóng vai trò điều chỉnh hệ thống làm mát cơ thể, đặc biệt là khi bạn làm việc nặng nhọc hay tập thể dục vào ngày hè oi bức...